3. Các giải pháp
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Chỉ tiêu về thực trạng chăn nuôi lợn
- Tổng số lợn thịt đang nuôi - Số năm kinh nghiệm
- Số lứa/năm, số tháng/lứa, số con/lứa
3.2.5.2 Chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro
- Số hộ gặp rủi ro/tổng số hộ điều tra - Tỷ lệ hộ gặp rủi ro
- Tần suất xuất hiện rủi ro trong năm
3.2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh thiệt hại do rủi ro gây ra
- Số con chết
- Năng suất tăng/giảm - Trọng lượng xuất chuồng - Chi phí sản xuất tăng/giảm - Thời gian chăn nuôi kéo dài - Chi phí thú y
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang được quan tâm và phát triển trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn xã Hưng Tân nói riêng. Từ xưa đến nay, chăn
nuôi vốn là một nghề truyền thống và đưa lại thu nhập cao hơn so với các ngành nghề khác của nông nghiệp, do đó chăn nuôi cũng phải chịu mức độ rủi ro cao hơn. Cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế đất nước hiện nay, ngành chăn nuôi đang gặp sự tác động của nhiều yếu tố và cơ cấu chăn nuôi cũng có sự thay đổi. So với tình hình chăn nuôi lợn của toàn huyện Hưng Nguyên thì Hưng Tân là một trong những xã chăn nuôi lợn nhiều theo quy mô khác nhau mặc dù giá trị chăn nuôi giảm, nhưng người dân vẫn tăng gia chăn nuôi, với số lượng đầu con tăng chậm.
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn toàn xã
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I.Tổng đàn 1. Lợn nái 2. Lợn thịt
II. Số lợn xuất chuồng
Con Con Con Con 5302 455 4847 4989 5538 492 5046 5212 5990 556 5434 5762
(Nguồn:Ban thống kê xã Hưng Tân )
Tính đến năm 2013, chăn nuôi trang trại có quy mô vừa và nhỏ ngày càng phát triển có hiệu quả hơn. Năm 2012 tổng đàn lợn trên toàn xã có 5538 con trong đó số lợn nái là 492 con và lợn thịt là 5046 con tăng 4,45% so với năm 2011 với số lợn xuất chuồng tăng 223 con. Năm 2013 tổng đàn lợn của xã tăng 8,16% so với năm 2012 tức đạt 5990 con và số lợn xuất chuồng tăng 550 con do áp dụng giống mới và giống chất lượng hơn vào trong sản xuất.
“Chăn nuôi lợn hiện nay không có lãi nhiều, do giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong khi giá bán lợn tăng chậm thậm chí không tăng so với thị trường, dịch bệnh xảy ra liên miên…nhưng nhà vẫn nuôi lợn để kết hợp với nuôi cá, lấy phân lợn làm thức ăn cho cá” ông Nguyễn Trọng Thịnh, xóm 9 xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An chia sẻ.
Quy mô nhỏ (≤ 10 con/lứa) Quy mô vừa (10 < con/lứa ≤ 20) Quy mô lớn (> 20 con/lứa)
% % % 42 41 17 36 44 20 30 46 24
(Nguồn:Ban thống kê xã Hưng Tân).
Trong 3 năm qua, quy mô đàn lợn thịt của xã tăng dần với QMN giảm dần, QMV và QML tăng dần, trong đó QMV chiếm tỷ lệ lớn nhất với 46% năm 2013. Những hộ chăn nuôi từ 10 đến 20 con/lứa phù hợp với diện tích đất, lao động và điều kiện kinh tế của các hộ. Những hộ này thường chăn nuôi tại khu diện tích đất thổ cư nhà mình, trong khu dân cư và một số hộ chăn nuôi tại các khu đất chuyển đổi nằm liền kề khu dân cư. Kết hợp với nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau nhưng chủ yếu là bán công nghiệp, tức là vừa tận dụng và vừa công nghiệp. Với hình thức chăn nuôi bán công nghiệp này thì theo ý kiến của hộ chăn nuôi thì phương thức này phù hợp với điều kiện của họ, họ vẫn có thể chăn nuôi tốt đồng thời kết hợp với các hoạt động kinh tế khác.
QMN đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chăn nuôi theo quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ tương đối với 30% số hộ chăn nuôi trong toàn xã. Hình thức chăn nuôi này vẫn có nhiều ưu thế và thuận lợi cho các hộ chăn nuôi. Các hộ này thường nuôi trong khu dân cư một cách dễ dàng và không tốn kém quá nhiều chi phí đầu tư. Những hộ này thì họ cũng chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp và bên cạnh đó tận dụng thêm để làm thức ăn cho lợn thịt như bã rượu, bã đậu, cám gạo. Chăn nuôi theo QMN, vừa tận dụng được nguồn lao động, thời gian rảnh rỗi, lại có thể tăng thu nhập cho gia đình…
Chăn nuôi theo hướng QML đang có dấu hiệu tăng qua các năm gần đây, năm 2013 chiếm 24% số hộ chăn nuôi lợn thịt trong toàn xã. Các hộ chăn nuôi theo hình thức này chủ yếu là các trang trại, gia trại nuôi theo hình thức công nghiệp và khu chăn nuôi tách biệt với khu dân cư. Hiện nay, chính sách của Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương phát triển kinh tế nông thôn - nông nghiệp, các chương trình, dự án phát triển kinh tế hộ được triển khai rộng rãi
mang lại động lực thúc đẩy lớn cho người nông dân trong xã mạnh dạn đầu tư phát triển quy mô đàn lợn. Tuy nhiên, do điều kiện đất đai và môi trường ô nhiễm do chăn nuôi lợn mang lại đang làm hạn chế sự phát triển của quy mô chăn nuôi lớn.
4.1.1 Thông tin chung về các hộ điều tra
Điều kiện về nhân khẩu và lao động
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML
I. Tổng số hộ điều tra II. Chủ hộ điều tra
1. Tuổi thọ bình quân của chủ hộ 2. Số hộ có chủ hộ là nam
3. Số hộ qua tập huấn 4. BQ nhân khẩu/hộ 5. BQ lao động/hộ
6. BQ diện tích chuồng trại/hộ
Hộ Tuổi % % Khẩu Khẩu M2 15 51,26 86,67 33,33 4,04 2,27 31,93 23 51,26 78,26 52,17 3,95 2,43 59,61 12 46,25 91,67 91,67 3,94 2,42 80,83
(Nguồn: số liệu điều tra).
Qua điều tra cho thấy, tuổi chủ hộ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Những hộ chăn nuôi lớn có tuổi bình quân ít hơn những người chăn nuôi nhỏ do những người này trẻ hơn họ tiếp thu những kiến thức từ bên ngoài, từ tập huấn, tự học tập, kèm theo đấy họ là những người dám chấp nhận rủi ro, mạnh dạn đầu tư và có trí làm giàu lớn. Ngược lại, những chủ hộ QMV và QMN thường là trung niên, đặc biệt là những người lớn tuổi tính bảo thủ thường cao, họ thường thờ ơ với việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, họ chỉ dựa vào kinh nghiệm sản xuất và những kiến thức chủ quan của chính mình.
Về giới tính chủ hộ, thì nữ nhìn chung là ít, đa số là nam giới chiếm khoảng 85% số hộ điều tra. Với những gia đình có chủ hộ là nữ thì ảnh hưởng
Số lao động bình quân thường là 4 người và lao động chính thường là 2,3 người/hộ. Với những hộ chăn nuôi lợn thịt thì việc sử dụng lao động không đòi hỏi có trình độ cao, có thể tận dụng chính những người trong gia đình nhà mình để tham gia chăn nuôi. Từ bảng điều tra, số hộ tham gia tập huấn chiếm 52,17% với QMV và thấp nhất đó là QMN chiếm 33,33%, số hộ QML tham gia tập huấn là 91,67% do họ muốn học hỏi nhiều vấn đề mới hơn nữa để có thể áp dụng vào chuồng trại của mình sao cho giảm thiệt hại một cách thấp nhất.
Kinh nghiệm chăn nuôi
Bảng 4.4 Kinh nghiệm nuôi lợn của hộ theo từng quy mô
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML
I.Trình độ văn hoá 1. Tốt nghiệp tiểu học 2. Tốt nghiệp THCS 3. Tốt nghiệp THPT
II. Có trình độ chuyên môn
III. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi
% % % % Năm 13,33 53,33 33,33 6,67 13,60 8,70 34,78 56,52 4,35 12,00 0,00 25,00 75,00 25,00 10,25 (Nguồn: số liệu điều tra).
Với các hộ QML thì có trình độ học vấn cao hơn các quy mô khác với 75% là học hết cấp 3 nên họ có cách tư duy để đầu tư vào chăn nuôi có hiệu quả hơn, cũng như tiếp thu các kiến thức chăn nuôi một cách có tính vận dụng cao hơn. Với QMV và QMN thì số hộ tốt nghiệp cấp 2 chiếm tỷ lệ khá lớn, vẫn có hộ trình độ văn hoá cấp 1. Ở cả 3 quy mô, vẫn có hộ học lên cao, tuy nhiên QMV và QMN chiếm tỷ lệ ít, QML chiếm 25%. Với sự khác nhau về trình độ đã tạo nên sự khác nhau trong quá trình sản xuất, chăn nuôi lợn của các nông hộ.
Lao động chủ yếu là chăn nuôi bằng kinh nghiệm, qua bảng ta thấy kinh nghiệm tỷ lệ thuận với tuổi của chủ hộ. Ở QML tuổi chủ hộ còn trẻ, mới tham gia chăn nuôi nên số năm kinh nghiệm là ít nhất so với các quy mô khác.
Bảng 4.5 Diện tích đất các hộ chăn nuôi lợn tại xã
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML
1. Đất thổ cư m2
2. Đất sản xuất nông nghiệp m2
3. Diện tích đất chuồng trại m2
440,80 4223,33 31,93 534,13 3851,30 59,61 677,08 3210,00 80,83
(Nguồn: số liệu điều tra).
Diện tích đất đai sử dụng cho chăn nuôi hiện nay ở tất cả các nơi trong cả nước chủ yếu là tận dụng đất thổ cư tại các hộ gia đình, một tỷ lệ nhỏ các trang trại là sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất thổ cư hay đó chính là đất chuyển đổi từ những ruộng đất xấu, canh tác không mang lại hiệu quả. Theo điều tra diện tích đất của những hộ chăn nuôi thường không lớn, những hộ quy mô nhỏ có diện tích đất sản xuất nghiệp nhiều hơn nhưng họ đầu tư nhiều vào
trồng trọt và trung bình mỗi hộ có 4223,33m2/hộ, với đất thổ cư là 440,8m2/hộ,
do vậy diện tích đất chuồng trại của cũng chỉ có tầm trung bình mỗi hộ vào
khoảng 31,93m2. Còn với QML thì diện tích đất nông nghiệp hẹp hơn do họ đã
đầu tư chuyển đổi đất ruộng của nhà mình và thầu thêm thành các khu để đầu tư làm VACB nhưng ở các hộ này thì họ có diện tích đất thổ cư cao hơn trung bình
677,08m2/hộ và do họ có diện tích ngay tại nhà tương đối lớn nên họ dễ đầu tư
vào chăn nuôi hơn mà trong khi đó diện tích chăn nuôi của hộ thường là diện tích đất thổ cư, chỉ có một phần nào đó là diện tích đất chuyển đổi và diện tích
chuồng trại khoảng 80,83m2. Cũng như thế với những hộ có QMV thì diện tích
trung bình của họ về đất thổ cư 534,13m2/hộ.
Như vậy, với QMV và QML ngoài việc sử dụng diện đất đai hiện có trong gia đình còn phải đi thầu thêm đất hoặc mua thêm ở những khu vực liền kề khu dân cư để chăn nuôi và sản xuất.
Diện tích đất sản xuất và thổ cư thấp là tình trạng chung của tất cả các hộ ở xã Hưng Tân do người thì đông lên mà diện tích đất thì lại ít, điều này gây ra
cạnh đó, diện tích nhỏ để chăn nuôi và sinh hoạt gia đình ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh do chất thải chăn nuôi gây ra. Đây là một đặc điểm ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi hiện nay.
Hệ thống cơ sở chăn nuôi
Bảng 4.6 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi
ĐVT:%
Loại chuồng QMV QMN QML
1. Chuồng trại Kiên cố
Bán kiên cố Tạm 13,33 73,33 13,33 17,39 78,26 4,35 33,33 66,67 0,00 2. Phương thức chăn nuôi Công nghiệp Bán công nghiệp Tận dụng 33,33 53,33 13,33 34,78 65,22 0,00 41,67 58,33 0,00
3. Địa điểm Khu chăn nuôi tập trung
Liền kề khu dân cư Trong khu dân cư
0,00 20,00 80,00 0,00 39,13 60,87 0,00 41,67 58,33
(Nguồn: số liệu điều tra). Với hệ thống chuồng trại thì những hộ QML xây chuồng kiên cố chiếm 33,33%, lớn nhất trong 3 quy mô, do người chăn nuôi ở quy mô này là người trẻ tuổi hơn và họ nhận biết được tầm quan trọng của chuồng trại. Họ đầu tư ngay từ đầu để có thể sử dụng lâu dài, ít phải sửa chữa hàng năm, tránh được các rủi ro do thiên tai mang lại. Nguồn thu nhập chính là chăn nuôi nên những hộ này chỉ xây dựng chuồng trại kiên cố và bán kiên cố, không có tạm bợ.
Những hộ QMV và QMN xây chuồng trại với mức độ bán kiên cố là gần như ngang nhau nhưng có thể thấy diện tích chuồng tạm QMN còn cao hơn một chút so với bên QMV. Bên QMN đa số là chuồng bán kiên cố chiếm tới 73,33% do họ chăn nuôi ít nên họ không muốn đầu tư quá nhiều vào chuồng trại vì để xây chuồng kiên cố thì cần rất nhiều vốn trong khi đó khả năng về vốn của họ rất hạn chế thế nên vẫn chiếm tới 13,33% là chuồng tạm bợ. Mặc dù chênh lệch về chuồng
trại không phải là nhiều giữa các quy mô nhưng có thể thấy mức độ đầu tư giảm dần theo quy mô từ lớn tới nhỏ.
Chăn nuôi của xã hiện nay đang dần được công nghiệp hóa và với vị trí thuận lợi, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường tiêu thụ dễ dàng là yếu tố giúp ngành chăn nuôi phát triển hơn. Hiện nay, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang tăng dần và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng các hộ chăn nuôi hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về phương thức chăn nuôi của các quy mô khác. Quy mô quyết định sử dụng phương thức chăn nuôi, 41,67% ở QML là theo phương thức công nghiệp và giảm dần ở QMV, QMN. Phương thức bán công nghiệp vẫn là chủ yếu ở 3 quy mô. Bên cạnh đó, các hộ QMN vẫn còn phương thức chăn nuôi tận dụng chiếm tới 13,33%.
Có thể thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi đều nuôi trong khu dân cư và liền kề khu dân cư. Mặc dù, hiện nay xã đang triển khai chương trình nông thôn mới nhưng việc triển khai này mới bắt đầu từ năm 2012 nên chưa thể có khu chăn nuôi tập trung ngay được. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh và hiệu quả trong chăn nuôi cũng như khả năng hình thành các mầm bệnh, lây lan bệnh một cách khó kiểm soát hơn.
4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra
Đối với người nông dân ở huyện nói chung và người nông dân ở xã Hưng Tân nói riêng thì chăn nuôi luôn là một ngành truyền thống và đưa lại thu nhập cao so với các ngành nghề khác của nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chăn nuôi cũng có sự biến động theo.
Bảng 4.7 Tình hình chung về chăn nuôi của các hộ điều tra
1. Tổng số lợn thịt nuôi/lứa 2. Số lứa lợn thịt nuôi/năm
3. Thời gian nuôi một lứa lợn thịt 4. Trọng lượng BQ xuất chuồng
Con Lứa Tháng Kg/con 7,67 2,67 3,23 68,33 15,43 2,87 2,87 72,39 25,58 3,17 2,83 79,17
(Nguồn: số liệu điều tra).
Hiện nay, tổng số lợn nuôi ở các quy mô khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ do ngành nghề chính là trồng trọt, một số nuôi lợn còn theo hình thức tận dụng nên có số lượng nuôi không nhiều bình quân 7,67 con/lứa nhằm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Trong khi đó, các hộ quy mô lớn có số lợn cao hơn 3 lần, bình quân 25,58 con/lứa và quy mô vừa là 15,43 con/lứa.
Theo đó, trọng lượng bình quân xuất chuồng cũng tăng theo quy mô chăn nuôi. Điều này có được là do hình thức chăn nuôi của các hộ khác nhau cũng khác nhau. Với các hộ QML, chăn nuôi lợn là nguồn thu chính nên được quan tâm đầu tư cao từ các đầu vào giống, TĂCN, thú y rất cẩn thận nên trọng lượng BQ xuất chuồng cao hơn hẳn với QMN và QMV, vào khoảng 79,17 kg/con. Những hộ chăn nuôi nhỏ, mặc dù thời gian chăn nuôi kéo dài nhưng không hiệu quả, trọng lượng BQ xuất chuồng vào khoảng 68,33kg/con. Số lứa lợn thịt/năm cũng tăng theo quy mô do thời gian nuôi một lứa lợn thịt giảm dần từ quy mô