3. Các giải pháp
4.4.1 Các giải pháp về giống
- Tập huấn chọn giống: Phối hợp chặt chẽ giữa thú y, tổ chức khuyến nông và người chăn nuôi trong công tác chọn giống. Các lớp tập huấn được tổ chức thường xuyên hơn, thời gian dài và có tài liệu đầy đủ để tất cả người dân có thể tiếp thu một cách tốt nhất.
- Tạo ra hệ thống thông tin minh bạch và chính thống cho người chăn nuôi: Thông qua các đài phát thanh của xã, các buổi họp thôn, xóm và đặc biệt là thông qua hệ thống khuyến nông của xã. Đây là nguồn thông tin chính thống, giúp người chăn nuôi có thể tiếp cận với nguồn giống đảm bảo.
- Hệ thống liên kết giữa những người chăn nuôi và các trại sản xuất giống: Các nhà sản xuất giống có thể đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi để từ đó người chăn nuôi có thể tiếp cận nguồn giống có chất lượng đảm bảo. Có
hợp đồng ký kết giữa các trang trại giống với nhóm hộ chăn nuôi nhỏ, điều này tạo ra sự ràng buộc và hình thành nên chuỗi cung cấp nguồn giống.
- Nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về sử dụng nguồn giống đảm bảo chất lượng: Bằng cách nâng cao công tác tuyên truyền và vận động tham gia các buổi tập huấn và các hiệp hội chăn nuôi tại địa phương.
- Cần thực hiện tốt pháp lệnh về quản lý giống: Trong đó có việc quản lý các giống lợn và chọn lọc, lai tạo, phổ biến nhanh các giống lợn có năng suất cao, dịch bệnh ít đồng thời vẫn tiến hành nghiên cứu chọn lọc, lai tạo cải tiến các giống nội địa và bảo tồn chúng. Tiếp tục rà soát, xây dựng lại và ban hành tiêu chuẩn giống lợn quốc gia đối với các giống lợn. Tiến đến cấp chứng chỉ và thanh tra giống lợn, phân loại giống theo định kỳ và công bố trên thông tin tạp chí chuyên ngành của Bộ NN&PTNT để mọi người biết và thực hiện. Thành lập Hội đồng cải tiến giống lợn quốc gia bao gồm các nhà khoa học chuyên ngành, đại diện kinh tế tư nhân và Nhà nước, nông dân có kinh nghiệm, Cục, Vụ, Viện, Hội chăn nuôi, Thú y. Cổ phần hoá các trung tâm giống lợn sản xuất không có lãi để các trung tâm này tiếp tục năng động cải tiến, đầu tư nâng cao tiến bộ di truyền giống, tạo giống mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
4.4.2 Các giải pháp về dịch bệnh
Coi thú y là biện pháp hàng đầu, phòng dịch là nhiệm vụ số một, lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục toàn dân tự giác thực hiện pháp lệnh thú y, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, có chế tài đủ mạnh bắt buộc người dân thay đổi hành vi nếp sống tuỳ tiện: vận chuyển gia súc bệnh, vật nuôi chết vứt bừa bãi ra môi trường, giấu dịch…làm ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Công tác tuyên truyền về phòng bệnh và chữa bệnh: Ý thức của người chăn nuôi quyết định hành vi ứng xử của họ, vì vậy tổ chức thường xuyên tập huấn và tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: qua hệ thống thông tin của xã, hằng năm tổ chức các buổi tập huấn cho thú y viên cơ sở. Tổ chức tham quan
có sự liên kết giữa những người chăn nuôi với phía chính quyền địa phương, trong đó người chăn nuôi là quyết định.
- Nâng cao nhận thức về công tác tiêm phòng: Điều kiện dịch bệnh hiện nay rất phức tạp nên trong chăn nuôi phải coi trọng biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng các loại vacxin là một trong biện pháp tích cực cần thiết vì phòng dịch bao giờ cũng rẻ hơn chữa bệnh. Bên cạnh đó số lần tiêm phòng trong năm quá ít (2 lần/năm) so với số lứa nuôi của người chăn nuôi dẫn đến tình trạng tiêm phòng không đồng đều cho lợn. Vì vậy, cần nâng cao số lần tiêm phòng lên để phù hợp với thực tế chăn nuôi tại xã, số lần tiêm phòng cần phải linh hoạt với tình hình chăn nuôi của hộ, không cứng nhắc theo quy tắc tiêm 2 lần/năm. Nâng cao nhận thức của người dân bằng tuyên truyền kết hợp với các chính sách mang tính bắt buộc. Để công tác tiêm phòng có hiệu quả và lấy được lòng tin của người dân thì cần phải có sự giám sát quản lý của chính quyền, tổ chức khuyến nông.
- Quản lý tốt thị trường thuốc thú y: Kết hợp giữa hệ thống thú y cơ sở, chính quyền địa phương và cán bộ quản lý thị trường về thuốc thú y. Hiện nay tồn tại nhiều loại thuốc không được kiểm soát cả về chất lượng và chủng loại thuốc, hướng dẫn cho người chăn nuôi sử dụng thuốc đúng bệnh, phát hiện ra các loại thuốc không đảm bảo. Thuốc thú y nên được bán bởi nhân viên thú y và làm tốt công tác hướng dẫn trực tiếp cho người chăn nuôi sử dụng.
- Nâng cao năng lực mạng lưới thú y cơ sở: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn cho thú y viên, cử nhân viên thú y xã đi học tập tại các lớp đào tạo ngắn hạn, áp dụng vào thực tế của xã trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Tăng cường số lượng thú y cơ sở cho xã. Tăng mức phụ cấp cho thú y viên phù hợp với mức giá thực tế, hiện nay mức phụ cấp chỉ khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 đồng/tháng. Trong khi đó thời gian làm việc của những nhân viên thú y này cũng như những công chức bình thường khác ở xã.
- Làm tốt công tác phòng bệnh thay vì chữa bệnh: Người chăn nuôi cần phải chủ động trong việc phòng bệnh bằng các biện pháp như:
+ Chuồng và xung quanh chuồng vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, khơi thông cống rãnh, đốt rác thải, tẩy uế tháng 1 lần, khi có lợn ốm tuần 3 lần.
+ Máng ăn, máng uống, ủng, dụng cụ chăn nuôi, rửa sạch, phơi nắng (có thể dùng nước sôi để khử trùng).
+ Các dụng cụ chăn nuôi khác như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ phải thường xuyên được khử trùng bằng cách rửa sạch, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi vào chuồng lợn phải có quần áo bảo hộ. Khi ra khỏi chuồng phải để quần áo lại giặt và sát trùng.
+ Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho lợn ăn.
+ Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho lợn ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng.
+ Không cho lợn ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của lợn bệnh và lợn mua từ chợ về không rõ nguồn gốc.
+ Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho lợn uống.
Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương vào việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng cho cơ sở chăn nuôi. Việc xây dựng khu chăn nuôi tập trung sẽ giảm nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng bệnh sẽ được xử lý đồng loạt và có quy mô, bên cạnh đó sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường khu dân cư do chăn nuôi lợn gây ra, vấn đề đáng nói hiện nay ở các khu dân cư trên địa bàn xã. Công việc này cần được thực hiện bởi phía chính quyền cấp xã trong công tác quy hoạch, dưới sự chỉ đạo và giám sát của chính quyền huyện. Thực hiện phối hợp với các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã.
- Giám sát thực hiện công tác kiểm dịch và hạn chế dịch lây lan: Chính quyền địa phương, cơ quan thú y và người chăn nuôi phối hợp làm tốt công tác này, đặc biệt là cơ quan thú y trong công tác kiểm dịch tại các chốt kiểm dịch.
4.4.3 Các giải pháp về TĂCN
- Liên kết trong việc mua thức ăn chăn nuôi: Tập trung mua thức ăn tại các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc đại lý cấp 1 để giảm giá, không phải thông qua các đại lý phân phối nhỏ lẻ khác.
- Thường xuyên gặp mặt trao đổi kinh nghiệm: Về cách kiểm tra thức ăn chăn nuôi, giá cả, nơi mua đảm bảo…
- Phát triển mạnh mạng lưới kênh thông tin: Để người chăn nuôi tham khảo được các loại, giá thức ăn chăn nuôi.
- Mở các buổi hội thảo về thức ăn chăn nuôi: Để người chăn nuôi biết được cách kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, cách cho ăn theo từng giai đoạn của lợn…
- Hình thành chuỗi giá trị chăn nuôi từ người cung cấp đầu vào đến người chăn nuôi: Liên kết các tác nhân để hình thành chuỗi giá trị gắn lợi ích của các bên vào trong chuỗi tạo ra giá hợp lý đối với các tác nhân.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi lưu hành trên địa bàn:
Kết hợp giữa cơ quan quản lý, người chăn nuôi và chính quyền địa phương kiểm tra thường xuyên và báo cáo khi chất lượng thức ăn chăn nuôi không đảm bảo.
4.4.4 Các giải pháp khác
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người chăn nuôi:
Thực tế đã chứng minh thì những hộ chăn nuôi có trình độ cao thì những rủi ro mà họ gặp phải thường xuyên ít hơn những hộ khác. Như vậy, Nhà nước và những ban ngành có liên quan nên mở nhiều khóa huấn luyện, đào tạo những kỹ năng cần thiết để những hộ chăn nuôi này có thể biết cách phòng chống những rủi ro.
- Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vật nuôi: Hiện nay, đa phần nông hộ sản xuất với quy mô manh mún, nhỏ lẻ cho nên việc tham gia bảo hiểm
là rất khó. Nhưng nó có ý nghĩa rất lớn vì nó đảm bảo cho các hộ nông dân có một khoản tiền đền bù khi có rủi ro, họ sẽ yên tâm đầu tư. Đối với các hộ chăn nuôi lớn hiện nay cần nghiên cứu các điều luật trong luật bảo hiểm để xác định cho vật nuôi chủ đạo của mình một mức bảo hiểm thích hợp để từ đó có thể đảm bảo cho người chăn nuôi có thể chắc chắn được bù đắp một phần khi rủi ro xảy ra. Còn đối với nhóm hộ chăn nuôi vừa khả năng tham gia bảo hiểm cho vật nuôi rất khó vì nguồn vốn tích lũy của họ rất thấp. Vì vậy, ở nhóm hộ này cần thực hiện liên kết giữa các hộ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, từ đó có thể san sẻ rủi ro giữa các hộ. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả bảo hiểm vật nuôi là điều không hề dễ dàng, trong cả nước hiện nay, bảo hiểm vật nuôi vẫn chưa thể thực hiện rộng rãi đối với hộ chăn nuôi. Do đó, cần có kế hoạch cụ thể cho chương trình bảo hiểm vật nuôi trên địa bàn xã.
- Thực hiện đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất: Để có thể giảm rủi ro các hộ nên bố trí đa dạng vật nuôi để các sản phẩm có thể bù trừ lợi ích và tổn thất. Tuy nhiên bản thân từng hộ cần xác định cơ cấu sản xuất thích hợp phù hợp với điều kiện sản xuất từng hộ để tận dụng mọi nguồn lực. Đặc biệt các hộ cần phát triển các ngành nghề phụ và hoạt động dịch vụ để các ngành có thể hỗ trợ nhau và góp phần tăng thu nhập của hộ. Đặc biệt với nhóm hộ có quy mô lớn khi mà mức độ rủi ro đối với chăn nuôi lợn thịt là rất cao thì cần có sự đa dạng về cây, con để có thể san sẻ rủi ro. Các hộ chăn nuôi ở quy mô vừa cũng cần tận dụng mọi nguồn lực để có giảm thiểu những rủi ro khi chỉ chăn nuôi tập trung một loại vật nuôi như gà, lợn nái. Ngoài ra các hộ này cũng nên tích cực tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, dịch vụ.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Ngành nông nghiệp là ngành chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong khi đó lợi nhuận của ngành mang lại không cao, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi. Hiện
nay, rủi ro ngày càng xảy ra nhiều và có nhiều diễn biến phức tạp nên việc xác định các loại rủi ro và cách khắc phục cần được chú trọng hơn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số kết luận sau:
Chăn nuôi lợn thịt tại xã Hưng Tân đang có những bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Mặc dù hiện đa phần là nuôi trong khu dân cư chủ yếu nhưng đã có những trang trại chăn nuôi lợn thịt xuất hiện trên các khu đất chuyển đổi nhiều hơn và liền kề với khu dân cư, nhưng có điều khu chăn nuôi tập trung chưa được hình thành. Điều này hiện không phù hợp với xu thế phát triển tất yếu đối với chăn nuôi lợn thịt. Tại xã Hưng Tân, những rủi ro sản xuất mà hộ chăn nuôi lợn thịt gặp phải chủ yếu là: rủi ro dịch bệnh, rủi ro về giống, rủi ro thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, vấn đề bệnh, dịch luôn là vấn đề nhức nhối do hiện nay một số hộ gặp phải một số bệnh ghép vào nhau không thể xác định rõ và ngay được nên không thể có cách điều trị chính xác đành phải chấp nhận chịu thiệt hại do rủi ro này mang lại.
Những rủi ro trên đã có những tác động trực tiếp đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt. Mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến những nhóm hộ khác nhau là khác nhau, điểm chung là lợi nhuận của chủ hộ bị giảm sút, gây tâm lý lo lắng cho người sản xuất, làm mất cân bằng về cung cầu thịt lợn trên địa bàn xã.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ xã Hưng Tân bao gồm 2 yếu tố lớn đó là yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan vẫn nằm trong chính bản thân những hộ chăn nuôi. Yếu tố khách quan là do sự biến động của thị trường mà họ không có khả năng kiểm soát, chính sách về đất đai, tài chính của hộ, các yếu tố về tự nhiên như hạn hán, lũ lụt…
Để đối phó với những rủi ro, các hộ chăn nuôi lợn thịt đã có những quyết định khác nhau. Có những hộ coi rủi ro là những cơ hội để cho mình có thể tăng thêm thu nhập, tăng thêm lợi nhuận, nhưng phần lớn vẫn là tìm cách né tránh nó, có những hộ thì khi gặp rủi ro thì họ không chăn nuôi nữa mà chuyển sang các ngành
khác an toàn hơn, gặp ít rủi ro hơn, một bộ phận khác tìm cách chung sống với rủi ro. Những quyết định trong những nhóm hộ cũng có sự khác nhau, sự khác nhau ở đây có thể là do nhận thức, hay trình độ chủ hộ.
Vì vậy để chăn nuôi tốt trong điều kiện hiện nay cần thực hiện tốt các giải pháp về giống, về dịch, bệnh, về thức ăn chăn nuôi đã đưa ra, đặc biệt là biện pháp liên kết giữa các tác nhân liên quan trong ngành chăn nuôi…nhằm hạn chế tối đa rủi ro và đưa ngành chăn nuôi của xã phát triển tốt.
5.2 Kiến nghị
Đối với người chăn nuôi
- Phải dọn dẹp vệ sinh chuồng trại hàng ngày, tạo môi trường thông thoáng ở các chuồng chăn nuôi cả mùa đông và mùa hè. Tích cực ủng hộ tham gia vào các khu chăn nuôi tập trung khi các khu chăn nuôi tập trung được hình thành, và chuyển hướng chăn nuôi theo hướng công nghiệp và mở rộng quy mô.
- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra, tích cực tham gia tập huấn để học hỏi kỹ thuật mới trong chăn nuôi. Bên cạnh đó phải nâng cao nhận thức bảo vệ và ngăn chặn dịch, bệnh chung với cộng đồng, tránh để dịch, bệnh lây lan.
- Tham gia tích cực vào các hội chăn nuôi để không ngừng học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời tránh rủi ro về giá cả.
- Cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y trong khám và chữa bệnh cho