1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học Nợ Nước Ngoài : TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI

18 948 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 211 KB

Nội dung

Tiểu luận môn học Nợ Nước Ngoài : TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Nợ nước ngoài của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là số dư thực tế (không phải bất thường) của khoản vay mà người không cư trú cấp cho người cư trú và yêu cầu phải hoàn trả gốc vàhoặc lãi vào một thời điểm trong tương lai.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 2

1.1 Nợ nước ngoài 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Sự hình thành nợ nước ngoài 2

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài 3

1.1.4 Phân loại nợ nước ngoài 3

1.1.5 Tác động của nợ nước ngoài 4

1.2 Quản lý nợ nước ngoài 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nợ nước ngoài 5

1.2.3 Nội dung quản lý nợ nước ngoài 6

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ nước ngoài của quốc gia 7

1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số nước 9

1.3.1 Nước thất bại trong việc quản lý nợ nước ngoài 9

1.3.2 Nước thành công trong quản lý nợ nước ngoài 11

PHẦN 2: NGUYÊN NHÂN THỜI GIAN QUA VIỆN TRỢ CHƯA HẲN ĐƯỢC ƯU TIÊN CHO NHỮNG NƯỚC CÓ TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ TỐT 13 2.1 Một số khái niệm 13

2.2 Tại sao thời gian qua, viện trợ chưa hẳn được ưu tiên cho những nước có trình độ quản lý tốt 14

Trang 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI

1.1. Nợ nước ngoài

1.1.1 Khái niệm

Nợ nước ngoài của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là số dư thực tế (không phải bất thường) của khoản vay mà người không cư trú cấp cho người cư trú và yêu cầu phải hoàn trả gốc và/hoặc lãi vào một thời điểm trong tương lai

Và theo định nghĩa của IMF thì nợ nước ngoài chính là khoản nợ của người cư trú đối với người không cư trú

1.1.2 Sự hình thành nợ nước ngoài

1.1.2.1 Đối với những nước kém phát triển:

Các nước kém phát triển vay nợ nước ngoài nhằm phục vụ một số mục đích nhất định:

- Nhu cầu vay để tiêu dùng

- Nhu cầu để đầu tư công nghiệp, vốn để phát triển

- Do khả năng quản lý của các nước kém phát triển còn thấp nên có 2 sự lựa chọn: thứ nhất là phát hành tiền, tuy nhiên, cách này không được phổ biến do có thể gây ra lạm phát

và ảnh hưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó; thứ hai là đi vay nước ngoài

- Do những thảm họa như song thần, lũ lụt … thì nguồn vay nợ nước ngoài sẽ giúp các nước này khắc phục được những hậu quả trước mắt

1.1.2.2 Đối với các nước phát triển

Không chỉ có nước kém phát triển mới phải vay nợ nước ngoài, mà các nước phát triển cũng đi vay nợ nước ngoài Chúng ta có thể kể đển Mỹ là một nước phát triển ở trình độ bậc nhất trên thể giới, là nước xuất khẩu vốn số 1 thế giới, tuy nhiên, Mỹ cũng là một con

nợ lớn của thế giới

Các nước này thường vay nợ nước ngoài là để:

- Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Định hướng chính sách phát triển

1.1.2.3 Mối quan hệ lợi ích giữa các nước

- Nước kém phát triển có thu nhập thấp, nguồn vốn khan hiếm nhưng tồn tại nhiều cơ hội đầu tư trong nước, có tiềm năng thu lợi nhuận cao Ngoài ra, do tỷ lệ vốn so với nhân công thấp làm cho hiệu quả tư bản sẽ cao

Trang 3

- Các nước phát triển có thu nhập cao, thị trường vốn phát triển, trong khi đó tỷ lệ vốn so với nhân công lại quá cao làm cho hiệu quả biên của tư bản thấp, dẫn đến hạn chế các cơ cấu đầu tư trong nước có khả năng sinh lời cao

- Thấy được lợi ích từ việc đầu tư cho vay nợ, các nước phát triển tăng dần khoản nợ cho các nước kém phát triển vì họ cho rằng có thể được tận dụng được nguồn nguyên liệu từ các nước kém phát triển để hỗ trợ tái thiết và tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài

Tổng nợ nước ngoài so với GDP

Tổng nợ nước ngoài so với tổng kim ngạch xuất khẩu

Trả nợ hàng năm

+ Phải trả hàng năm với nguồn thu xuất khẩu

+ Tổng nợ phải trả hàng năm với GDP

Nghĩa vụ trả lãi hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu

1.1.4 Phân loại nợ nước ngoài

 Phân loại theo chủ thể đi vay:

+ Nợ nước ngoài của khu vực công

+ Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân

Trang 4

 Phân loại theo loại hình vay

+ Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

+ Vay thương mại

+ Phát hành trái phiếu

 Theo thời gian: Vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

 Các mức độ nợ nước ngoài

+ MIMICs: Các nước thu nhập trung bình mắc nợ vừa phải

+ SIMICs: Các nước thu nhập trung bình mắc nợ nghiêm trọng

+ MILICs: Các nước thu nhập thấp mắc nợ vừa phải

+ SILICs: Các nước thu nhập thấp mắc nợ nghiêm trọng

Tuy nhiên sự quan tâm chủ yếu là MILICs và SILICs

1.1.5 Tác động của nợ nước ngoài

Bên cạnh những lợi ích hiển nhiên to lớn của nợ nước ngoài như bổ sung vốn đầu tư và gia tăng nguồn động lực mới, tích cực và mạnh mẽ hơn cho phát triển của đất nước, cải thiện cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, thị trường, đội ngũ lao động và quản lý… vẫn cần tỉnh táo nhận diện những tác động mặt trái của chúng để có các giải pháp thích ứng

Dù là nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) có điều kiện ưu đãi cao nhất, cho đến các khoản vốn vay thương mại thông thường trên thị trường tài chính quốc tế thì nghĩa vụ nợ (bao gồm trả lãi và nợ gốc) cũng luôn luôn đặt ra cho người vay Một cơ cấu nợ mà chiếm

tỷ trọng lớn nhất là những khoản vay thương mại “nóng”, lãi cao, và bằng những ngoại tệ không ổn định theo xu hướng “đắt” lên sẽ chứa đựng những xung lực lạm phát mạnh Những xung lực này càng mạnh hơn nếu vốn vay không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, buộc con nợ phải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới, với những điều kiện có thể ngặt nghèo hơn - chiếc bẫy nợ sập lại, con nợ rơi vào vòng xoáy mới: Nợ - vay nợ mới

- tăng nợ - tăng vay… Vòng xoáy này sẽ dẫn con nợ đến sự vỡ nợ hoặc vòng xoáy lạm phát: Nợ - tăng nghĩa vụ nợ - tăng thâm hụt ngân sách - tăng lạm phát Lúc này dịch vụ nợ

sẽ ngốn hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội, làm căng thẳng thêm trạng thái khát vốn và hỗn loạn xã hội Hơn nữa, việc “thắt lưng buộc bụng” trả nợ khiến nước nợ phải hạn chế nhập và tăng xuất, trong đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân đối hàng tiền, tăng giá, tăng lạm phát

Nợ nước ngoài có thể làm sụp đổ cả một chính phủ, nhất là ở những nơi tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm là phổ biến của giới cầm quyền, đi kèm với việc thiếu

Trang 5

những giải pháp xử lý mềm dẻo khôn ngoan với nợ (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi cơ cấu và điều kiện nợ, xin xoá nợ từng phần…) Do vậy, sự chủ động và tỉnh táo khống chế nợ ở mức độ an toàn, theo những dự án đầu tư cụ thể, được luận chứng kinh tế - kỹ thuật đầy đủ, và chấp nhận sự kiểm tra, giám sát của chủ nợ để tránh hao hụt

do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích là những nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước ngoài

1.2. Quản lý nợ nước ngoài

1.2.1 Khái niệm

Theo nghĩa hẹp, quản lý nợ bao hàm việc khống chế mức gia tăng nợ trong quan hệ tỷ lệ với năng lực tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu của đất nước, hay nói cách khác, giữa mức nợ nước ngoài tương ứng với năng lực trả nợ của một nước Cụ thể hơn là giảm mức nợ gốc, nợ lãi phải trả cho tương xứng khả năng kinh tế của nước vay nợ và tránh nợ chồng chất vượt quá mức vay nợ thận trọng của quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán của quốc gia

Xét theo nghĩa rộng, việc quản lý nợ nước ngoài hàm chứa trong nó hệ thống điều hành vĩ

mô sao cho vốn nước ngoài được sử dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức vượt quá khả năng thanh toán để không làm tích lũy nợ Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài là bảo đảm một cơ cấu vốn vay thích hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, thực hiện phân bố vốn một cách hợp lý và kiểm soát động thái nợ và sự vận hành vốn vay Theo cách hiểu chung của cộng đồng tài chính quốc tế “quản lý nợ nước ngoài là một phần của công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô Nó bao gồm việc hoạch định, triển khai, duy trì và từ bỏ các khoản nợ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường kinh tế, giảm tình trạng đói nghèo và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ra những khó khăn trong thanh toán”

Như vậy, quản lý nợ nước ngoài không tách rời khỏi quản lý chính sách vĩ mô, với quản

lý ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc tế và cán cân thanh toán Quản lý nợ nước ngoài hiệu quả đòi hỏi cả chính sách tốt và thể chế mạnh nhằm điều hành và phối hợp các hoạt động vay mượn Quản lý nợ nước ngoài không đơn thuần là vay và trả mà phải là vay và trả sao cho đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định trong phát triển kinh tế

và tương xứng với khả năng thanh toán của nền kinh tế

1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nợ nước ngoài

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nợ nước ngoài đóng vai trò tạo sự đột phá cho bước nhảy vọt cũng như tạo cơ sở vững chắc cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế như: nợ nước ngoài thường kèm theo những điều kiện, ràng buộc mang tính chất chính trị và là gánh nặng của người dân trong tương lai Những ảnh

Trang 6

hưởng tiêu cực này không chỉ xuất phát từ sự phát triển kinh tế mà còn là hậu quả của việc quản lý và sử dụng các món nợ đó thông qua các chiến lược vay nợ, cơ chế quản lý… Vì vậy, việc quản lý nợ nước ngoài có một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các nước đang phát triển mà còn đối với tất cả các quốc gia

1.2.3 Nội dung quản lý nợ nước ngoài

Quản lý nợ bao gồm khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế Khía cạnh kỹ thuật tập trung vào định mức nợ nước ngoài cần thiết và đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai Khía cạnh kỹ thuật gồm hai phần chính: quản lý quy mô, cơ cấu nợ và giám sát, duy trì thông tin nợ Khía cạnh thể chế liên quan đến khía cạnh luật pháp, sắp xếp thể chế, chức năng nhiệm vụ mà các cơ quan quản

lý nợ phải đảm nhiệm

1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Điều 5 theo Thông tư số 56/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 có quy định các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài bao gồm:

- Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP: phản ánh tương quan giá trị dư nợ nước ngoài của quốc gia so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài (gốc, lãi, phí) của quốc gia hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: phản ánh khả năng hoàn trả nợ nước ngoài từ nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó phản ánh tính thanh khoản của nợ nước ngoài và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

1.2.3.2 Mục tiêu giám sát quản lý nợ nước ngoài

- Đảm bảo mục tiêu an toàn nợ, duy trì một danh mục nợ hợp lý trong giới hạn an toàn về nợ, đảm ảo sự bền vững nợ về mặt dài hạn, an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia

- Xác định sớm các rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục nợ và những tồn tại liên quan trong công tác quản lý nợ trong mối tương quan với môi trường kinh tế trong và ngoài nước

- Làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong từng giai đoạn, phù hợp với các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước

- Tăng cường minh bạch tài chính, tăng cường quản lý các nghĩa vụ dự phòng

- Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ

1.2.3.3 Nguyên tắc quản lý nợ nước ngoài

Chính phủ thống nhất nguyên tắc quản lý toàn diện nợ nước ngoài của quốc gia, từ việc huy động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lý, theo dõi và giám sát bằng các công cụ sau:

Trang 7

- Hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn vay là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc quyết định vay vốn nước ngoài

- Đảm bảo cân đối giữa vay và khả năng trả nợ, cân đối ngoại tệ và các cân đối vĩ

mô khác của nền kinh tế về dài hạn

- Việc ký kết các thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế Trường hợp thỏa thuận với người vay có quy định khác thì thực hiện theo thỏa thuận với người cho vay

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ nước ngoài của quốc gia

1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan

Nhóm các nhân tố chủ quan tác động đến hiệu quả quản lý nợ bắt nguồn từ chính bản thân nền kinh tế của quốc gia đi vay

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô thể hiện tốc độ tăng giảm thu

nhập thực tế, tích lũy tiết kiệm của người dân và khả năng đi vay của một quốc gia Do vậy, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư cũng như các hành vi viện trợ và cho vay

- Cơ cấu bộ máy quản lý nợ của một quốc gia: quyết định hiệu quả của công tác

quản lý Mặt khác chính cơ quan quản lý này còn quyết định chiến lược sử dụng và triển vọng phát triển kinh tế của đất nước

- Hệ thống văn bản pháp luật: một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nợ đầy

đủ và chặt chẽ sẽ đảm bảo được hoạt động quản lý có hiệu quả

1.2.4.2. Các nhân tố khách quan

Hiệu quả của quá trình quản lý nợ không chỉ chịu tác động của các nhân tố chủ quan mà còn chịu tác động của các nhân tố khách quan như: lãi suất, tỷ giá, cơ cấu vay nợ và viện trợ đối với nước đi vay

Rõ ràng việc vay nợ nước ngoài có tầm quan trọng nhất định đến sự phát triển của các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên một yếu tố có tính quyết định đến việc sử dụng nợ

có hiệu quả hay không chính là chi phí sử dụng nợ Chi phí sử dụng là cái giá mà một quốc gia phải trả cho việc sử dụng vốn vay Cái giá phải trả này ngoài tiền lãi phải trả định kỳ, quốc gia còn phải trả chi phí môi giới, chi phí phát hành nợ (nếu là phát hành trái phiếu), hoặc những chi phí vô hình là những ràng buộc của quốc gia cho vay (nếu là nợ vay ưu đãi) Thêm vào đó là những khoản có thể mất đi do những quan chức Nhà nước có tật tham ô Chi phí sử dụng nợ có thể gia tăng do những biến động của kinh tế thế giới cũng như sự thiếu linh hoạt của cơ quan điều hành vĩ mô trong các chính sách tài chính tiền tệ; bởi vì xét về vay nợ, thời gian là yếu tố quan trọng dẫn đến gia tăng rủi ro của khoản vay đó, trong suốt khoảng thời gian đi vay có thể xảy ra những biến cố có lợi hoặc bất lợi đến các khoản vay, nhất là nợ vay nước ngoài Những yếu tố đó là rủi ro về tỷ giá hối đoái, lãi suất thị trường, lạm phát và những rủi ro quốc gia khác

- Tỷ giá hối đoái

Trang 8

Trong mô hình đầu tư tiết kiệm, tỷ giá hối đoái giữ vai trò quan trọng trong việc giải thích các biến động trong tài khoản vãng lai Nếu người ta dự đoán được rằng có sự sụt giá thực sự của đồng nội tệ thì các hộ gia đình có thể rủ nhau đi mua hàng nhập khẩu

có thể dự trữ được lâu, điều này làm cho mức tiết kiệm có thể giảm đi Còn nếu đồng nội

tệ tăng giá tạm thời có thể làm đánh giá sai lệch về tỷ suất sinh lời thực của nhà đầu tư

Tỷ giá hối đoái thực tế còn quyết định cả mức dự trữ vốn mong muốn bằng cách tác động vào chi phí điều chỉnh, việc định giá tỷgiá quá cao không phù hợp với tỷ lệ lãi suất,

sẽ có ý nghĩa như một trợ cấp đầu tư Do đó, nếu có sự giảm giá thực tế so với dự tính có thể làm mức đầu tư tăng lên và ngược lại

Đối với nợ vay nước ngoài, các khoản đi vay thường được tính bằng ngoại tệ Đối với các quốc gia vay nợ, thường các nước chậm phát triển, có đồng tiền yếu, vì thế tại thời điểm đi vay, mức giá của đồng nội tệ thường cao hơn tại thời điểm trả nợ Điều này gây nên một lãi suất thực cao hơn nhiều so với lãi suất danh nghĩa Việc đầu tư trong nước bằng nội tệ sau khi chuyển sang ngoại tệ có thểlàm cho tỷ suất sinh lời giảm đi rất nhiều

Vì thế các quốc gia cần phải có một chính sách quản lý tỷ giá rất linh hoạt và cân nhắc kĩ lưỡng khi vay nợ dài hạn với lãi suất cao Thực hiện mua bán quyền chọn để bảo hiểm tỷ giá cũng là một giải pháp tuy nhiên nghiệp vụ này chỉ thực hiện được trong ngắn hạn, do

đó chỉ phù hợp với những khoản vay thương mại cho xuất nhập khẩu

- Lãi suất thị trường thế giới

Lãi của các khoản vay được xác định dựa trên lãi suất của thị trường thế giới như LIBOR, SIBOR… Đối với các khoản vay có lãi suất cố định, sự thay đổi của lãi suất thị trường sẽ làm thay đổi lãi suất thực của khoản đi vay, do đó người đi vay sẽ gặp lúng túng trong phương án trả nợ của mình Thông thường nợ vay quốc tế là những hợp đồng vay với lãi suất thả nổi, lãi suất vay bằng đô la của các nước đang phát triển gắn chặt với lãi suất cho vay giữa các ngân hàng ở London (LIBOR)

- Rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia là những biến cố có thể xảy ra đối với quốc gia đó như chính trị, chiến tranh, tình hình an ninh xã hội… Điều này được lượng hóa thông qua hệ số tín nhiệm của các quốc gia này Hiện nay hầu hết các quốc gia đều thành lập cho mình một tổ chức để xếp hạng rủi ro doanh nghiệp và rủi ro quốc gia Hai tổ chức lớn nhất và có uy tín nhất về vấn đề này trên thế giới là Moody’s và Standard & Poor’s Thang điểm xếp hạng tín nhiệm của họ được đưa ra như sau:

Trang 9

Bảng 1: Thang điểm xếp hạng tín nhiệm

Chất lượng

cao

Chất lượng trung bình

Chất lượng

Hạng BB hay Ba vừa mang tính chất đầu tư vừa mang tính chất đầu cơ vì nó tuy ít khả năng vỡ nợ như B nhưng khả năng thanh toán nợ gốc và lãi thấp, thể hiện tính bấp bênh

về tài chính của chủ thểvay nợ Quốc gia nào có hệ số tín nhiệm càng cao thì mức lãi suất đòi hỏi của chủ nợ đối với quốc gia đó càng thấp và ngược lại Hiện nay hệ số tín nhiệm của khu vực Châu Á vẫn còn khá thấp chỉ ở mức trung bình trở xuống cho thấy mức rủi ro của chúng ta khá cao

1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số nước

1.3.1 Nước thất bại trong việc quản lý nợ nước ngoài

Trong quá khứ, nhiều cuộc khủng hoảng nợ đã từng diễn ra Điển hình là khủng hoảng nợ tại Mexico vào năm 1982 do tác động của cố định tỷ giá và suy thoái kinh tế thếgiới bắt nguồn từ cú sốc giá dầu; tại Argentina vào năm 2001 do cố định tỷ giá; và yếu kém trong năng lực quản lý nợ tại Philippines vào năm 1985 Dựa vào những điểm tương đồng về bối cảnh kinh tế- chính trị- xã hội và khu vực địa lý, đề tài chọn Philippine làm nghiên cứu điển hình

Philippines là một quốc gia nợ nần cao không chỉ trong quá khứ mà còn ở hiện tại, được xem như một hình mẫu về quản lý nợ không thành công trong thập niên 80 Năm

2003, Philippines đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính vì tỷ lệ nợ của nước này đang ở mức cao, năm 2003 nợ của khu vực công bằng 125% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thanh toán lãi suất và nợ đang là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế nước này chiếm đến 68% chi tiêu của Chính phủ trong năm 2004 Bên cạnh đó, trong những năm qua hệ số tín nhiệm của Philippines bị hạ thấp trong bảng xếp hạng của các tổ chức đánh giá hệsố tín nhiệm quốc tế, điển hình là dòng FDI vào nước này càng giảm dần

Trang 10

Hình 1: Nợ nước ngoài của Philippines năm 1981-2013

Trước khủng hoảng 1983 - 1984, tình hình kinh tế vĩ mô vô cùng ảm đạm các nguồn thu để trả nợ gần như cạn kiệt Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 5,15% năm 1980 xuống còn 1,87% năm 1983 và lao đột ngột xuống - 7,32% năm 1984 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm dần, thậm chí mang giá trị âm trong giai đoạn 1982 - 1985

Dự trữ ngoại tệ quá mỏng, vào hai năm trước khủng hoảng năm 1982 chỉ có hơn 7 tuần nhập khẩu

Tình trạng nợ nần cũng không có gì khả quan Từ một nước không có nợ quá hạn trước năm 1975, Philippines bắt đầu xuất hiện nợ quá hạn năm 1976 và nợ quá hạn tăng với tốc độ chóng mặt từ 1 triệu đô la trong những năm 1976 - 1982 lên đến 762 triệu đô la năm 1985 và đẩy Philippines rơi vào khủng hoảng nợ

Vào cuối thập niên 70, lãi suất thế giới tăng cao và cơn sốc dầu mỏ lần thứ hai đã đẩy chi phí vay vốn lên cao; sự suy thoái của các quốc gia công nghiệp và do vậy giảm nguồn cung cấp vốn từ bên ngoài Lãi suất thời kỳ này còn cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu

và tốc độ tăng trưởng kinh tế Các khoản vay mượn vốn rẻ trước khi có cơn sốt dầu mỏ đến thời hạn trả nợ làm luồng vốn chảy ra bên ngoài càng ngày càng tăng

Thâm hụt ngân sách triền miên do chương trình mở rộng đầu tư và quốc phòng đầy tham vọng của chính quyền Marcos Chi ngân sách tăng nhanh chóng, lên đến cực điểm trong chiến lược vận động tranh cử hoang phí trong lịch sử Philippines từ1969; chênh lệch giữa tỷ lệ tích lũy và tỷ lệ đầu tư khiến cho nợ của Philippines tích lũy ngày càng cao Cơ cấu đầu tư không hợp lý, Philippines thời điểm này đang theo đuổi một chiến lược xuất khẩu đa dạng hóa, tập trung vào lĩnh vực sản xất hàng công nghiệp với các ngành công nghiệp non trẻ được bảo hộ với quy mô sản xuất lớn trong khi đó Philippines

Ngày đăng: 18/09/2014, 00:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thang điểm xếp hạng tín nhiệm - Tiểu luận môn học Nợ Nước Ngoài : TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI
Bảng 1 Thang điểm xếp hạng tín nhiệm (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w