Tính hiệu quả trong vấn đề sửdụng đòn bẩy tài chính 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 55)

IV. Các chỉ số tài chính cơ bản 1 Tính thanh khoản

3.Tính hiệu quả trong vấn đề sửdụng đòn bẩy tài chính 1 Mục tiêu

3.1. Mục tiêu

- Xác định doanh nghiệp có đảm bảo điều kiện để sử dụng đòn bẩy tài chính thuận lợi không?

- Đánh giá doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chínhcó hiệu quả không

3.2. Các tỷ số liên quan

• Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

- Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp bằng chính nguồn vốn của công ty.

- Tỷ số này giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính và làm thế nào công ty chi trả các khoản nợ của mình.

- Nếu hệ số này lớn hơn 1 điều này có nghĩa là tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản nợ còn ngược lại thì tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn cổ phần. Tỷ số này càng nhỏ nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì công ty ít gặp khó khăn về tài chính, ngược lại nếu tỷ số này lớn cho thấy công ty đã vay mượn quá nhiều so với số vốn hiện có nên có khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ, tệ hơn nữa sẽ dẫn tới nguy cơ kiệt quệ tài chính hoặc phá sản.

• Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần

• Tỷ số nợ trên tổng tài sản

- Tỷ số ngày đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản , có nghĩa là trong tổng tài sản hiện tại của công ty có bao nhiêu phần trăm là tài sản được tài trợ từ nợ.

- Đối với các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số nợ càng thấp thì khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty sẽ cao hơn.

- Đối với các nhà quản trị, cổ đông thường thích tỷ số này cao vì điều đó có nghĩa là công ty chỉ góp một phần vốn nhỏ trên tổng vốn thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu; bên cạnh đó nhà quản trị chỉ đưa ra lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn, khi mà công ty tạo ra được khoản nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ tăng rất nhanh.

• Tỷ số tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản

• Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần

• Khả năng thanh toán lãi vay

- Tỷ số khả năng trả lãi hay Tỷ số trang trải lãi vay là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay.

- Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không.

- Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Tỷ số này càng cao so với tỷ số trung bình ngành càng tốt. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản.

Lưu ý:

- Người phân tích phải lưu ý đến đặc điểm ngành sẽ mang đến những rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp

- Khi phân tích một doanh nghiệp thuộc ngành có rủi ro kinh doanh cao đang ở trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng mà lại sử dụng nợ cao thì rất đáng e ngại. Nếu kết quả kinh doanh xấu thì việc sử dụng nợ cao sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn tài chính, thậm chí kiệt quệ tài chính hay phá sản. - Khi phân tích một doanh nghiệp sử dụng nợ thì phải lưu ý đến tính thanh khoản của doanh nghiệp như thế nào khi sử dụng nợ ngắn hạn với mức độ cao và nếu là nợ dài hạn thì có khuếch đại EPS hay không? Điều này giúp cho người phân tích thấy được doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay hay không.

- Người phân tích phải luôn quan tâm đến tính bền vững từ khả năng sinh lợi.

- Người phân tích phải nhận ra doanh nghiệp nên sử dụng nợ đến ngưỡng nào.

Minh họa phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và sử dụng đòn bẩy của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) từ năm 2011 đến năm 2013:

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số vòng quay hàng tồn kho 7.69 7.88 9.25

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 47 46 39

Số vòng quay tiền mặt 12.65 12.05 15.48

Số vòng quay các khoản phải thu 13.13 12.03 12.44

Kỳ thu tiền bình quân 27 30 29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số vòng quay các khoản phải trả 7.74 7.49 6.80

Số vòng luân chuyển vốn lưu động 4.42 3.94 4.12

Số ngày luân chuyển vốn lưu động 82 91 87

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 2.81 2.58 2.57

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 5.10 4.06 3.65

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (%) 24.89 27.14 30.25

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần (%) 1.27 0.39 2.00

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 19.93 21.35 23.20

Tỷ số tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (%) 1.02 0.30 1.53

Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (%) 124.89 127.14 130.38

Khả năng thanh toán lãi vay 358 2,226 77,003

- Số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng 1.37 lần so với năm 2012 và 1.5 lần so với năm 2011 cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2013 nhanh hơn năm 2012, 2011và tình hình bán hàng của công ty rất tốt đồng thời kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm 2013 giảm 7 ngày so với năm 2012 và giảm 8 ngày so với năm 2011cho chúng ta thấy số ngày hàng hóa lưu trong kho giảm so với năm 2012, 2011, bên cạnh đó giá trị hàng tồn kho năm 2013 cũng giảm 8% so với năm 2012 đã giúp công ty tiết kiệm chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.

- Số vòng quay tiền mặt năm 2013 tăng 3.43 với năm 2012, và tăng 2.83 so với năm 2011 cho thấy tốc độ luân chuyển tiền mặt hiện nay đã nhanh hơn 2 năm trước đó. Thời gian để công ty chuyển hóa các nguyên vật liệu sản xuất thành tiền mặt nhanh hơn.

- Số vòng quay các khoản phải thu năm 2013 tăng 0.41 lần so với năm 2012 và giảm 0.69 lần tăng lên tương ứng với số ngày thu tiền năm 2013 (29 ngày) giảm 1 ngày so với năm (2012), đây là dấu hiệu khả quan, cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty khá 0tốt, vốn của công ty ít bị các đơn vị khác chiếm dụng.

- Số vòng quay các khoản phải trả năm 2013 giảm 0.69 và 0.94 so với năm 2012, 2011 điều này cho thấy công ty đang thanh toán chậm hơn cho nhà cung cấp so với hai năm trước và đang tăng cường chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.

- Số vòng luân chuyển vốn lưu động không ổn định lắm, năm 2013 quay được 4.12 lần/năm tăng 0.18 lần so với năm 2012 và giảm 0.3 so với năm 2011nhưng nó cho thấy việc công ty đã đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động góp phần giải quyết nhu cầu về vốn lưu động, cùng với số ngày luân chuyển vốn lưu động là 87

ngày giảm 4 ngày so với năm 2012 chứng tỏ vốn lưu động đã được luân chuyển nhiều trong kỳ, công ty sử dụng vốn hiệu quả.

- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2013 cho ta thấy với một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 2.57 đồng doanh thu thuần không biến động quá nhiều so với năm 2012 (2.58) và 2011 (2.81) cho thấy công ty đang sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả.

- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2013 cho ta thấy với một đồng tài sản dài hạn tạo ra được 3.65 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2012 là : 0.41 đồng ( 4.06 đồng) nguyên nhân là do tỷ trọng tài sản cố định bình quân năm 2013 đã tăng so với năm 2012 29.6 % (tăng từ 6,543,531,288,681 đồng lên 8,480,358,541,936 đồng) trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 16.5% (tăng từ 26,561,574,179,964 đồng lên 30,948,602,127,306 đồng). Điều này cho thấy công ty đã mua sắm nhiều tài sản cố định và mong đợi rất lớn vào hiệu quả mà nó sẽ mang lại trong tương lai. Điều này đã làm hiệu quả sửng dụng tài sản năm 2013 đã giảm hơn 2012 chút ít 0.06 đồng, một đồng tài sản tạo ra 1.45 đồng doanh thu.

- Tỷ số nợ trên vốn cổ phần có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2013 là 30.25 % tăng so với năm 2012, 2011 lần lượt là 3.11% và 5.36% cho thấy công ty có gia tăng trong việc sử dụng các khoản nợ, đặc biệt là nợ dài hạn tăng từ 59,781,521,230 đồng năm 2012 lên 350,663,213,221 đồng năm 2013 tương ứng với tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần tăng 1.61% , tuy vậy nợ vẫn chếm tỷ lệ không lớn so với nguồn vốn tự có và công ty hoàn toàn có thể trả các khoản nợ khi đến hạn.

- Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty Vinamilk từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng không cao, năm 2013 tăng 1.85% so với năm 2012 và tăng 3.27% so với năm 2011. Mặt khác, tỷ số này năm 2013 là 23.2% cho thấy chỉ có 23.2% tài sản của công ty được tài trợ từ nợ, điều này cho thấy công ty chủ trương sử dụng nợ thấp, tránh gây ra áp lực phải trả nợ.

- Khả năng thanh toán lãi vay của công ty Vinamilk tăng rất mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. Có thể thấy rất rõ điều này ở tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đã tăng từ 358 năm 2011 lên 2,226 năm 2012 và đạt mức cực cao 77,003 vào năm 2013, lý giải cho điều này là do chi phí lãi vay của công ty năm 2013 chỉ là: 104,027,048 đồng giảm 96,7% so với năm 2012 là 3,114,837,973 đồng và giảm đến 99,3% so với năm 2011 là 13,933,130,085 đồng, trong khi đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty lại không nghừng tăng lên từ 4,232,114,839,022

đồng năm 2011 lên 5,822,569,555,056 đồng năm 2012 tức là tăng 37.6% và tăng lên 6,534,211,342,675 đồng tương đương mức tăng là 12.2%. Qua các số liệu trên cho thấy Vinamilk đã giảm chi phí lãi vay đi rất nhiều, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khả năng trả lãi vay của công ty rất tuyệt vời 77,003 đồng sẵn sàng để trả cho 1 đồng lãi vay. Thật là hiếm có một công ty lớn nào như Vinamilk lại chủ yếu trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng vốn chủ sở hữu, điều này một lần nữa cho chúng ta thấy được tính bền vững trong lợi nhuận thu được của Vinamilk.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 55)