2.3.1.1. Kết quả xây dựng văn bản pháp lý và các quy định liên quan a) Luật Dạy nghề
Điều 55 quy định : “Doanh nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cơ sở dạy nghề mời tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề liên quan đến sản xuất, kinh doanh của DN”.[24, tr.14]
Điều 56. Nghĩa vụ của DN trong hoạt động dạy nghề quy định: “Tiếp nhận người học nghề đến tham quan, thực tập kỹ năng nghề tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với cơ sở dạy nghề. ”.[ 24, tr.15]
Điều 57. Nghĩa vụ của DN trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao KNN và đào tạo lại nghề cho NLĐ của DN quy định: “Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp vừa làm, vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề”. [ 24, tr.15]
b) Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa XI thông qua có hiệu lực ngày 29 tháng 11 năm 2005 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh các loại hình DN [25]. Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn luật về DN quy định các chế định: thành lập DN, đăng ký kinh doanh; vốn; tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình DN như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, DN tư nhân…; giải thế, phá sản, sáp nhập DN; quản lý nhà nước đối với DN. Trong nền kinh tế, các loại hình DN mang các đặc điểm của mô hình DNXH đang hoạt động, tuy nhiên, pháp luật DN chưa công nhận và thiết kế chế định pháp luật đối với nhóm DN này.
c) Các đạo luật liên quan
Ngoài Luật dạy nghề là đạo luật điều chỉnh lĩnh vực KNNQG, còn có các đạo luật khác quy định chứng chỉ nghề nghiệp, như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh (chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh); Luật Kiểm toán độc lập (giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán độc lập); Luật Hàng không dân dụng (chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không); Luật luật sư (chứng chỉ hành nghề luật sư); Luật Dược (chứng chỉ hành nghề dược); Luật Kế toán (chứng chỉ nghiệp vụ kế toán); Luật Giáo dục và Đào tạo (chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
Đây là các đạo luật chuyên ngành quy định điều kiện hoạt động nghề nghiệp theo ngành, lĩnh vực. Do đó, để hoạt động nghề nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể luật điều chỉnh, yêu cầu cá nhân để tham gia hành nghề phải được
cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ (giấy chứng nhận) nghề nghiệp, đây là văn bản chứng nhận đã qua đào tạo và đạt kỳ thi và là cơ sở chứng minh điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
d) Quyết định số 630/QĐ-TTg [17]
Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức thực hiện phát triển KNNQG, quy định các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2011-2020, trong đó tập trung phát triển các TTĐGKNNQG cho NLĐ gắn với đầu tư xây dựng các nghề trọng điểm ở một số DN và xác định trách nhiệm của DN đối với các hoạt động xây dựng công cụ ĐGKNN, và công tác tổ chức đánh giá KNN.
g) Quyết định số 09/2008/QĐ-Bộ LĐTBXH [7, tr.5-11] : Quy trình xây dựng và ban hành TCKNN được Bộ LĐTBXH xây dựng trong đó trách nhiệm của DN được minh họa như Sơ đồ 2.4.
Sơ đồ 2.4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong các bước của quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
2. Phân tích nghề:
÷ Chuyên gia DN tham gia; ÷ DN phối hợp với BCN khảo sát quy trình sản xuất;
3.÷ Chuyên gia DN tham gia; Phân tích công việc ÷ Khảo sát, ứng dụng máy móc, thiết bị của DN.
4. Xây dựng danh mục các công việc
÷ Chuyên gia DN tham gia;
÷ DN phối hợp trong việc sắp xếp dựa trên thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
5. Biên soạn :
Chuyên gia DN tham gia
6. Thẩm định
Chuyên gia DN tham gia
1. Thành lập Ban chủ nhiệm:
e) Thông tư số 15/2011/TT-Bộ LĐTBXH [10]
Quy trình đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia, bao gồm: người dự thi, trung tâm đánh giá, ban giám khảo, tổ giám sát, các cơ quan liên quan và DN. Các DN tham gia các kỳ ĐGKNNQG trong các hoạt động sau: [10] tham gia Ban giám khảo; Tổ giám sát; tham gia với tư cách TTĐGKNNQG được cơ quan tổ chức lựa chọn là địa điểm đánh giá KNN cho NLĐ.
h) Quyết định 571/QĐ-TCDN [5]
Trong hoạt động xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia thì trách nhiệm của DN được đề cập ở các nội dung như sau: thực hiện biên soạn CHTN&ĐTTH nếu được TCDN lựa chọn và ký kết hợp đồng; cử đại diện tham gia thẩm định CHTN&ĐTTH.
2.3.1.2. Đánh giá a)Mặt được
- Hoạt động phát triển KNN đã được luật hóa trong Luật dạy nghề, từ công tác xây dựng TCKNN, đề thi ĐGKNN quốc gia đến tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho NLĐ; tạo hành lang pháp lý, làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực KNNQG.
- Tạo cơ sở để DN thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp luật khi tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp.
- Tăng cường liên kết đào tạo giữa CSDN và DN.
b)Hạn chế, tồn tại
- Chương về Đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG mới chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý và quyền của NLĐ, trong khi đó DN, HHNN chưa được ghi nhận địa vị pháp lý mà chỉ được nêu lên với tư cách đơn vị phối hợp.
Theo quy định pháp luật DN thì chỉ dẫn chiếu điều luật về trách nhiệm của DN, đó là tại Khoản 1, Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” [25]. Với quy định như trên sẽ được hiểu nếu trường hợp văn bản pháp luật khác có hiệu lực pháp lý ngang với Luật Doanh nghiệp có quy định về các nội dung liên quan đến DN thì DN sẽ phải có trách nhiệm thực hiện.
Tóm lại, phát triển KNNQG có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh của DN, cũng như hiệu quả kinh tế mà DN đem đến cho lợi ích quốc gia, nhưng Luật Doanh nghiệp năm 2005 chưa có điều khoản quy định hay dẫn chiếu về trách nhiệm của DN, nhất là các chính sách khuyến khích DN tham gia vào phát triển KNN.
Quyết định 630 của TTgCP đề cập đến trách nhiệm của DN đối với hoạt động xây dựng TCKNN trong đó quy định cụ thể DN có trách nhiệm trực tiếp tham gia hoạt động xây dựng TCKNN. Tuy nhiên, đây là văn bản cá biệt, hiệu lực pháp lý chưa đủ mạnh, hơn nữa văn bản này cũng chỉ ghi nhận chung, chưa quy định về những trách nhiệm cụ thể của DN trong các hoạt động xây dựng TCKNN.
Hiện nay, chúng ta chưa có khung trình độ giáo dục quốc gia trong đó có khung trình độ KNNQG, dẫn đến việc công nhận KNN, các bậc KNN, CCKNNQG của các loại hình đào tạo, trình độ đào tạo …chưa thống nhất trong toàn hệ thống .