3. Các giải pháp
2.2.3 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy cơ chế, chính sách có tác động mạnh mẽ đến phát triển của chăn nuôi lợn. Để giảm thiểu rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam cần phải có các biện pháp tích cực và đồng bộ.
Biện pháp liên quan đến công tác chọn giống lợn
Thực hiện tốt pháp lệnh về quản lý giống, trong đó có các giống lợn và việc chọn lọc, lai tạo, phổ biến nhanh các giống lợn có năng suất cao, đồng thời vẫn tiến hành nghiên cứu chọn lọc lai tạo cải tiến các giống nội địa và bảo tồn chúng. Tiếp tục rà soát, xây dựng lại và ban hành tiêu chuẩn giống lợn quốc gia đối với các giống lợn. Tiến đến cấp chứng chỉ và thanh tra giống lợn, phân loại giống theo định kỳ và công bố trên thông tin tạp chí chuyên ngành của Bộ Nông Nghiệp và PTNT để mọi người biết và thực hiện. Thành lập Hội đồng cải tiến giống lợn quốc gia bao gồm các nhà khoa học chuyên ngành, đại diện kinh tế tư nhân và Nhà nước, nông dân có kinh nghiệm, Cục, Vụ, Viện, Hội chăn nuôi, Thú y. Cổ phần hoá các trung tâm giống lợn sản xuất không có lãi để các trung tâm này tiếp tục năng động cải tiến, đầu tư nâng cao tiến bộ di truyền giống, tạo giống mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Biện pháp liên quan đến sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi lợn
Thiết lập tiêu chuẩn và pháp lệnh chất lượng thức ăn. Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi. Tăng cường năng lực cho các phòng phân tích để tham gia đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi. Đồng thời đưa ra một số tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn chăn nuôi; đưa rõ ràng trong đăng ký nhãn hiệu thức ăn. Tạo nguồn nguyên liệu thức ăn với giá thành hạ. Qui hoạch thành các vùng sản xuất nguyên liệu có năng suất cao đủ để cung cấp cho các xí nghiệp và công ty sản xuất thức ăn gia súc. Có thể cho phép nhập khẩu một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc với mức thuế suất rất thấp hay không đánh thuế. Hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu dinh dưỡng động vật và khuyến nông trong áp dụng sản xuất, chế biến và sử dụng thức ăn chăn nuôi khoa học và hợp lý. Đặc biệt tập trung nghiên cứu chế biến các phụ phế phẩm của nông nghiệp và công nghiệp chế biến để tăng nhanh nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn.
Biện pháp liên quan đến mạng lưới thú y và chế biến sản phẩm chăn
nuôi lợn
Tăng cường vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh và các vùng miền núi, hải đảo. Ngoài ra cần hướng dẫn người chăn nuôi biết các phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho gia súc gia cầm. Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật cho các trung tâm chẩn đoán thú y vùng và đào tạo cán bộ cho các trung tâm. Củng cố mạng lưới thú y xã, hỗ trợ mỗi xã 1 cán bộ thú y với mức lương tối thiểu từ nguồn kinh phí khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ thú y tại cơ sở. Ưu tiên và khuyến khích vay tín dụng ưu đãi đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến thịt. Thành lập hệ thống thanh tra thú y nghiêm ngặt tại các cơ sở giết mổ và chế biến thịt. Coi trọng vệ sinh dịch tể và an toàn thực phẩm coi đây là công tác hàng đầu. Tăng cường và đầu tư thích đáng cho các hoạt động liên quan đến an toàn thực
chuẩn cho giết mổ lợn.
Biện pháp khuyến khích thị trường
Thành lập một số chợ đầu mối để qui tụ hàng hoá có qui mô lớn hơn. Tại đây, gia súc được đấu thầu nhằm rút ngắn khoảng cách giá cả giữa nhà chăn nuôi đến người chế biến thịt và người tiêu dùng. Có chính sách tín dụng để ngay tại chợ đầu mối các cơ sở giết mổ, chế biến thịt được ưu tiên đầu tư nhằm giảm chi phí vận chuyển và hao hụt do vận chuyển gia súc. Nhà nước tạo điều kiện để thông tin kinh tế, thương mại thị trường đến được các nhà sản xuất, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và người tiêu dùng.
Biện pháp về công tác quản lý đàn lợn
Ở các trang trại chăn nuôi lợn cần thiết phải có các biểu mẫu ghi chép đầy đủ về qui mô, cơ cấu đàn và tình hình sản xuất của đàn lợn. Đồng thời có kế hoạch chu chuyển đàn lợn theo yêu cầu của thị trường, cơ sở chăn nuôi và thực tiễn sản xuất. Các chủ trang trại hay công ty cần phải có các thông báo với các tổ chức có chức năng theo dõi và quản lý đàn. Ở các nông hộ chăn nuôi lợn, người chăn nuôi nên có các sổ sách ghi chép đầy đủ số lượng đàn lợn, chất lượng, tiêu tồn thức ăn và tình hình dịch bệnh để báo với các cơ quan quản lý chăn nuôi biết được tình hình sản xuất chăn nuôi lợn. Đồng thời các tổ chức và cơ quan quản lý đàn gia súc cần phải có sự theo dõi, giám sát và tư vấn cho việc phát triển chăn nuôi lợn của các nông hộ cũng như các trang trại.
Biện pháp về đầu tư
Cần có chính sách khuyến khích chăn nuôi tập trung, thâm canh có quy mô lớn theo khu vực hoá. Hình thức chăn nuôi tập trung này sẽ giúp chi phí dịch vụ thức ăn, thú y, kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi được thuận lợi. Do quy mô chăn nuôi lớn, đòi hỏi vốn lớn, Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn tín dụng với lãi suất thấp, thời gian vay phù hợp với chu kỳ sinh học của vật nuôi và chu kỳ quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống cho hình thức đầu tư chăn nuôi tập trung này. Phát triển mô hình chăn nuôi theo nông hộ có
thâm canh là chủ yếu, vận động nông dân ứng dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến vào sản xuất, nhanh chóng thay đổi các tập quán chăn nuôi cũ. Xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp hướng đến đa dạng hoá nông nghiệp và phát triển bền vững.
Biện pháp cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông
Tăng cường năng lực cho các phòng thí nghiệm. Đào tạo cán bộ nghiên cứu và khuyến nông viên. Ưu tiên các nghiên cứu theo chương trình dự án trọng điểm, theo hướng đi thẳng vào công nghệ cao, hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam như: nghiên cứu giống cao sản, nghiên cứu trang thiết bị chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn theo hướng: Cân bằng axít amin, vitamin-khoáng, năng lượng, nghiên cứu tiêu hoá hấp thu bằng phương pháp hiện đại. Nghiên cứu các chất béo (axít béo không no mạch dài) có tác dụng trong việc nâng cao sức đề kháng bệnh cho lợn và chất lượng mỡ của thịt lợn. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý giống lợn thịt, giống gốc và giống lợn cụ kỵ, ông bà. Nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm trên cơ sở phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống chăn nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Từ đó xây dựng cơ sở khoa học nhằm đề ra chính sách phát triển chăn nuôi ở nước ta trong hiện tại và tương lai.
Những chủ trương chính sách về quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn ở các hộ nông dân. Một số chính sách hiện hành nhằm hạn chế rủi ro chăn nuôi lợn gần đây bao gồm:
+ Nhóm chính sách về phòng chống dịch bệnh: Hướng dẫn số 752/TY-DT ngày 16/6/2006 của Cục Thú y về hướng dẫn thực hiện quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng cho gia súc. Quyết định 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 Quy định phòng, chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS). Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện
khẩn số 1534/TTg-NN gửi các Bộ, ngành và địa phương về công tác phòng, chống dịch Tai xanh trên lợn.
+ Nhóm chính sách đầu tư : Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp.
+ Nhóm chính sách hỗ trợ : Quyết định 738 /QĐ-TTg Về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc ngày 18/05/2006 trong đó, Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc-xin lở mồm long móng đối với vùng khống chế và 50% đối với vùng đệm để tiêm phòng cho gia súc thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc, hỗ trợ trực tiếp 10.000 đồng/kg hơi đối với lợn; hỗ trợ kinh phí tiêu huỷ gia súc với mức bình quân 150.000 đồng/con đối với trâu, bò và 50.000 đồng/con đối với lợn, khoanh nợ vay trong thời gian một năm với người chăn nuôi lợn, và tiếp tục cho người chăn nuôi có nhu cầu vay vốn ổn định sản xuất. Quyết định số 1037/QĐ-TTg ban hành ngày 15/08/2007 nhằm hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tai xanh ở lợn. Quyết định số 859/QĐ-TTg ngày 10/7/2007 về việc xuất hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ một số địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc. Quyết định số: 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Thủ tướng chính phủ ra quyết định: các chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu huỷ bắt buộc do dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch được hỗ trợ với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. Hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vaccine, cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ phòng chống dịch để thực hiện huỷ gia súc, gia cầm. Quyết định số1791/QĐ-TTg ngày 15/10/2011 của thủ tướng chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ vacxin tai xanh, vacxin dịch tả lợn nhằm đẩy mạnh cơ chế sản xuất chăn nuôi đảm bảo đủ nguồn cung ứng thực phẩm và bình ổn thị trường. Theo quyết định, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các chủ chăn nuôi lợn từ 50 con trở xuống: hỗ trợ vacxin tai
xanh và vacxin dịch tả lợn để tiêm phòng, hỗ trợ kinh phí tổ chức tiêm phòng, mua dụng cụ, bảo hộ lao động cho người đi tiêm và các chi phí khác phục vụ cho công tác tiêm phòng. Theo đó, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các địa phương sử dụng chủng loại vacxin dịch tả lợn, thời gian tiêm phòng cho phù hợp với tình hình dịch bệnh. Bộ tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí mua dự trữ vacxin tai xanh. Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện công khai chính sách hỗ trợ các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã; sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.
Ngoài các chính sách nói trên, còn phải kể đến các chính sách hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi như chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách về vệ sinh thực phẩm và thú y.
Tuy nhiên có một thực tế phải thừa nhận rằng phần lớn các chính sách hướng đến phát triển chăn nuôi và giảm thiểu rủi ro đều chỉ được ban hành với tính chất khắc phục hậu quả của rủi ro chứ không mang tính phòng ngừa. Điều này cho thấy công tác quản lý rủi ro đang rất thiếu những nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho việc ban hành các chính sách có hiệu quả.