1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BỒ ĐỀ QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

59 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 349,43 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. 7 2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 1.1 10 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai a. Khái niệm đất đai: 9 1.1.2 Quản lý nhà nước về đất đai 12 1.2 Cơ sở pháp lý 13 1.3 Cơ sở thực tiễn 15 1.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của một số quốc gia trên thế giới 15 1.3.1.1. Thụy Điển 15 1.3.1.2. Pháp 16 1.3.1.3. Trung Quốc 17 1.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại Việt Nam. 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29 2.1 Đối tượng nghiên cứu 29 2.2 Phạm vi nghiên cứu 29 2.3 Nội dung nghiên cứu 29 2.4 Phương pháp nghiên cứu 29 2.4.1.Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu: 29 2.4.2. Phương pháp thống kê: 30 2.4.3. Phương pháp so sánh: 30 2.4.4. Phương pháp chuyên gia: 30 2.4.5. Phương pháp kế thừa, chọn lọc: 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Phường Bồ Đề 31 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31 3.1.1.1. Vị trí địa lý 31 3.1.1.2. Địa hình, địa chất 33 3.1.1.3. Khí hậu 33 3.1.1.4. Thủy văn 34 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 34 3.1.2.1. Tài nguyên đất 34 3.1.2.2. Các loại tài nguyên khác 36 3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 37 3.1.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 37 3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 38 3.1.3.3. Thực trạng phát triển các ngành 39 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 44 3.1.4.1. Lợi thế 44 3.1.4.2. Hạn chế 44 3.2 Đánh giá tình hình quản lý đất trên địa bàn Phường Bồ Đề giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015 45 3.2.1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 3.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 48 3.2.3. Thống kê, kiểm kê đất đai. 52 3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 53 3.2.5. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 55 3.2.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 56 3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 56 3.2.8. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 57 3.2.9. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 58 3.2.10. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. 58 3.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn Phường Bồ Đề giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 59 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Phường Bồ Đề 59 3.4 Những mặt tích cực và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Phường Bồ Đề 71 3.4.1. Những mặt tích cực 54 3.4.2. Những tồn tại và khó khăn 55 3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Phường Bồ Đề 73 3.5.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai. 74 3.5.2. Củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính. 57 3.5.3. Tăng cường sự chỉ đạo quản lý của các cấp chính quyền trong thực hiện chính sách pháp luật về đất đai. 57 3.5.4. Đối với công tác tiếp nhận và trả thủ tục hành chính: 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 I. Kết luận 77 II. Kiến nghị 79 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất Phường Bồ Đề (tính đến ngày 31122015) DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Phường Bồ Đề năm 2015  

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐẶNG TUẤN KIÊN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BỒ ĐỀ QUẬN

LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trang 2

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐẶNG TUẤN KIÊN LỚP: ĐH3QĐ1

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sựđóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho em hoànthành chuyên đề này

Trước tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Tài nguyên

và Môi trường Hà Nội, khoa Quản lý Đất đai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

em học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề

Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Th.S Bùi Nguyễn Thu Hà đãtrực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu vàhoàn thành chuyên đề này

Em cũng xin trân trọng cảm ơn Văn phòng đăng ký sử dụng đất Phường Bồ

Đề - quận Long Biên đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp

đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho em trong quá trình thực hiện chuyên đề

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Đặng Tuấn Kiên

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất Phường Bồ Đề (tính đến ngày 31/12/2015)

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ vị trí Phường Bồ Đề năm 2015

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của chuyên đề

Đất đai là sản phẩm tự nhiên ban tặng cho con người, là tài sản vô giá đối vớimỗi quốc gia Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triểnkinh tế xã hội của đất nước Từ đất có thể làm ra lương thực, thực phẩm để nuôisống con người Đất đai còn là môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư,các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng Như vậy, đất đai đã gắn liền với quátrình tồn tại và phát triển của loài người

Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới, đất nướcđang ngay một chuyển mình, dân số ngày một tăng nhanh, kèm theo đó là sự pháttriển của các ngành kinh tế, đặc biệt là sự chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sangkhu vực công nghiệp và dịch vụ Tất cả những vấn đề này đã làm nảy sinh nhiềumâu thuẫn trong vấn đề quản lý và sử dụng đất Các mâu thuẫn đó đang có chiềuhướng gia tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội Vì vậy, vấn đềquản lý và sử dụng đất phải được đặt ra cho các nhà quản lý đất đai, nhằm bảo vệquyền sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả cao.Đây là vấn đề xuyên suốt trong quá trình sử dụng đất là một vấn đề hết sức phứctạp, không chỉ đặt ra cho ngành quản lý đất đai mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt

chẽ của các cấp, ngành, với các nhà quản lý đất đai và những người sử dụng đất

Ngày nay vấn đề đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thông quaviệc ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai như : Luật Đất đai 1993,Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 và một loạt các Thông tư, Nghị định, Chỉ thịliên quan đến lĩnh vực đất đai

Trang 6

Luật Đất đai hiện hành là Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày01/7/2014 Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 đã chỉ ra 15 nội dung quản lý Nhà nước

về đất đai nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất từtrung ương đến từng địa phương

Bồ Đề là 1 phường thuộc quận Long Biên , thành phố Hà Nội Ở đâyđang có nhiều dự án phát triển kinh tế, xã hội với mức đầu tư lớn vì thế cần cóphương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý Để thực hiện vấn đề trên cần phải nhanhchóng tìm ra một phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất tối ưu đáp ứng đượcnhu cầu của phường trong giai đoạn phát triển tới và trong tương lai; đó là mộtmục tiêu thiết yếu, là cơ sở, nền tảng cho một nền kinh tế phát triển, một xã hộivăn minh Nhằm phân tích đánh giá cơ sở pháp lý, cơ chế thực hiện, hiệu quả

kinh tế xã hội và quản lý đất đai em xin thực hiện chuyên đề :”Đánh giá tình

hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Phường Bồ Đề Quận Long Biên Thành Phố Hà Nội”.

-2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của Phường

Bồ Đề giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015

- Đánh giá về việc thực hiện theo 15 nội dung quản lý Nhà nước về đấtđai, tình hình sử dụng đất của Phường Bồ Đề trong thời gian qua

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đấttrên địa bàn Phường Bồ Đề

2.2 Yêu cầu nghiên cứu

- Nắm vững 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

- Nắm vững những văn bản pháp luật liên quan tới tình hình quản lý và sửdụng đất

Trang 7

- Đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng đất ở địa phương trong giaiđoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015

- Đưa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp có tính khả thi, phù hợp vớithực tế ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trênđịa bàn Phường Bồ Đề

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai

a Khái niệm đất đai:

Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình,thời gian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2)

và độ phì nhiêu, màu mỡ

Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đaibao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnhhưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đaibao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảmthực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của conngười

Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâmnghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân

bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng Nhưng đấtđai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong khônggian

b. Đặc điểm đất đai:

Ngay từ buổi ban đầu, đất đai là một vật thể tự nhiên, sau khi con người sửdụng đất, dần dần trong quá trình sử dụng đó làm cho đất mang trong nó giá trị lao

Trang 9

động xã hội, và đất trở thành một thực thể lịch sử - tự nhiên Đặc trưng này củađất làm cho đất đai ngày càng thay đổi so với cái ban đầu của nó Vẫn dựa trên cáiban đầu là vật thể tự nhiên nhưng tính chất, ý nghĩa và tác động của nó đối với sựphát triển xã hội loài người ngày càng mang đặc trưng như là một sản phẩm tổnghợp của sản xuất xã hội.

Như vậy có thể nói đất đai là tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô cùngquý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế- vănhoá- xã hội- an ninh quốc phòng

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗiquốc gia Đất đai được cố định về mặt số lượng và có vị trí không thay đổi trongkhông gian, nó không mất đi mà chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác,

từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác theo nhu cầu của con người.Chính đặc điểm này là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa cácmảnh đất ở những vị trí khác nhau

- Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngànhsản xuất nào để thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bànhoạt động cho tất cả các ngành, nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai tròcủa đất đai có sự khác nhau Đối với công nghiệp chế tạo, chế biến và xây dựng,đất chỉ đóng vai trò thụ động là cơ sở trung gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiệnquá trình sản xuất, ở đây quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm không phụthuộc vào tính chất và độ màu mỡ của đất Trong ngành công nghiệp khai khoáng,ngoài vai trò cơ sở trung gian, đất còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu quýgiá cho con người, nhưng ngay ở đây quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩmlàm ra cũng không phụ thuộc vào chất lượng đất Riêng trong nông nghiệp thì đất

có vai trò khác hẳn Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiệnvật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành mà đất còn là một yếu tố tích cực củasản xuất, quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc

Trang 10

rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên.Như vậy, đất đai là một tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng đối với con người Sựquan tâm đúng mức trong quản lý và sử dụng đất đai sẽ làm cho sản lượng thuđược từ mỗi mảnh đất không ngừng nâng lên.

c Vai trò của đất đai

Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệtquan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại quá trình sản xuất,

là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hộilòai người

Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau :

Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng

là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữtrong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản) Quá trình sản xuất và sản phẩmđược tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảmthực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất

Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trìnhsản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động(luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo ) và công cụhay phương tiện lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ) Quá trình sản xuấtnông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tựnhiên của đất

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành

và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu

kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sửdụng đất

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con ngườicòn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặcbiệt trong sản xuất nông nghiệp Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao,

Trang 11

công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạphơn, vừa là không gian và địa bàn sản xuất Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấpcho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điềukiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại Mụcđích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế pháttriển.

Kinh tế xã hội phát triển mạnh,cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm chomối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục củacon người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trường đất, một sốcông năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quantrọng và mang tính toàn cầu

1.1.2 Quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bảncủa đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng,từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kếhoạch, sử dụng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước

từ Trung ương tới địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu được Pháp luật vàthực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về đất đai

Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai vàcác nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và phápluật liên quan đến đất đai Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác địnhmột số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung vàphân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và

tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lýnguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và

kỹ thuật; hợp tác quốc tế

Trang 12

Tại điều 22 Luật đất đai 2013 cũng đã quy định rõ 15 nội dung quản lý Nhànước về đất đai:

● Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thựchiện văn bản đó

● Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồhành chính

● Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồquy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giáđất

● Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

● Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

● Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

● Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

● Thống kê, kiểm kê đất đai

● Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

● Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

● Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

● Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của phápluật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

● Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

● Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sửdụng đất đai

● Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

1.2 Cơ sở pháp lý

Hiện nay phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu tư nhân về đất đai Ởnước ta tồn tại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất : Sở hữu toàn dân, với Nhà

Trang 13

nước là đại diện chủ sở hữu Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyềnlàm chủ của mình bằng việc được Nhà nước trao cho QSDĐ Nhà nước thực hiệnquyền sở hữu của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sửdụng đất của cơ quan quyền lực dựa trên những đặc điểm thực tiễn của đất nướcqua các giai đoạn Ngoài ra hệ thống các cơ quan chuyên môn của các cấp thựchiện việc giám sát, quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch và theo pháp luật

Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý và sử dụng đất này được Nhà nước thểhiện thông qua một loạt các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành

- Hiến pháp 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước thống nhất quản lý” Điều này tiếp tục được khẳng định lại trong Hiến pháp

1992, Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 1988, 1993, Luật sửa đổi năm 1998 và 2001,Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013

Như vậy, Luật Đất đai 2013 là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Nhà nước trongcông tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai Cùng với Luật Đất đai, Nhà nước cũngban hành một loạt các văn bản pháp luật khác tạo ra một hành lang pháp lý chocông tác quản lý và sử dụng đất

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Nghị định 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 về sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền

Trang 14

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất.

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1 Thụy Điển

Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và

sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội Vì vậy, toàn bộ pháp luật

và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi íchriêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước

Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loạihoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ đất đai và hoạt độngcủa toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau

Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất,đăng ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính được quản lý bởi ngân hàng

dữ liệu đất đai và đều được luật hoá Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển

về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sựgiám sát chung của xã hội

Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liềnvới việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân Quyđịnh các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việcthế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quyhoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký

Nguồn: Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử dụng hợp lý quỹ đất đai – TS Chu Văn Thỉnh

1.3.1.2 Pháp

Trang 15

Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trên một sốnguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đấtđai và hình thành các công cụ quản lý đất đai

Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và khônggian tư nhân Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữuNhà nước và tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích côngcộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được.Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, bảotàng

Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm bảolợi ích song hành Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng,không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình Chỉ cólợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ và trong trườnghợp đó, lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một cách công bằng và tiênquyết với lợi ích tư nhân

Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sảnxuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất Sử dụng đấtnông nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:

Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phảixin phép chính quyền cấp xã quyết định Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đấtcanh tác để bán cho người khác

Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối vớimột số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mớidành cho ươm cây trồng

Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi

để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhaunhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏthành các thửa đất lớn

Trang 16

Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua,muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán Việc bán đất nôngnghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ Đất này được ưu tiên bán cho nhữngngười láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn.

Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động muabán, chuyển nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới

và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai

có Toà án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi

Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí chocác công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chitrả

Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy địnhcủa các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quyhoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển

Nguồn: Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai

và sử dụng hợp lý quỹ đất đai – TS Chu Văn Thỉnh

1.3.1.3 Trung Quốc

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã hộichủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể củaquần chúng lao động Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặcchuyển nhượng phi pháp đất đai Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hànhtrưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độquản chế mục đích sử dụng đất

Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốcsách cơ bản của Trung Quốc

Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại

Trang 17

- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nôngnghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thuỷlợi và đất mặt nước nuôi trồng.

- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng chomục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đấtdùng cho công trình quốc phòng

- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên

Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha đấtcanh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình Vì vậy Nhà nước có chế độ bảo hộđặc biệt đất canh tác

Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mụcđích sử dụng đất trưng dụng Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng.Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giátrị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng, caonhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 nămtrước đó Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đề bùđất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụngvào mục đích khác

Nguồn: Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai

và sử dụng hợp lý quỹ đất đai – TS Chu Văn Thỉnh

1.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại Việt Nam

1.3.2.1 Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạmpháp luật về đất đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việctriển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người sửdụng đất

Trang 18

Nhìn chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,

sử dụng đất đai qua các thời kỳ là tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện và tìnhhình sử dụng đất ở Việt Nam Hệ thống văn bản pháp luật sau Luật đất đai 2013

đã quy định chi tiết, đầy đủ đảm bảo quản lý thống nhất toàn bộ quỹ đất trongphạm vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật

1.3.2.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Ranh giới hành chính được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc cácđiểm mốc giới và được khoanh vẽ trên bản đồ

Tính đến nay toàn quốc có 63 Tỉnh, Thành Phố với tổng diện tích tự nhiên là33.121.159 ha

Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ công tác quản lý Nhà nước đốivới địa giới hành chính

Bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địadanh và một số yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội Hiện nay toàn quốc cơ bản đãxây dựng xong hệ thống bản đồ hành chính của 63 tỉnh, thành phố

1.3.2.3 Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng

sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bốcác loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện

sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giúp cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai nắm chắc các thông tin của từng thửa đất, cả về số lượng, chất lượng, diện tích, loại đất Thực

Trang 19

hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đo đạc bản đồ giải thửa nhằm nắm lại quỹ đất toàn quốc Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50.000 phủ trên cả nước và phủ trùm các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thành trên 50%khối lượng theo công nghệ số, hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểmtoạ độ, độ cao Nhà nước đã được ban hành và Chính phủ ra quyết định đưa vào sửdụng Công tác đo đạc, hệ thống ảnh hàng không, ảnh vệ tinh phủ trùm cả nước đãthực hiện được trên 80% diện tích Đo đạc bản đồ địa hình đáy biển đã từng bước phát triển, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để triển khai trên diện rộng trong thời gian tới.

1.3.2.4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước mộtbước Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2020; kế hoạch

sử dụng đất 5 năm 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điềuchỉnh hàng năm làm căn cứ để giao đất , cho thuế đất, chuyển mục đích sử dụngđất theo quy định Tất cả các xã ngoài thành đã hoàn thành công tác lập quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 phục vụ trực tiếp cho công tác giao đất nông nghiệp,đất ở, đất xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn, quản lý quỹ đất công ích…Quy hoạch chi tiết phát triển đô thị đến năm 2020 của tất cả các quận, huyện đãđược Thành phố phê duyệt

Việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2015 - 2020) của Thành phố

đã và đang được triển khai nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đấttheo đúng quy định của pháp luật

1.3.2.5 Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất là một nộidung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Nó phản ánh cụthể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong thời

Trang 20

kỳ đổi mới Để đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của nhândân, Nhà nước ta phải thực hiện phân bổ đất hợp lý

Đồng thời chúng ta cũng tiến hành giao đất ở ổn định, lâu dài cho hộ gia đình

cá nhân sử dụng đất ở và vườn liền kề Thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 nămđến 50 năm theo từng loại đất và trường hợp cụ thể

Thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp: đất sử dụng không đúngmục đích, đất giao không đúng thẩm quyền, đất quá thời hạn sử dụng hoặc sửdụng lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, Nhà nước trưng dụngđất để sử dụng vào mục đích khác: phòng trừ thiên tai, xây dựng các công trìnhphúc lợi

1.3.2.6 Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thực hiện triệt để trongnhững năm gần đây từ khi có Luật đất đai 2013 Tuy nhiên ở một số đị phương

do quỹ đất đã được đưa vào sử dụng hết nên việc bồi thường , hỗ trợ tái định cưcòn gặp một số khó khăn

Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai,

Bộ đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trongcông tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đặc biệt làcông tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm Tại cácđịa phương, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn được quan tâmchỉ đạo tổ chức thực hiện công khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy địnhcủa pháp luật

Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định vềbồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với

cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người

bị thu hồi đất Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cưcủa Trung tâm phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần

Trang 21

đáp ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu

tư nhằm mục đích công cộng

1.3.2.7 Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất là biện pháp Nhà nước nhằm theo dõi tình hình sử dụng

và biến động thường xuyên của đất đai, đồng thời thiết lập quyền sử dụng đất hợppháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và

cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình Côngtác đăng ký quyền sử dụng đất được tiến hành đối với toàn bộ các chủ sử dụng đấttrên địa bàn, không phân biệt chủ sử dụng, mục đích và nguồn gốc sử dụng đất.Nội dung công tác nhằm thống kê và quản lý toàn bộ quỹ đất hiện đang được sửdụng của địa phương

Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất là một thủ tục pháp lý trong lĩnh vực quản lý đất đai,nhằm thiết lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp

lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ cácquyền và nghĩa vụ của mình

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhìn chung việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm, không đạt được tiến độ theomục tiêu đề ra Trong đó vướng mắc và yếu kém nhất hiện nay là việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho đất có nhà ở tại đô thị Nguyên nhân củanhững bức xúc trong lĩnh vực này cũng được chỉ ra, đó là nhiều địa phương hiểukhông đúng và không đầy đủ những quy định của luật đất đai năm 2003 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành dẫn tới vận dụng không đúng quy định khi cấp giấychứng nhận

Trang 22

Tính đến 31/12/2015, hầu hết các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đã tổchức thực hiện việc đăng ký kê khai quyền sử dụng đất.

1.3.2.8 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm một lần Công táckiểm kê đất đai được đánh giá là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế, chính trị, xã hội; kết quả kiểm kê đất đai là căn cứ để UBND các cấpnghiên cứu, hoạch định các chủ trương, chính sách đảm bảo mục tiêu phát triểnbền vững; tính toán các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; làm căn cứcho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng lãnh thổ

Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch hướng dẫn việc thựchiện thống kê đất đai đến các địa phương và triển khai thực hiện vào ngày 01/01hàng năm Bên cạnh thống kê đất đai thì cứ 5 năm Bộ Tài nguyên và Môi trườnglại tổ chức kiểm kê đất đai trong cả nước

Ngày 02/06/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư số BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất, các tỉnh thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện và đã đạt kết quả tốt.Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy địnhcủa Luật Đất đai, phục vụ cho việc đánh giá và hoàn thiện chính sách pháp luật vềđất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, góp phần xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

28/2014/TT-1.3.2.9 Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Công tác này đang được áp dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây Độingũ cán bộ địa chính trong cả nước cũng từng bước được nâng cao về mặt trình

độ nhằm đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin về đất đai của nhân dân

1.3.2.10 Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo nguyên tắc tài chính củaNhà nước

Trang 23

Lệ phí địa chính là một khoản tiền người sử dụng đất phải trả khi được cơquan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết các côngviệc về địa chính như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận đăng

ký biến động đất đai, trích lục bản đồ hoặc các văn bản cần thiết trong hồ sơ địachính, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất

1.3.2.11 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất làmột nội dung mới trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật đất đainăm 2013 so với những năm trước đây Đây là một nội dung nhằm xem xét việcthực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đảm bảo thực hiện đúng theopháp luật đối với công tác quản lý và sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền

Trang 24

Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý, giám sátviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất mới được quan tâm thựchiện, coi trọng.

Trong thời gian qua, người sử dụng đất đã được hưởng các quyền lợi theoquy định của pháp luật như quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo, bồi bổ đất nôngnghiệp Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện khá đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối vớiNhà nước trong quá trình sử dụng đất

1.3.2.12 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Mục đích của công tác này là nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêmchỉnh pháp luật đất đai, đảm bảo cho đất đai được quản lý chặt chẽ, các loại đấtđược sử dụng một cách hợp pháp, tiết kiệm và mang hiệu quả cao, góp phần tăngcường đoàn kết trong nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội Mặt khác, qua thanhtra, kiểm tra để nắm được các chính sách pháp Luật đất đai đã đi vào thực tế nhưthế nào, qua đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, tìm

ra những nội dung không phù hợp để đề xuất và bổ sung, sửa đổi các chính sáchpháp Luật đất đai cho ngày càng hoàn thiện hơn

Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức các đoàn công tác thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai Nhiều vụviệc liên quan đến sai phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất đã được phát hiện và được xử lý kiên quyết, dứt điểm, đảm bảo đúng pháp luật

1.3.2.13 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Nhìn chung nhận thức của người dân cả nước về chính sách đất đai khôngđồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa được cao, chưa chấp hành nghiêmluật đất đai Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh nghiệp còn coinhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm môi trường đất Chính vì

Trang 25

vậy công tác phổ biến, giáo dục luật về đất đai đang từng bước được tuyên truyềnsâu rộng và đặc biệt quan tâm trong cả nước.

Tại địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai công tácphổ biến Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các tổchức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau Nhiều địa phương đã triển khai

cụ thể đến cả các đối tượng là cán bộ cấp huyện, cấp xã

Nhìn chung, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đã được triển khai rộngrãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp đượccác Bộ, ngành, các địa phương và được dư luận nhân dân đánh giá cao Qua đó

đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổchức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất

1.3.2.14 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó gắn liền với quyền lợi và lợi íchkinh tế của người sử dụng đất Đặc biệt cùng với cơ chế thị trường và sự phát triểncủa nền kinh tế, đất đai trở nên có giá trị hơn Do vậy, vấn đề tranh chấp đất đaixảy ra thường xuyên, phức tạp và quyết liệt; không giải quyết được sẽ gây ra sựmất ổn định trong xã hội

Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất đai: là biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệđất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sử dụng đấtđem lại sự công bằng xã hội, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhândân, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền và giữ vữngđược an ninh chính trị trong xã hội

1.3.2.15 Công tác quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai thể hiện chủ trương mới củaĐảng và Nhà nước ta trong việc quản lý và sử dụng đất ở thời kỳ mới, đồng thời

Trang 26

cũng nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trườngbất động sản một cách công khai, minh bạch.

Trong quản lý và sử dụng đất, các hoạt động dịch vụ công về đất đai bao gồmcác hoạt động như: tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất; dịch vụ về đo đạc thành lập bản đồ địa chính; dịch vụ về thông tin đất đai…Các dịch vụ này được các tổ chức, cá nhân thuộc Nhà nước hoặc không thuộc Nhànước thực hiện có thu tiền dưới sự quản lý, cho phép của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền

Hiện nay, hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã thành lập Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, vừa cungcấp các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai

1.3.2.16 Hiện trạng sử dụng đất cả nước

Từ năm 2010 đến nay nhà nước đã tiến hành cuộc tổng điều tra đất đai năm

2010 Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đấtkiểm kê của cả nước là 33.093.857 ha Theo mục đích sử dụng, đất được phânthành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng.Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp: Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm

2010 là 26.100.160 ha, Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp và loạiđất sản xuất nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp : Tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cảnước năm 2010 là 3.670.186 ha Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước cómức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua.Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000

ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%

- Đất chưa sử dụng: 3.323.511 ha chiếm 10,04% diện tích đất cả nước Diệntích đất chưa sử dụng của cả nước giảm mạnh trong những năm qua

Trang 28

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN

CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Phường Bồ Đề - Quận Long Biên - Thành Phố Hà Nội

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: chuyên đề thực hiện tại Phường Bồ Đề

Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến hết năm 2015

2.3 Nội dung nghiên cứu

● Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Phường Bồ Đề

●Đánh giá tình hình quản lý đất đai Phường Bồ Đề giai đoạn 2010-2015

●Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai Phường Bồ Đề giai đoạn 2010-2015

●Những mặt tích cực và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất của Phường Bồ Đề trong thời gian qua

●Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Phường Bồ Đề

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu:

Số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo số liệu thống kê diệntích đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai của Văn phòng đăng ký sử dụng đấtPhường Bồ Đề

Trên cơ sở tổng hợp, tiến hành phân tích theo từng nội dung của công tácquản lý nhà nước về đất đai, từ đó nêu ra những kết quả đạt được và tồn tại trongcông tác quản lý và sử dụng đất

Trang 29

2.4.2 Phương pháp thống kê:

Thống kê các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cáctài liệu về đo đạc, lập bản đồ và kết quả đăng ký đất, cấp GCNQSD đất, tranhchấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo,… nhằm đánh giá được hiện trạng pháttriển kinh tế, tình hình xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, tình trạng quản lý nhànước của địa phương

2.4.3 Phương pháp so sánh:

So sánh số liệu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 để đánh giá tìnhhình quản lý và sử dụng đất, tình hình biến động đất đai ở Phường Bồ Đề

2.4.4 Phương pháp chuyên gia:

Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính Văn phòng đăng ký sử dụng đấtPhường Bồ Đề để đưa ra những đánh giá chính xác và trung thực nhất

2.4.5 Phương pháp kế thừa, chọn lọc:

Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có về vấn

đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin sẵn có để xây dựng và phát triển thảnh cơ

sở dữ liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Phường Bồ Đề

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Ngày đăng: 16/07/2017, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Văn phòng đăng ký sử dụng đất Phường Bồ Đề, Báo cáo “Kết quả thống kê đất đai năm 2015 Phường Bồ Đề – Quận Long Biên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn phòng đăng ký sử dụng đất Phường Bồ Đề, Báo cáo “Kết quả thốngkê đất đai năm 2015 Phường Bồ Đề – Quận Long Biên
7. Văn phòng đăng ký sử dụng đất Phường Bồ Đề, Báo cáo “Tổng kết công tác thi đua, khen thường năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn phòng đăng ký sử dụng đất Phường Bồ Đề, Báo cáo “Tổng kết côngtác thi đua, khen thường năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017
2. Bộ môn khoa học đất – Đại học nông nghiệp I, (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học Khác
3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, (2014), Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 04 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khác
4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, (2014), Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 04 năm 2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, (2014), Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 04 năm 2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất Khác
8. TS. Chu Văn Thỉnh (chủ nhiệm 2000), Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, Viện Nghiên cứu Địa chính, Tổng cục Địa chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w