Giá trị thị trường của doanh nghiệp 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 66)

IV. Các chỉ số tài chính cơ bản 1 Tính thanh khoản

5.Giá trị thị trường của doanh nghiệp 1 Mục tiêu

5.1. Mục tiêu

Công ty huy động vốn từ thị trường bằng cách bán cổ phần cho nhà đầu tư. Phân tích giá trị thị trường của công ty để nhận biết được giá trị do thị trường nhận định đối với công ty, từ đó có cơ sở điều chỉnh cấu trúc vốn hợp lý.

Nhận biết được thành quả của kinh doanh có đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông hay không.

5.2. Các tỷ số liên quan

Mục tiêu: Đánh giá bản thân công ty có thể tạo khả năng sinh lời bao nhiêu từ đồng vốn của cổ đông đóng góp.

Cách tính:

- Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. - EPS từ 15% - 35 % là tỉ lệ tương đối phổ biến tại Việt Nam, nó phản ánh tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và giá vốn chấp nhận được của thị trường vốn.

Lưu ý:

- Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Do đó, EPS khác với DIV.

- EPS chỉ tính trên số cổ phần thường, do đó nếu tài sản của doanh nghiệp có tài trợ bằng cổ phần ưu đãi thì lợi nhuận sau thuế phải trừ cổ tức cổ phần ưu đãi được hưởng.

- Chỉ số này có thể bị méo mó khi lợi nhuận của doanh nghiệp bị làm sai lệch bởi các thủ thuật kế toán. Do vậy, nhà đầu tư cần kết hợp với các yếu tố khác khi đánh giá cổ phiếu.

- Người ta cũng sử dụng EPS pha loãng (diluted EPS) để tính toán thu nhập mỗi cổ phần có xét đến yếu tố khối lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp sẽ tăng thêm trong tương lai do việc chuyển đổi các loại chứng khoán nợ chuyển đổi (trái phiếu chuyển đổi), thực hiện quyền chọn, chứng quyền...Thông thường, EPS pha loãng sẽ thấp hơn so với EPS cơ bản.

Ví dụ: Tính EPS của VNM từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: VND 2011 2012 2013 Thu nhập CP thường 4.166.604.997.301 5.819.454.717.083 6.534.133.662.834 Số lượng CP thường đang lưu hành 546.582.775 833.639.586 833.505.248 EPS 7.623 6.981 7.839

EPS của VNM ở mức cao và ổn định từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2013, EPS của VNM đạt 7.839 đồng/CP, cao nhất trên thị trường sữa. EPS năm 2013 tăng do

trong năm Công ty có đưa vào hoạt động hai công trình lớn là Nhà máy sữa Việt Nam và Nhà máy sữa bột Việt Nam.

Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV/EPS)

Mục tiêu: Đánh giá mức độ chi trả cổ tức của công ty.

Cách tính:

Trong đó:

• Cổ tức mỗi cổ phần =

• Từ đó tính được: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - Tỷ lệ chi trả cổ tức

- Tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.

- Thông thường, các công ty sẽ cân đối giữa mục tiêu trả cổ tức cho cổ đông và giữ lại thu nhập để tái đầu tư.

Lưu ý: Các công ty sẽ chi trả cổ tức theo giai đoạn phát triển của họ, do đó khi phân tích tỷ lệ chi trả cổ tức phải đánh giá cùng với chu kỳ sống của doanh nghiệp. Thông thường các công ty đang phát triển có xu hướng tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận nên không chi trả cổ tức. Tỷ lệ chi trả càng cao nghĩa là công ty đó càng trưởng thành và có lượng lợi nhuận giữ lại lớn.

Ví dụ: Tính tỷ lệ chi trả cổ tức của VNM từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: VND 2011 2012 2013 Cổ tức mỗi cổ phần 1.356 2.667 4.600 - Tổng cổ tức 741.428.260.000 2.222.994.056.000 3.834.006.138.60 0 - Số lượng CP

thường đang lưu

hành 546.582.775 833.639.586 833.505.248

Thu nhập mỗi cổ

Tỷ lệ chi trả cổ tức 17,79% 38,20% 58,68% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức tỷ lệ chi trả cổ tức của VNM luôn ở mức cao. Đặc biệt, năm 2013 Công ty đạt lợi nhuận “khủng” do đó chi trả cổ tức lớn. VNM đang trong giai đoạn trưởng thành, lợi nhuận giữ lại lớn nên tỷ lệ chi trả cổ tức cao.

Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)

Mục tiêu:

- Đánh giá mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty hoặc đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS).

- Sử dụng để định giá cổ phiếu, thể hiện kỳ vọng của thị trường về sự phát triển của Công ty trong tương lai. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.

Cách tính:

Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.

Lưu ý

- Khi các công ty làm ăn không có lãi, tất yếu là EPS của công ty đó sẽ âm, do vậy việc tính toán P/E của các công ty này sẽ gặp nhiều khó khăn. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc làm thế nào để giải quyết được vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng cứ để hệ số P/E âm, một số khác thì cho rằng nên gán cho P/E trong trường hợp này giá trị bằng 0, trong khi phần lớn ý kiến khác thì nghĩ đơn giản là trong trường hợp này, P/E không tồn tại.

- Khi phân tích P/E phải phân tích cùng với tốc độ tăng trưởng của Công ty để thấy được Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Và phân tích yếu tố ngành kinh doanh bởi vì việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng một ngành kinh doanh.

- Chỉ số P/E có thể bị sai lệch do ảnh hưởng của các nguyên tắc kế toán, chủ quan của người tính ảnh hưởng đến lãi ròng, do đó tác động đến P/E. Lợi nhuận

ròng là một chỉ số kế toán bao gồm cả những khoản mục phi tiền tệ nên cần phải điều chỉnh khi tính toán.

- Trong thời gian lạm phát cao, hàng tồn kho và chi phí khấu hao có khuynh hướng giảm đi vì chi phí thay thế hàng hoá và trang thiết bị tăng theo mức giá chung của thị trường. Do đó, tỷ lệ P/E có khuynh hướng thấp hơn trong suốt thời gian lạm phát cao bởi lợi nhuận đã bị bóp méo đi, lớn hơn với con số thực tế. Cũng như tất cả các chỉ số khác, việc xem xét P/E trong một thời gian để xác định xu hướng sẽ hữu ích hơn nhiều. Lạm phát sẽ khiến cho việc theo dõi trở nên khó khăn vì thông tin trong quá khứ sẽ không còn phù hợp nhiều với điều kiện hiện tại nữa, độ sai lệch cũng lớn hơn.

- Có rất nhiều cách để lý giải P/E. Một tỷ lệ P/E thấp cũng không nhất thiết là công ty đó bị định giá thấp. Thay vào đó, điều này có nghĩa là thị trường đang tin rằng công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần. Giá cổ phiếu giảm thường do tác động của một số nguyên nhân nào đó. Có thể là do công ty đã cảnh báo rằng lợi nhuận ròng thu được sẽ thấp hơn kỳ vọng. Điều này sẽ không được phản ánh trong hệ số P/E cho đến khi thông tin về lợi nhuận ròng thật sự được đưa ra, trong suốt thời gian đó thì công ty có thể bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.

Ví dụ: Tính tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập của VNM

ĐVT: VND

2011 2012 2013

Giá thị trường tại ngày 31/12 34.500 54.300 132.800

Thu nhập mỗi cổ phần 7.623 6.981 7.839

Tỷ số giá trị thị trường 4,53 7,78 16,94

Tỷ số giá trị thị trường của VNM ở mức cao và tăng đều qua các năm cùng với sự tăng trưởng của Công ty. VNM đang được định giá rất tốt trên thị trường, giá CP tăng liên tục trên thị trường qua các năm.

Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield)

Mục tiêu: Giúp nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào.

Cách tính:

Phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào. Thu nhập của nhà đầu tư gồm 2 phần: cổ tức và

chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phần thấp điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư. Họ mong đợi một tăng trưởng nhanh trong cổ tức và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phần.

Lưu ý

- Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây:

• Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩ gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS,... Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn.

• Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩa là không cần sử dụng lợi nhuận thặng dư. Điều này có thể có nhiều lý do: công ty sử dụng vốn vay, công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai.

- Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn, do đó trong Đại hội cổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều.

Tỷ số giữa giá thị trường và giá trị sổ sách (Market to bookvalue)

Mục tiêu: Đánh giá số tiền thực tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thể hiện giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà doanh nghiệp đóng góp. Đối với các nhà đầu tư, M/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của ngân hàng và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa của giá thị trường là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương lai của ngân hàng; và tỷ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng.

Lưu ý

- Chỉ số M/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

- Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 66)