Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người sử dụng một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể có được những kết quả khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính.
Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Một hoạt động nào đó thay đổi thì lập tức ảnh hưởng đến hoạt động còn lại, chẳng hạn như: mở rộng quy mô kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng trong đầu tư tài sản, kéo theo sự gia tăng nguồn vốn và làm thay đổi cấu trúc vốn.
Tổng quát ta có:
• Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập
Báo cáo thu nhập: Lãi (lỗ) = Doanh thu - tổng chi phí
Lãi chưa phân phối là bộ phận chủ yếu của vốn chủ sở hữu do đó khoản mục lãi trên Bảng cân đối kế toán sẽ tăng giảm một lượng bằng kết quả kinh doanh lãi lỗ trên Báo cáo thu nhập.
Các khoản doanh thu và chi phí tác động một hay nhiều khoản mục trong Bảng cân đối kế toán. Ví dụ như, vào thời điểm ghi doanh thu được hưởng, doanh nghiệp đã nhận được một khoản tiền hay khoản phải thu làm tăng tài sản. Ngược lại, khi phát sinh chi phí được trừ thì tài sản của đơn vị đã bị giảm xuống. Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí này không xuất hiện trên Bảng cân đối kế toán mà thông qua chỉ tiêu lãi chưa phân phối bởi vì các sự liên quan đến tăng, giảm các loại tài sản đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dù kết quả đạt được thế nào đi nữa (lãi, lỗ) thì sự cân đối tài sản và nguồn vốn cũng được giữ vững.
• Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Báo cáo dòng tiền
Tổng dòng tiền ròng từ ba hoạt động trên Báo cáo dòng tiền giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên Bảng cân đối kế toán.
• Ví dụ về sự liên kết các báo cáo tài chính của Kodak năm 2000 - 2001( đvt: tỷ $)
Trong đó, Thu nhập giữ lại (2001)= thu nhập giữ lại (2000)+ Tổng thu nhập (2001) - Cổ tức (2001) = 7.387 + (-39) - 514 = 6.834.