TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phườn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“ Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phường Đức Giang,
và phường Bồ Đề, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội,
Giáo viên hướng dẫn : ThS Trần Trọng Phương
Địa điểm thực tập: UBND phường Đức Giang và phường Bồ Đề,
Quận Long Biên, TP Hà NộiThời gian thực hiện: 27/12/2011 đến 3/5/2012
Trang 2HÀ NỘI - 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn vô hạn, tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệunhà trường, phòng Địa Chính phường Đức Giang và phường Bồ Đề cùng cácthầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến hức vô cùng quý báu trong thờigian vừa qua
Để hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập này, tôi xin chân thànhcảm ơn TS Trần Trọng Phương và cán bộ lãnh đạo cùng toàn thể cán bộphòng Địa Chính thưộc 2 phường Đức Giang và Bồ Đề đã giúp đỡ, tạo điềukiện cho tôi thực tập để viết bài báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp và họchỏi đức kết kinh nghiêm cũng như quá trình thu thập tài liệu
Do thời gian nghiên cứu có hạn trong quá trình tìm hiểu đành giá tìnhhình đăng kí đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 2 phườngĐức Giang và Bồ Đề quận Long Biên thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế và
có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của cácthầy cô, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ phòng Địa Chính phường Đức Giang vàphường Bồ Đề và toàn thể các bạn
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Bảo Khánh
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
II MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2
1 Mục đích 2 2 Yêu cầu 2 PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 4
2.1.1 Cơ sở pháp lý 4
2.1.2 Vai trò của các cấp chính quyền trong việc quản lý Nhà nước về đất đai 10
2.1.3 Đăng ký đất đai ban đầu 12
2.1.4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 13
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TRONG CẢ NƯỚC 14
2.2.1 Thực trạng thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng quyền sử dụng đất trong cả nước 14
2.2.2 Tình hình đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố Hà Nội 18
Trang 52.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI
CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20
2.3.1 Thuận lợi 20
2.3.2 Khó khăn 21
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 23
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
3.2.1 Nghiên cứu tổng quan 23
3.2.2 Nghiên cứu cụ thể 23
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA PHƯỜNG ĐỨC GIANG VÀ PHƯỜNG BỒ ĐỀ 25
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 26
4.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 27
4.2.1 Dân số và lao động 27
4.2.2 Tình hình phát triển kinh tế 28
2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng 28
4.2.4 Văn hóa, giáo dục, y tế 30
4.2.5 Quốc phòng, an ninh 31
4.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA PHƯỜNG ĐỨC GIANG VÀ PHƯỜNG BỒ ĐỀ 32
4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất của phường Đức Giang 32
4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất của phường Bồ Đề 32
Trang 64.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA PHƯỜNG ĐỨC
GIANG VÀ PHƯỜNG BỒ ĐỀ GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 33
4.4.1 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34 4.4.2 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức đóng trên địa bàn 40
4.4.3 Đánh giá chung 43
4.5 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐKĐĐ, CẤP GCNQSDĐ CỦA PHƯỜNG ĐỨC GIANG VÀ PHƯỜNG BỒ ĐỀ 44
4.5.1 Nguyên nhân 44
4.5.2 Nguyên nhân tồn tại 45
4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, HOÀN THIỆN ĐẨY NHANH CÔNG TÁC ĐKĐĐ, CẤP GCNQSDĐ CỦA PHƯỜNG ĐỨC GIANG VÀ PHƯỜNG BỒ ĐỀ 46
4.7 HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA PHƯỜNG ĐỨC GIANG VÀ PHƯỜNG BỒ ĐỀ 47
4.7.1 Về mặt quản lý Nhà nước 47
4.7.2 Đối với người sử dụng đất 47
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
I KẾT LUẬN 48
II ĐỀ NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 7Bảng 3 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của phường
Đức Giang và phường Bồ Đề giai đoạn 2005 – 2011 34
Bảng 4 Tổng hợp những hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở của phường Đức Giang và phường Bồ Đề giai
đoạn 2005 – 2011 36
Bảng 5 Kêt quả xử lý phương án và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở cho các hộ của phường Đức Giang và phường Bồ
Đề giai đoạn 2005 – 2011 38
Bảng 6 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ
chức kinh tế của phường Đức Giang và phường Bồ Đề giai
đoạn 2005 – 2011 41
Bảng 7 Kết quả cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tín
ngưỡng của phường Đức Giang và phường Bồ Đề giai đoạn
2005 - 2011 42
Bảng 8 Tổng hợp thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của phường Đức Giang và phường
Bồ Đề giai đoạn 2005 – 2011 43
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtGCN : Giấy chứng nhận
UBND : Ủy ban nhân dân
TNVMT : Tài nguyên và môi trường
QH : Quy hoạch
KH : Kế hoạch
Trang 9PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, lànguồn của cải vô tận của con người và là phương tiện sống mà thiếu nó conngười không thể tồn tại được Chính vì vậy mà đất đai có tầm quan trọng rấtlớn, là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Mặt khác, đất đai lànguồn tài nguyên có hạn về số lượng, cố định về vị trí, do vậy việc sử dụngphải tuân theo quy hoạch cụ thể và có sự quản lý hợp lý
Xác định được tầm quan trọng của đất đai, chính vì vậy vấn đề quản lý,
sử dụng đất đai đang là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm Đặc biệt làở Việt Nam hiện nay, là một quốc gia “đất chật người đông”, còn thiếu thốn
về vật chất thì vấn đề quản lý và sử dụng đất có hiệu quả là một vấn đề cầnthiết Nhà nước và Chính phủ đang thi hành những chính sách đưa việc quản
lý và sử dụng đất vào quy chế chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi
cơ quan và mọi người dân trong việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả caonguồn quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất trong cảnước theo hướng XHCN
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai, nhà nước đã xâydựng một hệ thống chính sách đất đai chặt chẽ nhằm tăng cường công tác hoạtđộng sử dụng đất trên phạm vi cả nước.Thông qua Luật đất đai, quyền sở hữuNhà nước về đất đai được xác định duy nhất và thống nhất Công tác ĐKĐĐ,cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính là một trong các nội dung quan trọngtrong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Nó xác lập quyền và nghĩa
vụ đối với người sử dụng đất và là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác quản
lý đất đai
Trang 10Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Đức Giang vàphường Bồ Đề đã được tiến hành đồng loạt, cùng với các địa phương kháctrên địa bàn nói riêng và địa bàn cả nước nói chung Nó là cơ sở để đánh giátình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện, phân tích những nguyênnhân tồn tại từ đó định hướng cho công tác phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cũng như tính cấp bách của công tácĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Đức Giang và phường Bồ Đề,Huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội, được sự phân công của Khoa Tài Nguyên
và Môi Trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫncủa thầy giáo: Tiến sỹ Trần Trọng Phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất phường Đức Giang, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2005-2011”
II MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
2 Yêu cầu
- Có số liệu điều tra, thu thập chính xác, phản ánh trung thực và kháchquan việc thực hiện đăng ký, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính
Trang 11- Quá trình làm đề tài phải nắm chắc và thực hiện đầy đủ các quy trình,quy phạm của các văn bản về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính.
- Đưa ra các kiến nghị, đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thựctrạng của địa phương
Trang 12PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1 Cơ sở pháp lý
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lượcphát triển kinh tế xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống chính sáchđất đai chặt chẽ nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên phạm
vi cả nước Thông qua Luật đất đai, quyền sở hữu Nhà nước về đất đai được
xác định là duy nhất và thống nhất, đảm bảo đúng mục tiêu “Nhà nước thống
nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”.
Chính sách đầu tiên mà Đảng và Nhà nước thực hiện đó là: “Chính
sách cải cách ruộng đất” ra đời ngày 4/12/1953 Chính sách này đã đánh đổ
hoàn toàn chế độ sở hữu của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai cũng như bọnđịa chủ phong kiến Thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nhân dân laođộng Sau khi thực hiện chế độ cải cách ruộng đất, đời sống của nhân dân dầndần đi vào ổn định
- Hiến pháp 1959 ra đời đánh dấu sự trưởng thành của Nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hòa Trong hiến pháp quy định rõ ba hình thức sở hữu
ruộng đất: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
Sau năm 1975 Việt Nam hoàn toàn giải phóng, nước ta bước vào giaiđoạn mới: giai đoạn xây dựng đất nước tiến lên XHCN Ngày 8/1/1988, Luậtđất đai đầu tiên của nước ta ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trongcông tác QLĐĐ, đưa việc quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp Đến ngày11/4/1993,
Luật đất đai được Quốc hội thông qua thay thế Luật đất đai năm 1988
Trang 13Bước sang nền kinh tế thị trường, Luật đất đai 1993 vẫn còn bộc lộnhiều điểm bất cập, không phù hợp với thực tế sử dụng đất, vì vậy mà Nhànước đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 vàocác năm 1998, 2001.
Để công tác QLĐĐ phù hợp với tình hình mới, Luật đất đai năm 2003
đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳhọp thứ 4 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 thay thế cho Luật đất đai
năm 1988, 2001 Luật đất đai 2003 cũng khẳng định rõ: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Luật đất đai 2003 cũng quy định rõ 13 nội dung quản lý nhà nước vềđất đai:
1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.
3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận.
7 Thống kê, kiểm kê đất đai.
8 Quản lý tài chính về đất đai.
9 Quản lý và phát triển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
10.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Trang 1411.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai.
12.Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết các khiếu nại vi phạm
về đất đai.
13.Quản lý các hoat động dịch vụ công về đất đai.
Có thể nói thực hiện đầy đủ 13 nội dung trên là một quá trình lâu dàiđòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp với nhau Trongthời kỳ hiện nay việc quản lý và sử dụng đất ngày càng được chú trọng hơn vàmọi người dân có thể yên tâm sử dụng phần diện tích mình được giao để thực
hiện các quyền trong quan hệ đất đai: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Nhằm thực hiện luật đất đai có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành cácvăn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết Luật đất đai:
Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, quy định về giao đất cho các hộ giađình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp;
Nghị định 02/CP ngày 5/1/ 1994 của Chính phủ quy định về giao đấtlâm ngiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vàomục đích sản xuất lâm nhiệp;
Nghị định 88/CP ngày 7/8/1994 của Chính phủ quy định về quản lý sửdụng đất đô thị;
Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về việc mua bán kinhdoanh nhà thuộc sở hữu Nhà nước;
Nghị định 17/1991/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ quy định vềthủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sửdụng đất và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thihành Luật đất đai;
Trang 15Nghị định 198/2004 NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất;
Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung
về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự,thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về đất đai;
Chỉ thị số 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Chính phủ về côngtác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất;
Chỉ thị số 10/1998/TTg-CP ngày 20/2/1998 của chính phủ về việc đẩymạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Chỉ thị số 05/2004/TTg-CP ngày 9/2/2004 của Chính phủ về việc triểnkhai thi hành Luật đất đai 2003, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh
để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm2005;
Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chínhhướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/TT-BTC ngày 07/12/2004 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền
sử đất;
Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/NĐ-CP;
Thông tư số 08/2007/TT-TNMT ngày 08/02/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựngbản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Thông tư số 09/2007/TT-TNMT ngày 08/02/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
Trang 16Quyết định số 449/1995QĐ-ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địachính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành kèm theo quyết địnhlập các loại sổ sách trong đăng ký đất đai;
Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất;
Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất;
Đặc biệt để đảm bảo quản lý chặt chẽ quỹ đất hiện có cùng với các vănbản luật, dưới luật của nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Thành ủy, Hôiđồng nhân dân và UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản phápquy, quy định về trình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai vàmôi trường
Quyết định số 158/2004QĐ-UB ngày 25/12/2004 của UBND thành phố
Hà Nội quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế,thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhàtrên địa bàn;
Quyết định số 116/2004/QĐ-UB ngày 29/07/2004 của UBND thànhphố Hà Nội quy định tạm thời về chế độ thu tiền sử dụng đất khi cấpGCNQSDĐ, thực hiện Nghị định 60/CP, 61/CP ngày 5/7/1994 của Chínhphủ;
Quyết định số 192/QĐ-UB ngày 24/3/2004 của UBND thành phố HàNội về việc tiếp tục phân cấp cho quận, huyện quyết định cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất;
Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố
Hà Nội về việc: “Ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội”;
Trang 17Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 27/7/2005 và Quyết định số213/2005/QĐ-UB ngày 9/12/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửađổi, bổ sung một số Điều, Khoản của Quy định ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội;
Quyết định số 38/QĐ-UB ngày 29/03/2005 của UBND thành phố HàNội về việc ban hành Quy trình bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghịđịnh 61/CP;
Quyết định số 05/2005/QĐ-UB ngày 3/1/2006 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm2006;
Quyết định số 148/2005/QĐ-UB ngày 30/9/2005 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành “Quy chế về cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức trongnước, tổ chức cá nhân nước ngoài và cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố HàNội”;
Hướng dẫn tạm thời số 3745/HD-TNMT&NĐ ngày 19/9/2005 của SởTài nguyên Môi trường và nhà đất về trình tự, thủ tục đính chính, cấp đổi,cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi bị saisót, hư hỏng, rách nát, mất hoặc hợp thức hóa việc đăng ký sang tên chuyểnnhượng;
Cho đến hết năm 2007, trên địa bàn huyện Gia Lâm thực hiện công tácđăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc: “Ban hành quy định về cấpGCNQSDĐ ở trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Năm 2008 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 23/QĐ-UBNDngày 9/5/2008 của UBND Thành phố Hà Nội “Về việc ban hành quy định vềcấp GCNQSDĐ cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ giađình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trênđịa bàn Thành phố Hà Nội”
Trang 18UBND quận Long biên trực tiếp phòng Tài Nguyên và Môi trườngquận Long Biên triển khai tới các phường thực hiện theo nội dung của Quyếtđịnh số 23/2008/QĐ-UBND ngày 9/5/2008 của UBND Thành phố Hà Nội.
2.1.2 Vai trò của các cấp chính quyền trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.
Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ lànhiệm vụ của các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở
- Xây dựng chủ trương, kế hoạch đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ởtrong cả nước
- Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương
- In ấn, phát hành GCNQSDĐ và hệ thống biểu mẫu, sổ sách trong hồ
sơ địa chính: Sổ mục kê, Sổ địa chính, Sổ theo dõi biến động
- Xác định chủ trương biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình địaphương
Trang 19- Tổ chức chỉ đạo thực hiện hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ, làm thíđiểm.
- Tổ chức đo vẽ bản đồ địa chính, phục vụ công tác ĐK, cấpGCNQSDĐ
- Tổ chức kiểm tra nghiệm thu kết quả đăng ký đất đai, lập hồ sơ địachính
- Lưu trữ hồ sơ phân cấp, chỉ đạo việc quản lý đất đai thường xuyên vàkhai thác hiệu quả hồ sơ đất đã lập
2.1.2.3 Cấp quận, huyện, thị xã
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBNDquận huyện, thị xã thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đấtđai Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường
về chuyên môn nghiệp vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:
- Xây dựng, triển khai công tác quản lý đất đai đến từng xã, phường, thịtrấn trên địa bàn quận, huyện
- Tham gia thực hiện, kiểm tra và nghiệm thu kết quả đăng ký, cấpGCNQSDĐ từ các xã, phường, thị trấn
- Quyết định cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, đất ở đối với các hộ giađình cá nhân
- Xử lý các vi phạm về chính sách đất đai
2.1.2.4 Cấp xã, phường, thị trấn
Cấp xã, phường, thị trấn là cấp trực tiếp thực hiện các quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất và hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai Cán bộ địachính chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện việcquản lý Nhà nước về đất đai và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra vềchuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và Sở Tàinguyên và Môi trường Tất cả các số liệu về đất đai được cán bộ địa chính báocáo lên hàng năm Cấp xã có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Trang 20- Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết trên địa bàn xã.
- Phổ biến chủ trương, chính sách đất đai, thực hiện ĐKĐĐ đến từng hộgia đình, cá nhân sử dụng đất
- Tổ chức thực hiện, chuẩn bị vật tư, biểu mẫu cần thiết cho công tácĐKĐĐ, lập hồ sơ trình UBND cấp quận, huyện xin cấp GCNQSDĐ
2.1.3 Đăng ký đất đai ban đầu
Đăng ký đất đai ban đầu là cơ sở giúp Nhà nước nắm đầy đủ thông tin
về thửa đất và chủ sử dụng đất Từ đó Nhà nước thực hiện việc thống nhấtQLĐĐ theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất công bằng, hiệuquả ĐKĐĐ ban đầu thực hiện với người sử dụng đất nhưng chưa đăng ký kêkhai quyền sử dụng đất và chưa được cấp GCNQSDĐ
Thực hiện luật đất đai 2003, phòng Tài Nguyên và Môi Trường QuậnLong Biên đưa ra quy trình đăng ký đất đai lần đầu như sau:
- Thành lập Hội đồng đăng ký đất đai ở các xã, phường, thị trấn
- Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ở xã, phường, thị trấn
- Tổ chức tuyên truyền lợi ích và ý nghĩa của công tác đăng ký đất đai,
cấp GCNQSDĐ
- Tổ chức lực lượng hướng dẫn người dân đăng ký.
- Phân loại đơn
- Xét những trường hợp khiếu nại, tranh chấp, tổ chức việc xử lý
- Lập hội đồng xét duyệt
- Chuyển hồ sơ, đơn đăng ký cấp GCNQSDĐ lên Huyện xét duyệt cấp
GCNQSDĐ
- Cấp GCNQSDĐ cho các trường hợp có đủ điều kiện theo quy định của
luật đât đai
Trang 212.1.4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý giữa Nhà nước và chủ sử dụng đất, theođiều 2 của Luật đất đai quy định: “Người sử dụng đất ổn định được UBNDcấp xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềncấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành và sử dụng thống nhất trong cả nước
Theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định: GCNQSDĐ do Bộ Tàinguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất áp dụng trongphạm vi cả nước và đối với mọi loại đất GCNQSDĐ là một tờ có 4 trang,mỗi trang có kích thước: 190 mm x 265 mm Trang 1 là trang bìa, đối với bảncấp cho người sử dụng đất thì trang bìa màu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” màu vàng, số phát hành của giấychứng nhận quyền sử dụng đất màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môitrường; đối với bản lưu thì trang bìa màu trắng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp theo từng thửa đất gồm 2bản, một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản lưu tại Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộcUBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử đất:
Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 28/9/2001 của Chính phủ quy định vềthẩm quyền giao đất và cấp GCNQSDĐ đối với cá nhân, tập thể sử dụng đất
- UBND cấp phường, xã có trách nhiệm xem xét để xác định quyền sửdụng đất hợp pháp của từng hộ sử dụng đất khi thực hiện việc kê khai đăng kýban đầu
Trang 22- UBND cấp quận, huyện ký duyệt để cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp vàđất ở đối với các hộ gia đình cá nhân theo quy định.
- UBND tỉnh, thành phố ký duyệt để cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho chủ sử dụng đất là tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất,cho thuê đất và các tổ chức cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TRONG CẢ NƯỚC
2.2.1 Thực trạng thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng quyền sử dụng đất trong cả nước
Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ nhằm mục đích thiết lập cơ sở pháp
lý đầy đủ để Nhà nước thực hiện việc quản lý thường xuyên đối với đất đai,tạo điều kiện cho người sử dụng yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mìnhđảm bảo cho mỗi tấc đất đều sử dụng có hiệu quả và thực hiện mọi nghĩa vụđối với Nhà nước theo đúng quy định về pháp luật
Tổ chức ngành Địa chính: Tổng cục Địa chính thành lập theo Nghị định12/1994/NĐ-CP ngày 22/2/1994, trên cơ sở sát nhập Tổng cục ruộng đất vàCục đo đạc Bản đồ Nhà nước
Ngày 23/4/1994 Chính phủ ra Nghị định 34/1994/NĐ-CP cho phépngành Địa chính được tổ chức thành 4 cấp từ Trung ương đến địa phương.Riêng các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đượcthành lập trên cơ sở địa chính nhà đất Tất cả 604 đơn vị cấp huyện, quận đã
có phòng Địa chính, Đắk Lắk và Quảng Ngãi thành lập phòng Địa chính nôngnghiệp
Ngày 01/8/2002 kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XI đã thông quaviệc thành lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ngày 11/11/2002 Chính phủ ra Nghị định 91/2002/NĐ-CP quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
Trang 23trường Đến nay, theo tổng kết Vụ pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trườngcán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường có 12.142 cán bộ công nhân viênđang công tác ở Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môitrường các quận, huyện, có trình độ đại học, trên đại học, trung cấp và các cán
bộ công nhân viên khác Hiện đã thành lập 100% các Sở Tài nguyên và Môitrường ở các tỉnh, thành phố Các xã đều có cán bộ địa chính, ngày một hoànthiện hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành từ Trung ươngxuống địa phương nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của cảnước là 33.121.159 ha Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 24.822.560 ha chiếm 75% diện tích tựnhiên
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.232.715 ha chiếm 10% tổng diện tích
a Đối với đất sản xuất nông nghiệp:
Thực hiện Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ,Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh hoàn thiệnviệc giao đất và cấp GCNQSDĐ nông nghiệp Tính đến nay cả nước đã cấpđược 13.392.895 giấy với diện tích 7.413.504 ha đạt 81.3% so với diện tíchcần cấp, trong đó cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 13.388.099 giấy với diệntích 6.935.931 ha, cấp cho tổ chức 4.796 giấy với diện tích 477.573 ha Đã có
Trang 2429 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ cho sản xuất nông nghiệp (đạttrên 90%); có 4 tỉnh đạt từ 80% đến 90%; có 16 tỉnh đạt từ 70% đến 85%; cáctỉnh còn lại đạt được 70%; đặc biệt còn 3 tỉnh đạt tỷ lệ thấp gồm Lai Châu(đạt 24,6), Đăk Nông (đạt 42.4%), Yên Bái (46.2%).
b Đối với đất lâm nghiệp:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 1.085.952 giấy với diện tích7.739.894 ha đạt 59.2% diện tích cần cấp giấy, trong đó có 11 tỉnh cơ bảnhoàn thành đạt trên 90%, có 6 tỉnh đạt từ 85% đến 90%, có 7 tỉnh đạt từ 70%đến 85%, các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, đặc biệt có các tỉnh chỉ đạt dưới 30%như Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, QuảngNam, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau
c Đối với đất nuôi trồng thủy sản:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 641.065 giấy với diện tích 478.000
ha đạt 68,73% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 7 tỉnh đã cơ bản hoànthành ( đạt trên 90%); có 5 tỉnh đạt từ 70% đến 85%; các tỉnh còn lại đạt dưới70%, trong đó có 19 tỉnh đạt dưới 10% Đa số đất nuôi trồng thủy sản mớiđược hình thành gần đây, hầu như các thửa đất đều có quyết định giao đất,cho thuê đất nên việc cấp GCN không gặp khó khăn, nếu các tỉnh tập trung sẽhoàn thành trong thời gian ngắn
d Đối với đất ở đô thị:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 2.698.161 giấy với diện tích 58.929
ha đạt 56.9% so với diện tích cần cấp giấy; trong đó có 7 tỉnh cơ bản đã hoànthành (đạt trên 90%), có 18 tỉnh đạt từ 70% đến 85%; các tỉnh còn lại đạt dưới30% Từ ngày 1/7/2006 loại đất này được cấp GCN quyền sở hữu nhà ở
e Đối với đất ở nông thôn:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 6.997.345 giấy với diện tích 211.267
ha đạt 38% so với diện tích cần cấp giấy; trong đó có 5 tỉnh cơ bản đã hoànthành (đạt trên 90%), có 18 tỉnh đạt trên 50%; các tỉnh còn lại đạt dưới 50%
Trang 25Trong đó có 26 tỉnh đạt dưới 30%; việc cấp GCN cho đất chuyên dùng cònđạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện.
f Đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:
Tính đến nay cả nước đã cấp được 9.504 giấy với diện tích 3.212 ha đạt17% so với diện tích cần cấp giấy Việc cấp GCN cho loại đất này được thựchiện nhiều nhất ở: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, NinhThuận, Lâm Đồng, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng
Ngoài ra một số công tác khác cũng được các ngành, các cấp quan tâm
và triển khai thực hiện
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 63 tỉnh trong cả nước đãhoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 100% các tỉnh đã hoànthành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2001-2005 và 57 tỉnh đã xây dựng xongphương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006-2010)
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: đến nay đã có 7.987 dự án đượcgiao đất, thuê đất với diện tích hơn 184.179 ha, trong đó có 89.654 đất đượcgiao không thu tiền sử dụng đất, 8306 ha đất được giao có thu tiền, có 1781
dự án xin chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 10.061 ha Thu hồiđược 7.289 ha đất do vi phạm pháp luật đất đai trong đó có 7.056 ha đất đượcthu hồi do vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 38 Luật đất đai 2003 đạt 65%diện tích đất phải thu hồi trong diện này
Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong những năm qua thanh tra các cấp đãtiến hành hơn 12.000 cuộc thanh tra ở các tỉnh, thành phố, phát hiện 51.000trường hợp vi phạm Luật đất đai, xử lý 27.400 vụ, giải quyết 79% đơn thưkhiếu nại, tố cáo
Trang 262.2.2 Tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội có vị trí quan trọng, có xu thế đặc biệt so với cáctỉnh trong cả nước Nghị quyết 15/NQ-TW, ngày 15/12/2008 của Bộ Chính trị
đã xác định “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chínhquốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịchquốc tế”
Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng Sông Hồng, gồm 14quận, huyện và 232 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là92.180.46 ha (số liệu tổng kiểm kê năm 2005); dân số 3.182,7 nghìn người(năm 2005), mật độ dân số trung bình 3.452,7 người/km2
Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của thành phố Hà Nội như sau:(không tính phần diện tích sát nhập phần diện tích Hà Tây vào Hà Nội ngày1/8/2008)
- Đất nông nghiệp: có diện tích là 47.025,16 ha, chiếm 51,05% diện
tích tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một khẩu ở khu vựcnông thôn là 348m2 Đất sản xuất nông nghiệp 38.414,77 ha chiếm 95,14%diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có 5.431,76 ha chiếm 11.55% diệntích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 3.056,63 hachiếm 6,5% diện tích đất nông nghiệp chủ yếu nuôi trên các ao hồ…, phân bốở các quận, huyện: Thanh Trì, Tây Hồ, Đông Anh…, đất nông nghiệp khác có
122 ha, chiếm 0.26% diện tích đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp: Thành phố có 43.057,90 ha đất phi nông
nghiệp, chiếm 46,71% diện tích tự nhiên
Đất ở có 12.810,19 ha chiếm 29,79% diện tích đất phi nông nghiệp vàbằng 13,89% diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng 20.647,01 ha chiếm48,01% diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 22,4% diện tích đất tự nhiênphân bố đều khắp các quận, huyện, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Trang 278.473,69 ha chiếm 19,58% diện tích đất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
có 171,85 ha chiếm 0,39% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng: hiện tại còn 2.097,4 ha chiếm 2,28% diện tích tự
nhiên
Công tác cấp GCNQSDĐ được xác định là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của thành phố Hà Nội, nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sửdụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền lợi và nghĩa vụtheo quy định của pháp luật, từng bước hình thành và phát triển thị trường bấtđộng sản có sự quản lý của Nhà nước GCNQSDĐ là cơ sở để thiết lập hồ sơđịa chính, là công cụ để chính quyền các cấp, quản lý, nắm chắc được quỹđất, đăng ký chỉnh lý biến động, đồng thời phục vụ cho công tác lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phù hợp với hiện trạng sử dụngđất UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và tính đến thời điểmkiểm kê đất đai 1/1/2005, trên địa bàn thành phố đã cấp được:
- 175.414 GCNQSDĐ nông nghiệp cho các hộ gia đình, đạt 91% trêntổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp
- 337.502 GCNQSDĐ ở cho hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị vànông thôn đạt 70.18%
- 69.998 GCNQSDĐ ở hộ cho hộ gia đình, cá nhân đã mua nhà theoNghị định 61/CP
- 1.153 GCNQSDĐ đất cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất
Một số công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng đã được UBNDthành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo, thực hiện và cơ bản đã hoàn thành: côngtác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiệnở 3 cấp từ phường, xã, thị trấn; quận, huyện đến thành phố Lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2010 Công tác giao đất, cho thuêđất trên địa bàn thành phố đã thực hiện cải cách hành chính về thủ tục; hàngnăm UBND thành phố đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
Trang 28sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển đô thị với diện tích trung bình
1000 ha
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3.1 Thuận lợi
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của tỉnh vào những năm gầnđây được sự quan tâm chú trọng của Đảng và Nhà nước việc đăng ký đất đai,cấp GCNQSDĐ sớm được hình thành và được sự ủng hộ của đông đảo nhândân Nhận thức của nhân dân về việc chấp hành luật đất đai ngày một tốt hơn
họ đã dần hiểu biết được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong việc sửdụng đất Vì vậy công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ dần dần được pháttriển và ngày càng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Luật đất đai 2003 ra đời có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 đã đáp ứng kịpthời nhu cầu phát triển thực tiễn của đất nước Bên cạnh đó các văn bảnhướng dẫn thi hành luật đất đai được ban hành kịp thời để các địa phương, cácngành tổ chức thực hiện như Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai, trong đó quy định rất chitiết về thủ tục hành chính trong việc cấp GCNQSDĐ
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành những văn bản chuyênmôn cụ thể để các cơ quan quản lý đất đai của các địa phương thực hiện chophù hợp với quy định mới của luật đất đai 2003 Đặc biệt Bộ Tài nguyên vàMôi trường đã đẩy mạnh công tác ứng dụng tin học trong công tác đo đạc,quản lý đất đai như xây dựng hệ thống thông tin đất, phần mềm quản lý hệthống hồ sơ địa chính theo mã loại đất mới
Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai và đang được triển khai thực hiện nghiêm túc trênđịa bàn thành phố
Trang 29Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cũng như đầu tư khoahọc công nghệ để nâng cao kết quả trong việc quản lý đất đai đáp ứng nhu cầuđòi hỏi ngày càng cao của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấpGCNQSDĐ, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là giao đất, cho thuê đất,thu hồi đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thưkhiếu nại tố cáo vi phạm sử dụng đất được thực hiện, xử lý kịp thời, nguồnthu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách thành phố, trên cơ sở đó phát triển
hạ tầng cơ sở kỹ thuật, chỉnh trang và phát triển đô thị, du lịch, xây dựng cáccông trình, dự án về kinh tế - xã hội, những chủ trương của thành phố phù hợpvới những quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ
2.3.2 Khó khăn
- Việc huy động nguồn lực về đất đai của thành phố đạt hiệu quả chưacao, tồn tại tình trạng đất để hoang hóa, sử dụng sai mục đích làm cho tiến độcấp GCNQSDĐ ở một số địa phương còn chậm
- Biến động đất đai diễn ra khá phức tạp, tài liệu hồ sơ địa chính ở một
số nơi không đồng bộ
- Thường xuyên có sự thay đổi về tổ chức cán bộ ngành quản lý đất đainhất là ở cơ sở, dẫn đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không liêntục nên số liệu, tài liệu đất đai chưa phản ánh đúng với thực tế sử dụng
- Sự am hiểu pháp luật của người dân chưa cao vì vậy khi thực hiện còngặp rất nhiều khó khăn như họ không cung cấp thông tin chính xác để giúpcán bộ chuyên môn hoàn thành hồ sơ
Trong quá trình đô thị hóa như hiện nay, việc khai thác tiềm năng đấtchưa sử dụng chưa thực sự được chú trọng
- Việc cấp GCNQSDĐ còn nặng nề về thủ tục hành chính, những quyđịnh trong việc cấp GCNQSDĐ theo mẫu mới phải thể hiện nhiều thông tinnhư: thông tin cá nhân của chủ hộ, vợ hoặc chồng, trích lục bản đồ hoặc trích
Trang 30đo có ghi kích thước và các điểm tọa độ nên đòi hỏi độ chính xác cao và cầnphải ứng dụng phần mềm tin học, mất nhiều thời gian để cập nhập thông tin
và in GCNQSDĐ
- Tài liệu hồ sơ đất đai ở các địa phương phục vụ việc cấp GCNQSDĐthường bị thất thoát và rất nhiều loại tài liệu, phục vụ việc cấp GCNQSDĐcòn sai lệch rất nhiều so với thực tế, nhiều nơi đo vẽ không hết
- Những năm qua việc giá sốt ảo lên quá cao so với giá trị thực của nódẫn đến việc đóng băng thị trường nhà đất, khi cấp GCNQSDĐ việc thực hiệnnghĩa vụ tài chính của người dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ ĐKĐĐ, cấpGCNQSDĐ