Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã hưng tân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 41)

3. Các giải pháp

2.2.4Các nghiên cứu có liên quan

Vandeveer (2000) Trần Đình Thao và công sự (2004) trên cơ sở nghiên cứu rủi ro đối trong sản xuất vải ở miền Bắc Việt Nam đã đưa ra các đề xuất về xây dựng cơ chế bảo hiểm đối với cây trồng này. Tiếp theo đó, các nghiên cứu được tiến hành bởi World Bank (2002), Phạm Sỹ An (2004), Trần Thị Quỳnh Chi (2007) về quản lý rủi ro giá cả đối với cà phê, cao su, hồ tiêu cũng đã đưa ra các gợi ý về khả năng áp dụng các công cụ tài chính trong nông nghiệp nhằm chuyển giao rủi ro như bảo hiểm, hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.

Bùi Thị Minh Nguyệt (2007) nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi Lương Sơn - Tỉnh Hoà Bình. Tác giả đã nghiên cứu những rủi ro mà các nông hộ ở huyện miền núi Lương Sơn - Hoà Bình gặp phải và từ đó đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm phòng ngừa, đối phó và giảm thiểu những rủi ro mà người nông dân gặp phải.

Phạm Thị Mỹ Dung (1994) đã có những nghiên cứu rất sớm về rủi ro nhưng chỉ mới dừng lại ở một số nét cơ bản về rủi ro trong nông nghiệp.

Từ Tiến Mỹ cũng đã có nghiên cứu về bảo hiểm mùa màng cho sản xuất nông nghiệp trên cơ sở đánh giá những nghiên cứu rất sớm về rủi ro nhưng mới chỉ dừng lại ở một số nét cơ bản về đặc điểm sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết phải thực hiện bảo hiểm để khắc phục hậu quả của thiên tai. Tác giả cũng đã có những ví dụ về công tác bảo hiểm ở nước ta.

Lã Thu Bình (2010) nghiên cứu phản ứng của người chăn nuôi lợn thịt huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội khi xảy ra dịch bệnh tai xanh. Tác giả phân tích và làm rõ nguyên nhân gây ra dịch bệnh tai xanh, tác động từ dịch bệnh tai xanh đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu. Qua những phân tích đó, tác giả nghiên cứu phản ứng của những người chăn nuôi lợn thịt khi rủi ro dịch bệnh tai xanh xảy ra như thế nào, từ đó nêu ra những biện pháp đối phó, phòng ngừa dịch bệnh tai xanh xảy ra.

Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phạm Thị Lam về đề tài phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (2011), dựa trên phương pháp phân tích rủi ro, phương pháp phân tích cây vấn đề và một số phương pháp thống kê, mô tả, so sánh…để đi sâu vào nghiên cứu những rủi ro trong chăn nuôi, thiệt hại gây ra và đưa ra những giải pháp, chiến lược giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, Hải Dương.

Hồ Sỹ Sáng nghiên cứu quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tác giả đã làm rõ những rủi ro mà nông hộ thường gặp phải và cách quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn

thịt của nông hộ dựa trên các phương pháp tham khảo, so sánh, thống kê mô tả, phân tích số liệu và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA).

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã hưng tân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 41)