Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã hưng tân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 53)

3. Các giải pháp

3.2.3Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội, tình hình chăn nuôi lợn thịt và những rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại địa phương và mô tả các cách thức quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt, trong từng trường hợp, điều kiện cụ thể.

Dựa vào phương thức chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của từng hộ gia đình cũng như đặc điểm ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam sẽ phân hộ chăn nuôi lợn theo từng quy mô chăn nuôi khác nhau.

3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê

Dùng để phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh mức đầu tư cơ sở vật chất, mức độ xuất hiện rủi ro, thiệt hại do rủi ro; hạn chế rủi ro theo quy mô các hộ, theo phương thức chăn nuôi, theo chuồng trại và theo loại hình chăn nuôi. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp giúp nông hộ giải quyết khó khăn khi gặp rủi ro.

 Quy mô

Xét theo quy mô chăn nuôi (X): Quy mô nhỏ: X ≤ 10 (con) Quy mô vừa: 10 < X ≤ 20 (con) Quy mô lớn: X > 20 (con)

 Phương thức chăn nuôi:

- Công nghiệp - Bán công nghiệp - Tận dụng  Chuồng trại - Kiên cố - Bán kiên cố - Tạm 3.2.3.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được tập hợp trong việc xử lý số liệu, tài liệu, dùng so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng so sánh một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động chăn nuôi lợn thịt, các rủi ro và quản lý các rủi ro trong chăn nuôi lợn ở các nông hộ tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã hưng tân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 53)