1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG tác ĐĂNG ký đất ĐAI, cấp GIẤYCHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất, QUYỀN sở hữu NHÀ ở và tài sản KHÁC gắn LIỀN với đất tại HUYỆN bảo THẮNG, TỈNH lào CAI

95 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 356,35 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI    NGUYỄN MINH THU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

  

NGUYỄN MINH THU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤYCHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO

CAI

Hà Nội - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

  

NGUYỄN MINH THU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành : Quản lý đất đai

Mã ngành : 52 85 01 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS THÁI THỊ LAN ANH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt được đồ án này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tậntình của ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản lý đất đai và tất cả các thầy cô trongTrường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Đặc biệt, em xin chân thànhcảm ơn cô giáo Thạc sỹ Thái Thị Lan Anh -giảng viên khoa Quản lý đất đai -trường Đại học Tài nguyên Và Môi Trường Hà Nội, cô là người trực tiếp hướngdẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đồ án này

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ đang công táctại phòng tài nguyên và môi trường huyện Bảo Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi cho

em trong thời gian thực tập, hướng dẫn và cung cấp những tài liệu, kiến thức, kinhnghiệm trong thực tế về chuyên môn cũng như các lĩnh vực xã hội khác

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè

đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua

Trong suốt thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp em đã cố gắng hết mìnhnhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức có hạn nên chắc chắnkhông tránh khỏi thiếu sót, em mong được các thầy, các cô chỉ bảo để đồ án của emđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Bảo Thắng, ngày…tháng…năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Minh Thu

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 10

DANH MỤC CÁC HÌNH 11

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học của công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3

1.1.1 Cơ sở khoa học của công tác đăng ký đất đai 3

1.1.2 Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 5

1.2 Cơ sở pháp lý của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 8

1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận 8

1.2.2 Quy định chung về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 10

1.2.2.1 Mẫu Giấy chứng nhận 10

1.2.2.2 Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận 13

1.2.2.3 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận 14

1.2.2.4 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận 17

1.2.2.5 Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 18

Trang 5

1.3.1 Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận ở một số nước 19

1.3.1.1 Tại Mỹ 19

1.3.1.2 Tại Pháp 19

1.3.1.3 Tại Thái Lan 20

1.3.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam 20

1.3.3 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận ở tỉnh Lào Cai, 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

2.2 Nội dung nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu 23

2.3.1 Phương pháp điều tra cơ bản 23

2.3.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 23

2.3.3 Phương pháp so sánh 24

2.3.4 Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp 24

2.3.5 Phương pháp chuyên gia 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1 Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội huyện Bảo Thắng 24

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

3.1.1 1 Vị trí địa lý 24

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo 25

3.1.1.3 Khí hậu 26

3.1.1.4 Thuỷ văn 26

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 27

3.1.2.1 Tài nguyên đất 27

3.1.2.2 Tài nguyên nước: 28

Trang 6

3.1.2.3 Tài nguyên rừng: 28

3.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản: 29

3.1.2.5 Tài nguyên nhân văn: 29

3.1.3 Thực trạng môi trường 30

3.1.4 Điều kiện kinh tế-xã hội 31

3.1.4.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 31

3.1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: 32

3.1.4.3 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập 35

3.1.4.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 36

3.1.4.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng 37

3.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 40

3.1.5.1 Những thuận lợi, lợi thế 40

3.1.5.2 Những khó khăn, hạn chế 40

3.1.5.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai 41

3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 42

3.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 42

3.2.1.1 Tình hình triển khai văn bản pháp luật đất đai 42

3.2.1.2 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 43

3.2.1.3 Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 44

3.2.1.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất44 3.2.1.5 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 45

3.2.1.6 Công tác quản lý tài chính về đất đai 45 3.2.1.7 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

Trang 7

3.2.1.8 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo

các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 46

3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Bảo Thắng 46

3.2.2.1.Hiện trạng sử dụng đất huyện Bảo Thắng năm 2014 46

3.2.2.2.Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2014 50

3.3 Thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Huyện Bảo Thắng 53

3.3.2 Kết quả công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Bảo Thắng 54

3.3.2.1.Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân huyện Bảo Thắng từ năm 2010-tháng 6/2014 theo đơn vị hành chính 54

3.3.2.2.Kết quả công tác đăng ký đất đai, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 2010 – tháng 6/2014 theo loại đất 56

3.4 Đánh giá thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Huyện Bảo Thắng 72

3.4.1 Thuận lợi 72

3.4.2 Khó khăn 73

3.5.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Bảo Thắng 74

3.5.1 Cải tiến công tác tổ chức thực hiện các khâu của công tác cấp giấy chứng nhận 74

3.5.2 Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết sử dụng đất huyện Bảo Thắng 75

3.5.3 Tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các chính sách pháp luật có liên quan đến đất đai đặc biệt là các chính sách pháp luật về cấp giấy chứng nhận 75

3.5.4 Giải pháp về tổ chức cán bộ và nâng cao năng lực cán bộ địa chính huyện Bảo Thắng 76

Trang 8

3.5.5 Đôn đốc Phòng Tài nguyên môi trường giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai và xử lý nghiêm khắc, triệt để những hành vi vi phạm pháp luật

đất đai 77

3.5.6 Giải pháp về tài chính trong công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Bảo Thắng 77

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

4.1 Kết luận 79

4.2.Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GCN Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Bảo Thắng qua một số năm 31Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Thắng năm 2014 48Bảng 3.3: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2014 51Bảng 3.4: Kết quả cấp GCN của huyện Bảo Thắng cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 2010- tháng 6/2014 theo đơn vị hành chính 54Hình 3.3: Diện tích cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân huyện Bảo Thắng từ năm 2010-tháng

Bảng 3.5 Kết quả đăng ký đất đai, cấp GCN đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 57Bảng 3.6 Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Thắng từ năm 2010-tháng 6/2014 60Bảng 3.7 Kết quả đăng ký đất đai, cấp GCN đất ở trên địa bàn huyện Bảo Thắng từ năm 2010-tháng 6/2014 65Bảng 3.8: Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN đất ở trên địa bàn huyện BảoThắng từ năm 2010- tháng 6/2014 69

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mẫu GCN trang 1-4 (TT23/2014/TT-BTNMT) 30Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Bảo Thắng 42Hình 3.2: Biếu đồ cơ cấu sử dụng đất tại huyện Bảo Thắng năm 2014 64Hình 3.3: Diện tích cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân huyện Bảo Thắng từ năm 2010-tháng 6/2014 73Hình 3.4: Diện tích cấp GCN đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân huyện Bảo Thắng từ năm 2010-tháng 6/2014 77Hình 3.5: Diện tích cấp GCN đất ở cho hộ gia đình, cá nhân huyện Bảo Thắng từ năm 2010-tháng 6/2014 85

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng của môi trường sống Đất đai có tầm quan trọng rất lớn, là vấn đềsống còn của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Mặt khác, đất đai còn là nguồn tài nguyên

có hạn về số lượng, cố định về vị trí, do vậy việc sử dụng phải tuân theo quy hoạch

cụ thể và có sự quản lý hợp lý

Luật đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” Để đảm bảo tính thống nhất trong công tácquản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp GCN phải được thực hiện nghiêm túc.Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyềnlợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sảnxuất, xây dựng các công trình

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý, là cơ sở để xácđịnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, được cấp cho người

sử dụng đất để họ yên tâm chủ động sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và thực hiệncác quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Quá trình tổ chức việc cấp giấychứng nhận là xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mọi quan hệ về đất đai.Vìvậy việc nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rấtcần thiết, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, hạn chế những mặt tiêu cực,phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, đẩy nhanh tốc đọ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Huyện Bảo Thắng là huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, nằm ở trung tâmtỉnh Lào Cai Trong những năm qua công tác đăng ký đất đai và cấp GCN trên địabàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã được tiến hành đồng loạt, cùng với các địaphương khác trên địa bàn nói riêng và địa bàn cả nước nói chung Nó là cơ sở đểđánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện, phân tích nhữngnguyên nhân tồn tại từ đó định hướng cho công tác phát triển kinh tế - xã hội, ổnđịnh an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.Tuy nhiên do nhiều nguyênnhân khách quan và chủ quan, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử

Trang 13

Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác đăng

ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất cùng với sự nhận thức ở trên,được sự phân công của Khoa Quản lý đấtđai-Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội,dưới sự hướng dẫn trực tiếp

của cô giáo Th.S Thái Thị Lan Anh tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”.

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

* Mục đích

- Nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của công tác đăng kýđất đai, cấp GCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

- Đánh giá thực trạng công tác cấp GCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp GCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

* Yêu cầu

- Các số liệu, tài liệu phục vụ được cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế

- Số liệu điều tra phải đảm bảo khách quan, trung thực, chính xác

- Các giải pháp đề xuất phải có tính khả thi

Trang 14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.1.1 Cơ sở khoa học của công tác đăng ký đất đai

* Khái niệm đăng ký đất đai

Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ vàcấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệpháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặtchẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.Theo Khoản 15, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: Đăng ký đất đai, nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đốivới một thửa đất vào hồ sơ địa chính

* Vai trò của công tác đăng ký đất đai

-Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộngđồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hànhcân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tố nhất Nhà nướcbiết được chác để quản lý chung qua việc dung công cụ đăng ký đất đai để quản lý.Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệngười công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giaodịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai

- Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữuNhànướcNhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được khai thác tronglòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà nước Bảo vệ hợppháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chung củatoàn xã hội Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống thông tin về đất đai

sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý

- Đăng ký đất đai để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tàinguyên đất Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địachính, hồ sơ địa chính cung cấp tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh,thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình

Trang 15

Theo Khoản 15, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: Việc đăng ký nhằm “ghinhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắnliền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” chứkhông phải bó hẹp trong mục đích “ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm xáclập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” như Luật Đất đai 2003 Do trước đâychỉ khi có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới đăng ký

và việc thực hiện đăng ký cũng chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong quản

lý đất đai nhất là tình trạng giao dịch, chuyển nhượng không theo quy định

* Hình thức đăng ký đất đai

Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc

Theo Khoản 2, Điều 95 và Điều 96, Luật đất đai 2013: Luật bổ sung quy định

về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời

kỳ đăng ký đất đaiđược chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 : đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm

vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện

- Giai đoạn 2 : đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đãhoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của

hồ sơ địa chính đã thiết lập

Theo Khoản 3 và 4, Điều 95,Luật đất đai 2013: Bổ sung các trường hợpđăng ký biến động Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồmđăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đaithuộc cơ quan quản lý đất đai

- Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

+Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

+ Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký

- Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấychứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng

Trang 16

đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắnliền với đất;

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;+ Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

+ Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng nămsang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhànước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sanggiao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này

+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sảnchung của vợ và chồng;

+ Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhómngười sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

+ Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kếtquả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềncông nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đấtđai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơquan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sửdụng đất phù hợp với pháp luật;

+ Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất

1.1.2 Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

* Khái niệm giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng

Trang 17

* Vai trò của công tác cấp Giấy chứng nhận

Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhấtquản lý Nhà nước giao cho các tố chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất.Đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đấttrong các trường họp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đấthoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký Chúng ta phải thựchiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì:

- GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợppháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sửdụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trongviệc sử dụng đất Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sựràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sửdụng đát đai trong việc châp hành luật đát đai Đông thời, việc đăng ký và cápGCN sẽ cung cáp thông tin đây đủ nhát và làm cơ sở pháp lý đê Nhà nước xácđịnh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ratranh chấp, xâm phạm đất đai

- GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản ly chặt chẽ toàn bộ quỹ đấttrong phạm vi lãnh thô đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý,tiếttkiệm và có hiệu quả cao nhất

Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích trong phạm

vi lãnh thổ các cấp hành chính Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với toàn bộđất đai, thì trước hết phải nắm vững toàn bộ các thông tin về đất đai theo yêu cầucủa quản lý Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần có các thông tin sau:tên chủ sử dụng đất, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất,mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, nhữngthay đổi trong quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý

Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hìnhthể, diện tích, loại đất

Trang 18

Tất cả các thông tin trên phải được thế hiện chi tiết tới từng thửa đất Thửađất chính là đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xãhội và pháp lý của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.

- GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, gópphần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản

Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển mộtcách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm) Sự quản lý của Nhà nước đối với thịtrường này hầu như chưa tương xứng Việc quản lý thị trường này còn nhiều khókhăn do thiếu thông tin Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệthống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thịtrường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích Từ đó góp phần mở rộng vàthúc đẩy sự phát triển của thị trường này

- Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung,nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai

Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trênthực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ

sở quan trọng Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấpGCN đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất Đốivới công tác điều tra đo đạc: Kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việcxác định vị trí, hình thế, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng thực tế

để phục vụ yêu cầu tổ chức cấp GCN

Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả củaquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCNthông qua việc giao đất Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ choviệc giao đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trựctiếp đến việc cấp GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác minh những mảnhđất có nguồn gốc không rõ ràng

Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất cho thuê đất của Chínhphủ hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác địnhquyên họp pháp của người sử dụng đát khi đăng ký

Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên két quả phân hạng vàđịnh giá đất để xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đát trước và

Trang 19

Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác địnhđúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránhđược tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước.

Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản

lý Nhà nước về đất đai Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiệntốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai

1.2 Cơ sở pháp lý của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận

* Trước khi Luật Đất Đai 2003 ra đời có các văn bản liên quan đến công táccấp GCN sau:

- Chỉ thị số 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Chính phủ về công tác đođạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất;

- Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, quy định về giao đất cho các hộ gia đình,

cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp;

- Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính Phủ về việc mua bán kinhdoanh nhà thuộc sở hữu Nhà nước;

- Nghị định 88/CP ngày 7/8/1994 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụngđất đô thị;

- Chỉ thị số 10/1998/TTg-CP ngày 20/2/1998 của Chính phủ về việc đẩy mạnh

và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ quy định về thủtục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất vàgóp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

* Ngày 1/7/1004, Luật Đất Đai 2003(sửa đổi, bổ sung năm 2009) có hiệu lựcthi hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:

- Chỉ thị số 05/2004/TTg-CP ngày 9/2/2004 của Chính phủ về việc triển khaithi hành Luật đất đai 2003, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoànthành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hànhLuật đất đai

- Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

Trang 20

- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫnsửa đổi bổ sung Thông tư số 117/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướngdẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất;

- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 2/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/NĐ-CP;

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

- Quyết định số47/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai ngày 25 tháng 12năm 2009, Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địabàn tỉnh Lào Cai

- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất

* Ngày 1/7/2014, Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực thi hành và các văn bảnhướng dẫn thi hành Luật:

Trang 21

-Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP

1.2.2 Quy định chung về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay đang tồn tại 4 mẫu:

 Mẫu thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo Luật đấtđai 1988 do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) pháthành theo mẫu quy định tại Quyết định số 201/QĐ/ĐK ngày 14/07/1989 củaTổng cục Quản lý ruộng đất để cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ởnông thôn có màu đỏ

 Mẫu thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ởtại đô thị do Bộ xây dựng phát hành theo mẫu quy định tại Nghị định số60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ và theo Luật đất đai 1993 Giấychứng nhận có hai màu: Màu hồng giao cho chủ sử dụng đất và màu xanhlưu tại Sở địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) trực thuộc

 Mẫu giấy thứ ba: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo các quyđịnh của Luật đất đai năm 2003, mẫu giấy theo Quyết định 24/2004/QĐ-BTN&MT ngày 01/11/2004 và Quyết định 08/2006/QĐ-BTN&MT Giấy cóhai màu: Màu đỏ giao cho các chủ sử dụng đất và màu trắng lưu tại phòngTài nguyên và Môi trường.Theo điều 48 của Luật đất đai 2003 và Quyết định24/2004/QĐ-BTN&MTngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo mẫu thống nhấttrong cả nước đối với mọi loại đất, cấp theo từng thửa đất do Bộ Tài nguyên

và Môi trường phát hành

Trang 22

 Mẫu giấy thứ tư: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất do bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, mẫugiấy theo Nghị định số 88/CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.

Từ ngày 19/10/2009 theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP được

gọi là GCN, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất Trình tự, thủ tục cấp GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 88/CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.

Có thể thấy, ở nước ta tồn tại nhiều loại Giấy chứng nhận với văn bản pháp luậthướng dẫn chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các Bộ, Ngành nên việc cấpGiấy chứng nhận thực hiện chậm, ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài nguyênđất đai của Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền và lợi ích hợppháp của công dân Vì vậy, để tháo gỡ vướng mắc, ngày 12/11/2007 Quốc hội đãban hành Nghị quyết 07/2007/QH12 chỉ đạo nghiên cứu hợp nhất các loại mẫu Giấychứng nhận thành 1 mẫu lấy tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thực hiện theo Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008, BTNMTchủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, Ngành liên quan trình phương án sửađổi Luật Đất đai và các Luật có liên quan đến cấp Giấy chứng nhận theo hướngthống nhất cấp một loại giấy là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đến nay việc cấp GCN đã được thực hiệntrên thực tế theo quy định của Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 vềGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất.GCN do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất

và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất GCN gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồngcánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang

có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm có nội dung quy định như sau:

- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sửđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I Tênngười sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số pháthành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in

Trang 23

- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sảnxuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và

cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III Sở đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền

với đất” và mục “IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;

.- Trang 4 in chữ màu đen nội dung tiếp theo của mục “IV Những thay đổi sau khi cấp

Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

- Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy

chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;

- Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều3

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 do Văn phòng đăng ký đất đai hoặcChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất(đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ

sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vàoGiấy chứng nhận đã cấp

Trang 24

Hình 1.1: Mẫu GCN trang 1-4 (TT23/2014/TT-BTNMT)

1.2.2.2 Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận

Theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

* Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại cácđiều 100, 101 và 102 của Luật này;

* Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệulực thi hành;

* Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng choquyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sửdụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

* Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đấtđai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của

cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấtđai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

* Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

Trang 25

* Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, khu kinh tế;

* Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

* Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người muanhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

* Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc cácthành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền

sử dụng đất hiện có;

* Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất

1.2.2.3 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận

Theo quy định tại Điều 100, Điều 101, Điều 102 của Luật Đất đai 2013,điều kiện

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

* Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang

sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất (điều 100, Luật đất đai 2013)

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy

tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993

do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhànước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miềnNam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắnliền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

Trang 26

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ởtrước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sửdụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc

sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấpcho người sử dụng đất;

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theoquy định của Chính phủ

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy địnhtại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ vềviệc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trướcngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vàkhông phải nộp tiền sử dụng đất

- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa

án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kếtquả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợpchưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưađược cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụtài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật

- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từđường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này vàđất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất

Trang 27

sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

* Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất(điều 101, Luật đất đai 2013)

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thihành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩuthường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đấtxác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

và không phải nộp tiền sử dụng đất

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tạiĐiều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xãxác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạchchi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này

* Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất (điều

102, Luật đất đai 2013)

- Tổ chức đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sửdụng đúng mục đích

- Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtđược giải quyết như sau:

+ Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúngmục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm;

Trang 28

+ Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Ủy ban nhândân cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộgia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm

2004 thì phải lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Ủy bannhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý

- Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đấtquy định tại Điều 56 của Luật này thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục

ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sauđây:

+ Được Nhà nước cho phép hoạt động;

Trang 29

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môitrường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồngdân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền vớiquyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thựchiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấpđổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứngnhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trườngthực hiện theo quy định của Chính phủ

1.2.2.5 Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trình tự, thủ tục cấp GCN theo điều 135 nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày29/10/2004

* Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất một (01)

bộ hồ sơ gồm có:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2

và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

- Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)

* Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xincấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửađất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận vềnguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất,

sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danhsách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền

Trang 30

sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15)ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộcPhòng Tài nguyên và Môi trường;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xácnhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủđiều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợpkhông đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơichưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơquan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phảithực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trườnghợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtkèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên

và Môi trường;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủyban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợpđồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;

- Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản nàykhông quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khaidanh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gianngười sử dụng đất thực

1.3 Cơ sở thực tiễn công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.3.1 Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận ở một số nước

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia và ở mỗi quốc gia có một hình thức sở hữu đấtđai và các quan hệ đất đai riêng Điều đó phụ thuộc vào bản chất của từng Nhà nước

và lợi ích của giai cấp thống trị của quốc gia đó

1.3.1.1 Tại Mỹ

Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcthống nhất quản lý Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp GCN và hoàn thiện hồ sơđịa chính Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu

Trang 31

một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất Công tác cấp GCN tại Mỹ sớmđược hoàn thiện.Đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại

Mỹ phát triển ổn định

1.3.1.2 Tại Pháp

Hầu hết đất đai tại Pháp thuộc sở hữu toàn dân Nước Pháp đã thiết lập được

hệ thống thông tin, được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương Đó là hệthống tin học hoàn chỉnh (phục vụ trong quản lý đất đai) Nhờ hệ thống này mà họ

có thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng, thườngxuyên và phù hợp và cũng có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến từngkhu vực, từng thửa đất Tuy nhiên nước Pháp không tiến hành cấp GCNQSDĐ mà

họ tiến hành quản lý đất đai bằng tư liệu đã được tin học hóa và tư liệu trên giấy,bao gồm : các chứng thư bất động sản và sổ địa chính Ngoài ra, mỗi chủ sử dụngđất được cấp một trích lục địa chính cho phép chứng thực chính xác của các dữ liệuđịa chính đối với bất kì bất động sản nào cần đăng ký

1.3.1.3 Tại Thái Lan

Thái Lan đã tiến hành cấp GCN và GCN ở Thái Lan được chia làm ba loại :

- Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thìđược cấp bìa đỏ

- Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng cầnxác minh lại thì được cấp bìa xanh

- Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ thì cáp bìa vàng

Tuy nhiên, sau đó, họ sẽ xem xét tất cả các trường hợp sổ bìa xanh, nếu xácminh mảnh đất được rõ ràng họ sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ Đối với trường hợp bìavàng thì Nhà nước sẽ xem xét các Quyết định xử lí cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽchuyển sang cấp bìa đỏ

1.3.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam

* Tình hình công tác cấp GCN trước khi có Luật đất đai năm 2003

Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lược phát triểnkinh tế xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống chính sách đất đai chặt chẽnhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên phạm vi cả nước Thông quaLuật đất đai, quyền sở hữu Nhà nước về đất đai được xác định là duy nhất và thốngnhất, đảm bảo đúng mục tiêu "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theoquy hoạch và pháp luật"

Trang 32

Chính sách đầu tiên mà Đảng và Nhà nước thực hiện đó là: "Chính sách cải cáchruộng đất" ra đời ngày 4/12/1953 Chính sách này đã đánh đổ hoàn toàn chế độ sở hữucủa bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai cũng như bọn địa chủ phong kiến Thực hiện chế

độ sở hữu ruộng đất của nhân dân lao động Sau khi thực hiện chế độ cải cách ruộng đất,đời sống của nhân dân dần dần đi vào ổn định

- Luật đất đai năm 1993 ra đời: Thành công của việc thực hiện Nghị quyết

10 của Bộ Chính trị khóa VI về nông nghiệp ban hành ngày 05/04/1988 đã khẳngđịnh đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở vững chắc cho sự ra đờicủa luật đất đai năm 1993 với những thay đổi lớn: Ruộng đất được giao ổn định lâudài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được thừa hưởng các quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp, với những thay đổi đó,chính quyền các cấp, các địa phương bắt đầu coi trọng và tập trung chỉ đạo công táccấp GCN Công tác cấp GCN bắt đầu triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước,nhất là từ năm 1997 đến nay, với mục tiêu hoàn chỉnh cấp GCN vào năm 2000 chokhu vực nông thôn và 2001 cho khu vực thành thị theo các chỉ thị 10/1998/CT-TTg

và chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ.Bước sang nền kinh tế thịtrường, Luật đất đai 1993 vẫn còn bộc lộ nhiều điểm bất cập, không phù hợp vớithực tế sử dụng đất, vì vậy mà Nhà nước đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật đất đai 1993 vào các năm 1998, 2001

Như vậy tính đến trước khi Luật đất đai ra đời năm 2003, Luật đất đai 1993 đãqua hơn 10 năm thực hiện đã góp phần thúc đấy kinh tế, ổn định chính trị xã hội củađất nước, quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được đảm bảo

* Tình hình công tác cấp GCN từ khi thực hiện Luật đất đai năm 2003

Để công tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình mới, Luật đất đai năm 2003

đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI , kỳ họp thứ

4 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 thay thế cho Luật đất đai năm 1988,

2001 Luật đất đai 2003 cũng khẳng định rõ: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", Luật đất đai 2003 cũng quy định rõ 13 nội dung

quản lý Nhà nước về đất đai

Từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời, cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ Nhàmáy quản lý tài nguyên - môi trường tới cấp xã, các cấp địa phương trong cả nước

đã có tổ chức các VPĐKQSDĐ, trung tâm phát triển quỹ đất nên các nguồn thu từ

Trang 33

vẫn có một số sai phạm cần khắc phục và sửa chữa như: Sai phạm về trình tự thủtục cấp giấy, về đối tượng cấp giấy, sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất

* Tình hình công tác cấp GCN từ khi thực hiện Luật đất đai năm 2013

Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các mốiquan hệ về đất đai Qua gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2003 đã phát huykhá tốt vai trò ổn định các mối quan hệ về đất đai Tuy nhiên, nó cũng đã bộc lộnhững hạn chế nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều bấtcập, ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Dovậy, cần thiết phải ban hành Luật Đất đai mới thay thế Luật Đất đai năm 2003 Từkhi thực hiện Luật Đất đai 2013, ngành TN MT chủ trì phối hợp với các cơ quan cóliên quan và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện rà soát, đơn giản hóa và công khaithủ tục hành chính trong việc thực hiện cấp GCN Tăng cường công tác tuyêntruyền, phổ biến hướng dẫn để nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân về cácquy định của pháp luật cũng như quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cấp GCN Tiếptục kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền SDĐ đảm bảo có đủ cán bộ, kinh phí, trangthiết bị và phương tiện làm việc cần thiết theo yêu cầu để thực hiện được chức năngnhiệm vụ, đặc biệt ưu tiên cho công tác này

1.3.3 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận ở tỉnh Lào Cai,.

Những năm qua, công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàởvà tài sản khác gắn liền với đất đã được tỉnh Lào Cai triển khai thực hiệnmột cách

có khoa học và chặt chẽ từ khâu đo đạc lập bản đồ địa chính, kê khaiđăng kí đất đai,lập hồ sơ địa chính và cấp GCN.Trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ bản đã cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64/CP, Nghị định 163/CP cho các hộgia đình, cá nhân sử dụng đất ở, đất nông nghiệp Qua đótạo điều kiện để người sửdụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ, an tâm đầu tư canh tác, phát triển sản xuất,giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ và đi vào nề nếp, gópphần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tếxã hội của địa phương

Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây chủ yếuthực hiện theo hình thức nguời dân tự kê khai, không kiểm tra thực tế để chỉnh lýbiến động cho phù hợp nên còn một số hạn chế đó là không đảm bảo tính chính xác

về tên họ, số thửa, diện tích, hình thể, loại đất, nên khi các hộ gia đình thực hiệnchuyển nhượng, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất qua kiểm tra phần lớn đều

Trang 34

tăng diện tích so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp do đó khi thựchiện quyền của người sử dụng đất đều phải cấp lại giấy chứng nhận.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu: “Tình hình đăng ký cấp GCN chứng nhận quyền sử dụngđất lần đầu đối với đất ở và đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bànhuyện Bảo Thắng , tỉnh Lào Cai từ năm 2010 đến tháng 6/2014 “

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Huyện Bảo Thắng, tình Lào Cai;

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại Huyện Bảo Thắng, tình LàoCai;

- Tìm hiểu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Huyện Bảo Thắng, tình Lào Cai;

- Đánh giá tồn taị và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh công tác cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra cơ bản

Phương pháp này nhằm mục đích thu thập số liệu và tài liệu phục vụ cho quátrình nghiên cứu Phương pháp này thực hiện qua 2 giai đoạn:

- Điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông

Trang 35

nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận.

- Điều tra ngoại nghiệp: Khảo sát ngoài thực địa nhằm xác minh, chính xáchóa các số liệu, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra nội nghiệp

2.3.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành thống kê để tìm ramối quan hệ giữa chúng

- Xử lý các số liệu để đánh giá hiện trạng, tìm ra những kết quả đạt được vànhững mặt còn hạn chế của vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp

2.3.3 Phương pháp so sánh.

- Được sử dụng để so sánh giữa những quy định của Luật và thực tế công tácđăng ký đất đai, cấp GCN tại địa phương

- Phương pháp so sánh là so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt

ra của đề tài và điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tácđăng ký cấp giấy chứng nhận Tiến hành so sánh chuỗi các số liệu từ đó phân tích

sự biến động qua các thời kỳ từ năm 2010 đến tháng 6/2014 liên quan đến cấp giấychứng nhận từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện

2.3.4 Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.

- Thu thập số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu, phân tích tổng hợp đưa rakết quả đạt được và những vướng mắc tồn tại, từ đó tìm ra nguyên nhân và cáchkhắc phục

2.3.5 Phương pháp chuyên gia.

- Tham khảo các ý kiến để đi đến giải pháp đẩy mạnh tiến độ đăng ký đất đai,cấp GCN

Trang 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội huyện Bảo Thắng

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 1 Vị trí địa lý

Bảo Thắng là một huyện miền núi biên giới, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnhLào Cai cách thành phố Lào Cai 35 km về phía Đông Nam, có đường biên giới vớinước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 6 Km Toạ độ địa lý từ 22010' - 22034' vĩ độBắc; từ 103058' - 104020' kinh độ Đông

- Phía Tây Bắc giáp Thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Vân Nam,Trung Quốc)

- Phía Bắc giáp huyện Mường Khương

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Bắc Hà và huyện Bảo Yên

- Phía Nam giáp huyện Văn Bàn

-Phía Tây Nam giáp huyện Sa Pa

Trang 37

trung tâm kinh tế của tỉnh Lào Cai Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đặcbiệt là hệ thống giao thông, đường bộ có các tuyến quốc lộ 70, 4E chạy qua, có tuyến

đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) chạy qua địa

phận Bảo Thắng Đây là những điều kiện thuận lợi trong công việc lưu thông hànghoá, giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với bên ngoài Toàn huyện có 12 xã và 03thị trấn, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 68.219,31 ha

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Bảo Thắng là một vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng có độcao phổ biến từ 80400 m Địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp chạy dài ven sôngHồng, phía Tây là dải núi thấp của dãy núi Phanxiphăng - PúLuông, phía Đông là dảinúi thấp án ngữ thượng nguồn sông Chảy Đoạn sông Hồng chảy qua huyện dài 42

km, chia huyện Bảo Thắng thành hai khu vực hữu ngạn và tả ngạn Khu vực hữungạn có nhiều suối lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Phanxiphăng rất thuận lợi cho giaothông đường thuỷ như ngòi Bo, khu vực tả ngạn huyện Bảo Thắng chủ yếu là địahình vùng trũng thấp và đồi bát úp độ dốc trung bình 18 – 250

Nhìn chung địa hình huyện Bảo Thắng không phức tạp (So sới các huyệnvùng núi khác trong tỉnh), khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp cũng như cácngành kinh tế khác

3.1.1.3 Khí hậu

Nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có haimùa rõ rệt:

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình từ

22 - 230C, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14 - 150C Biên độnhiệt ngày đêm giao động 7 - 80C, nhiệt độ tối thấp 10C Tổng nhiệt độ cả năm 8000

- 85000C Độ ẩm trung bình 85%, tổng số giờ nắng trong năm: 1450 - 1600 giờ.Lượng mưa trung bình từ 1400 - 1500 mm/ năm, bình quân số ngày mưa từ 90 - 110ngày/ năm

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 8 với sốngày mưa trung bình trong tháng là 14,9 ngày, tháng ít mưa nhất là tháng 12 với sốngày mưa trung bình là 2,7 ngày/ tháng Bảo Thắng có hướng gió thịnh hành là gióĐông Nam, tần suất gió trung bình 20 - 30% Hướng gió khác cũng có tần suất khálớn là hướng Nam có tần suất là 10 - 20%, gió hướng Nam lớn nhất là tháng 8, tốc độgió trung bình: 1 - 1,5 m/s và ít bị ảnh hưởng của bão

Trang 38

Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đặc biệt hai dãy núi HoàngLiên Sơn và dãy núi Con Voi đã gây một số hiện tượng đặc biệt như: mưa phùn trungbình 9,4 ngày/ năm chủ yếu vào tháng12; 1; 2, sương mù 32 ngày/ năm chủ yếu vàotháng 11; 12, dông 48,8 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 6,7,8.

Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đớisinh trưởng và phát triển tốt

3.1.1.4 Thuỷ văn

Do đặc điểm về địa hình nên hệ thống sông suối lớn phân bố đều trên toàn bộhuyện Bảo Thắng, Sông Hồng chảy trên địa bàn huyện dài 42 km, mực nước mùa khôhơi thấp, lòng ít dốc, chưa được cải tạo nên tàu thuyền chỉ đi lại được trong mùa mưa.Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai

bên sông, nước sông Hồng có lượng phù sa lớn ( mùa lũ lượng phù sa từ 6000 - 8000 gr/1m 3 nước, mùa cạn 50gr/m 3 nước) nên những diện tích đất được phù sa sông Hồng

bồi đắp thường có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Cácsuối của Bảo Thắng đều bắt nguồn từ các dãy núi cao Lòng suối hẹp và dốc, mở rộngdần về phía hạ nguồn và ít dốc hơn, mức độ biến đổi dòng chảy lớn

3.1.2 Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Với nền vật chất chủ yếu của huyện Bảo Thắng là các loại đá mẹ có nguồn gốc

từ trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, đá phún suất tính chua, đá hỗn hợp vàcác loại đá vôi Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa chất, khí hậu thời tiết,thảm thực vật Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh LàoCai và hiện trạng sử dụng đất thì huyện Bảo Thắng có hai loại đất chính đó là phù sasông suối và đất đỏ vàng trên đá biến chất

* Đất phù sa sông suối:

- Đất phù sa Sông Hồng: Về mặt lý tính có thành phần cơ giới trung bình,thịt trung bình, có kết cấu viên nhỏ, sức giữ nước tối đa đạt 32 - 35%, tỷ lệ cácviên bền trong nước cao (trên 75%) nên đất ít bị phá vỡ cấu trúc và chế độ khôngkhí, bảo vệ chế độ nhiệt, ẩm rất tốt cho các loại rau màu Đây là loại đất phù satrung tính, kiềm yếu, giàu dinh dưỡng, rất màu mỡ, độ phì nhiêu cao, thích hợp vớitrồng lúa - rau màu và các cây trồng cạn như đậu, vừng, mía

- Đất phù sa sông suối khác: ít màu mỡ hơn và có kết cấu không bền chặt như đất

Trang 39

* Đất đỏ vàng trên đá biến chất:

Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, phân tầng phát sinh rõ rệt khá tơi xốp vàhơi chua, kết cấu viên nhỏ, mức độ suy giảm độ phì nhiêu chậm, thích hợp với trồng câycông nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới như chè, dứa, nhãn và các loại cây nguyên liệugiấy như: Mỡ, Keo, Bồ đề, và một số cây trồng hoa màu khác

- Đất mùn vàng đỏ:

Loại đất này nằm trên địa hình dốc chia cắt mạnh, thành phần cơ giới trungbình và nhẹ dần Đất mùn dày, chua, độ phì nhiêu cao, giàu đạm, kali nhưng nghèolân nên thích hợp với trồng cây lâm nghiệp

- Đất đỏ vàng trên đá biến đổi do trồng lúa: Hơi ẩm, mùn khá, thịt trung

bình tơi xốp, thích hợp với trồng lúa và cây màu

Nhìn chung các dạng đất nêu trên đều là đối tượng sản xuất chính, đã được

sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp Đối với các nhóm đất thuộc vùng núitrung bình và núi cao hầu hết đều thuộc đối tượng sản xuất lâm nghiệp nên nhữngkhu vực còn rừng cần tăng cường công tác quản lý và bảo vệ, những nơi không cònrừng cần đẩy mạnh công tác khoanh nuôi và súc tiến tái sinh tự nhiên Nơi có điềukiện cần đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc Đối với các dạng đấtthuộc vùng đồi núi thấp cần hoạch định rõ ranh giới đất nông - lâm nghiệp và cácloại đất khác, trong đó đối với đất lâm nghiệp cần đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệdiện tích rừng hiện có và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng phục vụ nguyên liệu giấy,ván nhân tạo và gỗ gia dụng của nhân dân

3.1.2.2 Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc vào nguồn nước mưa được lưu giữ trên

rừng, trong núi và các sông suối ngòi hồ, là nguồn cung cấp chủ yếu trong sảnxuất và sinh hoạt Với lượng nước mặt được đánh giá là phong phú và ít bị ônhiễm, dòng chảy mặt hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, phụ thuộcnhiều vào địa hình lượng mưa và lớp phủ bề mặt đệm Trong tương lai BảoThắng có tiềm năng về nguồn nước mặt rất lớn bởi các hồ thủy điện vừa và nhỏđược quy hoạch trên các nhánh sông suối lớn đổ ra sông Hồng thuộc địa bànhuyện Bảo Thắng, như thủy điện Tà Thàng (Gia Phú); Suối Trát (TT TằngLỏong); Nậm Nhùn (Phú Nhuận)

- Nước ngầm: Huyện Bảo Thắng có trữ lượng nước ngầm tương đối lớn, với

chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ các đối tượng sử dụng, dự kiếnvào năm 2010 có thể đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm

Trang 40

3.1.2.3 Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng của huyện hiện có 33.671,20 ha, chiếm 49,36% tổng diện tích

tự nhiên, trong đó: 20.758,40 ha rừng tự nhiên, chiếm 31,58% và 12.912,80 ha rừngtrồng, chiếm 18,93%

Theo mục đích sử dụng rừng sản xuất có 21.585,30 ha và rừng phòng hộ có12.085,90 ha Rừng phòng hộ và rừng sản xuất được phân bố trên cả 15 xã, thị trấncủa huyện

Trữ lượng gỗ của Bảo Thắng có khoảng trên 1.507 nghìn m3, trữ lượng rừngtre, vầu nứa lớn, thực vật rừng rất đa dạng và phong phú Rừng trồng tập trung nhiều

ở các xã: Thái Niên, Xuân Quang, Gia Phú, Sơn Hà, Xuân Giao, Sơn Hải, Phú Nhuận…gồm các loài: Mỡ, Bồ đề, Keo, Bạch đàn, Xoan, Sến, Nhãn, Vải

Rừng Bảo Thắng giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn,phòng hộ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng chung cho cả tỉnh, góp phần hạnchế lũ lụt, hạn hán xảy ra ở hạ lưu Tuy nhiên do việc khai thác và tập quán canh tácnương rẫy đã làm cho tài nguyên rừng đang bị đe doạ, tầng tán bị phá vỡ, chấtlượng rừng thấp Động vật rừng bị săn bắt, nhiều loài đã và đang di cư đi nơi khác,

có những loài quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng Vì vậy cần có biện pháp bảo

vệ, khai thác rừng hợp lý, hiệu quả hơn

3.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản:

Là vùng có cấu tạo địa chất phức tạp ( so với các huyện vùng đồng bằng), tuy

nhiên nơi đây lại là nguồn cung cấp khoáng sản lớn và đa dạng Phía Tây là phúnxuất mắc ma có nhiều khoáng sản quý như pyrit và các nguyên tố hiếm khác Đồngthời là trầm tích thuộc kỷ calêđôni biến chất mạnh, khoáng sản chủ yếu là kim loạimềm Ở trung tâm huyện là rải trầm tích bị biến chất mạnh của phức hệ sông Hồng,

ở đây có nhiều mỏ quý như Apatít, secmăngtin, vàng sa khoáng Hiện tại trên địabàn huyện Bảo Thắng có các loại khoáng sản như: Mỏ Cao lin - fenspat - Thạch anh

- Mica (Thái Niên); Cao lin - fenspat (Bản Quẩn, Làng Trung, Làng Oí - Bản Phiệt);

Mỏ Sắt (Phú Nhuận, Gia Phú); Mỏ Chì, Kẽm (Sảng Pả - Phong Hải); Mang gan(Phú Nhuận); Quắc Zit (Bản Phiệt, Thái Niên)

3.1.2.5 Tài nguyên nhân văn:

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Bảo Thắng gắnliền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Đây là một vùng cửa

Ngày đăng: 21/04/2016, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tốt nghiệp các khóa 50, 51 - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
2. Báo cáo tốt nghiệp khóa 1 liên thông – Trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội Khác
3. Bài giảng Quản lý hành chính Nhà nước về đất đai - năm 2007 – Hoàng Anh Đức Khác
4. Bài giảng đăng ký thống kê đất đai – năm 2007 – ThS.Nguyễn Thị Hải Yến – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Khác
5. Luật đất đai năm 1993 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 1993 Khác
6. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 1998 Khác
7. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2001 Khác
8. Luật Đất đai năm 2003 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2003 Khác
9. Luật Đất đai năm 2013 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2013 Khác
10. Nghị định 181/2004/NĐ – CP – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2004 Khác
11. Nghị định 17/2006/NĐ – CP – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2006 Khác
12. Nghị định số 84/2007NĐ – CP ngày 25/05/2007 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2007 Khác
13. Nghị định 43/2014/NĐ – CP – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w