Thí điểm mô hình Hội đồng kỹ năng ngành quốc gia thực hiện hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 86 - 93)

nghề quốc gia cho người lao động

Mục tiêu phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 chỉ rõ: Đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm nghề quốc gia. Đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Để hoàn thành mục tiêu đã được quy định rõ trong Chiến lược, đòi hỏi phải cải tiến cách thức xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia và tổ chức ĐGKNN quốc gia, nhằm thu thút sự tham gia của DN và DN thực hiện trách nhiệm của mình, trong đó việc thí điểm xây dựng mô hình HĐKNNg thích hợp và xác định mối quan hệ giữa HĐKNNG với các chủ thể tham gia (Xem Sơ đồ 3.1).

Sơ đồ 3.1. Mô hình gắn kết trách nhiệm của Chính phủ –Người lao động- HĐKNNgQG - Doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Chú thích sơ đồ:

:mũi tên phối hợp thực hiện

Theo sơ đồ, phát triển KNN nằm ở vị trí trung tâm (bao gồm: xây dựng TCKNN, đề thi ĐGKNN quốc gia, tổ chức TTN, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNN quốc gia. Các chủ thể tham gia phát triển KNN bao gồm: CP – NLĐ – HĐKNNgQG– DN - CSDN. HĐKNNgQG là cơ quan thực hiện phát triển

Phát triển KNN (xây dựng TCKNN, ĐTĐGKNN,tổ chức ĐGCCCKNN) Doanh nghiệp Người lao động CHÍNH PHỦ CSDN TTĐGKNQG HỘI ĐỒNG KỸ NĂNG NGÀNH QUỐC GIA

KNN; DN và NLĐ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong các hoạt động phát triển KNN và có tác động ngược trở lại để phản ánh tính khả thi của các quy định pháp luật.

3.3.3.1. Mục tiêu:

-Công cụ và cách thức hữu hiệu thực hiện quy trình xây dựng công cụ ĐGKNN và tổ chức ĐGKNN quốc gia để thu hút sự tham gia và thực hiện trách nhiệm của DN;

-Tạo độc lập giữa tính chuyên môn kinh tế - kỹ thuật và chức năng quản lý nhà nước; tính chuyên sâu, độc lập về chuyên môn nghề;

-Là công cụ giúp kết nối các chủ thể: CP-CSDN-DN-NLĐ trong lĩnh vực phát triển KNN;

-Chia sẻ nhiệm vụ với Bộ LĐTBXH, các bộ, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển KNNQG;

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

Cơ quan phát triển KNNQG được TTgCP thành lập, hoạt động theo cơ chế độc lập, làm việc theo chế độ tập thể. Cơ cấu tổ chức bao gồm 04 HĐKNNg và các bộ phận khác, cụ thể: (Xem hình 3.2)

- Giám đốc cơ quan phát triển kỹ năng ngành quốc gia; -Hội đồng kỹ năng ngành xây dựng;

-Hội đồng kỹ năng ngành giao thông vận tải;

-Hội đồng kỹ năng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; -Hội đồng kỹ năng ngành công thương;

-Văn phòng;

-Ban quản lý trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; -Ban đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; -Ban thị trường và doanh nghiệp;

-Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; -Chi nhánh, văn phòng đại diện 03 miền.

Các HĐKNNgQG sẽ được thành lập bởi Quyết định của TTgCP. Cơ quan phát triển KNNQG tổ chức và hoạt động theo mô hình đơn vị hành chính – sự nghiệp, được cấp con dấu và tài khoản riêng. Quyết định của TTgCP hoặc Bộ trưởng Bộ LĐTBXH là văn bản quy định thành lập HĐKNNgQG, công nhận thành phần HĐKNNgQG, các bộ phận giúp việc. (Xem Sơ đồ 3.1)

AT

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng kỹ năng ngành

Chú thích sơ đồ: : quản lý, điều hành : phối hợp thực hiện Hội đồng KNN ngành xây dựng (Các Hội đồng kỹ năng nghề và chuyên gia Hội đồng KNN Ngành giao thông vận tải (Các Hội đồng kỹ năng nghề và chuyên gia) Hội đồng KN ngành nông nghiệp (Các Hội đồng kỹ năng nghề và chuyên gia Hội đồng KN ngành công thương (Các Hội đồng kỹ năng nghề và chuyên gia)

GIÁM ĐỐC CƠ QUAN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGÀNH QUỐC GIA Ban quản lý trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Ban đánh giá, cấp chứng chỉ ký năng nghề Ban thị trường và Doanh nghiệp Hội đồng KN ngành ……. (Các Hội đồng kỹ năng nghề và chuyên gia)

Thành phần HĐKNNgQG bao gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm về ngành cụ thể (chuyên gia độc lập, chuyên gia đại diện tập đoàn, công ty, CSDN….), đại diện cơ quan quản lý nhà nước, đại diện cộng đồng DN.

Giám đốc cơ quan phát triển KNNgQG là người được TTgCP bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành về tổ chức – hành chính- quản trị và mối quan hệ công tác giữa các hội đồng, ban của cơ quan.

Thành phần các HĐKNNgQG, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng; 03 Phó Chủ tịch : 01 đại vụ, cục, tổng cục Bộ chuyên ngành (phụ trách chuyên môn; 01 đại diện TCDN (Bộ LĐTBXH) (phụ trách quy trình, thủ tục xây dựng thực hiện các hoạt động KNN, tổ chức thẩm định); 01 đại diện cộng đồng DN (chủ tịch HHNN, đại diện lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đại diện DN tư nhân).

Chủ tịch Hội đồng là người được tất cả thành viên Hội đồng bầu ra thông qua đại hội, làm việc chuyên trách theo nhiệm kỳ 05 năm. Các phó chủ tịch đại diện cho Bộ chuyên ngành và TCDN, cộng đồng DN là người được cơ quan quản lý chỉ định, cử vào Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thành viên gồm 11 chuyên gia, chuyên gia độc lập (05 người), chuyên gia đại diện cơ quan quản lý nhà nước (02 người), chuyên gia đại diện DN (03). Chủ tịch và các chuyên gia làm việc theo chế độ chuyên trách.

Chủ tịch HĐKNNgQG căn cứ tình hình thực tế thành lập các Hội đồng kỹ năng nghề tương ứng với số lượng nghề hiện tại và tương lai thuộc lĩnh vực ngành trình Giám đốc cơ quan phát triển KNNgQG phê duyệt. HĐKNN có nhiệm vụ giúp HĐKNNgQG tổ chức thực hiện xây dựng các công cụ ĐGKNN quốc gia; tổ chức ĐGKNN cho NLĐ; tổ chức thực hiện thẩm định các nội dung trên theo quy định pháp luật hiện hành.

Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐKNNgQG, HĐKNN được xây dựng dựa trên các nội dung cơ bản đã đề cập như trên.

b) Nhiệm vụ

- Tư vấn cho TTgCP, các cơ quan liên quan về chính sách phát triển KNNQG của lĩnh vực ngành công nghiệp cụ thể;

- Thực hiện xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công cụ ĐGKNN quốc gia của ngành công nghiệp;

- Khảo sát nhu cầu KNN trong khối DN thuộc các ngành công nghiệp; - Thu thập thông tin nhu cầu KNN của NLĐ ở các khối DN; thu thập nhu cầu NLĐ của các khối DN; Định hướng nhu cầu KNN của TTLĐ;

- Tổ chức ĐGKNN cho NLĐ trong các khối ngành công nghiệp;

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho NLĐ thuộc khối ngành công nghiệp quản lý.

c) Quy trình hoạt động của các hội đồng kỹ năng ngành quốc gia trong hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Hàng năm, các HĐKNNgQG lập kế hoạch phát triển công cụ ĐGKNN quốc gia và thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG (khảo sát nhu cầu thị TTLĐ, lấy ý kiến DN về nhu cầu KNN của NLĐ ở khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…) trình Bộ LĐTBXH thẩm định phê duyệt kế hoạch.

Trong quá trình thẩm định Bộ LĐTBXH xin ý kiến các Bộ liên quan và phê duyệt sau đó tổng hợp, trình TTgCP phê duyệt kế hoạch. Sau khi có quyết định phê duyệt của TTgCP, Bộ Tài chính cấp ngân sách để tổ chức thực hiện.

Các HĐKNNgQG tổ chức thực hiện xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia và trình Bộ LĐTBXH, Bộ liên quan thẩm định (về quy trình xây dựng và chuyên môn kinh tế - kỹ thuật…). Sản phẩm bộ công cụ ĐGKNN quốc gia được chuyển tới Viện khoa học chuyên ngành thẩm định độc lập trước khi ban hành. Sau đó, các HĐKNNgQG chuyển sản phẩm công cụ ĐGKNN quốc gia về TCDN (Vụ Kỹ năng nghề) để lưu trữ, quản lý.

Các HĐKNNgQG tổ chức ĐGKNN cho NLĐ theo kế hoạch được phê duyệt tại các TTĐGKNNQG, sau đó gửi kết quả đánh giá về Bộ LĐTBXH để công nhận và cấp CCKNNQG cho NLĐ. TCDN thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển KNN của các cơ quan, tổ chức tham gia.

d) Mối quan hệ giữa HĐKNNgQG với các chủ thể

- Chính phủ: HĐKNNg được Chính phủ ký quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH thừa lệnh TTgCP ký quyết định thành lập. Trong đó, TTgCP giao cho các bộ, ngành thực hiện chức năng:

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

+ Ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của HĐKNNgQG, HĐKNN;

+ Quản lý hoạt động của các HĐKNNgQG, HĐKNN nghề; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy trình xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNN cho NLĐ.

+ Cơ quan thường trực giúp TTgCP quản lý lĩnh vực đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.

+ Bộ chủ quản: HĐKNNgQG chịu sự quản lý về kế hoạch phát triển KNNQG trong các khối ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ.

+ Doanh nghiệp: HĐKNNgQG phối hợp với DN trong việc thực hiện xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG. Thông qua HĐKNNgQG, cộng đồng DN thông qua các HHNN truyền tải những yêu cầu thuộc ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của mình trong việc xác định nội dung, yêu cầu phát triển KNNQG.

+ Người lao động: là đối tượng để HĐKNNgQG đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho NLĐ. Đặc biệt, HĐKNNgQG là cơ quan tư vấn, định hướng cho NLĐ trong việc chọn ngành, nghề tham gia ĐGKNN quốc gia.

+ Hiệp hội doanh nghiệp: đây là chủ thể có mối quan hệ khăng khít với các HĐKNNgQG; là kênh thông thông tin về nhu cầu KNN cho NLĐ tại DN, HĐKNNgQG là cầu nối giữa Nhà nước và DN trong mọi thỏa hiệp và giải quyết chính sách, pháp luật vướng mắc.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

-Bộ LĐTBXH xây dựng Đề án thí điểm thành lập và tổ chức hoạt động mô hình HĐKNN ngành giai đoạn 2015-2020: giới hạn thí điểm ở một số ngành, nghề để đúc kết và nhân rộng triển khai nếu hiệu quả tốt và thay thế được các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển KNNQG. (Xem Sơ đồ 3.3)

Chú thích sơ đồ:

: Kiểm tra, giám sát theo ngành, lĩnh vực

: Kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình hoặc thành lập

: Thực hiện trách nhiệm : Thành lập

: Cấp ngân sách

Sơ đồ 3.3. Vị trí của HĐKNNgQG trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng DN THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ Bộ LĐTBXH Bộ XD Bộ GTVT Bộ NTPTNT Bộ CT Hội đồng KNN ngành lĩnh vực xây dựng Hội đồng KNN lĩnh vực giao thông vận tải Hội đồng KN ngành công thương Hội đồng KN ngành nông nghiệp TCKNQG, NHĐT lĩnh vực xây dựng và ĐGKNN cho NLĐ TCKNN, NHĐT lĩnh vực giao thông vận tải và ĐGKNN cho NLĐ TCKNN, NHĐT lĩnh vực nông nghiệp và ĐKNN choNLĐ TCKNN, NHĐT lĩnh vực công thương và ĐGKNN cho NLĐ Hiệp hội DN lĩnh vực XD Hiệp hội DN lĩnh vực GTVT Hiệp hội DN lĩnh vực NN Hiệp hội DN lĩnh vực CT Bộ Tài chính

-Bộ LĐTBXH ban hành quy chế tổ chức và hoạt động HĐKNNgQG; -Bố trí ngân sách về tổ chức thí điểm HĐKNNgQG thực hiện các hoạt động phát triển KNNQG giai đoạn 2015-2020.

-Quyết định thành lập HĐKNNgQG quy định cụ thể hoặc dẫn chiếu các quy định về chế độ tiền lương, tiền công và phụ cấp trách nhiệm đối với các chuyên gia tham gia các hoạt động phát triển KNNQG.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)