Phân tích khả năng sinh lợi 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 60)

IV. Các chỉ số tài chính cơ bản 1 Tính thanh khoản

4. Phân tích khả năng sinh lợi 1 Mục tiêu

4.1. Mục tiêu

Nhóm các tỷ số phân tích khả năng sinh lợi dùng để đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần, v.v…

4.2. Các tỷ số liên quan

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Mục tiêu: Đánh giá tài sản của doanh nghiệp có khả năng sinh lợi không. Nếu

có khả năng sinh lợi thì có bền vững không.

Công thức:

- Nếu ROA lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi. Về cơ bản, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.

- ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

Lưu ý:

- Khi sử dụng số liệu để tính toán chỉ số, người phân tích phải chú ý đảm bảo tính tương thích của hai chỉ tiêu ở tử và mẫu về kỳ phân tích và mối quan hệ nhân quả giữa hai chỉ tiêu (điều chỉnh tử hoặc mẫu).

- Khi tính toán chỉ tiêu này số liệu Tổng tài sản tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài

chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu Tổng tài sản bình quân (nếu có thể) khi tính toán ROA:

Số trung bình = (số đầu kỳ + số cuối kỳ)/2

- Bên cạnh đó, khi tính ROA người ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) hoặc Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay*(1-T) để thay thế cho chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế (trong đó T là thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp).

Hoặc

- Theo quan điểm này, ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản trong khi nguồn hình thành tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Theo ý nghĩa này, các chi phí về vốn vay (chi phí lãi vay) và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải được cộng vào để tính hiệu quả của doanh nghiệp chứ không chỉ bao gồm phần mà chủ doanh nghiệp thu về.

- Trong một số trường hợp, người phân tích phải điều chỉnh công thức ở tử và mẫu vì một lý do nào đó:

• Loại bỏ các tài sản không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp tạo ra lãi ròng khi tính ROA như: tài sản chờ thanh lý, tiền và các khoản tương đương tiền (chỉ loại bỏ các khoản tiền và tương đương tiền nằm ở trạng thái số dư tiền mặt tối thiểu doanh nghiệp phải duy trì do nó không tham gia vào hoạt động), tài sản đầu tư tài chính (loại tài sản này chỉ khi áp dụng tính ROA cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) đồng thời chỉ sử dụng lãi ròng được tạo ra từ hoạt động kinh doanh.

• Điều chỉnh cộng lùi khấu hao lũy kế vào tài sản hoặc loại bỏ khấu hao tại lãi ròng cho tương thích. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng không cần điều chỉnh khấu hao. Do đó, tùy vào tình hình doanh nghiệp và mục tiêu, quan điểm của người phân tích mà có điều chỉnh khấu hao hay không.

• Đối với các công ty hợp nhất, tổng tài sản bao gồm tài sản của công ty con nên thu nhập phải bao gồm cả thu nhập của công ty con. Do đó, phải cộng lùi phần thu nhập hoặc lỗ của cổ đông thiểu số vào thu nhập.

Ví dụ: Tính ROA của Vinamilk từ năm 2011 đến năm 2013

2011 2012 2013

Lợi nhuận ròng 4.218.181 5.819.454 6.534.107

Tổng tài sản 15.582.671 19.697.868 22.875.414

ROA 27,07% 29,54% 28,56%

ROA điều chỉnh (*) 32,01% 32,99% 30,70%

(*) ROA điều chỉnh = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản bình quân

Từ năm 2011 đến năm 2013 Công ty không có tài sản chờ thanh lý (Thông tin dựa vào Thuyết minh báo cáo tài chính đã kiểm toán của VNM từ năm 2011 đến năm 2013). Không điều chỉnh khấu hao của Công ty. ROA của VNM ở mức cao và ổn định qua các năm  Khả năng sinh lợi từ tài sản của Công ty là tốt và ổn định.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)

Mục tiêu: Đánh giá vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi không. Nếu có khả năng sinh lợi thì có bền vững không.

Công thức:

Trong đó:

• Tỷ suất lợi nhuận biên = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

• Số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Giá trị bình quân tổng tài sản

• Hệ số đòn bẩy tài chính = Bình quân tổng tài sản/Bình quân vốn cổ phần phổ thông

- Nếu ROE mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

- ROE đo lường hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông phổ thông. Nói cách khác đo lường thu nhập trên một đồng vốn của chủ sở hữu đưa vào SXKD.

- ROE phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.

- ROE hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

Lưu ý:

- Khi tính toán chỉ tiêu này số liệu vốn cổ phần tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu vốn cổ phần bình quân (nếu có thể) khi tính toán ROE:

Số trung bình = (số đầu kỳ + số cuối kỳ)/2

- Nếu tài sản của doanh nghiệp có tài trợ bằng cổ phần ưu đãi thì lãi ròng phải trừ cổ tức cổ phần ưu đãi.

Ví dụ: Tính ROE của VNM từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: triệu đồng 2011 2012 2013 Lợi nhuận ròng 4.218.181 5.819.454 6.534.107 Vốn cổ phần 12.477.205 15.493.096 17.545.489 ROE 33,81% 37,56% 37,24% ROE điều chỉnh (*) 41,27% 41,61% 39,55%

(*) ROE điều chỉnh = Lợi nhuận ròng/Vốn cổ phần bình quân

Năm 2011 đến năm 2013 Công ty có chia cổ tức nhưng Thuyết minh báo cáo tài chính không trình bày chi tiết cổ tức cổ phần thường và cổ tức cổ phần ưu đãi. Do đó, không có cơ sở để điều chỉnh lợi nhuận ròng.

ROE của VNM ở mức cao và ổn định qua các năm. Năm 2013 ROE điều chỉnh của VNM là 39,55% cao hơn ROA là 30,7%  Vốn chủ sở hữu mà cổ đông đầu tư vào Công ty sinh lợi cao và bền vững. Đồng thời, ROE lớn hơn ROA chứng tỏ đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông mặc dù đòn bẩy tài chính của VNM là không cao.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Mục tiêu: Đánh giá doanh thu của doanh nghiệp có khả năng sinh lợi không. Nếu có khả năng sinh lợi thì có bền vững không. Đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc kiểm tra mức chi phí liên quan đến doanh thu. Chẳng hạn, từ một mức doanh thu nào đó doanh nghiệp có thể tăng lãi ròng bằng cách giảm đi các loại chi phí.

Công thức:

- Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

- Tuy nhiên, ROS phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh ROS của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, ROS và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá ROS, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

Lưu ý: Đánh giá chất lượng của doanh thu để từ đó đánh giá khả năng sinh lời trên doanh thu.

Ví dụ: Tính ROS của VNM từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: triệu đồng

2011 2012 2013

Lợi nhuận ròng 4.218.181 5.819.454 6.534.107

Doanh thu 22.070.557 27.101.683 31.586.007

ROS của VNM ở mức cao và ổn định từ năm 2011 đến năm 2013, doanh thu của Công ty tăng hàng năm  Doanh thu của Công ty có thể tạo ra lợi nhuận và ổn định qua các năm.

Tỷ suất sinh lợi căn bản (BEP)

Mục tiêu: Đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.

Cách tính:

- Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Ví dụ: Tính BEP của VNM từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: triệu đồng

2011 2012 2013

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 4.965.058 6.926.553 8.010.152

Tổng tài sản 15.582.671 19.697.868 22.875.414

BEP 37,68% 39,27% 37,63%

BEP của VNM từ năm 2011 đến năm 2013 ở mức cao và ổn định, cao hơn ROA và ROE  Khả năng sinh lợi cao của Công ty kể cả khi không có thuế và lãi vay và mức sinh lợi ổn định qua các năm.

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROI)

Mục tiêu: Đánh giá khả năng sử dụng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận tạo ra từ vốn đầu tư có bền vững không.

Cách tính:

- So sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và ROI sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.

Lưu ý

- Trong một số trường hợp, vì lý do nào đó vốn đầu tư cần được điều chỉnh để phù hợp với mục đích phân tích. Vốn đầu tư của doanh nghiệp bằng:

Vốn đầu tư = Tổng tài sản - (tiền và các khoản tương đương tiền) - các khoản nợ không phải trả lãi

- Tuy nhiên tính theo công thức này không đơn giản vì rất khó xác định đâu là các khoản nợ không phải trả lãi, do các báo cáo tài chính do các doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi báo cáo đầy đủ, ngay cả khi họ cung cấp thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy công thức trên được thay bằng công thức gần đúng, trong đó vốn đầu tư được coi là bằng vốn sử dụng (Capital Employed):

Vốn đầu tư = Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Tổng nợ ngắn hạn

Ví dụ: Tính ROI của VNM từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: triệu đồng 2011 2012 2013 EBIT 4.992.925 6.932.782 8.010.360 Thuế suất (*) 25% 25% 25% Tổng tài sản 15.582.671 19.697.868 22.875.414 Tổng nợ ngắn hạn 2.946.537 4.144.990 4.956.397 ROI (**) 29,63% 33,43% 33,53%

(*) VNM có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất từ 15% đến 25% trên thu nhập chịu thuế, tùy theo nơi đặt của các nhà máy sản xuất. Do đó, sử dụng mức thuế suất cao nhất 25% để tính ROI

(**) Công thức tính ROI = EBIT * (1-T) / (Tổng tài sản – Tổng nợ ngắn hạn) ROI của VNM ở mức cao và ổn định  Công ty sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả và khả năng tạo lợi nhuận từ vốn đầu tư cao, bền vững.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w