Phương pháp gián tiếp

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 35)

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.2.2.Phương pháp gián tiếp

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp gián tiếp- Từ HĐ KD)

Đơn vị tính: ...

Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này

1 2 3 4

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 01

2. Điều chỉnh cho các khoản

- Khấu hao TSCĐ 02

- Các khoản dự phòng 03

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05

- Chi phí lãi vay 06

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

08

- Tăng, giảm các khoản phải thu 09

- Tăng, giảm hàng tồn kho 10

- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả,

thuế thu nhập phải nộp) 11

- Tăng, giảm chi phí trả trước 12

- Tiền lãi vay đã trả 13

- Thuế thu nhập đã nộp 14

- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20

Nguyên tắc chung

Theo phương pháp gián tiếp, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế hoặc lãi sau thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận, loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.

Nguyên tắc lập được xuất phát từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí

LNTT = Doanh thu - Chi phí

Doanh thu HĐKD đã thu tiền Chi phí HĐKD đã trả tiền

Doanh thu HDKD chưa thu tiền Chi phí HDKD chưa trả tiền Doanh thu đã thu tiền kỳ trước Chi phí đã trả tiền kỳ trước Doanh thu HDKD không bằng tiền Chi phí HDKD ko bằng tiền

Doanh thu ko phải HDKD Chi phí ko phải HDKD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu HĐKD đã thu tiền

TRỪ chi phí HĐKD đã trả tiền

= Lãi lỗ trước thuế

- Doanh thu HĐKD không bằng tiền

(hoàn nhập dự phòng)

+ Chi phí HĐKD không bằng tiền

(lập dự phòng, CP khấu hao TSCĐ) - Doanh thu không phải HĐKD

(lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, lãi tiền gửi ngân hàng, tiền lãi cho vay, cổ tức được chia, tiền thu thanh lý tài sản cố định và tài sản dài hạn khác)

+ Chi phí không phải HĐKD

(lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, chi phí lãi vay, giá trị còn lại của TSCĐ và tài sản dài hạn khác thanh lý)

- Doanh thu chưa thu tiền

- Doanh thu đã thu tiền kỳ trước + Chi phí chưa trả tiền

+ Chi phí đã trả tiền kỳ trước

Phương pháp lập

Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1. Lợi nhuận trước thuế: Chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi trong dấu ngoặc đơn

Điều chỉnh các khoản

2. Khấu hao tài sản cố định: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bảng tính khấu hao tài sản cố định, số phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

3. Các khoản dự phòng: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản dự phòng như TK 129; 139; 159; 229 trong sổ cái . Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nếu số dư cuối kỳ hơn số dư đầu kỳ và được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm

4. Lãi/ lỗ do bán tài sản cố định: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ chi tiêt tài khoản 421 “Lãi chưa phân phối”, phần lãi (lỗ) do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi bằng số âm, nếu lãi hoặc được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nếu lỗ

5. Lãi/ lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ chi tiêt tài khoản 421 “Lãi chưa phân phối”, phần lãi (lỗ) do chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc do chuyển đổi tiền tệ trong kỳ báo cáo được chuyển vào tài

khoản 421. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi bằng số âm: nếu lãi, hoặc được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nếu lỗ

6. Lãi/ lỗ do đầu tư vào các đơn vị: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ chi tiêt tài khoản 421, phần lãi (lỗ) từ việc đầu tư vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi số âm hoặc được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nếu lỗ

7. Thu lãi tiền gửi: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào các khoản tiền đã thu về các khoản lãi do doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đối tượng khác trong kỳ báo cáo. Số liêu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi bằng số âm

8. Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động: Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo đã loại trừ sự ảnh hưởng của các khoản thu nhập và chi phí không trực tiếp bằng tiền; nhưng chưa tính đến những thay đổi các yếu tố của vốn lưu động. chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế cộng (hoặc trừ) các khoản điều chỉnh. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thi sẽ được ghi âm

9. Tăng giảm các khoản phải thu: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa các số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của tài khoản phải thu: TK 131, 138, 141, 142, 144. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ và ngược lại

10. Tăng giảm hàng tồn kho: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản hàng tồn kho: TK 151, 152, 153,155,156,157 trong sổ cái. Số liệu chỉ tiêu được cộng vào lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động nếu tổng số các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ và được trừ đi nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ.

11. Tăng, giảm các khoản phải trả: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lêch giữa các số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các TK nợ phải trả: TK 315, 331, 334,336,338… trong sổ cái. Nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ thì chênh lệch này được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những biến động của vốn lưu động và trừ đi nếu tổng các dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ 12. Tiền thu từ các khoản khác: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu từ các khoản khác chưa tính đến trong các chỉ tiêu trên. Số liệu chỉ tiêu này được cộng với chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn luân chuyển

13. Tiền chi cho các khoản khác: Chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho các khoản khác chưa tính đến trong các chỉ tiêu trên. Số liệu chỉ tiêu được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động và được ghi bằng số âm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Lưu chuyển tiền tuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu được tính bằng cách cộng tất cả các chỉ tiêu lại với nhau

Phần II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Tương tự như phương pháp trực tiếp

Phần III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Tương tự như phương pháp trực tiếp.

• Ví dụ về lập BC LCTT theo PP gián tiếp công ty VDEC năm 2004

Cho bảng cân đối kế toán năm 2003-2004 của công ty. Trong đó, Nguồn nghĩa là nguồn tạo ra tiền, dòng tiền vào; còn Sử dụng tiền mặt là dòng tiền chi ra. Lấy SD cuối kỳ trừ SD đầu kỳ của từng tài khoản trên BCĐKT để tính độ tăng giảm, sau đó xếp loại chúng vào cột Nguồn hay Sử dụng tiền.

Phân loại

Tài sản 2004 2003 Thay đổi Nguồn Sử dụng TM

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính tổng quan phân tích tài chính (Trang 35)