MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 2 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu. 2 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu. 2 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2 3. Mục đích yêu cầu của đề tài 3 3.1 Mục đích của đề tài 3 3.2 Yêu cầu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP VÀ TÀI LIỆU THU THẬP DƯỢC TẠI ĐỊA PHƯƠNG 4 1.1 Phòng tài nguyên môi trường quận Cầu Giấy 4 1.1.1 Vị trí và chức năng 4 1.1.2 Nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai 4 1.2 Căn cứ pháp lý. 5 1.3 Tài Liệu thu thập 7 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 8 2.1 Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai 8 2.1.1 Cơ sở lý luận chung 8 2.1.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới 10 2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Cầu Giấy 16 2.2.1 Điều kiện tự nhiên 16 2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 20 2.2.3 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 27 2.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất. 29 2.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất 29 2.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ hành chính 30 2.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiên trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 31 2.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 32 2.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 38 2.3.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 40 2.3.7 Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 43 2.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai 44 2.3.9. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất 46 2.3.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 47 2.3.11. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về pháp luật đất đai 47 2.3.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. 48 2.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 49 2.3.14. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 49 2.3.15. Phổ biến, giáo dục về đất đai. 50 2.4 Đánh giá tình hình sử dụng đất của Quận Cầu Giấy năm 2015 52 2.4.1 Hiện trạng sử dụng đất 2015 52 2.4.2 Đánh giá biến động đất đai 58 2.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất quận Cầu Giấy 70 2.5.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai quận Cầu Giấy 70 2.5.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 71 2.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 1. Kết luận 73 2. Kiến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI -*** -
TRẦN ĐĂNG TUẤN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hà Nội - 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI -*** -
TRẦN ĐĂNG TUẤN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã ngành : DC00101290
Giáo viên hướng dẫn: Ts Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành đồ án thực tập tốt nghiệp với lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáotrong khoa Quản lý đất đai - Trường Đại Học Tài Nguyên Môi Trường HàNội đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, tạo điềukiện cho em hoàn thành đề tài, sử dụng phát huy trong cuộc sống cũng như sựnghiệp sau này
Em xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị HồngHạnh người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện đề tài này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới phòng Tài Nguyên và MôiTrường quận Cầu Giấy đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực tập
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm hạn chế của mộtsinh viên nên không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự đóng góp vàchỉ bảo của các thầy cô giáo báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực tập
Trần Đăng Tuấn
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt Chú giải
BTHT&TĐC Bồi thường hỗ trợ và tái đinh cư
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sảnxuất đặc biệt, là nguồn lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của khu dân cưxây dựng các cơ sở y tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, có ý nghĩa kinh
tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Do đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trongkhông gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan củacon người Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này mộtcách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nềnkinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào Ngay
từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất đaikhông còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ củanền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị Khi xã hội càng phát triểnthì giá đất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí quantrọng Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia nhằm nắm chắc
và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệuquả 2 Xuất phát từ vai trò của đất đai đối với sự sống, sự phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi vùng lãnh thổ đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước về nắmchắc, quản chặt tới từng thửa đất Vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ củaNhà nước về đất đai Ngoài ra trong điều kiện hiện nay khi chuyển sang nềnkinh tế thị trường, những yếu tố thị trường trong đó có sự hình thành và pháttriển của thị trường bất động sản thì đất đai và nhà ở là nhu cầu vật chất thiếtyếu của con người, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đốivới đất đai được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệuquả tài nguyên đất, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội
Trang 6Quận Cầu Giấy là một quận quan trọng hợp thành của thủ đô Hà Nội.Nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính của thành phố
Hà Nội Việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận là một vấn đềcấp thiết hiện nay Xuất phát từ thực tế cũng như nhận thấy được tầm quan
trọng của vấn đề, thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy” là cần thiết.
2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2.1 Nội dung nghiên cứu.
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của quận Cầu Giấy
- Toàn bộ quỹ đất của quận Cầu Giấy
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụngđất trên địa bàn quận
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại quận Cầu giấy, thành phố Hà Nội
- Thời gian: trong giai đoạn 2010-2015
2.1.3 Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của quận Cầu Giấy
- Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của quận Cầu Giấy
- Đánh giá tình hình sử dụng đất của quận Cầu Giấy
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụngđất
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
+ Tìm hiểu các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc Hội, Chính phủ, các cơquan Nhà nước có thẩm quyền; các văn bản pháp luật do Thành phố Hà Nội
và quận Cầu Giấy ban hành về quản lý và sử dụng đất đai
+ Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về điều kiện
Trang 7tự nhiên, kinh tế, xã hội, về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quậnCầu Giấy.
- Phương pháp kế thừa, chon lọc
+ Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có vềvấn đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin sẵn có để xây dựng và phát triểnthành cơ sở dữ liệu cần thiết của luận văn
+ Phương pháp này áp dụng đối với phần tổng quan khi nghiên cứu cácvấn đề về tình hình quản lý, sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam; cơ sởpháp lý của quản lý Nhà nước về đất đai
- Phương pháp phân tích , tổng hợp xử lý số liệu
+ Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập,liệt kê các tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựngnội dung của luận văn
3 Mục đích yêu cầu của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận
- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp
3.2 Yêu cầu của đề tài
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn quận
- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn quận
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý
và sử dụng đất trên địa bàn quận
- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địabàn quận phù hợp
Trang 8CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP VÀ TÀI LIỆU
THU THẬP DƯỢC TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Phòng tài nguyên môi trường quận Cầu Giấy
1.1.1 Vị trí và chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện;đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của
Sở Tài nguyên và Môi trường
1.1.2 Nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quyhoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổchức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tàinguyên và môi trường
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng và
tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất của xã, thị trấn không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộcthẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện
- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật vàchỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện
Trang 9- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địaphương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theoquy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ vềđất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện,hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đốivới công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn; thựchiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đaicủa huyện
1.2 Căn cứ pháp lý.
• Luật đất đai ngày 1 tháng 7 năm 2014
• Nghị định số 43/2014/ND – CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chínhphủ quy định chi tiết thi hành 1 sô điều của luật đất đai
• Thông tư 24/2014/ TT–BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định
• Thông tư số 30/2014/TT – BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất, thu hồi đất
• Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngngày02/06/2014 Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất
Trang 10• Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất do bộ tài nguyên và môi trường ban hành
• Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chínhphủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất;
• Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
• Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT quy định Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sửdụng đất;
• Quyết định số 2267/QĐ-UBND ngày 26/4/2014 của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) quận CầuGiấy;- Nghị Quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV,nhiệm kỳ 2010 - 2015 và Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận Cầu Giấylần thứ IV, nhiệm kỳ 2010 - 2015;
• Văn bản số 6391/UBND-TNMT ngày 27/8/2014 của UBND thành phố
Hà Nội về việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp quận, danhmục dự án, công trình thu hồi đất, danh mục dự án chuyển mục đích sửdụng đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thànhphố năm 2015;
• Căn cứ Văn bản số 1892/TCQLĐĐ-CKQLDĐ ngày 18 tháng 12 năm
2015 của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ tài nguyên và Môi trường vềviệc thực hiện thống kê đất đai năm 2015
1.3 Tài Liệu thu thập
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sửdụng đất 5 năm (2011-2015) Quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
Trang 11- Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2015 quận Cầu Giấy thành phố HàNội.
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2015 quận Cầu Giấy thành phố HàNội
- Báo cáo thanh tra bộ về công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2015quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội
- Báo cáo tình hình hoạt động của phòng tài nguyên môi trường quận CầuGiấy năm 2010
- Tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thuhồi đất quận Cầu Giấy
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1 Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai
2.1.1 Cơ sở lý luận chung
- Khái niệm đất
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâuđời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,địa hình, thời gian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diệntích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đấtđai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất cóảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩađất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷvăn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạtđộng của con người
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùngquý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông -
Trang 12lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địabàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốcphòng Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí
cố định trong không gian
- Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được
sử dụng Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “ những hoạt động củacon người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc cótác động lên chúng”
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn,nước, phân hoá học ), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳmùa vụ ) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác độngmôi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sửdụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụngđất khác
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chiphối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởicác điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật Vì vậy có thểkhái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian nhưdiện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng , cần chú ý đến việc thích ứng vớiđiều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tốbao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng
Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân
số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đấtđai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nôngnghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ
Trang 13thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chấtcho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất dođất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của conngười Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuấtkhông thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội
- Vấn đề quản lý đất đai:
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đếnviệc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đấtđai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuêhoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu vàquyền sử dụng đất
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửađất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưugiữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sửdụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản.Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm cáchoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụngđất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý
Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đấtđai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai
và pháp luật liên quan đến đất đai Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nướcxác định một số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước;tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò củalĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chứcđịa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp
về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế
Trang 142.1.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới
2.1.2.1 Nước Thụy Điển
Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản
lý và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội Vì vậy, toàn bộpháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằnggiữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vàoloại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạtđộng của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụngđất, đăng ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởingân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá Pháp luật và chính sách đấtđai ở Thuỵ Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh
tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đâygắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tưnhân Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc muabán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn
đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đấtđai và hệ thống đăng ký…
2.1.2.2 Nước Trung Quốc
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xãhội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tậpthể của quần chúng lao động Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm,mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai Vì lợi ích công cộng, Nhànước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữutập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất
Trang 15Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác làquốc sách cơ bản của Trung Quốc.
Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại
- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nôngnghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trìnhthuỷ lợi và đất mặt nước nuôi trồng
- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùngcho mục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoángsản và đất dùng cho công trình quốc phòng
- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên
Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu hađất canh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình Vì vậy Nhà nước có chế độbảo hộ đặc biệt đất canh tác
Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theomục đích sử dụng đất trưng dụng Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bịtrưng dụng Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ
4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bịtrưng dụng, cao nhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bịtrưng dụng 3 năm trước đó Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm,lạm dụng tiền đề bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bịtrưng dụng để sử dụng vào mục đích khác
2.1.2.3 Nước Pháp
Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trênmột số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý
sử dụng đất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai
Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và
Trang 16không gian tư nhân Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc
sở hữu Nhà nước và tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợiích công cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua,bán được Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện,nhà văn hoá, bảo tàng
Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng vàđảm bảo lợi ích song hành Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm vàthiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữucủa mình Chỉ có lợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhườngchỗ và trong trường hợp đó, lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường mộtcách công bằng và tiên quyết với lợi ích tư nhân
Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảmbảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất Sửdụng đất nông nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:
Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ởcũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định Nghiêm cấm việc xâydựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đốivới một số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng,đất mới dành cho ươm cây trồng
Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiệnthuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàmphán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trungcác thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn
Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và ngườimua, muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán Việc bánđất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ Đất này được ưu tiên bán
Trang 17cho những người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn.
Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt độngmua bán, chuyển nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụmôi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyển đổi chủ
sở hữu đất đai có Toà án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi
Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phícho các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địaphương chi trả
Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quyđịnh của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đôthị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển
2.1.2.4 Nước Australia
Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia
có được cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đấtđai nói riêng từ rất sớm Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đếnkhi trở thành quốc gia độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australiamang tính kế thừa và phát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi vàgián đoạn do sự thay đổi về chính trị Đây là điều kiện thuận lợi làm cho phápluật và chính sách đất đai phát triển nhất quán và ngày càng hoàn thiện, đượcxếp vào loại hàng đầu của thế giới, vì pháp Luật đất đai của Australia đã tậphợp và vận dụng được hàng chục luật khác nhau của đất nước
Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sởhữu Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân Australia công nhận Nhà nước và
tư nhân có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất Phạm vi sở hữuđất đai theo luật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhànước có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoángsản quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ …( theo sắc luật về đất đai khoáng
Trang 18sản năm 1993).
Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ
sở hữu đất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa
kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai Tuynhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sửdụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưngthu dó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thoả đáng
2.1.2.5 Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ
Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất địnhđược giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một nhànước nào , chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất Đất đai
là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và pháttriển thì phải quản chặt nắm chắc tài nguyên đất đai đó Mỗi thời kỳ lịch sửvới giai cấp khác nhau, chế độ chính trị khác nhau đều có chính sách quản lýđất đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và
sở hữu tư nhân về đất đai
Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đấtđai, nhà nước thống nhất quản lý
Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công tácquản lý và sử dụng đất nước ta Tiếp theo đó là các thông tư nghị định của các
bộ ban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất đai của Nhànước: Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của bộ thuỷ sản vàtổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch nằmgọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình và ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm
hộ gia đình sử dụng; quyết định số 327/CT của hội đồng bộ trưởng ngày
Trang 1915/7/1992 về thực hiện chính sách giao ruộng đất, đồi núi trọc, ruộng bãi bồi,ven biển và mặt nước cho hộ gia đình sử dụng.
Đến năm 1992 luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới
Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp quốchội khoá IX ngày 14/7/1993 luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông nghiệpđược thông qua Sau đó liên tục các văn bản của chính phủ và các bộ ngành rađời nhằm triển khai luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nôngnghiệp, nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 về đất đô thị, nghị định 02/CP ngày15/1/1994 về đất lâm nghiệp
Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếptục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quảnlý” thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tácquản lý đất đai
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà luậtđất đai năm 1993 khó giải quyết Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ sung nhưluật sửa đổi bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa đổi bổ sung một
số điều ban hành 1/10/2001 nhằm quy định khung giá đất
Ngày 26/11/2003 luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp tụcsửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới, hàng loạtcác văn bản hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác quản
lý và sử dụng đất đi vào nề nếp, ổn định
Ngày 1/7/2014 luật đất đai mới được bổ sung và hoàn thiện phù hợp với xu
thế phát triển hiện tại của nhà nước
2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Trang 20Quận Cầu Giấy là một bộ phận hợp thành của Thủ đô Hà Nội Đây làquận mới thành lập từ ngày 01/09/1997 bao gồm 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa
Đô, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Trung Hòa, Yên Hòa và Dịch Vọng Dân sốcủa quận năm 2015 là 208.080
Về địa giới, phía Nam giáp Quận Thanh Xuân, phía Bắc giáp quậnTây Hồ, phía Đông giáp quận Ba Đình, phía Tây giáp huyện Từ Liêm
Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây nhưng liền kề với quận trung tâm, mộttrong những khu phát triển chính của thành phó Hà Nội, cách trung tâm thànhphố chừng 6 km Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều phía Đôngcủa quận, có trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bayquốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thi vệtinh Hòa Lạc – Sơn Tây – Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, Đường CầuGiấy - Xuân Thủy – 32) Có thể nói quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây –Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thi hóa nhanh với nhiều
dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế xã hội
b Cảnh quan thiên nhiên
Quận Cầu Giấy được hình thành trong vùng ven nội thành trước đây Vìvậy chỉ có một số khu vực được Đô thi hóa rõ nét như đường Cầu Giấy –Xuân Thủy – đường 32 (phường Quan Hoa, Mai Dịch), đường Hoàng QuốcViệt, đường Nguyễn Phong Sắc (phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) Còn lại phầnlớn đất đai là các điểm dân cư làng xóm và ruộng canh tác thông thoáng Tuyquận Cầu Giấy đang được Đô thị mạnh nhưng các làng xóm vẫn giữ đượcnhững nét cổ truyền: nhà thấp tầng có vườn, mật độ xây dựng thấp, đan xenvới nhà ở trong làng có nhiều công trình di tích đền chùa đình Trong quận có
hồ Nghĩa Đô ( chưa được khai thác triệt để), sông Tô Lịch chạy dọc phíaĐông quận, là ranh giới tự nhiên của quận Cầu Giấy với quận Ba Đình vàquận Đống Đa Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, nước thải
Trang 21chính, được cải tạo từ năm 1975 nay đang được chỉnh trang thành trục cảnhquan nghỉ ngơi và cải thiện môi trường của khu vực Tương lai nếu được đầu
tư thích đáng làm sạch dòng chảy , xây kè và làm đường hai bên, trồng câyxanh tạo thành công viên bờ sông thì sông Tô Lịch sẽ là một không gian đẹp,thoáng mát của khu vực (hiện nay dự án xây kè mở rộng dòng chảy bước đầuđang được triển khai) Trong quận đã có một số khách sạn lớn đẹp (Khách sạnCầu Giấy, Pan Hozizon,…), Bảo tàng dân tộc học, các Viện nghiên cứu khoahọc, Trưởng đại học và 51 công trình di tích lịch sử văn hóa (đình, chùa,miếu, nhà thờ họ,…)
c Địa hình và địa chất công trình
- Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam,
từ Đông sang Tây Phần đất phía Bắc của quận và khu dân cư hữu ngạn sông
Tô Lịch có độ cao từ 6,4 - 7,2m Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canhtác cao độ từ 4,8 – 5,4m
-Nhìn chung địa chất công trình quận Cầu Giấy thuận lợi cho việc xâydựng nhà cao tầng Vị trí của Quận đã đem lại một lợi thế to lớn cho Quậntrong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nó cũng đặt ra những thách thứctrong việc sử dụng những lợi thế của mình
d Thời tiết khí hậu
- Nhìn chung thời tiết, khí hậu của Quận mang những đặc trưng củavùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Đây là một điều kiện thuận lợi cho đờisống và sản xuất Cụ thể các chỉ số về thời tiết và khí hậu của Quận như sau: + Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hang năm của Quận vào khoảng23,9oC Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4oC, vàthấp nhất là vào tháng 1, trung bình là 16,9oC Độ ẩm trung bình hằng năm84,5%, số giờ nắng trung bình 1620 giờ, bức xạ mặt trời 102 kcal/cm²/năm + Về lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm của Quận là 1577,3
Trang 22mm Lượng mưa này chỉ thuộc mức trung bình của vùng đồng bằng sông Bắc
Bộ, nhưng phân bố không đều trong năm Lượng mưa thường cao nhất là vàotháng 7 và tháng 8(tháng 8 có lượng mưa là 338,7 mm) tháng có lượng mưa ítnhất là tháng 12, khoảng 13.29 mm Sự chênh lệch lớn này có tác động rất lớntới sản xuất nông nghiệp
e Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Quận Cầu Giấy có diện tích đứng thứ 3 trong số 7 quận nội thành Điểmnổi bật của quận Cầu Giấy là đất chưa xây dựng còn 407ha chiếm 33,8% diệntích đất của cả quận Đây là một thuận lời cho việc phát triển theo quy hoạch
mà quận đề ra
Một phần chất lượng đất đai của quận Cầu Giấy tương đối tốt, sở dĩ nhưvậy là do nguồn gốc hình thành của đất đai Đất của quận Cầu Giấy hìnhthành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô Lịch, tuy vậy
do tốc độ phát triển nhanh nên gần đây đất đang suy giảm chất lượng nghiêmtrọng do bị khai thác quá tải và do rác thải trong sinh hoạt và sản xuất
Phần lớn chất lượng đất ở đây không thuận lợi đối với việc sản xuấtnông nghiệp bởi vì đất có hàm lượng sét cao, dung trọng lớn, độ rỗng nhỏ làmcho nồng độ oxy trong đất ít, ảnh hưởng đến sự phân hủy độc tộ và cung cấpoxy làm cho cây trồng kém phát triển Hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp,hàm lượng cất hữu cơ (mùn) từ 3,08 đến 4,06% thể hiện đất ở đây thuộc dạngmùn trung bình Ngoài các yếu tố trên ra, đất ở đây còn chứa một số kim loạinặng (Cr, Cu), vi khuẩn cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và sức khỏecon người
Với chất lượng đất thấp, thành phần dinh dưỡng nghèo như vậy, việc sảnxuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế cao Vì vậy, việc chuyểnđổi cơ cấu sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là
Trang 23hoàn toàn hợp lý, khai thác được khả năng sử dụng đất một cách hiệu quảhơn, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng.
*Tài nguyên nước
Đặc điểm sông ngòi: Rìa phía Đông khu vực là sông Tô Lịch chảy dàisuốt chiều dài địa giới phía Đông quận, đóng vai trò địa giới hành chính vớiquận Tây Hồ, quận Ba Đình và quận Đống Đa, đóng vai trò quan trọng trongtiêu thoát nước của khu vực
Sông Tô Lịch chạy dọc phía Đông của quận là ranh giới tự nhiên giữaquận Cầu Giấy và quận Đống Đa Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nướcmưa, thoát nước bẩn chính, đang được cải tạo, chỉnh trang làm sạch dòngchảy, xây kè, làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên Trongtương lai hai bên bờ sông Tô Lịch sẽ là một không gian, thoáng mát, môitrường trong sạch
Kết quả thăm dò khu vực Cầu Giấy – Từ Liêm có nguồn nước ngầmlớn, trữ lượng được phê chuẩn 106,663m/ngày (cấp A) và 56,845m/ngày (cấpB)
Trong quận có hồ Nghĩa Đô hiện đã xây kè, chỉnh trang Đây là điểmnghỉ ngơi vui chơi giải trí của quận
*Tài nguyên nhân văn
Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyển: làng Giấy (ThượngYên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làngNghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người.Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làmcốm, Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ Làng Giấy làm giấy phất quạt, góihàng Làng Giàn có nghề làm hương Trên địa bàn quận ngày nay có nhiềuđình dền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê ĐạiHành phá quân Tống), chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ), chùa Hà, chùa
Trang 24Thánh Chúa Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tô Hoài.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế của Quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các
ngành công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nôngnghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trongtoàn Quận Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH – HĐH phùhợp với đặc điểm kinh tế xã hội của một quận nội đô như Cầu Giấy
Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệpngoài quốc doanh thời kỳ 2010-2015 đạt tốc độ tăng trưởng 48%/năm.Giá trịsản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 59 tỉ đồng (năm 2009), 101 tỉđồng (năm 2013) và 107,1 tỉ đồng (năm 2014) Giá trị sản xuất nông nghiệpgiảm 0,2%/năm (thời kì 2009-1014) Năm 2010, giá trị sản xuất nông ngiệpđạt 12,3 tỉ đồng và năm 2014 giảm xuống 10,8 tỉ đồng Trong đó cơ cấu sảnxuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa sang trồnghoa, rau, chăn nuôi thủy sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn
Về thương mai, dịch vụ: Quận đã đầu từ 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo
mạng lưới chợ trong Quận Tổng giá trị hang hóa luân chuyển do Quận quản
lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 2010, năm 2015 đạt 807 tỷ đồng Giá trị ngành vậntải năm 2010 đạt 48 tỷ đồng và 80,2 tỷ đồng năm 2015 Tốc độ tăng bìnhquân 5 năm (2010-2015) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm
Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2015 đạt 13.816.337triệu đồng tăng 2.5 lần so với năm 2010 (5.526.534 triệu đồng) Về giá trị giatăng (GDP) đạt 457.920 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009– 2014 đạt 13.2% Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷtrọng lớn nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng – xây dựng chiếm 29,99%, đặc biệt
tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận doNhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị Kết
Trang 25quả giá trị sản xuát của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy.
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2015
Trang 26a.Về dân cư và nguồn lao động
* Dân số
Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đô thị Từ năm 2010 – 2015 có
sự biến đổi như bảng sau :
Bảng 2.1 Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy
giai đoạn 2010-2015 Năm
Quan hoa Người 21.136 29.573 31.303 32.919 34.628 36.051
Nghĩa Tân Người 19.972 27.945 29.597 31.106 32.721 34.066
Nghĩa Đô Người 18.394 25.737 27.242 28.649 30.135 31.374
Trung Hòa Người 13.521 18.918 20.025 21.059 22.152 23.063
Trang 27Năm 2015 dân số của toàn Quận là 208.080 người so với năm 2010 tăng37.390 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.341 người Mật độ dân
số năm 2010 ở mức 14177 người/km², nhưng con số này đã tăng lên đến
15006 người/km², 15781 người/km²,16600 người/km², 17282 người/km² vàocác năm tương ứng 2011, 2012, 2013, 2014 Nguyên nhân chủ yếu của tìnhtrạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiềucác trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoahọc nên số lượng sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn ngườidân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh
Trong quá trình đô thị hóa, sự biến động về dân số đã có dấu hiệu tíchcực nhằm làm giảm bớt áp lực về mọi mặt cho quận Cầu Giấy Đặc biệt trongnăm 2015 tỷ lệ gia tăng dân số đã xuống đáng kể so với năm 2013 và năm
2014 Tuy vậy, mức gia tăng dân số cơ học rất cao từ năm 2010 2,6% nhưngđến năm 2015 là 3,04% cao điểm nhất là vào năm 2013 lượng gia tăng dân số
cơ học là 4,9% cao hơn rất nhiều với gia tăng dân số tự nhiên Đây chính là hệquả tất yếu của quá trình đô thị hóa
*Số lượng và chất lượng lao động
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế
1 Số người trong độ tuổi lao
động
1000 Người
100,263 124,176 155,220 186,264
2 Số người đang làm việc trong
nên kinh tế
1000 Người
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại tăng lên
Trang 28nhanh chóng, từ 49% năm 2012 lên 79% năm 2015, trong khi đó , cùng vớiviệc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì lao động ngànhnông nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2015 tỷ trọng lao động ngành nôngnghiệp là 0%.
Số người trong đọ tuổi lao động của Quận đều tăng lên qua các năm Sốngười trong độ tuổi lao động năm 2012 là 100.263 người, đến năm 2013 tănglên là 124.176 người, và năm 2015 là 186.264 người trong đó số người chưa
có việc làm còn khá lớn Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệptrên địa bàn Cầu Giấy trong năm 5 gần đây đã không còn, ngược lại số lượnglao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh
Lực lượng lao động trên địa bàn Quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷtrọng cao Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động cótrình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp
kỹ thuật như vậy lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượngnhưng về chất lượng còn hạn chế
Có 59,43% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp II chưa tốtnghiệp cấp III là quá nhiều đối với một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưCầu Giấy hiện nay, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhânlực của quận và những người này khó có thể tìm được một công việc phù hợpvới trình độ của họ Hơn thế nữa, số lao động không bằng cấp chiếm tươngđối lớn 35,81%, nguồn lao động công nhân kỹ thuật của Cầu Giấy phần lớnlạc hậu, không được đào tạo trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, khả năngthích ứng trình độ khoa học kỹ thuật, thích ứng với nền sản xuất hàng hóatrong cơ chế thị trường kém, vì vậy lao động của Cầu Giấy gặp khó khăntrong việc tiếp cận với những công việc có thu nhập cao Trong thời gian tớicần có phương hướng đào tạo và đào tạo lại lưc lượng lao động, giáo dục địnhhướng nghề nghiệp cho thanh niên và giải quyết việc làm cho lao động
Trang 29b Về văn hóa, giáo dục, y tế
Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việcdạy và học của quận Cầu Giấy ở mức độ thấp so với yêu cầu Có nơi trườngtiểu học, trung học cơ sở còn ở chung một địa điểm Sân chơi, bãi tập, phòngthí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, hoặc không có, hoặc có nhưng không
đủ điều kiện tiêu chuẩn
Một đặc điểm về giáo dục – đào tạo ở quận Cầu Giấy là trên địa bàn củaquận có trường Đại học, Học viện, trường Cao đẳng, và trường Trung họcchuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề Đây là những trường có khảnăng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy Công tácgiáo dục có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước đượcnâng cao, duy trì ở mức ổn định bền vững Quận đã hoàn thành thực hiện đề
án tin học hóa cho các trường học, 100% các trường học được kết nối mạng,
sử dụng các phần mềm phục vụ dạy và học Đến nay đã có 100% số trườngđược xây dựng kiến cố và từng bước, đồng bộ, hiện đại hóa
Về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình,Cầu Giấy là một địa bàn khá phức tạp Là một trong những cửa ngõ của thủ
đô với mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, số nhân khẩu không có
hộ khẩu KT3, KT4 nhiều, lưu lượng người qua lại, kể cả người nước ngoàitrên địa bàn đông nên ngoài các dịch bệnh thông thường, các bệnh xã hội nguyhiểm như giang mai, lậu, nghiện hút ma túy, HIV-AIDS rất dễ lây lan và pháttriển Vì vậy chính quyền cùng các ban ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ
để đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu bệnh dịch, từng bước khống chế, đẩylùi các bệnh phát sinh từ các tệ nạn xã hội để bảo vệ người dân
c Về cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông trong Quận cũng có bước phát triển khá Tổng chiềudài đường phố của các Quận Cầu Giấy là 38.8km, với tổng diện tích mặt bằng
Trang 30là 197.440m² Các trục đường phố chính trong Quận gồm đường Hoàng QuốcViệt, đường Vành đai 3, đường Cầu Giấy – Xuân Thủy, đường 32, đườngNguyễn Phong Sắc Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có hệ thống đường lien
xã (phường), liên Quận, liên thôn (21.920 km với 197.440m² ) cùng 7 cây cầuvới tổng chiều dài 350m, hai bãi đỗ xe: Gara Dịch Vọng với diện tích 3.7ha
và bãi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11ha, 16 điểm bán xăng
Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn Quận đã và đang được từng bướcđược cải tạo Hệ thống thủy lợi, kênh mương của Quận đã đáp ứng được về
cơ bản cho sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cấp điện đảm bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địabàn Quận Tuy nhiên, các trạm biến thế công suất nhỏ được xây dựng hầu nhưkhông theo quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực Hệthống thông tin liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng, phần lớn xâydựng chưa theo quy hoạch
Vấn đề hạ tầng đô thị: Quỹ nhà ở trong Quận có khoảng 861.295m² sửdụng Bình quân 6.5m²/người dân cư trú thường xuyên ở quận, 3m²/sinh viêntạm trú Nhà ở cho sinh viên chủ yếu là nhà cấp 4 Trên địa bàn quận CầuGiấy hiện nay đang có nhiều dự án xây dựng khu nhà ở tập trung hiện đạinhư:
+ Khu đô thị mới Trung Yên: địa điểm phường Trung Hòa và Yên Hòa,diện tích 34.68ha, vốn đầu tư 281.61 tỷ đồng
+ Làng quốc tế Thăng Long: địa điểm phường Dịch Vọng, diện tích10.2ha tổng vốn đầu tư 185,27 triệu USD
+ Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính: địa điểm phường TrungHòa, diện tích 65.27ha
Trang 31d Về văn hóa thông tin
Hoạt động văn hóa văn nghệ được phát triển rộng và đi vào chiều sâu,góp phần đẩy lùi văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự xã hộiquốc phòng, an ninh Công tác quản lý Nhà Nước đối với các hoạt động vănhóa được chú trọng, đẩy mạnh các hoạt động thi đua xây dựng cơ quan, đơn
vị văn hóa
e Quốc phòng- an ninh
Xây dựng thế trận phòng thủ tuyến quận ngày càng vững chắc Công tácchỉ tiêu tuyển quân hang năm đảm bảo chỉ tiêu, có chất lượng Thường xuyênquan tâm đến công tác xây dựng lưc lượng và huấn luyện dân quân tự vệ, lựclượng dự bị động viện Công tác huấn luyện được đảm bảo, sẵn sàng triểnkhai chiến đấu khi có nhiệm vụ được giao Thực hiện có hiệu quả chính sáchhậu phương quan đội Cơ sở vật chất, doanh trại của các đơn vị trên địa bàn
đã cơ bản đáp ứng nhu cầu
Tình hình an ninh chính trị trong những năm vừa qua trên địa bàn quậnđược đảm bảo Quận đã chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả mọi
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòabình” của các thế lực thù địch Phong trào toàn dân tham gia quản lý, giáo dụcgiúp đỡ người lầm lỗi trên địa bàn thu được kết quả An ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội dược giữ vững Về cơ sở vật chất, hiện nay còn thiếu cơ sở chođơn vị phòng cháy chữa cháy trên đại bàn
2.2.3 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
Trang 32những điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút nguồn lực vốn tài chính, nguônnhân lực và khoa học công nghệ thúc đấy nhanh sự phát triển kinh tế xã hộicủa quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ vàcàng ngày càng hoàn thiện cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu tiêudùng trên địa bàn lớn là những điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển nhanhkinh tế xã hội, đặc biệt là dịch vụ, du lịch cao cấp
- Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng cao.
- Về cơ cấu kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng góp
phần tích cực tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động
- Tỷ lệ phát triển dân số trong quận đạt tỷ lệ thấp,vấn đề dân sinh xã hộikhá tốt
- Tình hình an ninh chính trị được đảm bảo, nhân dân yên tâm lo ổn địnhđời sống sản xuất
* Khó khăn:
- Mặc dù đã tích cực trong công tác chỉnh trang cải tạo đô thị song do đặcthù các khu dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy được hình thành từ lâu đời đanxen với các khu đô thị hiện đại do đó đã tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị chưahài hòa
- Còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bảo tồn các kiến trúc cũ vàxây dựng các khu đô thị hiện đại để đảm bảo sự phát triển dồng bộ theo quyhoạch
- Sự phát triển của một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ dẫn đến nhiềuảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường cảnh quan thiên nhiên
- Trên địa bàn quận có rất nhiều người từ các tỉnh khác đổ về khiến côngtác quản lý trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn
- Các giải pháp kinh tế kỹ thuật chưa thích hợp nhằm giữ vững và ngày
Trang 33một nâng cao chất lượng môi trường sinh thái.
2.3 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất.
2.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
UBND quận Cầu Giấy đã áp dụng và thực hiện đúng các văn bản quyphạm pháp luật về đất đai Ngoài ra còn tuyên truyền phổ biến nội dung cácvăn bản pháp luật về đất đai đến cán bộ địa chính cấp phường cũng như người
sử dụng đất nắm được và thực hiện theo
Việc cập nhật các văn bản mới thường xuyên được thực hiện và áp dụngkịp thời Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp vớithực tế hơn
Trong giai đoạn 2011-2015, UBND quận đã triển khai thực hiện nhiều vănbản pháp luật về đất đai nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội củaUBND quận Cầu Giấy
- Căn cứ Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 25 tháng 09 năm 2014 của UBNDThành phố Hà Nội về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất năm 2014;
- Căn cứ Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 20/10/2014 của UBND quậnCầu Giấy về công tác kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 trên địa bàn quận Cầu Giấy;
- Văn bản số 6391/UBND-TNMT ngày 27/8/2014 của UBND thành phố HàNội về việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp quận, danh mục dự án,công trình thu hồi đất, danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồnglúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố năm 2015;
- Nghị Quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010
- 2015 và Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận Cầu Giấy lần thứ IV, nhiệm kỳ
2010 - 2015;
Trang 34- Quyết định số 2267/QĐ-UBND ngày 26/4/2014 của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) quận Cầu Giấy;
Đánh giá:
Do quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về đất đai đa dạng Sốlượng các văn bản pháp luật về đất đai lớn, và thường xuyên được bổ sung,sửa đổi Năng lực và trình độ cán bộ địa chính còn hạn chế nên công tác quản
lý còn gặp một số khó khăn nhất định Việc thực hiện các văn bản này đôi khicòn chậm, thời gian yêu cầu thường gấp trong khi công tác ban hành lại chiếmnhiều thời gian dẫn tới kết quả thực hiện đôi khi chưa được như yêu cầu
2.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản
đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg việc xác định địa giới hành chính, lập vàquản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện trên
cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới UBND quận Cầu Giấy đã phối hợp với
cơ quan chức năng tiến hành hoạch định ranh giới hành chính, cắm mốc giới,
ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
Hiện nay xã đang quản lý và sử dụng bản đồ địa chính với tỷ lệ 1/2000,gồm nhiều tờ Là cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình,đối tượng sử dụng đất
Đánh giá:
Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giớihành chính, lập bản đồ hành chính của quận Cầu Giấy đã được thực hiện theođúng quy định của Luật đất đai năm 2013 Ranh giới hành chính của quậnđược xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúngtiêu chuẩn
Tuy nhiên do là quận còn đang trong giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng
Trang 35nên có tình trạng một số dự án, khu đô thị lớn nằm trên trên địa bàn hànhchính của nhiều phường giáp ranh Bên cạnh đó hiện tượng xâm canh, xâm
cư, phụ canh, phụ cư vẫn sảy ra ở một số phường dẫn đến việc quản lý về địagiới hành chính gặp một số khó khăn nhất định
2.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiên trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của quận được thành lập bằngcông nghệ bản đồ số, trên cơ sở tổng hợp các bản đồ hiện trạng sử dụng đấtnăm 2015 từ các phường trên địa bàn quận
Trình tự và phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2015 của quận Cầu Giấy như sau:
- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ: Theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng
6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kêđất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đấtnăm 2015 quận Cầu Giấy được thành lập ở tỷ lệ 1:5.000
- In, sao bản đồ địa chính các phường phục vụ điều tra ngoại nghiệp
- Kiểm tra rà soát bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của cácphường (kèm theo thuyết minh bản đồ)
- Lồng ghép bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các phường vào bản đồnền cấp quận bằng công nghệ bản đồ số
- Tổng hợp, chọn bỏ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất, biêntập và trình bày bản đồ bằng công nghệ bản đồ số
- Viết thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Cầu Giấy năm 2015
- Lưu trữ, in và nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 quậnCầu Giấy trên đĩa CD và trên giấy để giao nộp theo quy định
Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của toàn quận đã hoàn
Trang 36thành, lập đồ thị hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên cơ sở số liệu thống kê,kiểm kê đất đai và chỉnh lý biến động tình hình sử dụng đất trên địa bàn quận.
Đánh giá:
Công tác lập bản đồ hành chính trên địa bàn toàn quận đã được thànhphố đầu tư, thực hiện từ những năm 1993 -1994, tuy nhiên bản đồ chưa đượcnghiệm thu để chính thức đưa vào quản lý, dẫn đến tình trạng thiếu sự chỉnh
lý, cập nhật kịp thời, qua gần 20 năm sử dụng đã biến động nhiều nên cấnthiết phải tiến hành công tác đo đạc địa chính chính quy phục vụ công tácquản lý đất đai và xã hội trong tình hình mới
Tuy nhiên, do điều kiện thực tế quản lý hành chính trên địa bàn phát sinhnhiều vấn đề cần chỉnh, ngay từ năm 2005 UBND thành phố Hà Nội đã banhành quyết định số 8465/QD – UB về việc tạm giao UBND quận Cầu Giấyquản lý phần diện thích của quận Nam Từ Liêm nằm trong khu đô thị TrungYên thuộc quận Cầu Giấy; ngày 06 tháng 07 năm 2007, UBND thành phố tiếptục ban hành quyết định số 2724/QD-UBND về việc tạm giao UBND quậnCầu Giấy, UBND phường Nghĩa Tân thực hiện quản lý nhà nước toàn diện 10
tổ dân phố thuộc đại giới hành chính phường Cổ Nhuế, quận bắc Từ Liêm
2.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Hàng năm UBND các phường đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất trìnhUBND quận phê duyệt, UBND quận xây dựng kế hoạch sử dụng đất UBND
Thành phố phê duyệt
- Giai đoạn 2001-2010
Quận Cầu Giấy là đơn vị hành chính được thành lập theo Nghị định số74/CP ngày 21/11/1996 của Chính Phủ trên cơ sở 3 xã và 4 thị trấn củaHuyện Từ Liêm Ngay từ ngày đầu thành lập, quận Cầu Giấy được xác định
là khu vực phát triển đô thị trong quy hoạch chung của thành phố Hà Nội tại
Trang 37Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch chung điều chỉnh Thủ đô Hà Nội đến năm 2020
Ngày 29/5/1999, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số43/1999/QĐ-UB về việc phê Quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy - Hà Nội tỷ lệ1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông)
Trong giai đoạn 2001-2010, UBND quận Cầu Giấy không lập quyhoạch sử dụng đất Việc sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy được thựchiện theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 43/1999/QĐ-UBngày 29/5/1999 của UBND Thành phố Hà Nội
Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy thựchiện theo Quyết định số 43/1999/QĐ-UB ngày 29/5/1999 của UBND Thànhphố Hà Nội,
Tính đến năm 2010, việc sử dụng đất trên địa bàn quận đạt kết quả nhưsau:
Bảng 2.3: Kết quả quy hoạch sử dụng đất 2000- 2010
Hiệntrạngnăm2000
Diện tíchtheo Quyhoạch sửdụng đất
Diện tích theohiện trạng năm2005
Diện tích theohiện trạng năm2010Diện
tích(ha)
Tăng,giảm
Diệntích(ha)
Tăng,giảm
Trang 384 Đất sản xuất, kinh doanh
5 Đất giao thông, thuỷ lợi 138.68 258.58 224.7
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Cầu Giấy)
- Giai đoạn 2011-2020: Thực hiện các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã hoàn thành công tác lập quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011-2015), được UBND Thành phố phê duyệt theo Quyết định số2267/QĐ-UBND ngày 26/4/2014; Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 đượcUBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày17/4/2015
Trang 39Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã hoàn thành lập Kế hoạch sử dụngđất năm 2016, đang trình Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định và báo cáoUBND Thành phố phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm là căn cứ đểthực hiện thu hồi đất, giao đất trên địa bàn
Nhìn chung kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quậnsát với kế hoạch sử dụng đất được duyệt Tuy nhiên có một số dự án chậmtriển khai, chưa thực hiện được do gặp vướng mắc trong khâu giải phóng mặtbằng, thời gian hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật kéo dài nênchưa đạt được như kế hoạch đã định, chủ yếu là các dự án phát triển hạ tầngcấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụngđất đai, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, phát triển đô thị, phù hợp với quan điểm phát triển chung thànhphố Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả và hạn chế những tồn tại trong quá trìnhthực hiện kế hoạch sử dụng đất thì việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm là
vô cùng cần thiết Nó giúp chúng ta giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trongviệc hoạch định các chính sách về đất đai, phân bổ đất đai cho các nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, đồng thời gắn liền với quản lý, sử dụng đất bền vững, cânbằng sinh thái, bảo vệ môi trường
Trang 40Bảng 2.4: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm
2015 đã được phê duyệt
TT Chỉ tiêu sử dụng đất
Diện tích kế hoạch được duyệt
Kết quả thực hiện
Diện tích
So sánh Tăng (+) giả
m (-)
Tỷ lệ (%)
-94,60
2.1