MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2 3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 3 3.1. Mục tiêu 3 3.2. Nội dung 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 5 I. Vị trí, chức năng của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức 5 II. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức 5 III. Cơ cấu tổ chức phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức 7 1. Cơ cấu tổ chức quản lý 7 2. Tổ chức bộ máy 7 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 9 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức 9 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 9 a.Vị trí địa lý 9 2.1.2. Các nguồn tài nguyên 11 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tếxã hội 13 2.2. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức 17 2.2.1. Tình hình quản lý đất đai 17 2.2.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức 20 2.3. Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 20102015 24 2.3.1. Kết quả đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 20102015 24 2.3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Hoài Đức 25 2.4. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 20102015 30 2.4.1. Tích cực 30 Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác cấp GCNQSD đất. 30 2.4.2. Hạn chế 31 2.4.3. Nguyên nhân 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2
3 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 3
3.1 Mục tiêu 3
3.2 Nội dung 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 5
I Vị trí, chức năng của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức 5
II Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức 5
III Cơ cấu tổ chức phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức 7
1 Cơ cấu tổ chức quản lý 7
2 Tổ chức bộ máy 7
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 9
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức 9
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 9
a.Vị trí địa lý 9
2.1.2 Các nguồn tài nguyên 11
2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 13
2.2 Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức 17
2.2.1 Tình hình quản lý đất đai 17
2.2.2 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức 20
2.3 Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010-2015 24
2.3.1 Kết quả đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010-2015 24
2.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Hoài Đức 25
Trang 22.4 Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn
2010-2015 30
2.4.1 Tích cực 30
Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác cấp GCNQSD đất 30
2.4.2 Hạn chế 31
2.4.3 Nguyên nhân 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
Trang 3ở trường vào thực tế ở cơ quan, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại
cơ quan Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốtnghiệp của mình
Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cảm ơn:
Thầy cô trường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyềnđạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua.Đặc biệt, là cô giáo - Thạc sỹLưu Thùy Dươngngườiđã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốtnghiệp này
Tập thể Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho em trong thời gian thực tập
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cáchhiểu, lỗi trình bày Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và Banlãnh đao, các anh chị trong cơ quan để báo cáo tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Thanh
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống và là chiến lược phát triển của nền kinh tế.Đất đai tham gia vào hoạt động sống của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn,nguồn lực của đất nước Đối với con người, đất đai cũng có vị trí vô cùng quan trọng,con người không thể tồn tại nếu không có đất đai, mọi hoạt động, đi lại, làm việc đềugắn với đất đai Đất đai là nguồn gốc của mọi tài sản, vật chất của con người Quá quátrình sản xuất, khai thác từ nguồn lợi của đất, con người đã tạo ra nguồn lương thực,thực phẩm, trang phục, nơi làm việc… Tuy nhiên, quỹ đất có hạn nó không thể sinh rathêm do đó cần phải quản lý quỹ đất hiện có và phân bổ đất đai vào các mục đính khácnhau một cách hợp lý Vấn đề quản lý sử dụng đất ngày càng trở nên quan trọng trongbối cảnh bùng nổ dân số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tài nguyên cạn kiệt như ngàynay Vì vậy, công tác quản lý đất đai ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm đểquản lý chặt chẽ về việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính bắt buộc, nhằm thiết lập một hệ thống hồ
sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho chủ sử dụng đất hợp pháp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất làchứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng hợp pháp cho người sử dụng, nâng cao ýthức trách nhiệm bảo vệ, cải tạo đất để đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, đồngthời thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai theo quy định của nhà nước Cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Công việc này đã nhanh chóng triểnkhai tại tất cả các địa phương trong nước Do tình hình sử dụng đất còn có những thayđổi, phức tạp nên công tác cấp giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất còn tồn tại nhiều khó khăn và cần khắc phục
Trang 5Huyện Hoài Đức là huyện trong quy hoạch theo hướng phi nông nghiệp củathành phố Hà Nội, Hoài Đức được xác định là huyện nằm trong vùng phát triển dịch
vụ, giao dịch kinh tế tài chính Là một huyện trong khu trung tâm (nội thành) "Hà Nộimới" hiện đại xứng tầm khu vực Hệ thống giao thông hiện đại nhất thủ đô Với cáctrục đường Đại lộ thăng long rộng mêng mông, quốc lộ 32 đi vùng Tây bắc chạy quađược mở rộng Các khu chưng cư, thiên đường mua sắm, biệt thự sầm uất đang dầnmọc lên Đường rộng đáp ứng nhu cầu đi lại không tắc nghẽn như khu nội thành cũ.Đây đang dần thành trung tâm mới của thủ đô, chỉ cách đường vành đai 3, quận Cầugiấy khoảng 10 Km Trong những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước thì nên kinh tế - xã hội của huyện đang ngày một phát triển Quátrình phát triển này đã làm thay đổi nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu sửdụng đất đai
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất cùng với sự nhận thức ở trên, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai –Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dưới sự hướng dẫn của cô giáo -
Thạc sỹ Lưu Thùy Dương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội “ để
thấy được những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm nâng caohiệu quả công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức
2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
* Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức –thành phố Hà Nội
Trang 6*Phạm vi thực hiện:
- Phạm vi không gian: Huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2010 đến 2015
*Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp kế thừa bổ sung
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu
3 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
3.1 Mục tiêu
- Đánh giá, phân tích thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bànhuyện Hoài Đức
- Đánh giá tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất
- Đề xuất phương án giải quyết khó khăn giúp thực hiện tốt công tác đăng kýđất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức trong thời gian tới
3.2 Nội dung
3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hoài Đức
- Điều kiện tự nhiên
Trang 7- Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
- Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường của huyệnHoài Đức
3.2.2 Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức
- Tình hình quản lý đất đai
- Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức
- Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức
3.2.3 Kết quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010-2015
- Kết quả đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010-2015
- Kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Hoài Đức
3.2.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoài Đức
- Cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký, xét duyệt cấp GCNQSD đất
- Nâng cao khả năng chuyên môn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đặcbiệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất
- Một số giải pháp khác
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I Vị trí, chức năng của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức
1 Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: đấtđai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
2 Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhândân huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
II Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức
1 Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện ban hành
2 Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã
3 Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền
sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện
4 Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện theo phân
Trang 9cấp của Ủy ban nhân dân huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm
kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn; thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai huyện
5 Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện bảng giá đấttrên địa bàn cấp huyện;
b) Phối hợp với tổ chức làm công tác định giá đất của Sở Tài nguyên và Môitrường thực hiện việc điều tra, khảo sát giá đất, thống kê giá các loại đất; xây dựng,cập nhật thông tin giá đất, xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất trên địa bàn cấp huyện;
c) Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan chuyên môn cóliên quan về thực hiện bảng giá đất trên địa bàn cấp huyện;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường theođịnh kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện bảng giá đất trên địa bàn cấp huyện
6 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhândân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếucó)
7 Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo địnhkỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp,khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi
Trang 10trường trên địa bàn; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn quy định về hoạt động vàtạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
8 Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việcthực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng
9 Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếunại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dânhuyện
10 Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tậpthể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phichính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
11 Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tàinguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trườngtheo quy định của pháp luật
12 Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vựccông tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường
13 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường xã, thị trấn
14 Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khenthưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định củapháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện
15 Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện
Trang 1116 Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.
17 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao hoặc theo quyđịnh của pháp luật
III Cơ cấu tổ chức phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức
1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) được chuyênmôn hóa với những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫnnhau và được bố trí theo những cấp những khâu khác nhau nhằm thực hiện các chứcnăng quản lý được xác định
2 Tổ chức bộ máy
Biên chế của phòng Tài nguyên và Môi trường do Chủ tịch Ủy ban Nhân dânhuyện quyết định trong phạm vi chỉ tiêu biên chế quản lý nhà nước của huyện được Ủyban Nhân dân thành phố giao hàng năm
- Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có 01 Trưởng phòng; 02 Phó Trưởngphòng và 03 chuyên viên, 04 cán bộ hợp đồng
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân huyện, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và trước pháp luật về thực hiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt côngtác,chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phâncông Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòngủyquyền điều hành các hoạt động của Phòng
Trang 12Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từchức, thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường có các tổcông tác như sau :
+ Tổ Tài nguyên: có nhiệm vụ giải quyết các hồ sơ về lĩnh vực đất đai; cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; chuyển mục đích sửdụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc, bản đồ, địa giới hành chính; các hồ
sơ liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng, thủy văn
+ Tổ Môi trường có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về môi trường, phòngchống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; giải quyếtkịp thời các khiếu nại phản ánh các vấn đề nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; ônhiễm (do các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ra), thu phí môitrường; tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật và quy định về bảo vệmôi trường; quản lý vệ sinh môi trường (quản lý vệ sinh đường phố, công tác thu gom,vận chuyển rác sinh hoạt, rác y tế, rác công nghiệp), dịch vụ mai táng
+Tổ pháp chế - Tổ Tổng hợp: có nhiệm vụ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ liênquan đến công tác của các tổ chuyên môn Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đấtđai; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra thi hành phápluật về đất đai; các tranh chấp; khiếu nại về môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản,khí tượng, thủy văn; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm trathi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường
Trang 14CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Huyện Hoài Đức là 1 huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, từ ngày 01/8/2008 cùng vớitoàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, TiếnXuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh hoà Bình, huyện Hoài Đứcđược sáp nhập vào Hà Nội
Hoài Đức là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây cách trung tâm Thành phố
Hà Nội 16 km, có toạ độ địa lý 20,310-21,170 vĩ Bắc, 105,170 -1060 kinh Đông.Toànhuyện có 19 xã, 01 thị trấn Tổng diện tích tự nhiên là 8.246,77 ha (trong đó: đất nôngnghiệp 3.512,33 ha; đất phi nông nghiệp 4.677,14 ha; đất chưa sử dụng 57,30 ha; đất
đô thị là 119,90 ha) Có các bề tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng
- Phía Tây giáp huyện Quốc Oai
- Phía Nam giáp quận Hà Đông
- Phía Đông giáp huyện Từ Liêm
Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều huyếtmạch giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 70,
72, 422, 423 cùng nhiều dự án như đường vành đai 4 và các khu đô thị
b Địa hình, địa mạo
Trang 15Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hìnhnghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt
là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy
- Vùng bãi: Bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã: Minh Khai, Dương Liễu, CátQuế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, Vân Côn Địahình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên có những vùng trũngxen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ Độ cao mặt ruộng trung bình từ6,5 – 9,0m và có xu hướng dốc từ đê ra sông
- Vùng đồng: bao gồm một phần diện tích các xã ven sông Đáy và toàn bộ diệntích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, DiTrạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, An Khánh, La Phù Vùng này có địa hình tươngđối bằng phẳng Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4-8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao.Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng baogồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.600-1800 mm, phân bố trong nămkhông đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80-86% tổng lượng mưa cảnăm (Chủ yếu các tháng 7, 8, 9, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm) Mùakhô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2chỉ có 17,5-23,2 mm
Trang 16Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83-85% Độ ẩm khôngkhí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, nhiều nhất là tháng 3, tháng 4, tuynhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam vàgió Đông Nam
Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra Thông thường cứ 10năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần
Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng cónguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuạn lợicho việc sử dụng đất đa dạng Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụchính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao
Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nước, phảithực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gâyúng nội đồng ở những vùng trũng
2.1.2 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của huyện được bồi thườngphù sa Do vậy, đất có phản ướng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ PHKCl càngtăng Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ thì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí nhiềuloại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây
ăn quả Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất,thâm canh tăng vụ
Trang 17- Vùng bãi ngoài đê sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tổng diện tích2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, được phân bố trênđịa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên,Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.
Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ hệ thống sông Hồng, phẫu diệnmới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thànhphần dinh dưỡng khá cân đối Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạtsét trung bình là 15%, pH trung bình 7-7,5 Hàm lượng mùn ở mức trung bình đếngiàu (<1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu; hàm lượng đạm và lân tổng
số ở mức thấp (N<0,07%; P2O5); Kali ở mức độ trung bình 1,23%
Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặcbiệt là cây ăn quả Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phảibón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất
- Vùng trong đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn(trừ Vân Côn) chủ yếu được bơm tưới bằng nước sông Hồng nên được bổ sung phù sahàng năm, mùn và lân tổng số trung bình, Nito nghèo, hàm lượng các chất trao đổitrung bình Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tượng chặt ở dưới tầng canhtác
b Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:
Ngoài nguồn nước mưa hàng năm thì Hoài Đức còn được sông Hồng ở phíaBắc cung cấp qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từMinh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha Nhìnchung nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây vùng đồng; cònvùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc tưới cho câytrồng
Trang 18- Nguồn nước ngầm:
Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy vănmang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng Nguồn nước cung cấp cho tầngchứa là nước mặt và có lien quan đến mực nước của sông Hồng
Căn cứ kết quả thăm dò cho thất; từ 34-40m là tầng cát sạn màu xám sang lẫn íthạt màu đen, bão hòa nước; từ 40-60m là tầng sỏi cuội màu xám vàng, xáng sang, bãohòa nước; từ 60-73 là tầng cát kết màu xám, nứt nẻ mạnh
Về chất lượng nước theo kết quả phân tích thành phần vi hóa cho thấy: Nướckhông đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện hóa hoạc vì hàm lượng sắt và chất hữu cơcao, nước bị nhiễm vi khuẩn Pecaleoli Form cần phải xử lý trước khi sử dụng
c Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn Hoài Đức đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên khoángsản gì ngoài cát ven sông Đáy, song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao
d Tài nguyên nhân văn
Huyện Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung là mảnh đất ngànnăm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sửvăn hóa, trong đó có 80 di ích lịch sử đã được xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hóagắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước Là huyện có truyền thống văn hóa dân tộclâu đời hiện vẫn đang lưu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thểloại văn hóa dân gian
Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hóa, tinh thần truyềnthống của dân tộc, hang năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống nhằm
Trang 19giáo dục người dân truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt độngvăn hóa tinh thần lành mạnh.
Trang 20e Tài nguyên du lịch
Hoài Đức có dải đất vùng bãi ven sông Đáy trải dài qua 10 xã có tiềm năng tolớn về du lịch và dịch vụ Trong tương lai khi chương trình “làm sống lại dòng sôngĐáy” được thực hiện thì đây là vùng có nhiều tiềm năng cho việc phát triển các hoạtđộng du lịch, vui chơi giải trí
Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong các ngành dệt, chế biếnthực phẩm, đồ gỗ,…có điều kiện thu hút khác du lịch đến tham quan, tìm hiểu và muasắm
f Cảnh quan môi trường
Hoài Đức mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng; các điểm dân cứsống tập trung theo thôn xóm, dòng họ là chủ yếu, đa số dân cư trong huyện được sửdụng nước giếng khoan, giếng khơi và nước mưa cho sinh hoạt; mô hình bếp Biogabước đầu được xây dựng…Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vựclàng nghề chế biến nông lâm sản, thực phẩm đang ở trong tình trạng báo động Tại các
xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế có nhiều khu vực bị ô nhiễm từ các làng nghề chếbiến nông sản như làm bánh, bún, miến dong, bột sắn, dong giềng và chế biến gỗ.Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm là do các chất thải (bã củ dong giềng, sắn,nước thải hóa chất, ) có khối lượng lớn nhưng không được xử lý, đổ quanh khu vựcdân cư, tồn đọng lâu ngày sinh ra nhiều khí độc hại Nước thải có hàm lượng chất hữu
cơ cao là môi tường thuận lợi cho các loại vi sinh vật, ruồi muỗi sinh sôi và trong môitrường yếm khí các chất hữu cơ phân hủy tạo ra khí H2S, CH4 rất độc hại; nước thảiđưa vào ao hồ làm cá, thủy sinh vật chết Ở một số cơ sở in dệt nhuộm ở xã La Phùcũng thải ra một lượng chất độc hại gây ô nhiễm môi trường xung quanh
Những điểm dân cư bị ô nhiễm nặng trên địa bàn huyện Hoài Đức là xómThắng Lợi, Tiền Phong, xóm Đầm, Rừng Mới (Minh Khai), xóm Đồng, Hợp Nhất,
Trang 21Ngoài ra ở một số nghĩa trang, nghĩa địa môi trường cũng bị ảnh hưởng chưađảm bảo khoảng cách đối với các khu dân cư.
2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
a Tình hình phát triển kinh tế
Huyện Hoài Đức tính đến nay có trên 64 cơ quan đơn vị, đóng trên địa bànhuyện, hơn 281 doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã Huyện có nhiều dự án đô thị đã
và đang triển khai xây dựng như: khu đô thị mới Nam An Khánh, Bắc An Khánh, khu
đô thị Kim Chung - Di Trạch, đô thị đại học Vân Canh, khu đô thị Bắc đường QL32
Từ trước đến nay, huyện đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng vàphong phú như nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếpảnh ở Kim Chung … Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triền mạng côngnghiệp – tiểu thủ công nghiệp Bên cạnh đó, với lợi thế nằm trong khu vực tam giáctrọng điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối vớivùng trung tâm thành phố Hà Nội cũng như tỏa đi các tỉnh Phía Bắc nói riêng và cảnước nói chung nên Hoài Đức là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nướcngoài
Về công nghiệp: Hoài Đức nằm kề với thủ đô Hà Nội về phía đông và quận Hà
Đông ở phía Nam, có đường Đại lộ Thăng Long và quốc lộ 32 đi qua, sông Đáy ở phíaTây của huyện Tận dụng lợi thế cận giang, cận thị, những năm gần đây, Hoài Đức đãmạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Xácđịnh công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn nên huyện chủ trương khai thác tiềmnăng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng thành phẩn kinh tế để phát triểncông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phầnđáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo đờisống nhân dân Để phục cụ cho việc thực hiện các mục tiêu trên, huyện đã tiến hànhquy hoạch 15 cụm điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trungnhư: cụm CN An Khánh, cụm CN Lại Yên, cụm CN La Phù, cụm CN Kim Chung,điểm CN Cầu Nổi, điểm CN Đắc Sở…
Trang 22Về nông nghiệp: Trong những năm gần đây, do sự phát triển nhanh về công
nghiệp và đô thị cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, đời sống ngườidân không ngừng được nâng lên, nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng lớn, quátrình phát triển công nghiệp, đô thị làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thuhẹp UBND Huyện đã chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuấthiệu quả, bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhândân trong địa phương Theo đó, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng vậtnuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm nằng, thế mạnh củatừng vùng
Đến nay trên địa bàn huyện đã có một số trang trại có diện tích lớn như: KhuĐức Thượng, Đức Giang Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn trên 3 ha chiếm tỷ
lệ nhỏ (21%), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,5 ha, tập trung tại các xã có diệntích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của huyện như các xã Đông La, Vân Côn, SongPhương Mô hình sản xuất rau an toàn tại các xã Vân Côn, Đông La, Đắc Sở, TiềnYên, Song Phương được tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả; tổ chức chuyển đổi
23 ha từ sản xuất ngô sang rau an toàn Giá trị sản xuất/ha/năm canh tác ước đạt 150triệu đồng
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trên thì việc chế biến và tiêu thụ sảnphẩm của các trang trại chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ, bán cho tư thương, chưa ký đượchợp đồng xuất khẩu Hầu như là sản phẩm chưa được chế biến, thường là bán sảnphẩm thô, vì vậy giá cả và mức tiêu thụ chưa được ổn định
Về thương mại, dịch vụ: Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyệncũng phát triển khá đồng bộ Trong những năm quá, ngành thương mại dịch vụ đã
có mức tăng trưởng khá cao, đáp ứng nhu cầu đầu ra, đầu vào của các ngành sản xuấtcông nghiệp – xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội Ngành thương mạidịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện HoàiĐức Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 11.185 người.Trong đó làm việc trong các công ty là 4.316 người, làm việc trong các hợp tác xã là
Trang 23149 người và 7.350 người làm việc trong các hộ cá thể Cùng với quá trình đô thị hoáđang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, ngànhthương mại dịch vụ trên địa bàn huyện đang diễn ra với tốc độ nhanh, đặc biệt tại một
số xã· như An Khánh, Kim Chung, Thị Trấn Nhìn chung lĩnh vực thương mại, dịch
vụ phát triển khá, đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
b.Công tác văn hoá - xã hội
Huyện Hoài Đức có 6 trường trung học phổ thông, 01 trường bổ túc văn hoá, 01trung tâm giáo dục thường xuyên; có 15 trường phổ thông cơ sở; 16 trường tiểu học;
32 trường mầm non, nhà trẻ Trong những năm qua, huyện đã chú trọng trong công tácnâng cấp, cải tạo, xây dựng các trường học, duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học
ở các cấp học, bậc học Mạng lưới giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến phổ thôngtrung học, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn huyện
Huyện có 12 di tích lịch sử văn hoá Huyện đã tăng cường đầu tư đáng kể đểxây dựng và phát triển văn hoá - thông tin trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việcnâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân đồng thời tuyên truyền đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước
Huyện đã xây dựng trung tâm văn hoá thể thao của huyện tại thị trấn Trạm Trôivới tổng quy mô khoảng 20 ha, gồm các khu liên hợp thể thao được đầu tư xây dựngtổng thể Trên địa bàn huyện còn có 8 bãi bóng và sân tập thể thao Phong trào thểdục thể thao trên địa bàn huyện được phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng thamgia
c.Dân số, lao động, việc làm
Năm 2015 dân số huyện Hoài Đức là 192 nghìn người, mật độ dân số khoảng23,3 người/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn sovới mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và
cả nước (2,59 người/ha)
Trang 24Trong giai đoạn 2005-2015 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khoảng1,56%/ năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao 5,25%/năm Hiện nay cơcấu dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (93% dân số ).
Hoài Đức là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, lao động nông nghiệpcủa huyện có trình độ cao nền nông nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịchhiệu quả Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh,dịch vụ Hoài Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh,thương mại, dịch vụ Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địabàn thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanhchóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đápứng nhu cầu của các doanh nghiệp Vì vậy, huyện cần phải có những định hướng cũngnhư các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phương để đáp ứng cho sựphát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo
Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyển khôngngừng tăng lên Nhìn chung số lao động thao gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế -
xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý Cơ cấu lao độngtương ứng với 3 khu vực nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là 45,78% - 25,95% -21,07%, cơ cấu này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết việc làm cho người lao độngcủa huyện Hoài Đức khi huyện tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành các khu
đô thị theo quy hoạch
Giai đoạn 2010-2015 huyện đã giải quyết việc làm cho 14.000 lao động, đặcbiệt huyện đã tổ chức điều tra lao động, việc làm trên địa bàn toàn huyện, xây dựng đề
án giải quyết lao động và việc làm cho nhân dân, tổ chức tốt các phiên giao dịch việclàm tạo điều kiện giúp người lao động tìm việc làm Trong 5 năm qua đã mở được 56lớp sơ cấp học nghề ngắn hạn với 1.503 học viên Đến năm 2015 số người trong độtuổi lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ 29,8%
Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được cảithiện rất nhiều, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
Trang 25Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm xuống còn 4,48% (theo tiêu chí mới), hàng năm tỷ lệ
hộ nghèo giảm trên 1% Một trong những nguyên nhân chính để đạt được thành tựuđáng kể đó là do trong công tác xóa đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm củahuyện ủy và UBND huyện kịp thời Các chính sách xã hội được các cấp các ngànhquan tâm ưu đãi người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội Đến naytoàn huyện không còn hộ người có công với cách mạng nằm trong diện hộ nghèo.Thực hiện tốt công tác cho vay giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và các chínhsách xã hội khác, trong 5 năm doanh số cho vay đạt gần 157,5 tỷ đồng, trong đó chovay hộ nghèo đạt trên 68 tỷ đồng với 9.168 hộ được vay
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, thành phố và huyện đã cónhững biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tưxây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làmcho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp Trong những năm tới,cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồnnhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng caođời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện
2.2 Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức
2.2.1 Tình hình quản lý đất đai
Quản lý đất đai là công tác quan trọng luôn được các cấp chính quyền và xã hộiquan tâm đảm bảo pháp luật về đất đai và các văn bản do UBND huyện ban hành đượcthực hiện tốt đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp Tình hình quản lý đất đaiđược thể hiện qua các nội dung sau:
a) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất:
Được sự quan tâm của ủy ban nhân Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trườngtrong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành đođạc bản đồ địa chính cho toàn bộ 19 xã và 1 thị trấn; phục vụ đăng ký cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai