Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo khác 1 Thuyết minh báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 43)

4.1. Thuyết minh báo cáo tài chính

Khái niệm: Thuyết minh đi kèm với các báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu trong phân tích báo cáo tài chính. Thuyết minh BCTC là một báo cáo tổng hợp được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác bỏ qua hay không thể trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.

Mục đích: Các thuyết minh này giúp nhà đầu tư, người đọc BCTC hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể nó sẽ cung cấp thêm các loại thông tin như:

 Đưa ra các thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.

 Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.

 Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.

Nội dung cơ bản của báo cáo thuyết minh tài chính :  Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.

Các chính sách kế toán áp dụng.

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 Nhà đầu tư và nhà phân tích cần quan tâm đến báo cáo thuyết minh vì: Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, lạm phát gia tăng, thông qua thuyết minh báo cáo tài chính, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các khoản đầu tư tài chính (ngắn hạn và dài hạn), tình trạng hàng tồn kho,… của các công ty. Bởi nếu chỉ nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể chúng ta hoàn toàn không biết hoặc hiểu sai lệch về các thông tin này. Chẳng hạn, một số công ty có khoản đầu tư ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn trên bảng cân đối kế toán rất lớn và nhà đầu tư lầm tưởng đó là khoản đầu tư vào chứng khoán nên kết luận, với đà suy giảm của thị trường chứng khoán như hiện nay thì tài chính của công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí có nguy cơ thua lỗ cao. Tuy nhiên, có thể đó chỉ là khoản tiền gửi ngắn hạn tại một ngân hàng hay khoản đầu tư dài hạn vào trái phiếu chính phủ, góp vốn đầu tư vào các công ty khác… Tất nhiên, không loại trừ

khả năng đó thực sự là khoản đầu tư vào chứng khoán. Điều này, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ khi đọc thuyết minh BCTC, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.

Một vấn đề khác đối với thuyết minh BCTC là đôi khi công ty gây khó cho nhà đầu tư bằng cách sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành luật hoặc chuyên ngành kỹ thuật. Hãy thận trọng nếu thuyết minh BCTC sử dụng từ khó hiểu, trong trường hợp này, có thể công ty đang cố gắng che đậy điều gì đó. Những nhà đầu tư hiểu biết sẽ theo dõi cả những thông tin mà người khác thường không để ý hoặc bỏ qua. Với tầm quan trọng của thuyết minh BCTC, nhà đầu tư sẽ thấy rằng, những thông tin khô khan, không mấy ai quan tâm, nhưng thực sự rất có giá trị.

4.2. Một số báo cáo khác.4.2.1. Báo cáo của ban quản trị: 4.2.1. Báo cáo của ban quản trị:

Nội dung của BCQT bao gồm các hoạt động của HĐQT trong khoảng thời gian (quý, năm),những nghị quyết, thay đổi nhân sự và các giao dịch cổ phiếu của các cổ đông lớn và các vấn đề khác.

Thực tế, những nội dung trên đã được doanh nghiệp công bố rải rác mỗi khi xuất hiện, nên BCQT có thể xem như một sự tổng hợp lại. Đối với những cổ đông, nhà đầu tư thường xuyên theo dõi một doanh nghiệp nào đó, BCQT có thể không quá quan trọng. Nhưng đối với những người mới tiếp cận, BCQT sẽ khái quát tình hình của doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Mục đích

• Dùng để tăng cường trách nhiệm của nhà quản lí cấp cao đối với hệ thống tài chính và kiểm soát nội bộ của công ty.

• Phân công vai trò của nhà quản lí, giám đốc và kiểm toán viên trong việc chuẩn bị các báo cáo tài chính.

4.2.2. Báo cáo kiểm toán:

Một kiểm toán viên bên ngoài là kiểm toán viên độc lập được ban quản lí thuê để đưa ra ý kiến đánh giá về việc các báo cáo tài chính của công ty có tuân theo các nguyên tắc kế toán chung hay không ? Và kết quả kiểm toán sẽ được kiểm toán viên ghi vào báo cáo kiểm toán.

Mục đích: Báo cáo kiểm toán nếu có kết quả tốt sẽ chứng minh sự chính xác của các báo cáo kiểm toán là cao, còn nếu có những đánh giá kém chất lượng thì các nhà phân tích tài chính có thể gặp rủi ro trong quá trình phân tích.

4.2.3. Báo cáo ủy nhiệm:

Ủy nhiệm có nghĩa là một biện pháp mà một cổ đông ủy quyền cho người khác hành động thay thế cho họ tại Đại hội đồng cổ đông. Một báo cáo ủy nhiệm chứa đựng những thông tin cần thiết cho cổ đông trong việc bỏ phiếu các vấn đề mà nó được ủy quyền. Các phiếu biểu quyết của cổ đông rất quan trọng đối với việc bầu chọn Hội đồng quản trị và biểu quyết hoạt động của công ty như sáp nhập, thâu tóm và phát hành chứng khoán.

Một báo cáo ủy quyền chứa đựng những thông tin phong phú về một công ty bao gồm thông tin về các cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phiếu đang lưu hành trở lên, tiểu sử của Hội đồng quản trị, các thỏa thuận trả công cho công nhân viên và thành viên Hội đồng quản trị, kế hoạch phúc lợi cho công nhân, và các giao dịch mua bán với nhân viên và thành viên Hội đồng quản trị công ty.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 43)