3. Các giải pháp
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến chăn nuôi lợn, rủi ro trong chăn nuôi lợn, các văn bản chính sách của địa phương, số liệu liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và chăn nuôi lợn.
Sách, báo, trang web về nông nghiệp có liên quan đến rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn.
Thu thập số liệu từ các khoá luận, các bài nghiên cứu trước đây.
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được lấy từ phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, các cán bộ thú y, khuyến nông tại địa phương. Nội dung về tình hình chăn nuôi, các thông tin chung của hộ như đặc điểm của hộ, tài sản của hộ, chi phí trong chăn nuôi lợn, sản lượng và thu nhập, các thông tin về kiến thức, các loại rủi ro và cách quản lý các loại rủi ro của hộ chăn nuôi lợn tại địa phương.
Đối tượng điều tra là các hộ chăn nuôi và các cán bộ thú y, cán bộ quản lý ở địa phương. Để mang tính đại diện và phản ánh đúng thực trạng chăn nuôi và
tính chọn lọc nhằm đảm bảo sự đa dạng hoá và phản ánh đúng thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu.
Thu thập thông tin thông qua phương pháp sau:
Phỏng vấn hộ nuôi bằng bảng hỏi: Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra 50 hộ nuôi lợn thịt ở 3 xóm thuộc xã Hưng Tân thông qua bảng hỏi, trao đổi trực tiếp. Bao gồm 15 hộ có quy mô nhỏ, 23 hộ có quy mô vừa, 12 hộ có quy mô lớn.
Mảng thông tin điều tra chính:
- Thông tin về các hộ chăn nuôi : Tên, tuổi chủ hộ, giới tính, số năm kinh nghiệm nuôi lợn, đất đai, hệ thống chăn nuôi, tài chính của hộ...
- Thực trạng về tình hình con giống, dịch bệnh, thức ăn chăn nuôi; mức độ và thiệt hại của các rủi ro trong sản xuất lợn thịt.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất, ứng xử của người chăn nuôi và chính quyền địa phương trước một số rủi ro sản xuất.