Cơ sở thực tiễn, căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính.. Tổng q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn từ 2005 – 2011”
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ THANH TÂM
Lớp : Quản lý đất đai C
Ngành : Quản lý đất đai
Giáo viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên & Môi trường
huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn
Thời gian thực tập : Từ 12/01/2012 đến 30/4/2012
Hà Nội, 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình được học tập và rèn luyện tại trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội, dưới sự dạy dỗ và giúp đỡ hết sức nhiệt tình của cácthầy cô giáo cũng như Khoa Tài nguyên và Môi trường và Ban giám hiệu nhàtrường, tôi không chỉ được tiếp thu các kiến thức mà còn được trưởng thànhhơn dưới sự rèn luyện của môi trường đại học Đó là quãng thời gian quý giánhất trong đời Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sựgiúp đỡ quý báu và tận tình đó
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Tài Nguyên vàMôi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình, chu đáo của cô giáoNguyễn Thị Thu Hương cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cán bộ,chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐK quyền sử dụng đấthuyện Hữu Lũng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệpnày Tôi xin chân thành cảm ơn
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do điều kiện về vật chất, thời gian vànăng lực còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót Do vậytôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô giáo và bạn bè.Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môitrường, các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐK quyền sử dụngđất huyện Hữu Lũng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt
Hữu Lũng, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trang 3Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở thực tiễn, căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 4
2.1.1 Lịch sử đăng ký đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ 42.1.2 Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính 122.2 Khái quát về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 18
2.2.1 Đăng ký đất đai 182.2.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 192.2.3 Hồ sơ địa chính 222.3 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính của
cả nước27
2.4 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính của
Trang 4Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Nội dung nghiên cứu: 30
3.1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 303.1.1.1 Cơ sở thực tiễn, căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 30
3.1.1.2 Khái quát về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 303.1.1.3 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính của cả nước 303.1.1.4 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính của tỉnh Lạng Sơn 303.1.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng 303.1.3.Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện hữu lũng 303.1.4 Kết quả thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập
hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hữu Lũng 313.1.5 Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Hữu Lũng313.1.6 Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Hữu Lũng 313.1.7 Đánh giá công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 313.1.8 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 31
Trang 53.2 Phương pháp nghiên cứu 32
3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 32
3.2.2 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 32
3.2.3 Phương pháp so sánh 32
3.2.4 Phương pháp minh họa số liệu bằng biểu đồ, đồ thị 32
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng 33 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 33
4.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 37
4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện hữu lũng 38 4.2.1 Tình hình quản lý đất đai 38
4.2.2 Tình hình sử dụng đất 39
4.2.3 Tình hình biến động đất đai của huyện 41
4.3 Kết quả thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hữu Lũng 43 4.3.1 Quy trình, quy phạm thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hữu Lũng 43
4.3.2 Kết quả thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại huyện Hữu Lũng tính đến hết tháng 12/2011 47 4.4 Kết quả Đăng ký biến động đất đai của huyện Hữu Lũng giai đoạn 2006-2011 57
4.5 Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Hữu Lũng 58
Trang 64.6 Đánh giá công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 63
4.7 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính 65
4.7.1 Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ 65
4.7.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai 66
4.7.3 Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai 67
4.7.4 Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai cho cán bộ và nhân dân 68 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Kiến nghị71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 huyện Hữu Lũng 40Bảng 2: Biến động đất đai năm 2011 so với năm 2005 42Bảng 3: Tổng hợp tình hình cấp GCNQSDĐ đối với đất ở đô thị 48Bảng 4: Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đối với đất ở nông thôn huyện
Hữu Lũng từ năm 2005 đến hết tháng 12/2011 49Bảng 5: Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đối với đất nông nghiệp
huyện Hữu Lũng đến hết tháng 12/2011 52Bảng 6: Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đối với đất lâm nghiệp huyện
Hữu Lũng đến hết tháng 12/2011 53Bảng 7: Tổng hợp tình hình cấp GCNQSDĐ cho tổ chức theo mục đích sử
dụng 55Bảng 8: Tổng hợp tình hình cấp GCNQSDĐ cho tổ chức theo loại hình tổ
chức 56Bảng 9: Tình hình đăng ký biến động đất đai của huyện Hữu Lũng giai
đoạn 2006-2011: 58Bảng 10: Tình hình lập HSĐC huyện Hữu Lũng đến hết 12/2011 60
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ĐKQSDĐ Đăng ký quyền sử dụng đất
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 9Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗiquốc gia, là điều kiện đầu tiên và nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trìnhsản xuất nào đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên đất đai cố định,chúng ta không thể di chuyển đất đai theo ý muốn, chính vị trí cố định này đãquyết định tính chất vật lý, hóa học, sinh thái của đất đai Tính cố định của đấtđai yêu cầu con người sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và phát huy hết tiềmnăng của đất đai Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước đã kéo theo không ít các vấn đề về đất đai nảy sinh: tranh chấp,lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, cấp đất vượt thẩm quyền ngày càng tăng vànghiêm trọng hơn Đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách, giải pháp đủ mạnh
để quản lý và sử dụng đất hợp lý và hiệu quả
Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã và đang được Đảng và Nhànước quan tâm sâu sắc Nó được biểu hiện cụ thể qua hệ thống pháp luật vềđất đai
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu rõ: “ Đất đaithuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý …”
Các luật đất đai năm 1987, 1993, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001
và luật đất đai 2003 cùng các văn bản pháp luật có liên quan đã từng bướchoàn thiện, quy định ngày càng chặt chẽ hơn về chế độ sử dụng và quản lý đấtđai
Luật đất đai năm 2003 đã quy định 13 nội dung quản lý nhà nước vềđất đai trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lập hồ sơ địa
Trang 10chính Đây là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địachính đầy đủ, chặt chẽ về mặt pháp lý giữa nhà nước và đối tượng sử dụngđất, là cơ sở để nhà nước quản lý và nắm chặt toàn bộ đất đai theo pháp luật,
để từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đảm bảochế độ quản lý đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả vàkhoa học
Do đó để việc quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ hơn, tuân thủtheo đúng các quy định của pháp luật, từ đó tạo điều kiện ổn định tình hìnhchính trị, kinh tế, xã hội thì công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính là công tác có vai trò quan trọng trong
hệ thống quản lý đất đai Việt Nam
Tuy nhiên, trên thực tế việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơđịa chính của cả nước nói chung và của các địa phương nói riêng còn gặpnhiều khó khăn cần giải quyết
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Tài Nguyên –Môi Trường, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, sự giúp đỡ của Phòng Tàinguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn cùng với sự hướng dẫncủa cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương – Giảng viên Khoa Tài Nguyên – MôiTrường, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Hữu Lũng từ năm 2005 đến nay” 1.2 Mục đích
- Tìm hiểu những quy định của Nhà nước về công tác đăng ký đất đai,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sảnkhác gắn liền với đất và lập hồ sơ địa chính
Trang 11- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấychứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền vớiđất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hữu Lũng từ khi có luật đất đai
2003 đến nay
- Tìm ra nguyên nhân, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm thựchiện tốt hơn công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtquyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và lập hồ sơ địa chínhgóp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở thực tiễn, căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính.
2.1.1 Lịch sử đăng ký đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ
* Giai đoạn trước năm 1980:
Ở Việt Nam công tác đạc điền và quản lý điền địa được bắt đầu từ thế
kỷ thứ VI Dưới thời kỳ phong kiến, triều đình nhận biết vai trò của đất đainhư là yếu tố căn bản để tạo nên sự giàu có, đã thực hiện lập các loại sổ đểbiết chính xác khoảng trời đất thuộc quyền cai trị, quản lý của mình.Thời GiaLong đã lập sổ địa bạ cho từng xã phân biệt rõ đất công điền, tư điền của mỗi
xã Sổ thể hiện rõ thửa đất của ai, diện tích, tứ cận, đẳng, hạng để tính thuế
Sổ địa bạ được lập thành 3 bản: bản Giáp nộp Bộ hộ, bản Bính nộp Dinh BốChánh, bản Đinh để lại xã Triều đình quy định hàng năm tiến hành tiểu tu vàtrong vòng 5 năm phải đại tu sổ một lần Thời kỳ Gia Long, đã tiến hành lậpxong 10444 sổ Địa bạ cho các làng xã từ Mục Nam tới mũi Cà Mau Tuynhiên nhược điểm của sổ địa bạ dưới thời kỳ này là đơn vị đo diện tích thửađất thường là đơn vị địa phương
Dưới thời Minh Mạng, để khắc phục nhược điểm của sổ địa bạ thời
kỳ trước, triều đình thực hiện lập sổ địa bộ Sổ Địa bộ được lập đến từnglàng xã và có nhiều tiến bộ so với sổ địa bạ thời Gia Long và được lập trên
cơ sở đạc điền dưới sự chứng kiến của quan đạc điền và điền chủ Sổ địa bộcũng lập thành 3 bản: bản Giáp nộp Bộ hộ, bản Ất nộp Dinh Bố Chánh, bảnBính để lại xã
Ngoài ra, chức việc trong làng lập sổ mô tả đến từng thửa đất, thửaruộng kèm theo sổ địa bộ có ghi diện tích và loại đất, Quan Kinh Phái và Viên
Trang 13Thơ Lại cùng ký tên vào sổ mô tả Theo quy định, các loại sổ sách này cũngđược tiểu tu và đại tu định kỳ như thời Gia Long nhưng quy định chặt chẽhơn Quan phủ phải căn cứ vào đơn thỉnh cầu của điền chủ khi cần thừa kếcho, bán hoặc từ bỏ chủ quyền, phải xem xét ngay tại chỗ sau đó trình lênquan Bố chánh phê chuẩn rồi ghi vào sổ địa bộ.
Thời kỳ Pháp thuộc, do chính sách cai trị của thực dân Pháp, việc đăng
ký đất đai trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo nhiều chế độ khác nhaucho từng miền như: Chế độ điền thổ tại Nam Kỳ; chế độ quản thủ địa chínhtại Trung Kỳ; chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc Kỳ
Tại Nam Kỳ, từ năm 1925 chính phủ Pháp chủ trương thiết lập một chế
độ quản thủ điền thổ thống nhất theo sắc lệnh năm 1925, thay thế chế độ đangtồn tại song hành trước đây Nét nổi bật của chế độ này là: bản đồ giải thửađược đo chính xác theo phương pháp hiện đại nhất thời bấy giờ, sổ điền thổthể hiện mỗi trang sổ cho một lô đất của mỗi chủ đất trong đó ghi rõ: diệntích, nơi tọa lạc, giáp ranh, biến động tăng giảm của mỗi lô đất, tên chủ sởhữu, điều liên quan đến quyền sở hữu, cầm cố và đế dương
Chế độ quản thủ địa chính tại Trung Kỳ được bắt đầu thực hiện từ năm
1930 theo nghị định 1358 của tòa khâm sứ Trung Kỳ (gọi là bảo tồn điềntrạch) năm 1939 đổi thành quản thủ địa chánh Tài liệu theo chế độ này gồm:bản đồ giải thửa, sổ địa bộ, sổ điền chủ và tài chủ bộ
Tại Bắc Kỳ Nhà cầm quyền có chủ trương đo đạc địa chính, xác lập sổđịa bộ để thực hiện quản thủ địa chính Do đặc thù đất đai ở Bắc Bộ manhmún nên bộ máy chính quyền lúc đó đã cho triển khai song song cùng một lúchai hình thức: đo đạc chính xác và đo đạc lập lược đồ đơn giản 1/1000, lập sổsách tạm thời để quản lý Hồ sơ đo lược đồ đơn giản gồm có: bản lược đồ giảithửa, sổ địa chính, lập theo thứ tự thửa, ghi diện tích loại đất, tên chủ, sổ điền
Trang 14Ở Miền nam Việt Nam trong giai đoạn từ 1945-1975 vẫn tiếp tục ápdụng Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925 dưới thời kỳ Pháp thuộc Hệthống hồ sơ địa chính thiết lập theo chế độ này gồm: bản đồ giải thửa, sổ điềnthổ (lập theo lô đất) ghi rõ diện tích, nơi tọa lạc, giáp ranh biến động tănggiảm, tên chủ sở hữu, sổ mục lục lập theo tên chủ, ghi số hiệu tất cả các thửađất của mỗi chủ Toàn bộ tài liệu trên lập thành hai bộ lưu tại Ty điền địa và
xã sở tại Chủ sở hữu mỗi lô đất được cấp một bằng khoán điền thổ Ngoài ra,tại Miền nam còn áp dụng chế độ quản thủ điền địa Theo chế độ này phươngpháp đo đạc rất đơn giản, các xã có thể tự đo vẽ lược đồ kết thúc hồ sơ gồm:
sổ điền bộ (lập theo thứ tự thửa, mỗi trang sổ lập 5 thửa) Sổ điền chủ lập theochủ sở hữu, mỗi chủ một trang, sổ mục lục tên chủ để tra cứu Hồ sơ cũng lậpthành hai bộ lưu ở Ty điền địa và xã sở tại Từ năm 1970, áp dụng luật Ngườicày có ruộng, chính quyền Miền nam cũng đã thực hiện cấp giấy chứng nhận
sở hữu ruộng đất cho nông dân Người được cấp giấy chứng nhận phải trựctiếp canh tác trên ruộng được cấp giấy 15 năm Ngoài ra, để được cấp giấychứng nhận, gia đình người được cấp giấy chứng nhận phải có người tham giaquân đội cộng hòa
Tại miền Bắc Việt Nam, sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, chínhquyền Cách mạng thực hiện cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủcho dân nghèo Do điều kiện thiếu thốn, chiến tranh kéo dài hệ thống hồ sơchế độ cũ để lại không được chỉnh lý và không sử dụng được Hệ thống tàiliệu đất đai chủ yếu là bản đồ giải thửa đo đạc thủ công bằng thước dây, bànđạc cải tiến và sổ mục kê, kiểm kê, thống kê ruộng đất
Tháng 4 năm 1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủnghĩa xã hội Trước năm 1980, Nhà nước công nhận chế độ sở hữu đất đai củanhiều thành phần gồm: Nhà nước, tập thể và tư nhân Công tác địa chính tổchức các cuộc điều tra nhanh về đất để Nhà nước có các thông tin về diện tích
Trang 15các loại đất phục vụ cho yêu cầu xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nôngnghiệp, xây dựng các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, khai hoang xây dựngvùng ruộng đất (đo đạc bằng mọi công cụ hiện có: thước vải, thước thép,thước dây tre, bàn đạc cải tiến) hoặc chỉnh lý các bản đồ cũ Thông tin đất đaitheo hiện trạng gồm: diện tích, loại đất và tên người sử dụng, không làm cácthủ tục kê khai và xem xét cơ sở pháp lý, lịch sử sử dụng đất như các chế độkhác vẫn làm.
* Đăng ký đất đai từ sau năm 1980 đến trước khi có Luật đất đai
2003:
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định hình thức sở hữu toàn dân về đấtđai Lúc này công tác đăng ký đất đai được nhà nước quan tâm tuy nhiênđược quan tâm chủ yếu vẫn là đất nông nghiệp Ngày 1/7/1980 Chính phủ cóquyết định 201/CP về việc thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạchchung trong cả nước, chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chínhphủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất Thực hiệnyêu cầu này Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành văn bản đầu tiên quy địnhthủ tục đăng ký thống kê ruộng đất theo quyết định 56/ĐKTK ngày05/11/1981 Các tài liệu của hệ thống hồ sơ lập theo quyết định số 56/ĐKTKgồm:
+ Biên bản xác định ranh giới hành chính;
+ Sổ dã ngoại;
+ Biên bản và kết quả chi tiết kiểm tra đo đạc ngoại nghiệp và nộinghiệp;
+ Phiếu thửa, đơn đăng ký quyền sử dụng đất;
+ Bản kê khai ruộng đất của tập thể;
Trang 16+ Sổ đăng ký ruộng đất cho tập thể và cá nhân;
+ Sổ mục kê;
+ Biểu tổng hợp diện tích;
+ Bảng thống kê diện tích ruộng đất;
+ Giấy chứng nhận;
+ Biên bản thông báo công khai hồ sơ đăng ký
Kết quả thực hiện khoán 10 và khoán 100 đã đem lại thành tựu to lớn:sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước tăng vượt bậc, đất đai đượcphát huy tối tiềm năng vốn có Chính kết quả này đã đặt ra yêu cầu cần phải
có quy định bằng luật pháp về vấn đề đất đai và Luật đất đai 1988 ra đời
Trên cơ sở nền tảng các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được nêutrong quyết định 201/QĐ-CP của Chính phủ, đăng ký, cấp giấy chứng nhậnđược khẳng định là một nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước về đấtđai, nhất là đối với cấp cơ sở Sau khi có Luật đất đai năm 1988 công tác đăng
ký thống kê được triển khai thực hiện theo quyết định 201/ĐKTK ngày24/07/1989 về đăng ký và cấp giấy chứng nhận và thông tư số 302/ĐKTkngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành quyết định 201/ĐKTK của tổng cụcquản lý ruộng đất
Quyết định số 201/QĐ-ĐKTKK ngày 14/07/1989 của tổng cục quản lýruộng đất đã khẳng định: “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thưpháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho “người sử dụng đất” nhằmmục đích bảo đảm quyền của người sử dụng đất hợp pháp và quản lý chặt chẽđất” Thực hiện điều 18 Luật đất đai năm 1988, Tổng cục Quản lý ruộng đất
đã ban hành quyết định số: 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc ban hànhquy định cấp GCN quyền sử dụng đất (giấy có màu đỏ nên được gọi là sổ đỏ);thông tư số 302/TT/ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành quyết định
Trang 17về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tuy nhiên việc triển khai cấpGCN giai đoạn này được rất ít, phần lớn các địa phương dừng lại ở bước làmđiểm và chỉ mới cấp cho hộ gia đình xã viên sử dụng đất nông nghiệp Khókhăn chủ yếu trong triển khai ở giai đoạn này gồm rất nhiều vấn đề như: thiếukinh phí, lực lượng mỏng chuyên môn nghiệp vụ yếu, hệ thống hồ sơ địachính vừa thiếu vừa có độ chính xác thấp; tình hình sử dụng ruộng đất saukhoán hộ chưa ổn định.
Sau khi Luật đất đai 1993 ra đời thay thế cho Luật đất đai, Tổng cụcQuản lý ruộng đất sau là Tổng cục Địa chính đã ban hành nhiều văn bảnhướng dẫn việc thực hiện đăng kí đất đai như:
- Công văn 434/CP-ĐC tháng 7/1993 của Tổng cục Quản lý ruộng đấtban hành tạm thời mẫu sổ sách hồ sơ địa chính
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995 quy định mẫu hồ sơ địachính thống nhất cả nước
- Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địachính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ đia chính và cấp giấychứng nhận
- Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địachính
Sau luật đất đai năm 1993, nội dung giao đất và cấp GCN đã được quantâm chỉ đạo triển khai, cũng trong giai đoạn này đã phát sinh 2 loại giấychứng nhận – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu do Tổng cục Địachính ban hành (giấy có màu đỏ - sổ đỏ) cấp cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân
sử dụng đất nông nghiệp và đất ở nông thôn theo Nghị định số 64/ NĐ-CPngày 27/09/1993 của Chính phủ ban hành Quy định về giao đất nông nghiệpcho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
Trang 18nghiệp; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở (giấy cómầu hồng) do Bộ Xây dựng phát hành để thực hiện Nghị định số 60/NĐ-CPngày 5/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ởtại đô thị, Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 5/07/1994 của Chính phủ về mua bán
và kinh doanh nhà ở Mặc dù có sự chỉ đạo khá quyết liệt của Chính phủ vàquyết tâm rất cao của các địa phương, phấn đấu cấp xong cơ bản GCN banđầu vào năm 1999, nhưng tiến độ cấp GCN vẫn rất chậm do nguyên nhân:
- Kinh phí thiếu, lực lượng mỏng, lúng túng trong chỉ đạo của các địaphương do cùng một lúc có hai ngành cùng tham gia trình cấp GCN quyền sửdụng đất (ngành Xây dựng tham mưu trình cấp GCN khu vực đất đô thị,ngành Đất đai – Địa chính tham mưu cấp GCN khu vực đất nông nghiệp nôngthôn);
- Do cấp GCN là một công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi hệ thống hồ
sơ liên quan tới chủ thể sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất phải được cậpnhật thường xuyên, trong khi đó đất đai ở nước ta có một thời gian dài bịbuông lỏng quản lý;
- Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất là phổ biến,
có nhiều vụ việc vi phạm kéo dài hàng chục năm chưa được xử lý dứt điểm
Chính sách về đất đai liên tục thay đổi theo từng giai đoạn do nhu cầu
sử dụng đất cho phát triển kinh tế đất nước Để có cơ sở cấp GCN, cả 2 ngànhĐịa chính, Xây dựng đều trình kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính cơ sở, do
đó thiếu sự quản lý chỉ đạo thống nhất, đặc biệt ngành Xây dựng không thểđơn phương tiến hành thụ lý cấp GCN do thiếu hệ thống hồ sơ địa chính đượclưu giữ cập nhật thường xuyên Vào đầu những năm 1998-1999, khi ở các địaphương tiến hành sáp nhập sở Địa chính và sở Nhà đất, tình trạng chồng chéotrong cấp GCN mới tạm thời được xử lý, tốc độ cấp GCN mới được đẩynhanh đáng kể Bên cạnh việc cấp “sổ đỏ, giấy hồng” của 2 ngành Đất đai và
Trang 19Xây dựng, cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 và Thông tư số 122/1999/TT-BTC ngày13/10/1999 về kê khai, đăng ký sử dụng trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhànước Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện ở các địa phương rất chậm và sốlượng GCN đã cấp là không đáng kể.
* Từ sau khi có luật Đất đai 2003 đến nay:
Khi kinh tế phát triển, nước ta cũng bước vào giai đoạn hội nhập Côngtác quản lý đất đai nói chung và đăng ký đất đai nói riêng cũng cần có thayđổi cho phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới Luật Đất đai được Quốc hộithông qua năm 2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 đã đáp ứngyêu cầu này Luật đất đai 2003 đã quy định cụ thể về đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận Luật cũng đưa ra các quy trình, thủ tục trong việc thực hiệnđăng ký đất đai lần đầu, cấp giấy chứng nhận trong các trường hợp, đăng kýbiến động về quyền sử dụng đất trên cơ sở Luật Đất đai, Chính phủ, Bộ Tàinguyên và Môi trường, các bộ ngành có liên quan đã ban hành các văn bảnhướng dẫn việc thực hiện nội dung về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo
đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng thửa đất và được
Trang 20lập thành 2 bản: 01 bản màu đỏ được giao cho người sử dụng đất; 01 bản màutrắng được lưu tại cơ quan cấp giấy chứng nhận.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn việclập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
Tuy nhiên trong thực tế quản lý đã phát sinh nhiều vướng mắc cần giảiquyết Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các
Bộ, Ngành liên quan trình phương án sửa đổi Luật Đất đai và các Luật liênquan đến cấp GCN theo hướng thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận cảquyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liềnvới đất
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về giấychứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 20/TT - BTN&MT ngày 22/10/2010 của Bộ TN&MT quyđịnh bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 16 /TT - BTN&MT ngày 20/5/2011 của Bộ TN&MT quyđịnh sửa đổi bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về đấtđai
Những quy định này đã góp phần thống nhất quản lý đất đai, thống nhấtquản lý nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiệncho người dân trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản có trên đất
Trang 212.1.2 Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng Hoà ra đời, ngành Địa chính từ Trung ương tới cơ sở được duytrì và củng cố để bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất
Năm 1954, Hiến pháp mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định
3 hình thức sở hữu đất là: Sở hữu Nhà nước, Sở hữu tập thể, Sở hữu tư nhân
Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đãban hành một số văn bản để điều chỉnh mối quan hệ đất đai, trong đó có nộidung tổ chức thực hiện kiểm tra thống kê đất đai trong cả nước, để thực hiệnnội dung này Nhà nước đã ban hành quyết định số 169/QĐ-CP ngày20/06/1977
Ngày 09/11/1979 Chính phủ đã ban hành Nghị định 404/CP về việcthành lập hệ thống tổ chức quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởngthống nhất quản lý Nhà nước đối với ruộng đất trên toàn bộ lãnh thổ
Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rađời quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quảnlý” Với chế độ sở hữu này, Nhà nước đã tập hợp thống nhất các loại đất trênlãnh thổ quốc gia thành tài nguyên quốc gia mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhânchỉ được quyền sử dụng theo quy định của pháp luật
Ngày 01/07/1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ra Quyếtđịnh 201/CP quyết định về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cườngcông tác quản lý ruộng đất trong cả nước Trong Quyết định có nêu: “Để tăngcường và thống nhất quản lý ruộng đất, tất cả các cá nhân tổ chức sử dụng đấtđều phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất của chủ sử dụngvào sổ địa chính của Nhà nước, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải
Trang 22kiểm tra báo cáo này Sau khi kê khai đăng ký các tổ chức hay cá nhân màđược xác nhận là sử dụng đất hợp pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất” Ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số299-TTg về công tác đo đạc phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong
cả nước
Thực hiện Quyết định 201/CP và chỉ thị 299/TTg, ngày 05/11/1981 Tổngcục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành quyếtđịnh số 56/QĐ-ĐKTK quy định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cảnước
Ngày 08/01/1988 Luật Đất đai đầu tiên của nước ta ra đời, đánh dấu sựphát triển trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Tại điều 9 Luật Đất đai
1988 quy định đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý cáchợp đồng sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Chỉ thị số 67/CT-HĐBT năm 1989 của hội đồng Bộ trưởng về một sốbiện pháp cần tiếp tục triển khai thực hiện để thi hành Luật đất đai Tại khoản
2 điều 6 của Chỉ thị có nêu rõ: chỉ đạo hoàn thành việc đo đạc, phân hạng vàđăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Ngày 28/10/1989 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 302/TT-ĐKTK hướng dẫn thi hành Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK
Năm 1992, Hiến pháp mới ra đời, thay thế cho Hiến pháp 1980, LuậtĐất đai cũng thay đổi, ngày 14/07/1993 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua Luật Đất đai gồm 7 chương với 89 điều Tại điều
13 của Luật Đất đai năm 1993 tiếp tục khẳng định đăng ký đất đai, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính là một trong 7 nội dungquan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 23Sau khi Luật Đất đai 1993 ra đời thì hàng loạt các văn bản, thông tư,nghị định của Nhà nước đã được ban hành như:
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ ban hành bản quyđịnh về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định,lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về việcgiao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ quy định về quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chínhquy định các mẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai
- Công văn số 1247/CV-ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính
về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất
- Chỉ thị 245/TT ngày 22/4/1996 của Chính phủ về tổ chức thực hiệnmột số công việc cấp bách trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức trongnước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
- Chỉ thị 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính phủ bổ sung điều 10 choNghị định 60/CP ngày 05/07/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụngđất ở tại đô thị
- Công văn số 1725/LB-QLN ngày 17/12/1996 của Bộ xây dựng vàTổng cục Địa chính hướng dẫn một số biện pháp đẩy mạnh việc cấp giấychứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất
Trang 24- Chỉ thị 10/1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh và hoàn thiện việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất nông nghiệp
- Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 về hướng dẫn thủ tụcđăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất
- Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000
- Công văn số 767/CP-NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất ở đô thị
- Thông tư 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/09/1999 của Tổngcục Địa chính - Bộ Tài chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất theo Chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Thông tư 1417/1999/TT-TCĐC ngày 18/09/1999 của Tổng cục Địachính hướng dẫn thi hành Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 23/09/1999 củaChính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
- Nghị định 66/2001/NĐ-CP ngày 28/09/2001 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai
- Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địachính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất
Trang 25- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày26/10/2003 và được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Namcông bố và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việcthi hành Luật đất đai
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xửphạt hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Quy định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địachính
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ vềthu tiền sử dụng đất khi cấp GCN
- Thông tư số 01/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP
- Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ vềthu tiền thuê đất, trong đó có quy định thu tiền thuê đất khi cấp GCN
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ về việcsửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN,việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụngđất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu côngnghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao
Trang 26- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một
số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 ban hành quyđịnh về GCNQSDĐ
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quyđịnh bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn việclập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về giấychứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 20/TT - BTN&MT ngày 22/10/2010 của Bộ TN&MT quyđịnh bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất
Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/05/2011 quy định sửa đổi
bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai
2.2 Khái quát về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính
2.2.1 Đăng ký đất đai
- Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiệnđối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia, đình cá nhân sử dụng đất, sở hữu
Trang 27tài sản trên đất Đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn: đăng ký lần đầu
và đăng ký biến động đất đai
- Đăng ký lần đầu là việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tàisản trên đất đối với thửa đất được thực hiện lần đầu tiên Đây là công việc màthời điểm kết thúc được xác định bằng việc cấp giấy chứng nhận cho người sửdụng đất, người sở hữu tài sản trên đất
Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trườnghợp sau:
a Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;
b Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất
- Đăng ký biến động về đất đai được thực hiện đối với người sử dụngthửa đất đã được cấp giấy chứng nhận hoặc người sử dụng đất có giấy tờ hợp
lệ theo quy định của pháp luật mà có thay đổi về quyền sử dụng đất
Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sửdụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi
về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:
a Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảolãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b Người sử dụng đất được phép đổi tên;
c Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
d Chuyển mục đích sử dụng đất;
đ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
Trang 28e Chuyển đổi hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
g Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
h Nhà nước thu hồi đất;
2.2.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo mộtmẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang,mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màuhồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" inmàu đỏ; mục "I Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
b) Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II Thửa đất, nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, côngtrình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; sốvào sổ cấp Giấy chứng nhận;
c) Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất" và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứngnhận";
Trang 29d) Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV Nhữngthay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với ngườiđược cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
* Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai 2003,đối tượng được cấp giấy chứng nhận bao gồm hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư, tổ chức và cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được Nhà nước giaođất, cho thuê đất hoặc được công nhận quyền sử dụng đất
* Căn cứ xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sau khi người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, cơ quanNhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể đểcấp GCN Căn cứ để xét cấp GCN được quy định tại Điều 49 Luật Đất đai
2003, cụ thể như sau:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các Điều 50,Điều 51 của Luật Đất đai 2003 và Điều 3 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
- Hợp đồng chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng, choquyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảolãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, pháp nhân mới được hình thành
Trang 30hay không cấp GCN theo quy định tại các Điều 14, Điều 15, và Điều 16 củaNghị định số 84/2007/NĐ-CP.
* Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Luật Đất đai 2003 quy định cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuêđất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thì cấp đó có thẩm quyền cấpGCN
Thẩm quyền cấp GCN thực hiện theo quy định tại Điều 52 của LuậtĐất đai 2003 và Điều 56 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP như sau:
a UBND cấp Tỉnh cấp GCN cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người ViệtNam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nướcngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổ chức, cá nhân nướcngoài
b UBND cấp huyện cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sửdụng đất ở
c Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môitrường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài vàđóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường khi có các điều kiện sau:
- Đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tàinguyên và Môi trường;
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có bộ máy, cán bộ chuyên môn
và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấpGiấy chứng nhận
Trang 312.2.3 Hồ sơ địa chính
* Khái niệm về hồ sơ địa chính:
“Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách…chứa đựngnhững thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đấtđai được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đaiban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtnhằm phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất.”
Hồ sơ địa chính được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, phường,thị trấn Các tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính làm cơ sở khoa học và pháp lý
để Nhà nước thực hiện quản lý chặt chẽ, thường xuyên đối với đất đai
Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịpthời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với các biến động theo quy địnhcủa pháp luật trong quá trình sử dụng đất
Hồ sơ địa chính được lập thành 1 bản gốc và 2 bản sao từ bản gốc; bảngốc được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường, một bản sao được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịpthời khi có biến động về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải được chỉnh
lý phù hợp với bản gốc hồ sơ địa chính
* Nội dung hồ sơ địa chính:
Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập theo Quyết định
499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính bao gồm:
- Bản đồ địa chính;
- Sổ địa chính;
Trang 32- Sổ mục kê;
- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Trong quá trình thực hiện bao gồm thêm:
- Quyết định thành lập hội đồng đăng ký đất đai;
- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất;
- Bảng liệt kê đất;
- Đơn xin khiếu nại và kết quả đo đạc và xét duyệt đơn;
- Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký;
- Danh sách các chủ sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất;
- Hồ sơ trình của UBND xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất gồm:
+ Biên bản kiểm tra hồ sơ;
+ Kết quả kiểm tra hồ sơ;
+ Kết quả đối chiếu tài liệu hồ sơ;
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập theo Thông tư 1990/2001/TT-ĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính bao gồm:
Trang 33- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất và các giấy tờ do người sử dụngđất nộp khi kê khai đăng ký ban đầu và đăng ký biến động;
- Tài liệu được hình thành trong quá trình thẩm tra xét duyệt đơn củaUBND cấp xã, phường, thị trấn:
+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai;
+ Tờ trình của UBND cấp xã, phường, thị trấn và cơ quan địa chính cáccấp Tỉnh, Huyện;
+ Danh sách các trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất;
- Các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
+ Quyết định thành lập Hội đồng xét đăng ký đất đai;
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết địnhgiải quyết các trường hợp vi phạm;
+ Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển loại đất sử dụng.+ Quyết định cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Biên bản kiểm tra nghiệm thu hồ sơ địa chính;
Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập theo Thông tư BTNMT ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:
Trang 34Mẫu giấy tờ áp dụng trong việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền sửdụng đất lần đầu ban hành kèm theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu số 04/ĐK;
- Danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất theo mẫu số 05/ĐK;
- Danh sách công khai các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu số 06/ĐK;
- Phiếu chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế theo mẫu số07/ĐK;
- Tờ trình UBND về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ theomẫu số 08/ĐK;
- Sổ cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 09/ĐK;
Hệ thống hồ sơ được thiết lập theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:
- Bản đồ địa chính;
- Sổ địa chính;
- Sổ mục kê đất đai;
- Sổ theo dõi biến động đất đai;
- Bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biếnđộng đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số đểphục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy đểphục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã
Trang 35Mẫu giấy tờ áp dụng trong việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền sửdụng đất lần đầu ban hành kèm theo Thông tư này gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 04a/ĐK;
- Danh sách những người cùng sử dụng chung thửa đất kèm theo Đơnxin cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 04b/ĐK;
- Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng đấtkèm theo Đơn xin cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 04c/ĐK;
- Danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứngnhận theo mẫu số 05/ĐK;
- Danh sách công khai các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấychứng nhận theo mẫu số 06/ĐK;
- Báo cáo rà soát hiện trạng quản lý, sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôngiáo theo mẫu số 07/ĐK;
- Tờ trình UBND về việc cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 08/ĐK;
- Sổ cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 09/ĐK;
2.3 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính của
cả nước
Xã hội càng phát triển thì đất đai càng phát huy vai trò của mình Đấtđai thực sự là động lực cho phát triển kinh tế-xã hội Vì vậy, quản lý và sửdụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của nhà nước mà còn là trách nhiệmcủa tất cả chúng ta
Theo kết quả báo cáo của các tỉnh gửi về cho tổng cục quản lý đất đaitính đến ngày 30/09/2011 thì công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:
Trang 36Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 16 173 096 giấy với diện tích
2.4 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính của tỉnh Lạng Sơn
Theo báo cáo gửi về Tổng cục Quản lý đất đai của tỉnh Lạng Sơn tínhđến hết tháng 9 năm 2011 thì công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhậntrên phạm vi của tỉnh Lạng Sơn đã đạt được kết quả như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 151 951 giấy với diện tích
62 231 ha đạt 58.3% so với diện tích cần cấp
Đất lâm nghiệp cấp được 122 197 giấy với diện tích 343 792 ha đạt100%
Trang 37Đất ở nông thôn cấp được 122 297 giấy với diện tích 16 387ha đạt100% so với diện tích cần cấp.
Đất ở đô thị cấp được 34 990 giấy với diện tích 762ha đạt 83.4% so vớidiện tích cần cấp
Đất chuyên dùng cấp được 3 083 giấy với diện tích 3 728ha đạt 72.6%
so với diện tích cần cấp
Đất cơ sở tôn giáo cấp được 10 giấy với diện tích 5ha đạt 83.3% so vớidiện tích cần cấp
Một số nguyên nhân dẫn đến tiến độ xét cấp giấy chứng nhận chậm là
do thiếu về nhân lực, vướng mắc do nhiều xã chưa có bản đồ địa chính, biếnđộng đất đai lớn nhưng thiếu kinh phí thực hiện Thêm vào đó là cơ chế chínhsách có nhiều điểm bất cập, chưa thuận lợi và tác động tiêu cực đến người dânxin cấp giấy Đa phần những người dân làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhậnchủ yếu là do nhu cầu thiết yếu như: để thế chấp vay vốn, mua bán, tặng cho,thừa kế… còn lại những trường hợp khác không có nhu cầu xử lý vì chưa cótiền nộp các khoản thu Có thể nói một trong những nguyên nhân chính trong
cơ chế chính sách làm cản trở và chậm tiến độ xét cấp giấy chứng nhận là vềchính sách tài chính về nghĩa vụ đối với Nhà nước của người sử dụng đất
Trang 38Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu:
3.1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.1.1.1 Cơ sở thực tiễn, căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khácgắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính
3.1.1.2 Khái quát về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địachính
3.1.1.3 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chínhcủa cả nước
3.1.1.4 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chínhcủa tỉnh Lạng Sơn
3.1.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
3.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.3.Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện hữu lũng
3.1.3.1 Tình hình quản lý
3.1.3.2 Tình hình sử dụng
3.1.3.3 Tình hình biến động đất đai của huyện
Trang 393.1.4 Kết quả thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, lập
hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
3.1.4.1 Quy trình, quy phạm thực hiện công tác đăng ký và cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắnliền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hữu Lũng
3.1.4.2 Kết quả thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đấtcho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại huyện Hữu Lũng tính đến hếttháng 12/2011
3.1.8 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính.
3.1.8.1 Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ
3.1.8.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 403.1.8.3 Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai
3.1.8.4 Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai cho cán bộ và nhân dân
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Điều tra trực tiếp:Thu nhập số liệu tại địa bàn các xã và tại phòng Tài
Nguyên - Môi Trường huyện Hữu Lũng
- Điều tra gián tiếp: thu thập số liệu có liên quan ở các phòng ban tạihuyện Hữu Lũng, trên các phương tiện thông tin đại chúng như: qua mạnginternet, báo chí, đài phát thanh,…
3.2.2 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Tìm hiểu, thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu địa chính và cáctài liệu khác có liên quan như: diện tích, vị trí, khoảng cách, mục đích sửdụng …
3.2.3 Phương pháp so sánh
So sánh giữa pháp luật và thực tế của công tác đăng ký và cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất, lập hồ sơ địa chính ở địa phương, giữa số liệu thu thập được để tìm ranhững đặc trưng về đăng ký và cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lập hồ sơ địa chính
3.2.4 Phương pháp minh họa số liệu bằng biểu đồ, đồ thị
Phương pháp này nhằm minh họa và tổng quát hóa các số liệu thu thập