1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẬT LẠI, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

99 680 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 897,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2 2.1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2 2.2. Yêu cầu của đề tài 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1.1. Khái niệm cơ bản của đất đai 3 1.1.2. Chức năng của đất đai và các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất 4 1.1.3. Nội dung, phương pháp, quản lý nhà nước về đất đai 5 1.1.4. Cơ sở pháp lý 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 10 1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất của 1 số quốc gia trên thế giới 10 1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ. 16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 20 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 20 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20 2.3.1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Vật Lại : 20 2.3.2Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Vật Lại qua 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai : 20 2.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Vật Lại 20 2.3.4 Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất. 20 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.4.1 Điều tra thu thập số liệu. 20 2.4.2 Phương pháp kế thừa chọn lọc. 20 2.4.3 Phương pháp so sánh. 21 2.4.4 Tổng hợp và phân tích số liệu ,tài liệu. 21 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 22 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 23 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 25 3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vật Lại 38 3.1.5 Áp lực đối với đất đai 39 3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 40 3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI XÃ VẬT LẠI 72 3.3.1. Phân tích hiện trạng các loại đất 72 3.3.2 Phân tích, đánh giá biến động diện tích các loại đất 77 3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc sử dụng đất và những tồn tại trong việc sử dụng đất 82 3.3.4. Những tồn tại trong sử dụng đất 86 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT . 86 3.4.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Vật Lại . 86 3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 87 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 4.1. KẾT LUẬN 89 4.2. KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 1

PHÙNG VĂN PHI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẬT LẠI, HUYỆN BA VÌ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội - 2017

Trang 2

PHÙNG VĂN PHI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẬT LẠI, HUYỆN BA VÌ,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kếtquả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vịnào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã đượccảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2017

Tác giả đồ án

Phùng Văn Phi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bản thân tôiluôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ với cả tinh thần và trách nhiệm của các cơquan, đơn vị, tổ chức và cá nhân

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cán bộ và các thầy giáo, cô giáo khoaQuản Lý Đất Đai trường ĐH Tài nguyên & Môi trường Hà Nội Những người đãnhiệt tình truyền thụ và tạo dựng cho tôi có được nền tảng kiến thức chuyên môn và

lý luận làm cơ sở để nghiên cứu và hoàn thành báo cáo

Tôi xin chân thành cám ơn đến UBND xã Vật Lại đã tạo mọi điều kiện giúp

đỡ và cung cấp số liệu để tôi thực hiện đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đặc biệt là Thầy giáo Nguyễn Thành Tôn đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tậptốt nghiệp này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tiễnchưa nhiều nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất Kínhmong quý thầy cô và giáo viên hướng dẫn làm khóa luận đóng góp ý kiến bổ sung

để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn

Sinh viên

Phùng Văn Phi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2

2.1 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2

2.2 Yêu cầu của đề tài 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1.1 Khái niệm cơ bản của đất đai 3

1.1.2 Chức năng của đất đai và các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất 4

1.1.3 Nội dung, phương pháp, quản lý nhà nước về đất đai 5

1.1.4 Cơ sở pháp lý 9

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 10

1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất của 1 số quốc gia trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ 16

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 20

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20

2.3.1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Vật Lại : 20

2.3.2Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Vật Lại qua 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai : 20

2.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Vật Lại 20

Trang 6

2.3.4 Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng

đất 20

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.4.1 Điều tra thu thập số liệu 20

2.4.2 Phương pháp kế thừa chọn lọc 20

2.4.3 Phương pháp so sánh 21

2.4.4 Tổng hợp và phân tích số liệu ,tài liệu 21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI 22

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 23

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 25

3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Vật Lại 38

3.1.5 Áp lực đối với đất đai 39

3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 40

3.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI XÃ VẬT LẠI 72

3.3.1 Phân tích hiện trạng các loại đất 72

3.3.2 Phân tích, đánh giá biến động diện tích các loại đất 77

3.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất và những tồn tại trong việc sử dụng đất 82

3.3.4 Những tồn tại trong sử dụng đất 86

3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT 86

3.4.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Vật Lại 86

3.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 87

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

4.1 KẾT LUẬN 89

4.2 KIẾN NGHỊ 90

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế xã Vật Lại 26

Bảng 3.2: Hiện trạng trồng trọt 2016 27

Bảng 3.3: Hiện trạng phân bố dân cư xã Vật Lại 31

Bảng 3.4:Các trạm biến áp trên địa bàn xã 35

Bảng 3.5: Các nhà văn hóa trên địa bàn xã Vật Lại 37

Bảng 3.6 : Hệ thống văn bản do quốc hội và chính phủ ban hành 41

Bảng 3.7: Hệ thống văn bản luật do thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì ban hành 44

Bảng 3.8: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 55

Bảng 3.10: Nguồn thu ngân sách qua những năm gần đây xã Vật Lại 63

Bảng 3.11 : Bảng giá đất trên địa bàn xã Vật Lại năm 2015 64

Bảng 3.12 Kết quả điều tra giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Vật Lại 69

Bảng 3.13: Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2016 72

Bảng 3.14 : Diện tích đất trong khu vực đất khu dân cư nông thôn 75

Bảng 3.15 : Biến động diện tích theo mục đích các loại đất 77

Trang 9

Số thứ tựTiểu thủ công nghiệpNhà văn hóa

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khudân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…Đốivới nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá vàcông nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao,trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và nhànước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồntài nguyên đất đai

Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng Quátrình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng.Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm Do đó cần cónhững biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của cácđối tượng trong quan hệ đất đai Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai tròrất quan trọng

Xã Vật Lại nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, cách trung tâm huyện là1,5km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km Xã nằm ở phía Tây huyện Ba Vì nơichuyển tiếp giữa vùng đồi gò bán sơn địa và vùng đồng bằng Địa hình không bằngphẳng, đất đai có 2 vùng rõ rệt là vùng trũng và vùng đồi gò Những năm gần đây

do quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ Cho nên việc sử dụng đất cónhiều thay đổi ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai

Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấpthiết hiện nay Với yêu cầu cấp thiết trên và được sự hướng dẫn của thầy giáo

ThS.Nguyễn Thành Tôn Tôi xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và

sử dụng đất tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội”.

Trang 11

2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu cơ sở pháp lý của việc quản lý và sử dụng đất đại

- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã

- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã

- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp

2.2 Yêu cầu của đề tài

- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã

- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã

- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và

sử dụng đất trên địa bàn xã

- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bànxã

Trang 12

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm cơ bản của đất đai

Khái niệm đất đai quản lý nhà nước về đất đai

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất đai làmột diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trườngsinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạngđịa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng vớicác mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ vàhiện tại để lại

Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng vàtheo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt độngsản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người

Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật

tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định

Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằngquyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động củacon nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằmthực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhànước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đấtđai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lạiquỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sửdụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai

Trang 13

1.1.2 Chức năng của đất đai và các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất Chức năng cơ bản của đất đai

Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức cửa con người về thế giới tựnhiên Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian Trong vòng 30 nămtrở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta đã thừa nhận, đối với con người, đất đai cónhững chức năng chủ yếu sau đây:

+ Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vậtsống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien

di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặtđất

+ Chức năng sản xuất Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộcsống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiềusản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôigia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản

+ Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và làtấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấpthụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địacầu

+ Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữnước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh đến chu trình tuần hoàn nướctrong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn

Trang 14

+ Chức năng vật mang sự sống Đất đai là không gian cho sự chuyển vận củacon người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữacác vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên

Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất

- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất Đối vớiđất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm tăng độphì của đất

- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùngnhư: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải xem xétđiều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp

- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính sáchđất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với việc sửdụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi yêu cầu xãhội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tínhkhả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường

- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sửdụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trongquá trình sử dụng đất Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt độngsản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhấtđối với việc sử dụng đất Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp

lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững

1.1.3 Nội dung, phương pháp, quản lý nhà nước về đất đai

1.1.3.1 Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước

về đất đai

a Đối tượng của quản lý đất đai

Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước ( toàn bộ trong phạm viranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển) đến từng chủ sửdụng đất

Trang 15

Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp, thốngnhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên quốc gia, nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người chủ sở hữu.

Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong điều 4 luậtđất đai 2013 ghi “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sởhữư” Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quannhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình cá nhân sửdụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giaođất có thu tiền sử dụng đất Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuêđất Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền

sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung là người sử dụng đất Được quyđịnh ở điều 5 luật đất đai 2013

b Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai

- Mục đích :

+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợppháp của người sử dụng

+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước

+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất

+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống

- Yêu cầu :

Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chấtlượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương

c Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.

Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà nước vềđất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý lẻ

tẻ từng vùng

- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng

Trang 16

- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng phục

vụ cho mục đích sử dụng của loại đó

- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất trongtoàn quốc

- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngànhđịa chính

- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất sosánh trong cả nước

- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước

- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh được

- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nướcđầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng

- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệu nhậnđược từ thực tế

- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thựctế

- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các biểumẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từtrung ương đến cơ sở

- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tếcao

1.1.3.2 Phương pháp quản lý nhà nước đất đai.

Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác động đến đốitượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết định của nhà nước

Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh tế,phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phất triển của côngnghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội

Thông thường có 3 phương pháp:

- Phương pháp hành chính

Trang 17

Phương pháp hành chính nhà nước là cách thức tác động của chủ thể hànhchính nhà nước lên đối tượng của hành chính nhà nước (cá nhân, tổ chức) nhằm đạtnhững mục tiêu xác định.

- Phương pháp đòn bẩy kinh tế

- Phương pháp tuyên truyền giáo dục

Tuyên truyền là truyền bá giáo dục giải thích nhằm chuyển biến và nâng cao

về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọingười hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm

vụ đề ra

1.1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

Tại điều 22 luật đất đai 2013 đưa ra công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm

3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giáđất

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

8 Thống kê, kiểm kê đất đai

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trang 18

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý

+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013

+ Thông tư 02/2016/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP+ Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcđất đai

+ Thông tư 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thihành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

+ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính

+ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính

Trang 19

+ Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã qua cácnăm.Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương

án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2020

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất của 1 số quốc gia trên thế giới

Mỹ

Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300 triệu, đất

đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên Là một quốc gia phát triển, Mỹ

có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan

hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận vàkhuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo

hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân Cho đến nay có thể thấy, cácquy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì

nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng

kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội Mặc dù công nhận quyền sở hữu

tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị tríquyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai Các quyền định đoạt của Nhà nướcbao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định

về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích

sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hànhcác quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụcác lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi Về bảnchất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sử dụngđất ở Việt Nam

Trung Quốc

Theo Trung Quốc, quốc gia này đang xây dựng mô hình phát triển theo hìnhthái xã hội XHCN mang đặc sắc Trung Quốc Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷngười năm 2005), trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80% Tổng diện tích đấtđai toàn quốc là 9.682.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác là trên 100 triệu ha,

Trang 20

chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới Trung Quốc bắt đầu công cuộc côngnghiệp hóa từ năm 1978, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và cách mạng côngnghiệp, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc cũng diễn ra rất mạnh mẽ Vì vậy, việc giảiquyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc là rất đáng quan tâm Quản lý đất đai

ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật:

Một là, về quan hệ sở hữu đất đai, Trung Quốc tiến hành cải cách ruộng đất,

chia ruộng đất cho nông dân từ năm 1949, tuy nhiên, hình thức sở hữu tư nhân vềđất đai cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn Sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước vềđất đai đã được thiết lập ở Trung Quốc từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX Năm 1978,Trung Quốc đã khôi phục kinh tế tư nhân, thừa nhận hộ nông dân là một thành phầnkinh tế, Nhà nước tiến hành giao đất cho hộ nông dân để tổ chức sản xuất, thay cho

mô hình nông trang tập thể Điều 10 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Luậtquản lý đất quy định: đất đai ở Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, gồm sở hữu nhànước và sở hữu tập thể, trong đó toàn bộ đất đai thành thị thuộc về sở hữu nhà nước.Đất nông thôn và ngoại ô thành phố, ngoài đất do pháp luật quy định thuộc về sởhữu nhà nước, còn lại là sở hữu tập thể

Hiến pháp năm 1988 (Điều 2) quy định việc Nhà nước giao đất cho tổ chức, cánhân sử dụng dưới dạng giao quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất đã được phépchuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… tức là đã cho phép người sử dụng đấtđược quyền định đoạt về đất đai, Nhà nước chỉ khống chế bằng quy định mục đích

sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (quy định là từ 40 - 70 năm) "Đạo luật tạmthời về bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhà nước tại các thành phố và thịtrấn”, ban hành năm 1990 quy định cụ thể điều kiện để chủ sử dụng đất được phépchuyển nhượng sau khi được giao đất là: nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước; đãđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đã đầu tư vào sử dụng đất theo đúngmục đích được giao (thông thường là từ 25% trở lên theo dự toán xây dựng côngtrình khi lập hồ sơ xin giáo đất) Chủ sử dụng đất nếu không thực hiện đúng các quyđịnh sẽ bị thu hồi đất

Trang 21

Hai là, về quy hoạch sử dụng đất Luật pháp Trung Quốc quy định, Nhà nước

có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước

và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ Đối với đất đaithành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng quy hoạch Quy hoạch tổng thể thànhphố là kế hoạch có tính tổng thể, lâu dài, chiến lược và chỉ đạo về phát triển kinh tế

và xã hội với các công trình xây dựng của thành phố, bao gồm các nội dung chính:+ Tính chất của thành phố, mục tiêu và quy mô phát triển

+ Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của thành phố

+ Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình củađất dùng xây dựng thành phố

+ Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, hệ thống cây xanhthành phố

+ Các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch xây dựng trước mắt…

+ Luật cũng quy định cụ thể quy hoạch của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạchcủa cấp trên và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành

Ba là, về công tác thông kê, phân loại đất đai Luật quản lý đất đai của Trung

Quốc quy định, đất đai được chia làm 3 loại chính:

Đất dùng cho nông nghiệp là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nôngnghiệp bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa

đô thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong cáccông trình an ninh quốc phòng

Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên Nhà nướcquy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và có thống kê đất đai hàng năm, việcthống kê đất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính

từ trung ương đến địa phương; Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụngđất và cập nhật biến động liên quan đến từng chủ sử dụng đất, đến từng mảnh đất

Bốn là, về tài chính đất Ở Trung Quốc không có hình thức giao đất ổn định

lâu dài không thời hạn, do đó, Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất, người

Trang 22

sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện cácquyền; Nhà nước coi việc giao đất thu tiền là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồnthu ngân sách đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển.

Do đất nông thôn, ngoại thành là thuộc sở hữu tập thể, vì vậy để phát triển đôthị, Nhà nước Trung Quốc phải tiến hành trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụngđất nông nghiệp thành đất đô thị Ngoài việc luôn đảm bảo diện tích đất canh tác để

ổn định an ninh lương thực bằng biện pháp yêu cầu bên được giao đất phải tiếnhành khai thác đất chưa sử dụng, bù vào đúng với diện tích canh tác bị mất đi Nhànước Trung Quốc còn ban hành quy định về phí trưng dụng đất Đó là các loại chiphí mà đơn vị sử dụng đất phải trả gồm: Chi phí đền bù đất, do đơn vị phải trả chonông dân bị trưng dụng đất, trưng dụng đất không có thu lợi thì không phải đền bù;chi phí đền bù đầu tư đất: là phí đền bù cho đầu tư bị tiêu hao trên đất, tương tự phíđền bù tài sản trên đất ở Việt Nam; chi phí đền bù sắp xếp lao động, và phí đền bùsinh hoạt phải trả cho đơn vị bị thu hồi đất; chi phí quản lý đất Công tác giải phóngmặt bằng ở Trung Quốc tiến hành thuận lợi là do Nhà nước chủ động được vấn đềtái định cư cho người bị thu hồi đất và nhờ có biện pháp chuyên chính mạnh Đặcbiệt với sự sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 2002, Nhà nước Trung Quốc đã côngnhận quyền sở hữu tư nhân về bất động sản, công nhận và có chính sách để thịtrường giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp Với những quy định mang tínhcải cách lớn như vậy, Trung Quốc đã tạo ra được một thị trường bất động sản khổng

lồ Trung Quốc cũng quy định mỗi hộ gia đình ở nông thôn chỉ được phép sử dụngmột nơi làm đất ở và không vượt quá hạn mức quy định của cấp tỉnh, thành Ngườidân ở nông thôn sau khi đã bán nhà hoặc cho thuê nhà sẽ không được Nhà nước cấpthêm Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển nhượnghoặc cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp Tuy nhiên, do đặc thù của quan hệ sởhữu nhà nước về đất đai, ở Trung Quốc nạn tham nhũng tiêu cực trong quản lý sửdụng đất cũng khá phức tạp và nặng nề như ở Việt Nam, vì cơ chế xin cho, cấp,phát, đặc biệt là trong việc khai thác đất đai thành thị Mặc dù Trung Quốc cũng đãquy định để khai thác đất đai thành thị buộc phải thông qua các công ty dưới dạngđấu thầu hoặc đấu giá

Trang 23

Pháp là quốc gia phát triển, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh hưởngcủa phương pháp tổ chức quản lý trong lĩnh vực đất đai của Pháp còn khá rõ đối vớinước ta Vấn đề này có thể lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác kháhiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnhhưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức của một bộphận công dân Việt Nam hiện nay Quản lý đất đai của Pháp có một số đặc trưng là:

Về chế độ sở hữu trong quan hệ đất đai, Luật pháp quy định quyền sở hữu tài

sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phảinhường quyền sở hữu của mình Ở Pháp hiện còn tồn tại song hành hai hình thức sởhữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước đối với đất đai và côngtrình xây dựng công cộng Tài sản công cộng bao gồm cả đất đai công cộng có đặcđiểm là không được mua và bán Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mụcđích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu đất đai tư nhân nhườngquyền sở hữu thông qua chính sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng

Về công tác quy hoạch đô thị, do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy để

phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý từ rất sớm

và được thực hiện rất nghiêm ngặt Ngay từ năm 1919, Pháp đã ban hành Đạo luật

về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở lên Năm 1973 vànăm 1977, Nhà nước Pháp đã ban hành các Nghị định quy định các quy tắc về pháttriển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về chính sách đô thị Đặc biệt, vào năm 1992,

ở Pháp đã có Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhânmới rất quan trọng trong công tác quản lý của Nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã.Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cảquyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của Nhà nước, cũngnhư của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch

đô thị Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữacác ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ

Trang 24

Về công tác quản lý nhà nuộc đối với đất đai, mặc dù là quốc gia duy trì chế

độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý về đất đai của Pháp được thựchiện rất chặt chẽ Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địachính Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, quy củ và khoa học, mang tính thời

sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từngthửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên vàlợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất Hệ thống này cungcấp đẩy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản

lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấpthông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất vàbất động sản công bằng

* Thụy Điển

Ở Thụy Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và

sử dụng đất đai là mỗi quan tâm chung của toàn xã hội Vì vậy, toàn bộ pháp luật vàchính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêngcủa chủ sử dụng và lợi ích chung của Nhà nước

Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loạihoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mỗi quan hệ đất đai và hoạt động củatoàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau

Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất,đăng ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng

dữ liệu đất đai và đều được luật hóa Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển về

cơ bản dựa trên chế độ sở hữu về tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sựgiám sát chung của xã hội

Pháp luật chính sách đất đai ở Thụy Điển có từ năm 1970 trở lại đây gắn liềnvới việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân Quyđịnh các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định về việc mua bán đất đai,việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường,quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất,đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăngký…

Trang 25

* Australia

Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia cóđược cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nóiriêng từ rất sớm Trong suốt quá trình lịch sử từ thuộc địa đến khi trở thành quốc giađộc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australia mang tích chất kế thừa vàphát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi gián đoạn do sự thay đổi về chínhtrị Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp luật và chính sách đất đai phát triểnnhất quán và ngày càng hoàn thiện, được xếp vào loại hàng đầu của thế giới, vìpháp Luật đất đai của Australia đã tập hợp và vận dụng được hàng chục luật khácnhau của đất nước

Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu củaNhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân Australia công nhận Nhà nước và tư nhân cóquyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất Phạm vi sở hữu đất đai theo luậtquy định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảotồn từng độ sâu nhất định nơi có nhưng mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiết,than, dầu mỏ…( theo sắc luật về đất đai khoáng sản năm 1993)

1.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ.

Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định đượcgiới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một nhà nước nào ,chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất Đất đai là vấn đề sốngcòn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặtnắm chắc tài nguyên đất đai đó Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độchính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch

sử đó

Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm, xãhội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy ruộng đất đangchuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô Các chủ nô nắm quyền quản lýđất đai và cả nô lệ

Trang 26

Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớpthống trị và bọn địa chủ Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mướnruộng đất để sản xuất.

Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta thực dânpháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nước Pháp Công nhậnquyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai.Khác với luật lệ nhà Nguyễn Thực dânpháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở)không đáng kể Ngay sau khi tới Việt Nam, Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theotoạ độ và lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để.Công trìnhlập bản đồ địa chính két thúc năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đếnnăm 1945 chưa hoàn thành ở Trung Bộ

Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rađời Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầutiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lý và sửdụng đất đai Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ươngĐảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu,trưng mua, trưng thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956

đã hoàn thành cải cách ruộng đất Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đấtcho nông dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm Tuy nhiên công tácnày gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn đói hoànhhành, đất đai bị hoang hoá

Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành chỉ thị354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân làm ăn theo côngđiểm Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống của nhândân gặp nhiều khó khăn Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nghịquyết khoán mười (nghị quyết 10-NQ/TW) Sau khi nghị quyết này ra đời đã kíchthích tính chủ động sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất.Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sởhữu tư nhân về đất đai

Trang 27

Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai,nhà nước thống nhất quản lý.

Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công tácquản lý và sử dụng đất nước ta Tiếp theo đó là các thông tư nghị định của các bộban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất đai của Nhà nước:Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của bộ thuỷ sản và tổng cục quản lýruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch nằm gọn trong đất thổ cư cho

hộ gia đình và ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình sử dụng; quyết định

số 327/CT của hội đồng bộ trưởng ngày 15/7/1992 về thực hiện chính sách giaoruộng đất, đồi núi trọc, ruộng bãi bồi, ven biển và mặt nước cho hộ gia đình sửdụng

Đến năm 1992 luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu sửdụng đất trong thời kỳ đổi mới

Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp quốc hộikhoá IX ngày 14/7/1993 luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được thôngqua Sau đó liên tục các văn bản của chính phủ và các bộ ngành ra đời nhằm triểnkhai luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nông nghiệp, nghị định88/CP ngày 17/8/1994 về đất đô thị, nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về đất lâmnghiệp

Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếp tụckhẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” thểhiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý đất đai

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà luật đấtđai năm 1993 khó giải quyết Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ sung như luật sửađổi bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa đổi bổ sung một số điều banhành 1/10/2001 nhằm quy định khung giá đất

Ngày 26/11/2003 luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp tục sửađổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới

Trang 28

Luật đất đai sửa đổi năm 2013 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 29tháng 11 năm 2013, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2014 gồm 14chương với 212 điều, tăng 7 chương, 66 điều so với Luật đất đai năm 2003 LuậtĐất đai 2013 được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổimới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện được ý chí,nguyện vọng của đại đa số nhân dân Để các quy định đổi mới của Luật sớm đi vàocuộc sống, các bộ, ngành và địa phương vẫn đang khẩn trương phối hợp triển khaixây dựng các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa hiệulực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Vật Lại

- Tình hình sử dụng đất của xã Vật Lại

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

- Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội

- Thời gian: Trong giai đoạn 2010-2016

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Vật Lại :

2.3.2 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Vật Lại qua 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai :

2.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Vật Lại

2.3.4 Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất.

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Điều tra thu thập số liệu.

Thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu: điều kiện khí hậu, đấtđai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất); điều kiện kinh

tế xã hội (cơ sở kinh tế, hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân số, tập quáncanh tác, ) Các bảng biểu kiểm kê thống kê đất đai qua các năm của xã Vật Lại vàcác bảng số liệu về quản lý nhà nước về đất đai

Số liệu được thu thập tại UBND xã Vật Lại và tại các Phòng chuyên mônthuộc UBND huyện Ba Vì

2.4.2 Phương pháp kế thừa chọn lọc.

+ Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có về

vấn đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin có sẵn để xây dựng và phát triển thànhcác dữ liệu cần thiết cho đồ án tốt nghiệp

Trang 30

+ Phương pháp này áp dụng đối với phần tổng quan nghiên cứu các vấn đề

về tình hình quản lý, và sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam, cơ sở pháp lý củaquản lý Nhà nước về đất đai

2.4.4 Tổng hợp và phân tích số liệu ,tài liệu.

+ Trên cơ sở những thông tin, số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành

chọn lọc những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài

+ Phân loại các số liệu, tài liệu liên quan đến các lĩnh vực khác nhau.

+ Sắp xếp, lựa chọn các thông tin phù hợp với các chuyên đề nghiên cứu.

Trang 31

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Vật Lại- huyện Ba Vì- thành phố Hà Nội là một xã nằm ở phía Tây huyện

Ba Vì, cách trung tâm huyện 1,5 km về phía Tây Ranh giới được xác định như sau:-Phía Bắc giáp xã Đồng Thái;

-Phía Nam giáp xã Cẩm Lĩnh;

-Phía Tây giáp xã Phú Sơn;

-Phía Đông giáp xã thị trấn Tây Đằng;

-Phía Đông Nam giáp xã Thụy An

Diện tích tự nhiên của xã: 1.443,05 ha

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Vật Lại là xã thuộc vùng đồi gò bán sơn địa có độ cao và độ dốc trungbình Thuộc vùng lòng chảo chứa nước của 6 xã phía Tây huyện Ba Vì

Địa hình của xã chia thành 3 vùng rõ rệt:

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết và thủy văn

Xã Vật Lại mang các đặc điểm khí hậu vùng bán sơn địa:

+ Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùakhô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Trang 32

+ Nhiệt độ bình quân năm 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là28,80C (tháng 7), thấp nhất là 16,20C (tháng 1).

+ Lượng mưa trung bình từ 1.800 – 2.000 mm Chủ yếu là tập chung từ tháng

6 đến tháng 9, cao điểm vào tháng 7 và tháng 8

+ Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ ngày) Số giờnắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng từ 70đến 90 giờ

+ Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và gió mùaĐông Nam vào mùa nóng ẩm

Với các đặc điểm khí hậu thời tiết như trên cho phép Vật Lại phát triển mộtnền nông nghiệp hàng hoá đa dạng Nhìn chung, điều kiện khí hậu của xã có nhiềuthuận lợi cho sinh hoạt và phát triển sản xuất, song sự phân hóa của thời tiết theomùa với những hiện tượng thời tiết như bão, giông, sương muối, gió mùa khô hanhđòi hỏi phải có biện pháp phòng chống

vụ sản xuất nông nghiệp

Ngoài ra xã Vật Lại còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ điều tiết nướcthủy nông của hệ thống thủy lợi và hệ thống kênh mương nội đồng Tuy nhiên, hệthống kênh mương vẫn còn nhiều kênh đất nên việc tưới tiêu chưa được đảm bảo

3.1.2 Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê, xã Vật Lại có tổng diện tích tự nhiên là 1.443,07 ha Về

sử dụng đất năm 2016:

-Đất nông nghiệp: 1.008,32 ha, chiếm 69.87 % tổng diện tích tự nhiên

-Đất phi nông nghiệp: 434.74 ha, chiếm 30.13 % tổng diện tích tự nhiên

Trang 33

Vật Lại là một xã thuộc vùng bán sơn địa, đặc trưng địa hình có nhiều đồi gò,ruộng đất phần lớn bậc thang, đất đai bị xói mòn Điều kiện địa hình và vị trí địa lýảnh hưởng tới tính chất đất nên đất đai xã Vật Lại bao gồm các loại đất chính sau:-Đất phù sa không được bồi, đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trungbình đến thịt nặng, đất giàu dinh dưỡng, chủ yếu trồng lúa hai vụ và trồng hoa màu.-Đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ.

-Đất đồi núi tập trung ở khu vực đồi gò, có các cấp độ dốc khác nhau thuộcdạng địa hình bào mòn, chia cắt

Nhìn chung đất đai xã phù hợp cho việc bố trí nhiều loại cây trồng, địa hìnhtương đối bằng phẳng, lượng mưa trung bình năm cao, có tiềm năng phát triểnngành chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng vào việc khaithác tiềm năng đất đai, ao hồ, ruộng trũng trên địa bàn xã; Ngoài ra Vật Lại còn làmột xã có tiềm năng để phát triển tài nguyên đất lâm nghiệp, cụ thể là các cây côngnghiệp như: keo, bạch đàn… và các loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế nhưnhãn, vải,…kết hợp tạo điều kiện thuận lợi phát triển mô hình trang trại chăn nuôi,trồng cây ăn quả và du lịch sinh thái góp phần phát triển kinh tế xã

3.1.2.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt phong phú của xã được lấy từ sông Tích,sông cũng là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất nông- lâm nghiệp Ngoài ranguồn nước của xã được lấy từ các ao, hồ trên địa bàn xã, diện tích các ao hồ mặtnước chuyên dùng hiện có của xã 25,91 ha, chiếm 1,8% tổng diện tích tự nhiên, đấtsông suối có diện tích 57,11 ha, chiếm 3,96% so với tổng diện tích tự nhiên Xã códòng kênh tiêu chính từ xã Đồng Thái chảy qua gần 4km đổ ra sông Tích, phía TâyNam có dòng sông Tích bắt nguồn từ suối hai chảy theo ranh giới đổ suôi và Cầu

Bã, với chiều dài chạy qua xã gần 9km, Toàn xã có hệ thống mương rạch khá dày,nguồn nước tưới phụ thuộc vào chế độ bơm nước, kênh tưới Trung Hà, nhưng khuvực cao tách biệt phía Tây Nam được tưới nhờ nguồn nước ở Suối Hai

Nguồn nước ngầm: Hệ thống nước ngầm của xã khá phong phú, 100% hộdân đào giếng đều có nước, đây là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân, tuynhiên nguồn nước ngầm của xã chưa được thăm dò kỹ

Trang 34

3.1.2.3 Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 17.97 ha, chiếm 1.25 % trong diện tích đất

tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng rừng sản xuất có diện tích 17,97 ha, Với diệntích rừng hiện có, kết hợp với kế hoạch khoanh nuôi diện tích rừng đang dần dầnhồi phục và phát triển, kết hợp điều kiện thuận lợi phát triển mô hình trang trại chănnuôi, trồng cây ăn quả và du lịch sinh thái góp phần phát triển kinh tế xã

3.1.2.4 Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã Vật Lại có dân tộc sinh sống có quá trình cộng cư lâu đời giaolưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưngriêng về văn hoá Những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyênnhân văn cần được gìn giữ, phát huy để tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dântộc Trong quá trình phát triển, các dân tộc trong xã luôn kề vai sát cánh với quândân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý trí tự lực tựcường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạtđược trong lao động sản xuất, đấu tranh cải tạo tự nhiên, phát triển văn hóa - xã hội.Đây thực sự là thế mạnh để huyện phát triển mạnh trong tương lai

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.1.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã không cao, nông nghiệp vẫn chiểm

tỷ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế của xã, chưa bền vững và ổn định, sản xuất nôngnghiệp bị ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu tố tự nhiên như: Thời tiết khắc nghiệt,dịch bệnh lây lan phát triển…cũng như sự đầu tư của Nhà nước thông qua cácchương trình, dự án còn chưa đồng bộ và hạn chế Trong những năm gần đây, cơcấu kinh tế xã có sự chuyển dịch đáng kể Trong những năm gần đây, tốc độ tăngtrưởng kinh tế xã đạt trên 15%/năm, cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể.Năm 2016, cơ cấu kinh tế của xã như sau:

Trang 35

-Thương mại - dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tếcủa xã, chiếm 46,5 %;

-Nông nghiệp chiếm 41.3%; có xu hướng giảm tỷ trọng và tăng giá trị so vớicác năm trước

-Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong

cơ cấu kinh tế của xã chiếm 12,2 %

Bảng 3.1: C c u kinh t xã V t L i ơ cấu kinh tế xã Vật Lại ấu kinh tế xã Vật Lại ế xã Vật Lại ật Lại ại

STT Tên ngành

Năm 2010 Năm 2014 Năm 2016 GTSX

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

GTSX (Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

GTSX (Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Nguồn: UBND xã Vật Lại

Thu nhập bình quân đầu người của xã Vật Lại năm 2016 đạt khoảng 26 triệuđồng/người/năm, bằng 0,69 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người củahuyện Ba Vì (37.5 tr.đồng/người/năm), bằng 0,53 lần so với mức thu nhập bìnhquân của thành phố Hà Nội (khoảng 48.6 triệu đồng/người/năm) Tỷ lệ hộ nghèocủa xã là 195 hộ, chiếm 8,03 %

3.1.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với quá trình phát triển kinh tế của huyện, trong những năm qua kinh tếcủa xã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch

cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực Tăng

tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.Như vậy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa cao trong các năm gần đây,điều này đặt ra thách thức tương đối lớn trong xác định định hướng ưu tiên phát

Trang 36

triển các ngành kinh tế trong thời gian tới Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngànhchiếm vị trí chủ đạo đem lại nguồn thu nhập cho người dân Bên cạnh đó ngànhdịch vụ thương mại của xã những năm qua đã từng bước phát triển Trong thời giantới đây là ngành có triển vọng phát triển và từng bước cải thiện đời sống của nhândân trong xã Về tiểu thủ công nghiệp cũng đang từng bước phát triển để đáp ứngnhu cầu của người dân trong xã.

Bảng 3.2: Hiện trạng trồng trọt 2016 Stt Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất, sản lượng (tấn)

Nguồn: UBND xã Vật Lại

Tổng giá trị sản xuất trồng trọt năm 2016 là 160,02 tỷ.đồng

Cơ cấu cây trồng chính của xã hiện nay là:

Cơ cấu giống lúa: Vụ xuân: lúa lai, tạp giao vv Vụ mùa: các giống lúa đặcsản: tám, nếp

Cây vụ đông với các giống chính như: lạc, đậu tương, khoai, ngô đông, raumàu các loại

Cây lâu năm: chủ yếu là cây cảnh và cây ăn quả.Ngành nông nghiệp chiếm vịtrí chủ đạo, là ngành sản xuất đảm bảo vấn đề về an toàn lương thực cho người dân.Hàng năm diện tích gieo trồng lúa đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, năng suất và sảnlượng của năm sau cao hơn năm trước Những năm qua sản xuất lương thực từng

Trang 37

bước đầu tư thâm canh, tăng vụ kết hợp với việc đưa các giống lúa mới có năng suấtcao đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lương thực Cây lương thực trênđịa bàn xã là lúa, cây ngô, cây sắn, cây khoai, cây lạc Cơ cấu cây trồng chuyển dịchđúng hướng, xã tập trung chỉ đạo nhân dân thực hiện gieo trồng hết diện tích, đúngkhung lịch thời vụ tuyên truyền chăm sóc bón phân kịp thời, áp dụng khoa học kỹthuật, đưa giống con lai cho năng suất cao vào sản xuất chăn nuôi.

* Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của xã trong những năm qua vẫn được duy trì và phát triển.Hình thức chăn nuôi rất đa dạng chủ yếu là sản xuất theo hình thức gia trại và trangtrại kết hợp với phương pháp công nghiệp Trong đó, hộ chăn nuôi lớn có 131 hộvới quy mô từ 30 -70 con/ lứa, 1 trang traị chăn nuôi với quy mô hiện đại với tổng

số đầu lợn trong chuồng từ 700 con trở lên và 1 trang trại nuôi gà công nghiệp vớitổng số 4000 con Các mô hình chăn nuôi trang trại xa khu dân cư đang phát huyđược hiểu qủa cao Cơ cấu vật nuôi chính chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà…vv Cụ thểnhư sau:

-Đàn trâu, bò: 1843 con, giảm 170 con so với năm 2015;

-Đàn lợn là: 39.065 con, tăng so với năm 2015 là 20.315 con;

-Đàn gia cầm, đàn thủy cầm là 666.897 con, tăng 357.404 con so với năm2015;

Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thường xuyên đượcquan tâm làm tốt, không để có dịch bệnh lớn xảy ra

Về chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi phân tán theo hộ gia đình, mô hình chănnuôi lớn còn ít Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn chưa đầy đủ về công tácphòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm Từ đó chưa phát huy hết khả năng,tiềm lực sẵn có của địa phương về công tác chăn nuôi

Trang 38

* Sản xuất lâm nghiệp:

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung vào trồng rừng và khai thác lâm sảnvới quy mô nhỏ Trong năm 2016, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 25,78 ha, toàn

bộ là rừng sản xuất, các cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, tràm,.… Công tác trồngrừng hiện nay được nhân dân chú trọng quan tâm, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có,khai thác có nguồn thu hiệu quả

* Nuôi trồng thủy sản

Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản của cả xã là 96,7 ha Hình thức sảnxuất chủ yếu là theo quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp với các giống cá truyềnthống Tuy có lợi thế sau khi dồn điền đổi thửa chuyển đổi 90 ha thành vùng chuyêncanh chăn nuôi thủy sản nhưng khai thác vẫn chưa có hiệu quả Do ảnh hưởng củacơn bão diện tích không thu hoạch được là 86.96 ha Tổng số hộ tham gia nuôitrồng thủy sản 168 hộ.Tổng giá trị sản xuất thủy sản năm 2016 là 570.7 triệu đồng.Phát triển nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại nguồn thu nhập thiết thựccho người dân trong xã Do đó trong quy hoạch đến năm 2020, xã cần chú trọnghình thành các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, có điều kiện áp dụng rộng rãikhoa học kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cao Thủy sản trong những năm qua có sựchuyển biến tích cực Tuy nhiên khai thác chưa có hiệu quả trên các diện tích nhỏhẹp bao gồm quỹ đất mặt nước, quỹ đất nông nghiệp năng suất thấp Hình thức tổchức nuôi trồng chủ yếu tận dụng diện tích mặt nước trong các khu dân cư, chủ yếuvẫn là nuôi trồng phân tán theo hộ gia đình Hiện nay trong xã chưa có hộ chuyênnuôi trồng thủy sản theo quy mô lớn

3.1.3.2.2 Khu vực kinh tế CN-TTCN

Xã có cụm công nghiệp Đồng Giai, có 1 nhà máy may công nghiệp VIVITINC đang trên đà phát triển đã thu hút 1.500 công nhân lao động và một số hộ mởhiệu cơ khí gò, hàn, sửa chữa ô tô, xe máy, máy nông cụ 01 HTX Mộc, 1 HTXnuôi trồng thuỷ sản Liên Minh, có 03 hộ sản xuất VLXD đóng gạch xi và 2 hộ sảnxuất gạch nung, 1 hộ tái chế nhựa phế liệu

Trang 39

TTXD ở Vật Lại đang từng bước phát triển Tỷ trọng ngành TTCN-XD năm 2016 là 11,02 % Các ngành nghề CN-TTCN-XD chủ yếu ở VậtLại là: cơ khí gò, hàn, sửa chữa ô tô, xe máy, máy nông cụ, sản xuất vật liệu xâydựng vv.

CN-Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mặc dù được quan tâm phát triển,nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm còn thấp, chưa mang tính hàng hóa tập trung,chưa khuyến khích được việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các loạihình kinh tế Sự chỉ đạo của các ngành về phát triển hàng hóa sản xuất chủ yếu làcác cơ sở tự phát, nên sản phẩm hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trênđịa bàn xã

3.1.3.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ

Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn, góp phần quan trọng vào tăngtrưởng kinh tế địa phương Năm 2016 các hoạt động thương mại, dịch vụ đóng góp34.05 % tổng thu nhập của xã Điển hình nhất là xã có lực lượng lao động đi làmcông, làm thuê khá đông, theo tính toán của thống kê xã lực lượng này có khoảngtrên 1003 lao động, với thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng Lực lượng thứ

2 là khoảng 200 lao động đang đi làm việc tại nước ngoài nên số tiền hoạ gửi về khálớn

Trên địa bàn xã có 1 chợ nông thôn, còn đa số các hộ mở kiốt bán hàng đại lý,siêu thị, tạp hoá và vật tư xây dựng, vật tư nông nghiệp phục vụ chủ yếu nhân dântrong xã dọc theo quốc lộ 32A và đường liên xã

Về tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ: Xã có 2 doanh nghiệp và 122 hộ

cá thể kinh doanh thương mại- dịch vụ Tổng số lao động thu hút vào các lĩnh vựcthương mại, dịch vụ trên 1.325 người làm việc tại các cơ sở kinh doanh thương mại-dịch vụ

Trong những năm tới kinh tế của xã cần phát triển mạnh hơn nữa với sự pháttriển của lâm nghiệp và nông nghiệp, nhất là ở quy mô hộ gia đình Do đó cần chútrọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.Đồng thời cần đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng

Trang 40

ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ để phát triển kinh tế xã hội của đại phương, tăng thu nhập và cải thiện đời sốngnhân dân trong xã

3.1.2.3 Dân số, lao động và việc làm

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,0 %

Dân cư Vật Lại phân bố thành 5 thôn chính Cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Hiện trạng phân bố dân cư xã V t L i ật Lại ại

Nguồn: UBND xã Vật Lại

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên tăng giảm không đều giữa các năm, chính vì vậytrong thời gian tới cần đảm bảo vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình Tổng số laođộng của xã tăng qua các năm tạo ra lực lượng lao động dồi dào cho xã Tuy nhiênchủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp, lao động có trình độ chiếm tỷ lệ rất nhỏ Tronggiai đoạn tới cần đào tạo để nâng cao trình độ cho lực lượng lao động trong xã

Dân cư các thôn phân bố rải rác trên địa bàn xã Chủ yếu là bám theo đườngtrục thôn trong xã Các cụm dân cư không tập trung gây khó khăn cho các hoạtđộng quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Đây là những thôngần tuyến giao thông chính, có các điều kiện về cơ sở hạ tầng cho sản xuất và sinhhoạt của người dân Trong giai đoạn quy hoạch cần bố trí các khu dân cư tập trung

để thuận tiện cho việc cải tạo, mở rộng nâng cấp và bố trí cơ sở hạ tầng, phát triểnsản xuất Số lao động trong xã chủ yếu là lao động nông nghiệp, chủ yếu là lao động

Ngày đăng: 05/07/2017, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w