1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính

75 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng đểtrả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếutrên thị trường và tính ổn định c

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH

Bài thuyết trình:

GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC

I Khái niệm và mục tiêu của phân tích tài chính: 4

1 Khái niệm 4

2 Mục tiêu 4

II Các nội dung của phân tích tài chính 9

1 Phân tích tính thanh khoản: 9

2 Phân tích hiệu quả hoạt động: 9

3 Phân tích khả năng sinh lợi: 10

4 Phân tích dòng tiền: 10

5 Phân tích triển vọng: 10

III Báo cáo tài chính 11

1 Bảng cân đối kế toán 11

2 Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 18

2.1 Khái niệm: 18

2.2 Thông tin cung cấp: 19

2.3 Khiếm khuyết, hướng xử lý 20

2.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk 2011-2013: 22

3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 25

3.1 Đặc điểm của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 25

3.2 Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 27

3.3 Đánh giá về hai phương pháp lập 42

4 Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo khác 44

4.1 Thuyết minh báo cáo tài chính 44

4.2 Một số báo cáo khác 46

5 Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính 47

IV Các chỉ số tài chính cơ bản 48

1 Tính thanh khoản 48

1.1 Mục tiêu 48

1.2 Các tỷ số liên quan 49

1.3 Các lưu ý khi sử dụng 50

Trang 3

1.4 Các tỷ số chuyên sâu 50

2 Hiệu quả trong việc sử dụng tài sản 51

2.1 Mục tiêu 51

2.2 Các tỷ số liên quan 51

3 Tính hiệu quả trong vấn đề sử dụng đòn bẩy tài chính 56

3.1 Mục tiêu 56

3.2 Các tỷ số liên quan 56

4 Phân tích khả năng sinh lợi 61

4.1 Mục tiêu 61

4.2 Các tỷ số liên quan 61

5 Giá trị thị trường của doanh nghiệp 68

5.1 Mục tiêu 68

5.2 Các tỷ số liên quan 68

Trang 4

I Khái niệm và mục tiêu của phân tích tài chính:

1 Khái niệm

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theomột hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng nhưcác thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chínhxác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúpnhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưacác quyết định xử lý phù hợp tuỳ theo mục tiêu theo đuổi

- Các cổ đông hiện tại và tương lai;

- Những người tham gia vào “đời sống” kinh tế của doanh nghiệp;

- Những người cho doanh nghiệp vay tiền như: Ngân hàng, tổ chức tài chính,người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác…

- Nhà nước;

- Nhà phân tích tài chính;

- …

Mục đích chính của phân tích tài chính là giúp các đối tượng sử dụng

thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng củadoanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họquan tâm Vì vậy , phân tích tài chính với mỗi đối tượng sẽ đáp ứng các mục tiêukhác nhau

Đối với người quản lý doanh nghiệp :

Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìmkiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệtcác nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động

Trang 5

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phảigiải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :

Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản

xuất kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?

Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là phải

có tiền để đầu tư Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản ánh bênphải của bảng cân đối kế toán Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặcvay nợ dài hạn, ngắn hạn Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm còn nợ dài hạn cóthời hạn trên một năm Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của tổng tàisản và nợ của doanh nghiệp Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy độngnguồn tài trợ với cơ cấu như thế nào cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất.Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợpvới cả các hình thức đi vay và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn vàchi phí vốn của doanh nghiệp

Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế

nào?

Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đếnvấn đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động tài chính ngắn hạn gắnliền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệchpha của các dòng tiền

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp,nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ

sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó

Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính vàdựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợiích của cổ đông của doanh nghiệp Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tàichính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp : đó là sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, cókhả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoáchi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc Doanhnghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyếtđịnh của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn Muốn vậy, họ phải thực hiện phân

Trang 6

tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp lànhững người có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất.

Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năngthanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi,nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanhlợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Từ đó, họ có thể định hướng chogiám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ,phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính Cuối cùng phân tích tàichính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý

Ngoài ra, nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêukhác nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường Doanhnghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi vàthanh toán được nợ

Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn,mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tìnhhình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vàodoanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro Những rủi ro này liên quan tới việcgiảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro vàdoanh lợi đạt được Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năngtăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp.Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ Trên cơ sở phân tích cácthông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽđánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đóđưa ra những quyết định phù hợp Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một

dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương Khi đólượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớn hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp mộtmức lãi suất yêu cầu cho nhà đầu tư Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có chonhững người sở hữu doanh nghiệp Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơcấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coitrọng vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ Ta biết rằng thu nhập của cổ

Trang 7

đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổphiếu trên thị trường Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽtạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tănggiá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Hơn nữa các cổ đông chỉ chấpnhận đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bịảnh hưởng Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng đểtrả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếutrên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệuquả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiệnphân tích tài chính.

Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp

Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực

hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thìphân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mạicho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được

xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoản cho vay

ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của

doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả

năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họchủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến

số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với

số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bêncạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới sốvốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợpdoanh nghiệp bị rủi ro Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất vàtheo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạnthì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểmcủa doanh nghiệp đi vay

Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họphải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay

Trang 8

không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại vàtrong thời gian sắp tới.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp

Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, ngườiđược hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chínhcủa doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp

có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động.Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn muamột lượng cổ phần nhất định Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệpnên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhànước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt độngkinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúngchính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giáthành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng…

Kết luận: Phân tích tài chính là đánh giá tình hình tài chính của doanh

nghiệp để:

Thứ nhất, xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp để biết được sức

khỏe doanh nghiệp, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp để kịp thời pháthiện những bất ổn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, căn bệnh của doanhnghiệp đang mắc phải và tìm nguyên nhân gây ra nó, làm cách nào để không cònnhững bất ổn đó Chính vì vậy, phân tích tài chính còn được ví như là hành độngthăm khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp

Thứ hai, đánh giá vị thế tài chính của công ty trong ngành Việc đánh giá

vị thế của công ty trong ngành là rất quan trọng Thông qua các phân tích tài chính

ta có thể biết được liệu một công ty có vị thế tài chính mạnh hay yếu Doanh nghiệp

có lợi thế về việc phát hành cổ phần hay không, khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàngkhông Ví dụ một công ty có các tài sản có giá trị và có tính thanh khoản kết hợpvới một tỷ lệ nợ trên Vốn chủ sở hữu thấp thường được xem là một công ty có vịthế tài chính mạnh

Thứ ba, đánh giá tiềm năng, triển vọng phát triển của doanh nghiệp và các rủi ro đi kèm với nó.

Trang 9

Thứ tư, đánh giá thành quả hoạt động, khả năng sinh lợi nhằm giúp

doanh nghiệp xác định liệu trong những năm vừa qua doanh nghiệp hoạt động thuđược thành quả như thế nào và từ đó đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quảhay không

Thứ năm, hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp Đảm bảo

cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tế của doanhnghiệp như quyết định đầu tư , quyết định tài trợ, quyết định phân phối) Mục tiêucuối cùng của nó là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Qua đó, ta thấy được ý nghĩa của việc phân tích tài chính Công việc nàyngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các

tổ chức công cộng Nhất là, thị trường vốn ngày càng phát triển đã tạo nhiều cơ hội

để phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

II Các nội dung của phân tích tài chính

Nhìn chung, để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, thôngthường nhà phân tích cần nắm được:

- Tính thanh khoản

- Hiệu quả hoạt động

- Khả năng sinh lợi

- Sự luân chuyển dòng tiền của doanh nghiệp

- Đánh giá triển vọng của doanh nghiệp

Để đánh giá được một cách chi tiết và toàn diện về tình hình tài chính củadoanh nghiệp thì đòi hỏi người phân tích phải thực hiện 5 phân tích sau:

1 Phân tích tính thanh khoản:

Đây là việc đánh giá khả năng của một công ty có thể đáp ứng được nhữngcam kết của mình Phân tích tính thanh khoản liên quan đến việc đánh giá khả năngtrả nợ và tính thanh khoản của một công ty gắn liền với những biến đổi trong thunhập

Để đánh giá tính thanh khoản và khả năng trả nợ của công ty, người ta sửdụng các tỷ số về khả năng thanh toán Các tỷ số về cơ cấu tài chính cũng cho thấyliệu công ty có đứng trước rủi ro tài chính quá lớn hay không? Khi được so sánh với

tỷ số của ngành hoặc đối thủ cạnh tranh, nhà phân tích có thể đưa ra nhận xét vàđánh giá về khả năng thanh toán, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, từ đó tìm ranguyên nhân và giải pháp giải quyết thích đáng

2 Phân tích hiệu quả hoạt động:

Trang 10

Phân tích này giúp người phân tích đánh giá xem liệu một công ty hoạt động cóhiệu quả hay không thông qua việc xem xét hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả củaviệc quản trị hàng tồn kho, khoản phải thu, vốn luân chuyển,…thông qua phân tíchcác tỷ số như: hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, vòngquay hàng tồn kho, khoản phải thu, vốn luân chuyển,…

3 Phân tích khả năng sinh lợi:

Là việc đánh giá tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của một công ty Quá trìnhphân tích này tập trung vào các nguồn lực và mức độ lợi nhuận của công ty, đồngthời còn liên quan đến việc nhận dạng và đo lường tác động của các nhân tố tạo ralợi nhuận

Phân tích khả năng sinh lợi cũng tập trung vào những nguyên nhân gây ra biếnđộng trong khả năng sinh lợi và tính bền vững của thu nhập

Trong phân tích này, người phân tích cũng tiến hành phân tích doanh thu, chiphí, giá thành và kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chất lượng thu nhập

và tính bền vững của thu nhập qua tốc độ tăng (giảm), xu hướng biến động của cácchỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, và đánh giá mức độ hiệuquả và hợp lý trong việc tiết kiệm chi phí…

Để xem xét khả năng sinh lợi của công ty, các nhà phân tích có thể tính toán các tỷsố: Tỷ số lợi nhuận gộp, ROA, ROE, ROS, Khi so sánh các tỷ số này qua cácnăm, nhà phân tích có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng biến động và tìm ra nhữngnguyên nhân gây ra biến động đó khi đi sâu phân tích

4 Phân tích dòng tiền:

Phân tích dòng tiền tập trung xem xét tình hình biến động các dòng tiền, qua

đó đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trảlãi vốn, khả năng chi trả cổ tức bằng tiền, gia tăng năng lực sản xuất và gia tăngnguồn tài trợ của doanh nghiệp Ngoài ra, thông tin về dòng tiền còn giúp ta đánhgiá chất lượng của thu nhập, sự phụ thuộc của thu nhập và các giá trị ước tính vàcác giả định liên quan đến dòng tiền trong tương lai

5 Phân tích triển vọng:

Đây là bước cuối cùng trong quá trình phân tích báo cáo tài chính Trongphân tích triển vọng, nhà phân tích sẽ thực hiện việc dự báo bảng cân đối kế toán,bảng báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho những nămtrong tương lai

Trang 11

Phân tích triển vọng là vấn đề cơ bản của định giá chứng khoán Bên cạnh

đó, nó còn hữu ích trong việc kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch, chiến lược màcông ty đang dự định thực hiện Cuối cùng, phân tích triển vọng hữu ích đối với chủ

nợ trong việc đánh giá khả năng của công ty trong việc đáp ứng các yêu cầu củadịch vụ nợ

III Báo cáo tài chính

1 Bảng cân đối kế toán

1.1 Sơ lược về Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, kết cấu làm hai phần chính, đó là: Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn,lập trên nguyên tắc Tổng tài sản = Tổng Nguồn vốn

Về phía tổng tài sản, các khoản mục tài sản được sắp xếp theo mức độ thanh

khoản giảm dần Do đó, tài sản ngắn hạn phải được sắp xếp trước tài sản dài hạn.Trong tài sản ngắn hạn, khoản mục đầu tiên sẽ là tiền mặt, rồi đến tiền gửi ngânhàng,

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn có tuổi thọ một năm hoặc ít hơn, có nghĩa là chúng có thể dễdàng chuyển đổi thành tiền mặt Tài sản này bao gồm tiền mặt và tương đương tiền,các khoản phải thu và hàng tồn kho Tiền mặt là tài sản ngắn hạn cơ bản nhất, nócũng bao gồm tài khoản ngân hàng và các chi phiếu Tương đương tiền là tài sảnrất an toàn, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ví dụ như trái phiếu kho bạc.Các khoản phải thu bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng đối với doanhnghiệp Các doanh nghiệp thường bán sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng thanhtoán bằng hình thức tín dụng, các khoản giao ước này được tính trong danh mục tàisản ngắn hạn cho đến khi khách hàng thanh toán tiền Cuối cùng, hàng tồn kho đạidiện cho các nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang và hàng thành phẩm của doanhnghiệp Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, phân bổ chính xác của tài khoản hàngtồn kho sẽ khác nhau Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất sẽ sử dụng một lượng lớnnguyên liệu thô, trong khi doanh nghiệp bán lẻ thì không sử dụng Phân bổ hàngtồn kho của doanh nghiệp bán lẻ thông thường bao gồm hàng hóa mua từ nhà sảnxuất và nhà bán buôn

Tài sản dài hạn

Trang 12

Tài sản dài hạn là những tài sản không được chuyển thành tiền mặt một cách dễdàng, dự kiến sẽ được chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc có một tuổithọ hơn một năm Tài sản dài hạn được chia thành tài sản hữu hình (như máy mócthiết bị, nhà xưởng và đất đai, ) và tài sản vô hình (như lợi thế thương mại, bằngsáng chế, quyền tác giả, ) Tài sản vô hình không phải là vật chất, nó thường lànhững nguồn có thể tạo dựng hoặc phá vỡ giá trị doanh nghiệp - ví dụ như giá trịcủa một thương hiệu thì không nên đánh giá thấp về nó Khấu hao được tính toán vàkhấu trừ cho hầu hết các loại tài sản, nó thể hiện chi phí sử dụng trên thời gian sửdụng hữu ích của loại tài sản đó.

Về phía tổng nguồn vốn, các khoản mục nguồn vốn sẽ được sắp xếp theo thứ tự

mức độ trách nhiệm phải thanh toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiênthanh toán Như vậy, các khoản nợ phải trả xếp trước, sau đó mới đến vốn chủ sởhữu Trong các khoản nợ phải trả, các khoản vay, nợ ngắn hạn xếp trước, vay, nợdài hạn xếp sau,

Các khoản nợ phải trả

Nợ là những nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với bên ngoài Giống vớitài sản, Nợ phải trả cũng có ngắn hạn và hài hạn Nợ dài hạn là các khoản nợ và cáckhoản nghĩa vụ tài chính khác mà hết hạn sau thời gian ít nhất một năm kể từ ngàylập bảng cân đối kế toán Nợ ngắn hạn là các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ đếnhạn, hoặc phải được thanh toán, trong vòng một năm Nó bao gồm cả các khoản vayngắn hạn hơn, như các khoản phải trả, phải nộp các tài khoản, cùng với một phầnphải trả ngắn hạn của các khoản vay dài hạn, chẳng hạn như khoản tiền thanh toánlãi xuất gần đây nhất của khoản vay nợ 10 năm

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số tiền ban đầu được đầu tư vào một doanh nghiệp, thặng dưvốn cổ phần, các quỹ,

1.2 Thông tin cung cấp

Nhìn từ góc độ tài chính, Bảng cân đối kế toán cung cấp cho ta những thông tin

về quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp

Quyết định đầu tư thể hiện ở số liệu bên phần tổng tài sản của Bảng cân

đối kế toán, cho chúng ta thấy:

Trang 13

 Qui mô đầu tư của doanh nghiệp như thế nào? Hợp lý hay không hợp lý sovới ngành nghề doanh nghiệp hoạt động, giai đoạn trong chu kỳ sống và tiềmlực của chính nó? Qua đó, đánh giá được doanh nghiệp có rơi vào đầu tư quámức hay dưới mức gây tốn kém về chi phí huy động vốn hay hạn chế tiềmlực phát triển hay không?

 Tình hình đầu tư, mua sắm tài sản của doanh nghiệp như thế nào? Dư thừagây lãng phí, thiếu thốn làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh hay hiệuquả? Hoạt động này sẽ làm gia tăng tiềm lực kinh tế do doanh nghiệp kiểmsoát, từ đó doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai.Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồntiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt cáckhoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra

 Đánh giá trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp và việc bố trí cơ cấu tàisản Tuỳ theo đặc điểm từng lĩnh vực, ngành hoạt động sẽ cho ta thấy cơ cấutài sản là hợp lý hay không? Trong thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thì tàisản cố định luôn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với các tài sản ngắn hạn vàngược lại đối với doanh nghiệp thương mại

 Sự đánh đổi giữa tiền và hàng tồn kho (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,hàng hóa tồn kho, ), giữa tiền và khoản phải thu Đây thực chất là đánh đổigiữa khả năng thanh khoản và dự trữ hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất,lưu thông, giữa thanh khoản và chính sách bán chịu Nếu dự trữ nhiều, doanhnghiệp sẽ bị ứ đọng tài sản và vốn, tăng chi phí bảo quản, tăng lãi vay ngânhàng, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhưng nếu dự trữ quá ít sẽ dẫn đếnngừng sản xuất, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp, không chống lạiđược rủi ro về giá khi giá tăng Mở rộng chính sách bán chịu thì tăng doanhthu, thêm khách hàng, nhưng có thể mang lại rủi ro tín dụng Nắm giữ tiềnnhiều thì tăng tính thanh khoản, đảm bảo an toàn về khả năng thanh toánnhanh cho doanh nghiệp nhưng lại mất đi chi phí cơ hội Việc đánh đổi này

là một vấn đề tất yếu nhưng bao nhiêu là hợp lý, không thừa hoặc khôngthiếu lại là vấn đề phức tạp

Việc đầu tư của doanh nghiệp thường liên quan đến mua:

 Đất đai, nhà xưởng và thiết bị: Những đầu tư này tạo cho doanh nghiệp khảnăng sản xuất và bán sản phẩm Doanh nghiệp thường phải mất nhiều năm

để có thể khai thác hết tiềm năng mà họ kỳ vọng vào các tài sản này

Trang 14

 Bằng sáng chế, giấy phép, và các loại quyền theo hợp đồng khác: Các đầu tưloại này giúp doanh nghiệp có quyền hợp pháp trong việc sử dụng một số tàisản nào đó hoặc thực hiện những công việc nào đó trong hoạt động kinhdoanh

 Cổ phiếu thường hoặc trái phiếu của các doanh nghiệp khác: Một doanhnghiệp có thể mua cổ phiếu hay trái phiếu của các doanh nghiệp khác (để trởthành chủ sở hữu hoặc trái chủ của doanh nghiệp khác) Một doanh nghiệp

có thể mua cổ phiếu và giữ vài tháng khi tạm thời dư tiền mặt, hoặc có thểđầu tư với mục đích dài hạn, chẳng hạn như để bảo đảm nguồn nguyên liệuthiết yếu hoặc để tiếp cận một công nghệ mới

 Hàng trong kho: Để luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, các doanhnghiệp phải có một lượng hàng trong kho Các doanh nghiệp thường khônglưu kho dài hạn những mặt hàng cụ thể mà thường nhanh chóng bán ngaycho khách hàng Tuy nhiên, vì cần thiết phải có một lượng nhỏ hàng dự trữsẵn, họ luôn dành ra một khoản tiền đầu tư cho hàng trong kho

 Các khoản sẽ thu từ khách hàng: Khi doanh nghiệp bán sản phẩm mà khôngđòi hỏi khách hàng phải trả tiền ngay, doanh nghiệp đã trợ vốn cho kháchhàng của mình Duy trì một lượng nhất định các khoản sẽ thu có thể có ích,nếu việc duy trì này giúp doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận Khi chokhách hàng nợ, các doanh nghiệp không thu được tiền mặt ngay lập tức,nhưng nếu không làm vậy, có thể sẽ không bán được hàng Khi không thungay từ khách hàng lượng tiền cần thiết, doanh nghiệp phải có tiền từ mộtnguồn khác Do vậy doanh nghiệp cần phải đầu tư tiền để có thể duy trìkhoản sẽ thu

 Tiền mặt: Phần lớn các doanh nghiệp giữ một phần vốn của mình dưới dạngtiền mặt hay tài khoản séc để có thể thanh toán các hóa đơn hàng ngày

Quyết định tài trợ thể hiện ở số liệu bên phần tổng nguồn vốn của Bảng

cân đối kế toán, cho chúng ta thấy:

 Doanh nghiệp có sử dụng nợ để tài trợ hay không? Nếu có thì mức độ nợcao hay thấp, ngắn hạn nhiều hơn hay dài hạn nhiều hơn Có phù hợp vớingành không? Ví dụ, các công ty hoạt động trong ngành có tính mùa vụthường sử dụng nợ ngắn hạn, công ty trong lĩnh vực tài chính (như ngânhàng) có đòn bẩy tài chính cao

Trang 15

 Qui mô và kết cấu của từng nguồn Nó cho biết tình hình nguồn tài trợ củadoanh nghiệp, cơ cấu tài trợ cũng như mức độ phụ thuộc tài chính của doanhnghiệp vào nguồn vốn bên ngoài, nói cách khác, chính là thể hiện tình hìnhhuy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thếnào? Doanh nghiệp có bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn nào haykhông? có quá lạm dụng vào nợ ngắn, nợ dài hay vốn cổ phần không? Mức

độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ra sao thông qua tỷ trọng vốn cổphần

 Đánh giá mức độ bảo đảm nguốn vốn, tức là các tài sản dài hạn có được tàitrợ bởi những nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợtrung dài hạn) và các tài sản ngắn hạn có được tài trợ bởi nguồn vốn ngắnhạn và môt phần có thể được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay không.Thông thường, việc doanh nghiệp dùng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư dàihạn là bất hợp lý, doanh nghiệp cần có biện pháp huy động thêm vốn dài hạn

để tài trợ, đây có thể là một chiến lược phá cách của doanh nghiệp nhưng nếuvậy thì doanh nghiệp có đối mặt với bất ổn trong tình hình tài chính không?Rủi ro của doanh nghiệp như thế nào, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính rasao?

Quyết định tài trợ đến từ hai nguồn chủ yếu chủ sở hữu và người cho vay:

- Chủ sở hữu: Chủ sở hữu cấp vốn cho doanh nghiệp, để đổi lại họ nhận

những bằng chứng về quyền sở hữu của họ Khi một doanh nghiệp là doanhnghiệp cổ phần, cổ phiếu thường là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của họ,

và họ được gọi là cổ đông Doanh nghiệp không phải hoàn lại vốn cho chủ sở

hữu vào một thời điểm xác định trước Thay vào đó, chủ sở hữu nhận được từ

doanh nghiệp lãi cổ phần, thường gọi là cổ tức Chủ sở hữu cũng làm chủ phần

giá trị gia tăng mà doanh nghiệp có được nhờ những hoạt động có lãi trongtương lai

- Người cho vay: Khác với chủ sở hữu, người cho vay cấp vốn và yêu cầu

doanh nghiệp trả lại, thường là với tiền lãi, vào một ngày xác định Thời hạn trả

nợ có thể dài ngắn khác nhau

+ Người cho vay dài hạn có thể cấp vốn và không yêu cầu trả trong vòng 20

năm hoặc hơn nữa Trái phiếu thường là bằng chứng cho những khoản vay

như thế Thỏa thuận đối với trái phiếu thường là doanh nghiệp vay hứa sẽ

Trang 16

thanh toán tiền lãi vào những ngày nhất định trong tương lai, còn khoản nợgốc sẽ được thanh trả khi hết thời hạn qui định trước

+ Ngân hàng có thể cho vay trong thời gian vài tháng hoặc vài năm Trong

đó doanh nghiệp cam kết trả số tiền đã vay cùng với tiền lãi theo thỏa thuậngiữa hai bên

+ Những người cung cấp nguyên liệu thường không nghĩ là chính họ đã cấpvốn cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, nếu họ bán nguyên liệu thô mà không đòihỏi phải trả tiền trong vòng 30 ngày, nghiễm nhiên họ đã cấp vốn cho doanhnghiệp - vì doanh nghiệp có được nguyên liệu mà không cần phải trả tiềnngay Tương tự, khi người lao động nhận lương hàng tuần hay hàng tháng vàkhi Nhà nước qui định doanh nghiệp trả thuế hàng tháng hay hàng quý đãcấp vốn cho doanh nghiệp do không buộc doanh nghiệp phải trả hàng giờhay hàng ngày

Tóm lại, từ các quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp, ta nhìn thấy đượcquy mô, tỷ trọng của các khoản mục thành phần, từ đó đánh giá được sự phù hợptrong quyết định tài trợ và đầu tư của doanh nghiệp Biết được doanh nghiệp có đemnguồn tài trợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn hay không ? Vì điều này sẽ tăngrủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp Ngoài ra, ta còn biết được rủi ro tài chính màdoanh nghiệp gặp phải thông qua tỷ trọng của nợ trong tổng nguồn vốn Ví dụ vềcông ty Vinamilk năm 2013 như sau:

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy vào năm 2013 công ty Vinamilk có nợ ngắn hạn nhỏhơn tài sản ngắn hạn nhưng nợ dài hạn và VCP lại lớn hơn tài sản dài hạn Dấu hiệunày cho thấy, năm 2013 Vinamik ở trong tình trạng không tương thích giữa tài sản

và nguồn vốn mà là lấy dài nuôi ngắn, sử dụng nguồn vốn dài hạn nhiều hơn và chủyếu là vốn cổ phần ==> đòn bẩy tài chính thấp đi kèm với rủi ro tài chính thấp để bùđắp cho rủi ro kinh doanh và đây là điều thích hợp cho giai đoạn tăng trưởng của

Trang 17

công ty và trong môi trường đang bị cạnh tranh gây gắt như hiện nay có thể gây bất

ổn lớn trong doanh thu

1.3.Các khiếm khuyết và hướng giải quyết

1.3.1 Các khiếm khuyết

Bên cạnh những ưu điểm lớn giúp cho Bảng cân đối kế toán trở thành mộttrong những tài liệu đáng tin cậy cho nhà phân tích tài chính thì tự thân Bảng cânđối kế toán cũng có những hạn chế lớn Ngoài những hạn chế bắt nguồn ngay trongquá trình hạch toán ghi chép do những nguyên tắc hạch toán kế toán khắt khe gâynên còn do ý muốn chủ quan của người lập báo cáo Việc nhận biết những hạn chếnày là cần thiết cho những nhà phân tích giúp họ có hướng khắc phục, giảm thiểunhững ảnh hưởng của chúng đến kết quả phân tích của mình

 Bảng cân đối kế toán không phản ánh giá trị hiện hành hay giá trị thị trườngthích hợp vì nhân viên kế toán phải tuân thủ nguyên tắc giá gốc trong việc đánh giá

và báo cáo tài sản Nếu dự đoán có sự giảm giá dựa trên những bằng chứng đáng tincậy thì doanh nghiệp chỉ có thể lập dự phòng giảm giá chứ không được thay đổiđược giá trị ghi sổ Những yếu tố tài chính bên ngoài có thể tác động đến giá trị tàisản của doanh nghiệp như lạm phát, trượt giá, làm cho các giá trị này không cònphù hợp với thực tế, gây ảnh hưởng đến các tỷ số liên quan đến giá trị tổng tài sản(như hiệu suất sử dụng tài sản, ) mà nhà phân tích sử dụng, vô hình chung sẽ làmcho những tỷ số này có thể là những số ảo

Có những tài sản có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng vì lý do

nào đó bị đưa ra ngoại bảng, không thể hiện trong Bảng cân đối kế toán hoặc ngượclại, có những tài sản có mặt trong Bảng cân đối kế toán nhưng lại không tham giavào hoạt động như trường hợp chờ thanh lý Những điều này cũng sẽ tác động đếncác tỷ số liên quan đến giá trị tổng tài sản (như hiệu suất sử dụng tài sản, ) mà nhàphân tích sử dụng

 Bởi vì giá trị tài sản vô hình rất khó tính toán chính xác nên làm cho Bảng cânđối kế toán bỏ sót nhiều mục có giá trị về tài chính đối với doanh nghiệp như giá trịnguồn nhân lực cùng với khả năng quản lý, những nhân tố rất quan trọng, đặc biệttrong nền kinh tế tri thức ngày nay

 Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương phápsau: theo giá đích danh; bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất

Trang 18

trước Khi các phương pháp này thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn giá trị hàng tồn kho ghinhận.

 Những sự đánh giá và giải quyết có tính chất nghiệp vụ rập khuôn thường được

sử dụng trong quá trình chuẩn bị lập Bảng cân đối kế toán cũng có thể làm giảmtính hữu ích của báo cáo

 Thông tin trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thể hiện những con số tạimột thời điểm nhất định (thường là cuối năm kế toán), do vậy, nó chưa thể hiện hếtđược hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trong suốt 1 năm Những con

số có thể chỉ đột biến ở thời điểm lập báo cáo để đem lại kết quả tốt khi các nhà đầu

tư phân tích

Từ những hạn chế trên, để có thể phân tích có hiệu quả, nhà phân tích phải biếtvận dụng những phương pháp phân tích thích hợp và có những biện pháp xử lý cáchạn chế, thiếu sót của Bảng cân đối kế toán trong quá trình phân tích

1.3.2 Cách xử lý

Để xử lý các khiếm khuyết này, có một số giải pháp như sau:

 Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thì ta nên tham khảo thêmnhững báo cáo tài chính khác để cung cấp thêm những thông tin một cách chính xáchơn, không nên chỉ dựa vào một báo cáo duy nhất Để từ đó, người phân tích có thể

“làm sạch” dữ liệu trước khi phân tích hoặc là đưa ra các biên độ đánh giá rộng hơnnhư khi yếu tố thị trường thay đổi mạnh mẽ, doanh nghiệp có tài sản vô hình lớn,thêm vào hay bớt ra khi tính toán tài sản,

 Một cách để khắc phục khiếm khuyết thời điểm của bảng cân đối kế toán là tínhbình quân giá trị các khoản mục

2 Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

2.1 Khái niệm:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánhtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinhdoanh

Tác dụng:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lãi lỗ và các chỉ tiêu khác giúp nhà quản trị

ra các quyết định trên cơ sở phân tích tình hình và kết quả hoạt động của doanhnghiệp

Trang 19

Cung cấp các thông tin cần thiết cho các tổ chức cá nhân bên ngoài doanh nghiệpđặc biệt là khi xem xét khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung và kết cấu: Gồm 3 phần

Phần I: Lãi lỗ: Các chỉ tiêu cần thiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận từ:

Hoạt động sản xuất kinh doanh: Là hoạt động cơ bản, chính chủ yếu trong Doanhnghiệp: Sản xuất, thương mại, dịch vụ

Hoạt động tài chính: Là hoạt động góp phần sử dụng hiệu quả đồng vốn như đầu tưmua bán chứng khoán, góp vốn, cho vay, kinh doanh bất động sản

Hoạt động bất thường: Là những hoạt động không xảy ra thường xuyên như: thanh

lý, nhượng bán tài sản, thu được các khoản nợ khó đòi…

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước:

Thuế, Các khoản phải nộp khác…, tổng số thuế của năm trước chuyển sang

Phần III: Thuế VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.

2.2 Thông tin cung cấp:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quáttình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhấtđịnh

Thứ nhất, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin về thunhập của doanh nghiệp trong kì kinh doanh Từ báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh cho các nhà phân tích tài chính biết doanh thu về hoạt động kinh doanh,doanh thu về hoạt động tài chính và các hoạt đông khác Đồng thời, báo cáo thunhập còn thể hiện được EBIT, EAT của doanh nghiệp trong kì kinh doanh Dòngcuối cùng là thu nhập sau thuế của doanh nghiệp, chỉ ra khả năng sinh lợi của công

ty

Thứ hai, Báo cáo thu nhập còn cung cấp thông tin liên quan đến chính sách cổ tức,thể hiện quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp điều này được thông qua lợinhuận của cổ tức ưu đãi, lợi nhuận chia cho các cổ đông và lợi nhuận giữ lại để táiđầu tư Phản ánh thu nhập, mức sinh lợi của cổ đông trong thời kì xem xét

Thứ ba, Báo cáo thu nhập còn đánh giá tình hình sử dụng đòn bẩy của công ty, việc

sử dụng đòn bẩy hay không thể hiện qua tỉ lệ chi trả lãi vay cao hay thấp trong báocáo thu nhập của công ty

Thứ tư, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện chi tiết chi phí của doanhnghiệp trong kì Như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi

Trang 20

phí bán hàng, chi phí về hoạt động tài chính, và các loại chi phí phát sinh khác.Đồng thời, từ báo cáo thu nhập cũng cung cấp tình hình nộp thuế cho nhà nước Do

đó, các nhà phân tích tài chính cũng đánh giá khả năng quản trị chi phí của công ty:bằng cách tính tỉ trọng của các loại chi phí so với doanh thu, ta có thể xem xét trong

100 đồng doanh thu, có bao nhiêu đồng là giá vốn hàng bán, bao nhiều đồng là chiphí quản lý doanh nghiêp, chi phí bán hàng… Từ những thông tin về doanh thu vàchi phí, các nhà phân tích tài chính có thể phân tích, đánh giá khả năng sinh lợi củadoanh nghiệp và đánh giá tính bền vững của lãi ròng

Tóm lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin một cách đầy đủ

cho các nhà phân tích tài chính phân tích và đánh giá khả năng sinh lợi, và quyết

định phân phối của doanh nghiệp Để từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư

đúng đắn

2.3 Khiếm khuyết, hướng xử lý

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính theo thời kì, cungcấp những thông tin quan trọng, nếu không chuẩn xác sẽ gây khó khăn cho nhàphân tích dẫn đến những sai lệch về tình hình hoạt động của công ty, từ đó khôngđưa ra được các quyết định đúng Có những tác động có thể làm báo cáo khôngchính xác:

 Người lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là do kế toán lập nên tínhchính xác của báo cáo ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người lập báo cáo

Khả năng điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan:

Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, từ đó, việc ghi nhậndoanh thu và chi phí có tính quyết định đến lợi nhuận báo cáo trong một kỳnào đó Chế độ kế toán hiện hành quy định rằng kế toán DN phải được thựchiện theo cơ sở dồn tích Kế toán theo cơ sở dồn tích mang lại cơ hội cho nhàquản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được một mụctiêu nào đó, vì chế độ kế toán cũng đưa ra nhiều lựa chọn cho mỗi loại giaodịch (đối tượng) có liên quan đến ghi nhận doanh thu và chi phí Dưới đây làtổng hợp các phương án có thể vận dụng để “xác lập” lợi nhuận “hành vi”của nhà quản trị DN

 Bị tác động rất lớn bởi chuẩn mực kế toán, nguyên tắc, phương pháp lập

Kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền

Theo nguyên tắc lập báo cáo thu nhâp, thì kế toán phải tuân thủ nguyên tắc chungkhi lập và trình bày báo cáo tài chính, trong đó cần đặc biệt chú trọng nguyên tắc cơ

Trang 21

sở dồn tích Theo cơ sở dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thờiđiểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhậnvào báo cáo tài chính của kì kế toán liên quan Doanh thu được ghi nhận khi công tybán hàng và dịch vụ mà không quan tâm đến việc khi nào công ty sẽ thu tiền.Tương tự, các chi phí cũng được ghi nhận phù hợp với doanh thu đã ghi nhận màkhông quan tâm đến việc khi nào công ty sẽ phải trả tiền Để làm đẹp báo cáo hoạtđộng kinh doanh một số công ty ghi nhận: doanh thu có cả doanh thu bán chịu, chiphí bao gồm cả những chi phí không bằng tiền (như khấu hao), chi phi chưa phân

bổ, chi phí trích trước Điều này làm lãi ròng là con số ảo , không có thật, làm ảnhhưởng đến việc ra quyết định cho công ty

Lựa chọn phương pháp kế toán: lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng đến

thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghinhận lợi nhuận) Lựa chọn một (hoặc một số) phương pháp kế toán cho phép ghinhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợinhuận báo cáo trong kỳ và ngược lại Trong chế độ kế toán DN tồn tại một sốphương pháp có thể được vận dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí:

Ghi nhận doanh thu: DN có thể vận dụng phương pháp phần trăm hoàn thành để

ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xâydựng Phương pháp này cho phép DN ghi nhận mức doanh thu lớn hơn hoặc nhỏhơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng; phương pháp xác địnhgiá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước, đíchdanh) ảnh hưởng đến ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đếnlợi nhuận báo cáo trong kỳ; lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định Mỗimột phương pháp khấu hao (đường thẳng, tỷ lệ sử dụng, số dư giảm dần có điềuchỉnh) có chi phí khấu hao khác nhau Cần lưu ý, phạm vi của lựa chọn này khá hạnchế

Vận dụng các phương pháp kế toán: chế độ kế toán cũng cho phép DN được phép

vận dụng các phương pháp kế toán thông qua lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí.Nhà quản trị quyết định chuyển dịch về sau (hoặc ghi nhận sớm hơn) một số loại chiphí sẽ làm giảm (hoặc tăng) chi phí của niên độ hiện hành Các loại chi phí có thểchuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công

cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí quảngcáo, chi phí bảo hành sản phẩm Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vàoniên độ phát sinh hoặc phân biệt cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp)

Trang 22

Lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý tài sản cố định: Lựa chọn thời điểm mua

hay thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán.Nhà quản trị DN có thể quyết định khi nào và mức độ các chi phí quảng cáo, chi phísửa chữa, nâng cấp cải tạo tài sản cố định được chi ra Nhà quản trị cũng có thểquyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán tài sản cố định để đẩy nhanh hoặc làmchậm lại việc ghi nhận lợi nhuận hay thua lỗ hoạt động khác Đẩy nhanh hay làmchậm việc gửi hàng cho khách hàng vào thời điểm gần cuối niên độ cũng có thể ảnhhưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận báo cáo trong kỳ

Các phương án trên có thể được vận dụng tổng hợp để điều chỉnh lợi nhuận của mộthoặc một vài kỳ kế toán Mức biến động lợi nhuận phụ thuộc vào giới hạn cho phép(hay mức linh hoạt) của các phương pháp kế toán Mặt khác, hướng điều chỉnh(tăng, giảm) lợi nhuận không thể không có giới hạn vì việc điều chỉnh doanh thu vàgiảm chi phí trong một (hoặc một số) kỳ này sẽ làm giảm doanh thu và tăng chi phítrong một vài ký kế tiếp sau đó (từ đó, số trung bình của toàn bộ số lợi nhuận điềuchỉnh trong một khoản thời gian hữu hạn, thường là vài ba năm, phải bằng 0)

Tất cả những phương pháp trên đều có thể làm sai lệch báo cáo thu nhập để hạn chếđiều này, các nhà phân tích nên trích lập một khoản nợ phải thu khó đòi, làm tăngchi phí của doanh nghiệp, nhằm mục đích bù đắp lại những khoản doanh thu bánchịu Lãi ròng sẽ gần với dòng tiền thuần của doanh nghiệp hơn và tiền nộp thuếcho cơ quan nhà nước cũng it hơn Đồng thời, khi phân tích, các nhà phân tích tàichính phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần phải đi kèm với phân tíchdòng tiền thuần của công ty

2.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk 2013:

2011-Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ 2011-2013:

Trang 23

cung cấp dịch vụ

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện xu hướng biến động doanh thu 2011-2013:

Theo số liệu cho ta thấy công ty Vinamilk có tình hình sản xuất hoạt động kinhdoanh ổn định qua các năm, doanh thu của công ty tăng dần qua các năm va hoạtđộng sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu Hoạt động tài chính và khoản thunhập khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và không có biến động lớn qua các năm Qua đâycho ta thấy công ty Vinamilk có hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững

Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu:

Trang 24

Về quản trị chi phí:

Biểu đồ 3: Tỷ trọng chi phí Vinamilk 2011-2013:

Biểu đồ 4: Biểu đồ xu hướng chi phí Vinamilk:

Trang 25

Qua đồ thị và số liệu thu thập qua các năm cho ta thấy: chi phí công ty chủ yếu làchi phí bán hàng phục vụ sản xuất kinh doanh, và chi phí quản lý doanh nghiệp Chiphí tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm, Chi phí tàichính chiếm tỷ lệ nhỏ và một điều là công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính, điều nàyđược thể hiện qua chi phí thanh toán lãi vay của công ty thấp Công ty sử dụngnguồn vốn nội bộ là chủ yếu, điều này cũng phù hợp với giai đoạn phát đoạn tăngtrưởng của Vinamilk Chi phí bán hàng có tăng theo tỷ lệ tăng doanh thu của công

ty nên đây không phải là điều đáng lo ngại Chi phí quản lý doanh nghiệp hầu như

ổn định, ít biến động qua các năm

Về lợi nhuận:

Nhìn chung xu hướng lợi nhuận công ti có xu hướng tăng và chủ yếu là từ lợi nhuậnhoạt động kinh doanh

Trang 26

Qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty cho ta thấy công ty cókhả năng sinh lợi tốt

Tuy nhiên để đánh giá được chất lượng của lãi ròng chúng ta phải so sánh lợi nhuậnnày với dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, phần này chúng ta sẽ cùng phântích báo cáo dòng tiền của công ty trong phần tiếp theo

3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.1 Đặc điểm của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.1.1 Khái niệm và sự khác biệt so với các báo cáo tài chính khác.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được gọi là báo cáo luồng tiền Thực chất báo cáonày cho chúng ta biết các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong một kỳ của đơn

vị, từ đó so sánh để biết trong kỳ đơn vị đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng baonhiêu tiền, tiền được tạo ra từ hoạt động nào và tiền được sử dụng vào hoạt độngnào của đơn vị Đây là một báo cáo mà các chủ nợ và các nhà đầu tư rất quan tâm,bởi vì đơn vị không chỉ cần hoạt động có lãi mà còn phải tạo ra tiền nữa, nếu khôngkhả năng thanh toán của đơn vị sẽ không đảm bảo Nếu hoạt động của đơn vị khôngtạo ra lợi nhuận thì sẽ làm giảm dần vốn kinh doanh, nếu đơn vị không tạo ra tiềnthì dần dần đơn vị sẽ mất khả năng thanh toán và kết quả là trong cả hai trường hợpđơn vị đều sẽ có nguy cơ đi đến phá sản

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dựa vào phươngpháp hạch toán thực tế phát sinh, nghĩa là doanh thu và chi phí được hạch toán vàothời điểm bán hàng ngay cả nếu chưa có trao đổi tiền mặt Trái lại, báo cáo lưuchuyển chỉ hạch toán những giao dịch trong đó có trao dổi tiền mặt Ví dụ, nếu bâygiờ hàng hóa được bán ra nhưng việc thanh toán sẽ đến hạn sau 60 ngày, báo cáokết quả kinh doanh sẽ xem như là doanh thu đã được tạo ra khi việc bán hàng đượcthực hiện và bảng cấn đối kế toán sẽ ghi nhận ngay lập tức vào khoản phải thu,nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ không ghi nhận giao dịch này cho đến khi hóađơn được thanh toán và tiền mặt được trao tay

+ Điểm khác biệt lớn giữa BC KQHĐKD và BC LCTT là liên quan đến khấu hao,với việc cộng trở lại phần giá trị khấu hao vào thu nhập ròng trong BC lưu chuyểntiền tệ Do chi phí khấu hao không được coi là chi phí thực chất chi ra bằng tiềnmặt Mặt khác, khoản chi phí này đã được ghi nhận toàn bộ trong phần dòng tiền từhoạt động đầu tư khi bắt đầu mua tài sản này

Trang 27

 Do đó, lãi ròng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể khác so vớidòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

3.1.2 Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm 3 thành phần:

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinhdoanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu củadoanh nghiệp, cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của donahnghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức vàtiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến nguồn tài chính bên ngoài

+ Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư làluồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sảndài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền

+ Lưu chuyển từ hoạt động tài chính: Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính làluồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu

và vốn vay của doanh nghiệp

Theo quy định, doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinhdoanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặcđiểm kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân loại và báo cáo luồng tiền theo cáchoạt động sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá ảnh hưởng của cáchoạt động đó đối với tình hình tài chính và đối với lượng tiền và các khoản tươngđương tiền tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp Thông tin này cũng được dùng đểđánh giá các mối quan hệ giữa các hoạt động nêu trên

 Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Phương pháp trực tiếp

 Phương pháp gián tiếp

 Hai phương pháp này chỉ khác nhau ở phần lập lưu chuyển tiền tệ từ hoạtđộng kinh doanh, còn lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tàitrợ thì giống nhau

3.2 Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.2.1 Phương pháp trực tiếp

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp)

Trang 28

Đơn vị tính:

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01

2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02

3 Tiền chi trả cho người lao động 03

5 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05

6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06

7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài

3 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23

4 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị

khác

24

5 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25

6 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26

7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở

hữu

31

2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu

của doanh nghiệp đã phát hành

32

3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33

6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36

Trang 29

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20 + 30 + 40) 50

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50 + 60 + 61) 70

 Nguyên tắc chung

Theo phương pháp này, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xácđịnh và phân tích trực tiếp các khoản thực thu thực chi bằng tiền trên sổ kế toán vốnbằng tiền theo từng nội dung hoạt động và từng nội dung thu chi Phương pháp nàybắt đầu từ tiền thực thu do bán hàng, đi qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liênquan đến thu, chi tiền thực tế để đến dòng tiền thuần của từng hoạt động

 Cơ sở lập

+ Bảng cân đối kế toán

+ Sổ kế toán theo dõi thu chi vốn bằng tiền ( tiền mặt, tiền gửi)

+ Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả

 Phương pháp lập

Bước 1: Phân loại dòng tiền vào ra gắn với các tài khoản liên quan

Bước 2: Từ bước 1 xác định dòng tiền thu chi liên quan đến từng hoạt động rồi lậpbáo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phần I Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Các luồng tiền thu vào:

1 Tiền thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do bán hàng hóa, thành phẩm,dịch vụ số liệu được lấy từ sổ theo dõi thu tiền, có đối chiếu với số tiền bán hàngthu được trong sổ theo dõi doanh thu bán hàng_phần thu tiền ngay (Nợ các TK 111,

112 đối ứng có TK 511, 515 (Phần không thuộc về HĐ đầu tư và HĐ tài chính)

2 Tiền thu từ các khoản nợ phải thu: Số liệu được lấy từ sổ theo dõi thu tiền cóđối chiếu với sổ theo dõi các khoản nợ phải thu từ khách hang, từ các đơn vị nội bộ

và các khoản phải thu khác, kể cả tạm ứng- phần thanh toán bằng tiền trong kỳ

+ Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng với có TK 131 ( chi tiết bán hàng kỳ trước thuđược kỳ này)

+ Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng với có TK 131 (chi tiết khách hàng ứng trướctiền mua hàng)

Trang 30

3 Tiền thu từ các khoản phải thu khác: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng sốtiền đã thu từ các khoản khác, ngoài tiền thu từ bán hàng và các khoản phải thu.Liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo như: tiền thu về bồithường, được phạt hông thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải thu… Số liệu ghivào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền ( Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có

TK 711, 133, 3386, 344, 144, 244, 461, 414, 415, 431, 136, 138, … )

Các luồng tiền chi ra:

1 Tiền đã trả cho người bán: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trảcho người bán, thông qua tài khoản 331 “ Phải trả người cung cấp”, trong kỳ báocáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiềngửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với người bán– phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặcđơn: (***) ( Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 331, 152, 153, 156 (ghi âm))

2 Tiền đã trả cho công nhân viên: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền

đã trả cho công nhân viên, thông qua tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” trong

kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt

và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán vớicông nhân viên – phần đã trả lương bằng tiền trong kỳ báo cáo và đã ghi trongngoặc đơn: (***) (Có các TK 111,112, 113 đối ứng Nợ TK 334)

3 Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước: Chỉ tiêu này được lập căn cứvào tổng số tiền đã nộp và các khoản khác cho nhà nước trong kỳ báo cáo, trừkhoản nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định đối với doanh nghiệp nhà nược Số liệu

để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiến ( tiền mặt và tiền gửi) trong

kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với ngân sách – phần trảbằng tiền trong ỳ báo cáo và được ghi trong ngoặc đơn (***) (ghi Có các TK 111,

112, 113 đối ứng Nợ TK 3334 (ghi âm))

4 Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vàotổng số tiền đã tra cho các khoản nợ phải trả như: Phải trả cho các đơn vị trong nội

bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, nợ dài hạn đến hạn trả, cáckhoản ký quỹ, ký cược đến hạn trả và các khoản phải trả khác Số liệu để ghi vàochỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo,

có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán các khoản phải trả tương ứng – phần

đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)(Ghi Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 811, 333 (không bao gồm thuế

Trang 31

TNDN), 144, 244, 3382, 3383, 3384, 3386, 334, 351, 352, 431, 414, 415, 335,336….)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánhchênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuấtkinh doanh trong kỳ báo cáo Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng các khoản thuvào trừ đi cho các khoản chi ra

Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu

tư của doanh nghiệp

Các luồng tiền thu vào

1 Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Chỉ tiêu này được lập căn cứvào tổng số tiền đã thu về các khoản vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu,trái phiếu đến hạn đã mua của các doanh nghiệp, đơn vị khác trong kỳ báo cáo Sốliêu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kỳ báo cáo (ghi Nợcác TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK121, 221, 222, 223, 128, 228 (theo chi tiết))

2 Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Chỉ tiêu này được lập căn cứvào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do cho vay, góp vốn liên doanh, nắmgiũ các cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác trong kỳ báo cáo Số liêu để ghi vàochỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền trong kỳ báo cáo ( Nợ các TK 111, 112,

113 đối ứng Có TK 515 (phù hợp với nội dung của chỉ tiêu))

3 Tiền thu do bán tài sản cố định: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu

do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo

Các luồng tiền chi ra

1 Tiền đầu tư vào các đơn vị khác: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tông số tiềncho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trai phiếu của các đơn vị khác Số liệu

để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiến ( tiền mặt và tiền gửi) trong

kỳ báo cáo và được ghi trong ngoặc đơn (***) (Có các TK 111, 112, 113 đối ứng

Nợ TK121, 221, 222, 223, 128, 228 (theo chi tiết), (ghi âm) kể cả chi phí góp vốn(phần đối ứng với nợ TK 635)

2 Tiền mua tài sản cố định: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi ratrong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng tài sản cố định Số liệu để ghi vào chỉ tiêunày lấy từ sổ kế toán chi tiền trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hìnhthức ghi trong ngoặc đơn: (***) (Có TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 211, 213,

Trang 32

217, 241, 228 (theo chi tiết), TK 331, 341 (chi tiết thanh tóan cho người cung cấpTSCĐ) (ghi âm)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiềnthu vào với tổng số chi ra từ hoạt động đầu tư được báo cáo trong kỳ

Phần III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tàichính của doanh nghiệp

Các luồng tiền thu vào

1 Tiền thu do đi vay: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đivay các ngân hàng, tổ chức tài chinh, các đối tượng khác Số liệu để ghi vào chỉ tiêunày lấy từ sổ kế toán chi tiền trong kỳ báo cáo (Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng

Có TK 311, 341, 342, 343)

2 Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng sốtiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới hình thức chuyển tiềnhoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ

sổ kế toán chi tiền trong kỳ báo cáo (Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 411)

3 Tiền thu từ lãi tiền gửi: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu vềcác khoản lãi đã được trả do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngânhàng, tổ chức tài chính hoặc các đơn vị khác trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vàochỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền trong kỳ báo cáo (

Các luồng tiền chi ra

1 Tiền đã trả nợ vay: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho cáckhoản vay của ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác Số liệu để ghivào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm(Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 311, 315, 341, 342, 343 (ghi âm) )

2 Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng sốtiền đã chi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới hình thức bằng tiềnhoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền Đối với doanh nghiệp nhà nước,tổng số tiền nộp khấu hau cơ bản cho ngân sách nhà nước cũng phản ánh vào chỉtiêu này Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán trong kỳ kế toán và đượcghi bằng số âm (Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 411, 419 (ghi âm))

3 Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền

đã đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác có lập quỹ xí nghiệp từ

Trang 33

lợi nhuận sau thuế thì các khoản tiền chi từ nguồn các quỹ xí nghiệp như: quỹ pháttriển kinh doanh, quỹ khen thưởng, phúc lợi… cũng được phản ánh vào chỉ tiêunày Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền trong kỳ kế toán vàđược ghi bằng số âm (Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 421 (ghi âm))

Lưu chuyển tiên thuần từ hoạt động tài chính: phản ánh tình hình chênh lệch giữatổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chênh lệch giữatổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.Chỉ tiêu này là số tổng cộng của các chỉ tiêu trong 3 phần Nếu số liệu chỉ tiêu này

là âm sẽ được ghi trong ngoặc đơn

Tiền tồn đầu kỳ:

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo Có đối chiếuvới chỉ tiêu tiền tồn cuối kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳtrên sổ kế toán thu, chi tiền báo cáo

Tiền tồn cuối kỳ:

Chỉ tiêu này là số tổng cộng của lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và tiền tồn cuối kỳ.Chỉ tiêu này phải bằng với số dư vốn bằng tiền cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán kỳbáo cáo

Chú ý: Khi phân loại dòng tiền vào, ra gắn với 3 hoạt động thì: Dòng tiền vào, raliên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ được ghi nhận vào dòng tiền từ hoạt độngkinh doanh, trừ 1 số trường hợp:

- Lãi vay

- Mua/bán chứng khoán vì mục dích thương mại

Ví dụ về lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.

Trích 1 số tài khoản ở bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH ITPSA Việt Nam vào ngày 31/3/2012 như sau :

Trang 34

Tài Khoản 112 Tiền gởi Ngân Hàng

ứng

Số tiền

Trang 35

Chú ý: Giả sử tài khoản 113 :Tiền đang chuyển “ không phát sinh.

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Phương pháp trực tiếp)

I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

2.Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 02

6.Tiền nôp thuế và các khoản khác cho nhà nước 06 (158.400)

7.Tiền đã trả các khoản nợ phải trả khác 07

Trang 36

II.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

1.Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác 21

2.Tiền thu lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác 22

III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động Tài chính

2.Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn 32 800.000

6.Tiền lãi đã trả cho các nhà Đầu tư vào Doanh nghiệp 36

3.2.2 Phương pháp gián tiếp

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp gián tiếp- Từ HĐ KD)

Đơn vị tính:

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

2 Điều chỉnh cho các khoản

Trang 37

- Khấu hao TSCĐ 02

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04

3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu

động

08

- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả,

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15

- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20

Nguyên tắc chung

Theo phương pháp gián tiếp, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cáchđiều chỉnh lợi nhuận trước thuế hoặc lãi sau thuế của hoạt động sản xuất kinh doanhkhỏi ảnh hưởng các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng,giảm lợi nhuận, loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tàichính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưuđộng

Nguyên tắc lập được xuất phát từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí

LNTT = Doanh thu - Chi phí

Doanh thu HĐKD đã thu tiền Chi phí HĐKD đã trả tiền

Doanh thu HDKD chưa thu tiền Chi phí HDKD chưa trả tiền

Ngày đăng: 25/01/2015, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w