Luật Đất đai 2003 ra đời thay thế cho Luật Đất đai 1993 với 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai trong đó nội dung đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính là một n
Trang 1ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
-
HOÀNG HẢI SƠN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH PHƯỜNG KA LONG, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỪ KHI CÓ LUẬT ĐẤT ĐAI ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng
THÁI NGUYÊN - 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Hoàng Hải Sơn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Đặng người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thiện bản luận văn này
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn
bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hoàng Hải Sơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 2
3 Yêu cầu của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính 4
1.1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính 4
1.1.2 Cơ sở pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính 5
1.1.3 Khái quát về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính 12
1.1.3.1 Đăng ký đất đai 12
1.1.3.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 13
1.1.3.3 Hồ sơ địa chính 17
1.2 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trong những năm qua 20
1.2.1 Cả nước 20
1.1.2.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 2003 20
1.1.2.2 Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực 21
1.2.2 Thành phố Móng Cái 23
1.2.2.1 Giai đoạn trước năm 1993 23
1.2.2.2 Giai đoạn 1993 – 2003 24
1.2.2.3 Giai đoạn từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực 25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.2 Nội dung nghiên cứu 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Phường Ka Long 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
3.1.1.1 Vị trí địa lý 31
3.1.1.2 Địa hình 31
3.1.1.3 Khí hậu 31
Trang 53.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 32
3.1.2.1 Tài nguyên đất 32
3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản 32
3.1.2.3 Tài nguyên nhân văn 32
3.1.2.4 Thảm thực vật 32
3.1.3 Cảnh quan môi trường 33
3.1.4 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 33
3.1.4.1 Tăng trưởng kinh tế 33
3.1.4.2 Tình hình dân số, lao động và việc làm 34
3.1.4.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Ka Long 34
3.1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 35
3.1.2.7 Quốc phòng - an ninh 37
3.2 Tổ chức quản lý, sử dụng đất của phường Ka Long, thành phố Móng Cái 37
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 37
3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của phường Ka Long 38
3.2.2.1 Công tác quản lý đất đai 38
3.2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai của phường Ka Long 48
3.3 Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái 50
3.3.1 Quy trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được áp dụng tại phường Ka Long, thành phố Móng Cái 50
3.3.1.1 Quy trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được áp dụng tại phường Ka Long, thành phố Móng Cái từ khi có Luật đất đai đến khi thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất 50
3.3.1.2 Quy trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được áp dụng tại phường Ka Long, thành phố Móng Cái từ khi thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đến nay 51
3.3.2 Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Ka Long, thành phố Móng Cái 53
3.3.2.1 Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Ka Long, thành phố Móng Cái từ lúc có luật đất đai đến khi thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (đến ngày 01/10/2007 - ngày thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Móng Cái) 53
3.3.2.2 Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Ka Long, thành phố Móng Cái từ khi thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đến nay 57
3.4 Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái từ khi có Luật Đất đai đến nay 59
3.4.1 Về công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 59
3.4.2 Về công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính 61
Trang 63.5 Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và lập hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái theo
ý kiến người sử dụng 63
3.5.1 Đánh giá về tính công khai, minh bạch và việc hướng dẫn hồ sơ khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phường Ka Long theo người sử dụng 63
3.5.2 Đánh giá về thời gian thực hiện và mức phí nộp khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Ka Long theo người sử dụng đất 65
3.5.3 Đánh giá về công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Ka Long theo người sử dụng đất 67
3.5.4 Đánh giá về công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái theo ý kiến người sử dụng đất 70
3.5.5 Đánh giá chung về công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái 72
3.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2 Đề nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Bảng 3.2: Kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phường Ka Long tính đến ngày 01/10/2007 54
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai và thành lập hồ sơ
địa chính phường Ka Long đến ngày 31/12/2011 56
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phường Ka Long từ ngày 01/01/2007 đến nay 58
Bảng 3.5: Tính công khai, minh bạch và hướng dẫn hồ sơ khi thực hiện
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất 64
Bảng 3.6: Thời gian thực hiện và mức phí khi thực hiện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại phường Ka Long theo đối tượng
sử dụng 65
Bảng 3.7: Đánh giá về công tác tiếp nhận hộ sơ và trả kết quả cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất 68
Bảng 3.8: Đánh giá công tác lập, quản lý và sử dụng hồ sơ địa chính
phường Ka Long theo đối tượng sử dụng 71
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai Ngay từ khi mới xuất hiện con người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên cho không loài người
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, cố định về vị trí, do vậy việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch cụ thể và có sự quản lý hợp lý
Quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở nước ta, nhằm bảo vệ quyền sở hữu ở mọi chế độ, đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả, đúng mục đích, đúng chủ sử dụng Bất cứ chế độ nhà nước nào ở nước ta cũng đều có các hình thức sở hữu về đất đai Đối với đất nước Việt Nam với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì tầm quan trọng của đất đai vô cùng lớn
Do đó ngay từ khi ra đời Nhà nước Việt Nam DCCH đã xoá bỏ các luật lệ của nhà nước trước đó và chú trọng xây dựng chủ trương chính sách pháp luật mới đối với đất đai
Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 quy định một hình thức sở hữu đất đai Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”
Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần
Trang 10vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành
và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng,
an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc
sở hữu toàn dân”
Luật Đất đai năm 1993 đã nêu “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”
Luật Đất đai 2003 ra đời thay thế cho Luật Đất đai 1993 với 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai trong đó nội dung đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính là một nội dung quan trọng Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính được thực hiện trên phạm vi cả nước Thực tiễn công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lập hồ sơ địa chính ở mỗi địa phương có những hạn chế khác nhau
Quản lý nhà nước về đất đai mà đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính trở thành vấn đề quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là của chính quyền địa phương các cấp
Xuất phát từ thực tế nói trên đồng thời được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, GS.TS Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái từ khi có Luật Đất đai đến nay”
2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập
hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái từ khi có Luật Đất đai
Trang 113 Yêu cầu của đề tài
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường ảnh hưởng đến sử dụng đất
- Tìm hiểu cách thức tổ chức quản lý, sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của phường Ka Long, thành phố Móng Cái
- Tìm hiểu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường
Ka Long, thành phố Móng Cái
- Cập nhật đầy đủ các văn bản có liên quan đến quy định về quản lý,
sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Luật đất đai; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn về việc áp dụng các chính sách thuế của cơ quan thuế,…
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
1.1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng Song thực tế đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí giới hạn trong không gian Cùng với thời gian giá trị của đất có sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt lên điều đó phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng của con người
Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ, đi đôi với
sự phát triển đó là nhu cầu về sử dụng đất của các ngành, các địa phương ngày càng tăng dẫn đến tình hình sử dụng đất ngày càng nhiều biến động
Chính vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã và đang được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc Một trong các nội dung đó là công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất hợp pháp Nó được cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bộ phận cấu thành của hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu,
số liệu, sổ sách, bản đồ chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý đất đai đã được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thông qua công tác đăng ký đất đai, Nhà nước nắm bắt được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của thửa đất thì mới thực sự nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật
Trang 131.1.2 Cơ sở pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa được bắt đầu từ thế kỷ thứ VI Thời kỳ nhà Nguyễn, sau 31 năm (1805 – 1836), đã tiến hành lập xong sổ Địa bạ cho 18.000 làng xã từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau, bao gồm 10.044 tập Sổ này phân biệt rõ đất công điền, tư điền của mỗi xã
Thời kỳ Pháp thuộc và Mỹ nguỵ ở miền Nam, mỗi thời kỳ Nhà nước có những chính sách quản lý đất đai khác nhau
Dưới thời Pháp thuộc, do chính sách cai trị của thực dân Pháp, việc đăng
ký đất đai trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo nhiều chế độ khác nhau cho từng miền như: Chế độ quản thủ địa bộ tại Nam Kỳ; chế độ bảo tồn điền trạch, sau đổi thành quản thủ địa chính tại Trung Kỳ; chế độ bảo thủ áp dụng với bất động sản của người Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc; chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 29/3/1939 áp dụng tại Bắc Kỳ; chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 21/7/1925 áp dụng tại Nam Kỳ và các nhượng địa của Pháp ở Hà Nội, Móng Cái, Đà Nẵng
Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam bị chia cắt và từ phía Nam vĩ tuyến
17 bị đặt dưới ách cai trị của chính quyền Sài Gòn, việc đăng ký đất đai chủ yếu
kế thừa các hệ thống đăng ký đất đai đã được thực hiện theo 3 chế độ quản thủ điền địa được thực hiện dưới thời Pháp thuộc trước đây ở Nam Bộ gồm: Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương thuộc Trung kỳ, chế độ quản thủ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam kỳ đã thực hiện từ trước năm 1925, tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925 Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Sài Gòn đã có Sắc lệnh 124-CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa phương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925
Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, ngành Địa chính từ Trung ương tới cơ sở được duy trì
và củng cố để bảo về chế độ sở hữu ruộng đất
Năm 1954, cách mạng ruộng đất ở miền Bắc thắng lợi, giai cấp địa chủ phong kiến đã sụp đổ hoàn toàn Để bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, ngày 03/07/1958, Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị 344/TTg cho tái lập hệ thống Địa chính trong Bộ Tài chính Ở Trung ương có Sở Địa chính trong Bộ Tài
Trang 14chính, ở địa phương công tác quản lý đất đai do Uỷ ban nhân dân các cấp đảm nhận Hệ thống tài liệu đất đai trong thời kỳ này chủ yếu là bản đồ giải thửa, đo đạc thủ công bằng thước dây, bàn đạc cải tiến và sổ mục kê ruộng đất
Sau khi thống nhất hai miền Nam – Bắc, nhà nước đã kịp thời ban hành một số văn bản để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời Nhà nước đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra thống kê đất đai trong cả nước
Ngày 09/11/1979 Chính phủ đã ban hành Nghị định 404/CP về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước đối với ruộng đất trên toàn bộ lãnh thổ
Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” Với chế độ sở hữu này, Nhà nước đã tập hợp thống nhất các loại đất trên lãnh thổ quốc gia thành tài nguyên quốc gia mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được quyền sử dụng theo quy định của pháp luật
Trong thời gian này, tuy chưa có Luật Đất đai nhưng hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai ra đời
Ngày 1/07/1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ra Quyết định 201/CP quyết định về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước Trong Quyết định có nêu: “Để tăng cường và thống nhất quản lý ruộng đất, tất cả các cá nhân tổ chức sử dụng đất đều phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất của chủ sử dụng vào sổ địa chính của Nhà nước, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải kiểm tra báo cáo này Sau khi kê khai đăng ký các tổ chức hay cá nhân mà được xác nhận là sử dụng đất hợp pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 299/TTg về công tác đo đạc phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước
Ngày 08/01/1988 Luật Đất đai đầu tiên của nước ta ra đời, đánh dấu sự phát triển trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Tại điều 9 Luật Đất đai
1988 quy định đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 15Ngày 23/03/1989 Chỉ thị số 67/CT-HĐBT của hội đồng Bộ trưởng về một
số biện pháp cần tiếp tục triển khai thực hiện để thi hành Luật đất đai Tại khoản
2 điều 6 của Chỉ thị có nêu rõ: chỉ đạo hoàn thành việc đo đạc, phân hạng và đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Ngày 14/07/1989 Tổng cục Quản
lý ruộng đất ban hành Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tiếp đó, Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 302/TT-ĐKTK hướng dẫn thi hành Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK Kể từ khi Luật đất đai năm 1988 ra đời, nhìn chung công tác quản lý đất đai dần dần đi vào ổn định Nhà nước quản lý đất đai được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Luật Đất đai, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nó đã bộc lộ nhiều nhược điểm, chưa phát huy hết vai trò của đất đai trong sự nghiệp phát triển của đất nước Năm 1992, Hiến pháp mới ra đời, thay thế cho Hiến pháp 1980, thì Luật đất đai cũng thay đổi, ngày 14/07/1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đất đai gồm 7 chương với 89 điều Tại điều 13 của Luật Đất đai năm 1993 tiếp tục khẳng định đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính là một trong 7 nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai Thông qua đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước xác định được diện tích, mục đích sử dụng của các chủ sử dụng đất, đồng thời các chủ sử dụng đất cũng thấy rõ được quyền lợi và nghĩa vụ đối với Nhà nước
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền
sử dụng đất hợp pháp Nó được cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là bộ phận cấu thành của hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, sổ sách, bản đồ chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt
tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý đất đai đã được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi Luật Đất đai 1993 ra đời thì hàng loạt các văn bản, thông tư, nghị định của Nhà nước cũng như ngành Địa chính đã ban hành như:
Trang 16- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ ban hành bản quy định
về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ quy định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính quy định các mẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai
- Công văn 647/CV-ĐC ngày 31/05/1995 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn một số điểm thực hiện Nghị định 60/CP
- Công văn 1247/CV-ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn xử lý một số vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Công văn 1725/LB-QLN ngày 17/12/1996 của Bộ xây dựng và Tổng cục Địa chính hướng dẫn một số biện pháp đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất
- Chỉ thị 10/1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh và hoàn thiện việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 về hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị sử dụng đất
- Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000
- Công văn 767/CP-NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất ở đô thị
Trang 17- Thông tư 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/09/1999 của Tổng cục Địa chính – Bộ Tài chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Thông tư 1417/1999/TT-TCDDC ngày 18/09/1999 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 23/09/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích nông nghiệp (thay thế Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ)
- Nghị định 66/2001/NĐ-CP ngày 28/09/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thông tư số 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước
- Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ
- Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08/06/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/05/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ
Trang 18- Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 06/08/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003
- Thông tư số 93/TT-BTC ngày 21/10/2003 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí, lệ phí
- Quyết định số 245/2003/QĐ-TTg ngày 18/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nợ trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/10/2003 và được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công
bố và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật đất đai
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN
- Thông tư số 01/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển
Trang 19- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 thuộc liên Bộ ban hành hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ hướng dẫn giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991
- Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ Hiện nay Thông tư
số 02/2007/TT-BTC ngày 08/01/2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/2005/TT-BTC
- Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, trong đó có quy định thu tiền thuê đất khi cấp GCN
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN, việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao
- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT
- Thông tư số 04/TT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của liên Bộ Tư pháp
và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất
- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/06/2006 khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai, trong đó chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp GCN trong năm 2006
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 ban hành quy định
về GCNQSDĐ
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng
Trang 20dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
- Quyết định số 2746/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/08/2006 về việc đính chính Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
1.1.3 Khái quát về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
1.1.3.1 Đăng ký đất đai
• Hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu
Là toàn bộ các tài liệu được thiết lập trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai ban đầu, phải phản ánh nội dung về mặt tự nhiên, xã hội và pháp
lý Lập hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu bao gồm rất nhiều nội dung như: Điều tra
cơ bản, kiểm tra các giấy tờ, các thủ tục giao đất
Công tác lập hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu là một hoạt động chuyên môn của ngành quản lý đất đai, tạo cơ sở cho việc quản lý đất đai thường xuyên Do vậy hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu được coi là căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để Nhà nước quản lý đất đai một cách chặt chẽ nhất trên tất cả các mặt của thửa đất
• Đăng ký quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất
Điều 38 Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 quy định:
1 Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất
Trang 212 Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:
a Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;
b Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3 Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:
a Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b Người sử dụng đất được phép đổi tên;
c Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
d Chuyển mục đích sử dụng đất;
đ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
e Chuyển đổi hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
g Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
h Nhà nước thu hồi đất
1.1.3.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Tại Khoản 1 Điều 2 trong Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một (01) tờ có bốn (04)
Trang 22trang, mỗi trang có kích thước 190mm × 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung sau đây:
a Trang 1 là trang bìa; đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì trang bìa mầu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa mầu trắng gồm Quốc huy và dòng chữ
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu đen, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường
b Trang 2 và trang 3 có các đặc điểm và nội dung sau:
- Nền được in hoa văn trống đồng màu vàng tơ ram 35%;
- Trang 2 được in chữ mầu đen gồm Quốc hiệu, tên Uỷ ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; in chữ hoặc viết chữ gồm tên người sử dụng đất, thửa đất được quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, ghi chú;
- Trang 3 được in chữ, in hình hoặc viết chữ, vẽ hình mầu đen gồm sơ đồ thửa đất, ngày tháng năm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chức vụ, họ tên của người ký giấy chứng nhận, chữ ký của người ký giấy chứng nhận và dấu của cơ quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận
c Trang 4 mầu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ mầu đen để ghi những thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp trang 4 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết chỗ ghi thì lập trang bổ sung Trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có kích thước, nội dung như trang 4, in hoặc viết thêm số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận và số vào sổ cấp giấy chứng nhận ở trên cùng của trang; trang bổ sung phải được đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai với trang
4 của giấy chứng nhận
* Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại các Điều 49, Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai 2003, đối tượng được cấp giấy chứng nhận bao gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức và cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được công nhận quyền sử dụng đất
Trang 23Sau khi người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể để cấp GCN Căn cứ để xét cấp GCN được quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2003, cụ thể như sau:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các Điều 50, Điều 51 của Luật Đất đai 2003 và Điều 3 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
- Hợp đồng chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng, cho quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, pháp nhân mới được hình thành do góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Biên bản trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
Đối với các trường hợp đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền
sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 thì căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất, tình trạng đang sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng để xem xét việc cấp hay không cấp GCN theo quy định tại các Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
* Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Luật Đất đai 2003 quy định cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thì cấp đó có thẩm quyền cấp GCN
Thẩm quyền cấp GCN thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai năm 2003 và Điều 56 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP như sau:
a UBND cấp tỉnh cấp GCN cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổ chức, cá nhân nước ngoài
b UBND cấp huyện cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
Trang 24c UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp GCN cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:
- Cấp GCN cho người sử dụng đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chưa được cấp GCN; có quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất của Ban quản lý Khu công nghệ cao, Ban quản lý Khu kinh tế; có văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; có kết quả hoà giải tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận; có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; có văn bản
về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; có thoả thuận về xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; có quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo về đất đai, có bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
- Cấp GCN cho người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất khi hợp thửa, tách thửa mà thửa đất trước khi hợp thửa, tách thửa đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Cấp đổi GCN đã cấp bị ố, nhoè, rách, hư hại hoặc cấp lại GCN
do bị mất;
- Cấp đổi GCN đối với các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đã cấp theo pháp luật về đất đai trước ngày 01/07/2004
* Hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang tồn tại 3 loại:
- Loại thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo Luật Đất đai năm 1993 và mẫu giấy được lập theo mẫu của Quyết định 201/QĐ/ĐKTK để cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở nông thôn có mầu đỏ
- Loại thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
ở tại đô thị được cấp theo Luật Đất đai 1993 và Nghị định 60/CP Giấy chứng nhận lại có hai mầu: Mầu hồng giao cho chủ sử dụng đất và mầu xanh lưu tại Sở Địa chính trực thuộc
Trang 25- Loại thứ ba: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo hệ thông Luật Đất đai năm 2003, mẫu giấy theo Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 Giấy có hai mầu: mầu đỏ giao cho các chủ sử dụng đất và mầu trắng lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất và được cấp theo từng thửa đất
1.1.3.3 Hồ sơ địa chính
* Khái niệm về hồ sơ địa chính:
“Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất”, là tập hợp các tài liệu cơ bản thể hiện chi tiết tới từng thửa đất, từng chủ sử dụng và các nội dung khác theo yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai
Hồ sơ địa chính được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Các tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính làm cơ sở khoa học và pháp lý để Nhà nước thực hiện quản lý chặt chẽ, thường xuyên đối với đất đai
Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với các biến động theo quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất
Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc; bản gốc được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịp thời khi có biến động về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý phù hợp với bản gốc hồ sơ địa chính
* Nội dung hồ sơ địa chính:
Trước đây, hệ thống hồ sơ địa chính được thực hiện theo Quyết định 499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính gồm:
- Bản đồ địa chính;
- Sổ địa chính;
- Sổ mục kê;
Trang 26- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Trong quá trình thực hiện bao gồm thêm:
- Quyết định thành lập hội đồng đăng ký đất đai;
- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất;
- Bảng liệt kê đất;
- Đơn xin khiếu nại và kết quả đo đạc và xét duyệt đơn;
- Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký;
- Danh sách các chủ sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất;
- Hồ sơ trình của UBND xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:
+ Biên bản kiểm tra hồ sơ;
+ Kết quả kiểm tra hồ sơ;
+ Kết quả đối chiếu tài liệu hồ sơ;
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính nêu chi tiết hơn về nội dung hồ sơ địa chính:
1 Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai,
Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (gọi là cơ sở
dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được
in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính
2 Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:
Trang 27a Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất;
b Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín
c Vị trí, toạ độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ
an toàn công trình;
d Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh
3 Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều
47 của Luật Đất đau bao gồm các thông tin:
a Thửa đất gồm mã đất, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
b Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thuỷ văn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;
c Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
d Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai;
đ Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất
4 Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo Quy định về Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày
21 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi
là Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT); bản lưu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05
Trang 28tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là bản lưu Giấy chứng nhận)
Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mà không có bản lưu thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải sao Giấy chứng nhận đó (sao y bản chính) khi thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất; bản sao Giấy chứng nhận này được coi là bản lưu Giấy chứng nhận để sử dụng trong quản lý
1.2 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập
hồ sơ địa chính trong những năm qua
1.2.1 Cả nước
Theo kết quả thống kê mới nhất đến cuối tháng 9/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, mới chỉ có 13 tỉnh hoàn thành cơ bản việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính, trong đó có: Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Tháp, Lào Cai, Đồng Nai, Tiền Giang, Quảng Bình, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Móng Cái, Thanh Hóa
Có 3 tỉnh đạt dưới 50% gồm: Lai Châu, Yên Bái, Gia Lai
1.1.2.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 2003
Việc cấp GCN được thực hiện từ năm 1990 theo quy định tại Luật Đất đai năm 1988 và Quyết định số 201/QĐ/ĐKTK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản
lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc cấp GCN Trong những năm trước Luật Đất đai năm 1993, kết quả cấp GCN đạt được chưa đáng
kể, phần lớn các địa phương mới triển khai thí điểm hoặc thực hiện cấp GCN tạm thời cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp
Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, việc cấp GCN được các địa phương coi trọng và triển khai mạnh, song do còn nhiều khó khăn về các điều kiện thực hiện, chủ yếu là thiếu kinh phí, lực lượng chuyên môn thiếu và yếu về năng lực
và còn nhiều vướng mắc trong các quy định về cấp GCN nên tiến độ cấp GCN còn chậm
Trang 291.1.2.2 Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực
Công tác cấp GCN được đẩy mạnh hơn; đến nay có 13 tỉnh cấp GCN đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất chính (đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đô thị), 14 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến 80%, 27 tỉnh còn lại đạt dưới 70%
Kết quả cấp GCN của cả nước tính đến tháng 9 năm 2007 như sau:
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp 13.686.351 giấy với diện tích 7.485.643 ha, đạt 82,1% so với diện tích cần cấp; trong đó cấp cho hộ gia đình và
cá nhân là 13.681.327 giấy với diện tích 6.963.330 ha; cấp cho tổ chức 5.024 giấy với diện tích 522.313 ha Có 31 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 8 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 12 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 2 tỉnh còn lại đạt dưới 50%
- Đối với đất lâm nghiệp: đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154
ha, đạt 62,1% diện tích cần cấp giấy Có 13 tỉnh đạt trên 90%, 7 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 5 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 8 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 31 tỉnh còn lại đạt dưới 50% Việc cấp GCN cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài gặp nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính Chính phủ đã quyết định đầu tư để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh đáng kể tiến độ cấp GCN cho đất lâm nghiệp Tuy nhiên, đến nay tiến độ cấp GCN đất lâm nghiệp tại một số địa phương vẫn bị chậm vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh đang sử dụng cùng với việc sắp xếp, đổi mới các lâm trường
- Đối với đất nuôi trồng thủy sản: đã cấp 642.545 giấy với diện tích 478.225 ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp giấy, còn 10 tỉnh chưa triển khai cấp GCN đối với đất nuôi trồng thủy sản
- Đối với đất ở tại đô thị: đã cấp 2.837.616 giấy với diện tích 64.357 ha, đạt 62,2% diện tích cần cấp giấy Có 17 tỉnh đạt trên 90%, 6 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 6 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 15 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 20 tỉnh còn lại đạt dưới 50% Từ ngày 01/07/2006 thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người có nhu cầu theo quy định của Luật Nhà ở
Trang 30- Đối với đất ở tại nông thôn: đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.165 ha, đạt 76,5% diện tích cần cấp giấy Có 19 tỉnh đạt trên 90%, 16 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 12 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 7 tỉnh còn lại đạt dưới 50% Từ ngày 01/07/2006, người sử dụng đất ở tại khu vực nông thôn cũng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người có nhu cầu theo quy định của Luật Nhà ở
- Đối với đất chuyên dùng: đã cấp 71.897 giấy với diện tích 208.828 ha, đạt 37,4% diện tích cần cấp giấy Có 3 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 40 tỉnh còn lại đạt dưới 50% Việc cấp GCN cho đất chuyên dùng nhìn chung không có vướng mắc nhưng đạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện;
- Đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: đã cấp 10.207 giấy với diện tích 6.921 ha, đạt 35,7% diện tích cần cấp giấy Việc cấp GCN cho loại đất này được thực hiện chủ yếu trong ba năm từ năm 2005 đến 2007 Việc ban hành Nghị định
số 84/2007/NĐ-CP đã tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh việc cấp GCN đối với loại đất này
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ thực hiện chậm, không đạt được tiến độ theo mục tiêu đề ra Trong
đó, vướng mắc và yếu kém nhất hiện nay là việc cấp GCNQSDĐ cho đất có nhà
ở tại đô thị Nguyên nhân của những bức xúc trong lĩnh vực này cũng được chỉ ra: đó là nhiều địa phương hiểu không đúng và không đầy đủ những quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới vận dụng chậm, không đúng quy định khi cấp GCNQSDĐ Chính sách về nghĩa vụ tài chính, khung giá đất liên tục thay đổi Quy định về trình tự, thủ tục để xét cấp giấy chứng nhận không nhất quán, nhiều cán bộ thi hành nhiệm vụ thiếu trách nhiệm hoặc cố tình kéo dài thời gian để vòi vĩnh
Do đó trong năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi Trường cần chỉ đạo cụ thể tới các địa phương nhằm làm rõ những tiêu cực trong quá trình cấp GCNQSDĐ
để đẩy nhanh việc cấp GCNQSDĐ, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động thị trường bất động sản trong cả nước
Trang 311.2.2 Thành phố Móng Cái
1.2.2.1 Giai đoạn trước năm 1993
Móng Cái là thành phố mới của Quảng Ninh, là đầu mối giao lưu buôn bán hàng hoá với nước bạn Trung Quốc, có nhiều điều kiện để phát triển kinh
tế , nhất là trong thời kỳ mở cửa với sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, tốc độ đô thị hóa ngày càng lớn, nhu cầu nhà ở càng trở nên cấp thiết, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai
Móng Cái thực hiện tốt chính sách đất đai của Nhà nước, đồng thời ra các Văn bản, Quyết định, Chỉ thị, Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai sửa đổi ra đời năm 1993 đã giúp cho công tác quản lý quỹ đất của thành phố được cụ thể hơn, một trong những nội dung quan trọng đó là đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giai đoạn 1988-1993, sau khi có Luật Đất đai năm 1988, Tổng cục Quản
lý ruộng đất ban hành Quyết định 201/QĐ/ĐKTK ngày 14/07/1989 về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Để thực hiện quyết định đó, ngày 18/10/1989 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Thông tư 302/TT-ĐKTK hướng dẫn thi hành Quyết định 201/QĐ-ĐKTK Trong giai đoạn này, cả nước cũng như Móng Cái đã thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên vẫn còn đạt kết quả thấp do:
- Tài liệu bản đồ cũ, độ chính xác thấp, không đáp ứng được yêu cầu đề ra
- Cán bộ địa chính các cấp mỏng, đặc biệt là cán bộ địa chính xã, phường còn kém về chuyên môn nghiệp vụ, các ban ngành trong thành phố chưa có sự phối hợp đồng bộ
- Các thông tin, tuyên truyền chính sách Nhà nước về đất đai còn hạn chế
- Một số cấp, ngành liên quan trong thành phố chưa chỉ đạo thường xuyên
- Đầu tư cho hoạt động địa chính chưa xứng đáng với việc làm, do vậy ảnh hưởng lớn tới tiến độ
Trang 321.2.2.2 Giai đoạn 1993 – 2003
Giai đoạn này Chính phủ và các ban ngành Trung ương đã ban hành các Văn bản, Nghị định để đưa công tác quản lý đất đai cũng như sử dụng đất có hiệu quả
- Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/09/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài
- Nghị định 02/NĐ-CP ngày 15/01/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài Thành phố Móng Cái đã ra 33 văn bản pháp quy liên quan đến việc thi hành Luật Đất đai trên địa bàn
- Quyết định 03/QĐ-UB của UBND thành phố ngày 19/01/1994 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
- Hướng dẫn số 40/HD-LN ngày 17/02/1994 Liên ngành đất đai – Nông nghiệp – Thủy sản thi hành Quyết định 03/QĐ-UB của UBND thành phố về giao đất nông nghiệp sử dụng lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân
- Quyết định 2007/QĐ-UB ngày 14/08/1996 chỉ đạo về việc giao đất lâm nghiệp sử dụng ổn định lâu dài
- Chỉ thị 24/CT-UB ngày 01/08/1995 của UBND thành phố về việc tổ chức kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có kèm theo Công văn hướng dẫn 543/HD-ĐC ngày 09/10/1995
Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước năm 1993 Qua bảng 1 cho thấy:
Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp đã cấp cho các hộ gia đình, cá nhân là 252.686 hộ trên tổng số 257.529 hộ, đạt 98,11%
so với tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp; đối với đất lâm nghiệp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 1040 đạt 36,93% so với tổng số hộ sử dụng đất;
số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho 701 tổ chức, chiếm 15,43% so với
tổ chức sử dụng đất; đối với đất ở thì đã cấp 41,60% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất so với tổng số hộ sử dụng đất ở nông thôn, còn ở đô thị là 7,73% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất so với đất ở đô thị
Trang 331.2.2.3 Giai đoạn từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực
Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua, công tác quản lý đất đai được coi trọng hơn:
- Chỉ thị 24/CT/UB ngày 01/08/1995 của UBND thành phố Móng Cái về việc tổ chức kê khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Quyết định 1282B/QĐ-UB ngày 30/06/2000 của UBND thành phố Móng Cái về việc phê duyệt đơn giá, định mức phục vụ công tác kê khai, đăng
ký lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
- Chỉ thị 21/CT-UB ngày 07/07/2003 của UBND thành phố Móng Cái về việc đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố
- Quyết định 03/QĐ-UB ngày 05/01/2005 của UBND thành phố Móng Cái về việc giao đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích nông nghiệp
- Quyết định 2405/QĐ-UB ngày 19/10/2005 của UBND thành phố Móng Cái về việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở Tài nguyên
và Môi trường Móng Cái
- Quyết định 2194/2006/QĐ-UBND ngày 06/10/2006 của UBND thành phố Móng Cái về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài
- Công văn số 2208/STN&MT-VPĐKQSDĐ ngày 13/12/2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thống kê đất đai năm 2006, lập và chỉnh lý hồ
sơ địa chính
- Quyết định 2539/2007/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 của UBND thành phố Móng Cái về việc ban hành giá đất thực hiện trên địa bàn thành phố Móng Cái năm 2008
Trang 34Đến nay, Móng Cái là thành phố hoàn thành bình quân khoảng 90% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Móng Cái là 51.835,7 ha trong đó:
đất tự nhiên
đất tự nhiên
- Diện tích đất ở là 983,68 ha, chiếm 1,90% tổng diện tích đất tự nhiên
Tổng diện tích đất ở cả ở nông thôn và thành thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao, là 963,96 ha, chiếm 97,99% so với tổng diện tích đất ở cả thành phố
Trang 35Tổng diện tích
tự nhiên năm
2010
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Số giấy chứng nhận
đã trao
(Nguồn phòng Tài nguyên – Môi trường)
Trang 36Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố là 32124 giấy, chiếm 93,16% so với tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần cấp
Nhìn chung việc cấp giấy chứng nhận đối với các loại đất chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở đã phần nào đáp ứng yêu cầu, kế hoạch của thành phố Móng Cái nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung về vấn
đề cấp giấy chứng nhận Tuy nhiên, trong thời gian tới, thành phố Móng Cái cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt đối với đất chuyên dùng để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra
Trang 37Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
- Phạm vi: Từ khi có Luật đất đai và 01 phường của thành phố Móng Cái
2.2 Nội dung nghiên cứu
1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.3 Tổ chức quản lý, sử dụng đất của phường Ka Long – thành phố Móng Cái 1.4 Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của phường Ka Long – thành phố Móng Cái
1.5 Nguyên nhân, tồn tại của công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ và giải pháp khắc phục
a Những thuận lợi và khó khăn
b Nguyên nhân
c Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
2.3 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu cơ bản: dùng để điều tra, thu thập số liệu,
thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu như hệ thống văn bản, hệ thống HSĐC, hồ sơ giải quyết vụ việc, sổ sách giấy tờ có liên quan
+ Phương pháp thống kê: Tiến hành thống kê toàn bộ số liệu, tài liệu có
liên quan đến đề tài dưới dạng biểu mẫu, danh sách, giúp cho việc nghiên cứu thuận lợi theo từng chuyên đề
Trang 38+ Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá và so sánh: Trên cơ sở các
số liệu thu thập được phân tích và xử lý số liệu đòi hỏi chính xác, phân tích tương quan giữa các yếu tố Từ đó đánh giá, so sánh các vấn đề đặt ra
+ Phương pháp nghiên cứu điểm: Sử dụng phương pháp này nhằm bổ
sung cho phương pháp thống kê, nghiên cứu sự kiện, vụ việc cụ thể mang tính điển hình, từ đó rút ra kết luận chung
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Phường Ka Long
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phường Ka Long là phường nằm ở phía Tây thành phố Móng Cái:
- Phía Bắc giáp thành phố Đông Hưng, Trung Quốc ngăn cách bơi sông
Ka Long;
- Phía Nam giáp phường Ninh Dương;
- Phía Đông giáp sông Ka Long với phường Hòa Lạc;
- Phía Tây giáp phường Hải Yên
Với vị trí đó, Ka Long có thuận lợi cơ bản cả về giao lưu đường bộ và đường thủy Ngoài ra, Ka Long có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Móng Cái, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thủy (cả đường sông và đường biển) Địa bàn phường nằm dọc hệ thống sông Ka Long, có đường sông liền với Đông Hưng, Trung Quốc, thông qua Cửa Khẩu quốc tế Bắc Luân thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán với nước bạn Trung Quốc Đây cũng là một trong những lợi thế của phường, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
10 kèm theo nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa Đông thổi từ tháng 11 đến tháng 4
lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16,80C)
Trang 40Lượng mưa trung bình hàng tháng vào mùa hè là 227,1 mm, và mùa đông
là 33,67 mm
Độ ẩm không khí bình quân là 84%
3.1.1.4 Thuỷ văn
Địa bàn phường được bao quanh bởi hệ thống sông Ka Long có bắt nguồn
từ Trung Quốc đổ về Đây là hệ thống sông có tác dụng tốt trong tưới tiêu Ngoài
ra phường còn có một hệ thống kênh mương tưới tiêu hoàn chỉnh đã được bê tông hoá, phục vụ rất tốt cho phát triển công – nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong phường
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường là 152,8 ha Do quá trình biến động địa chất do đó trên địa bàn phường gồm các nhóm đất: đất phù sa chua, đất
phù sa glây, đất mặn và đất phèn là chủ yếu
3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả khảo sát cho thấy tài nguyên khoáng sản của phường không dồi dào Do đặc điểm lịch sử địa chất, ít có dấu vết của hoạt động macma nên tài nguyên khoáng sản hầu như không có
3.1.2.3 Tài nguyên nhân văn
Ka Long có nguồn lao động dồi dào về số lượng, với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, biết quý trọng nền văn hoá dân tộc, địa phương, đó chính
là một động lực to lớn, quan trọng cho sự phát triển của phường trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Ngoài ra trên địa bàn phường còn có các di tích lịch sử văn hoá
3.1.2.4 Thảm thực vật
Thảm thực vật của phường tương đối phong phú, bao gồm cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả (bưởi, cam, ) và cây thực phẩm (rau, củ, quả, )