Ban hành danh mục các ngành nghề bắt buộc doanh nghiệp sử dụng lao

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 93 - 95)

lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

3.3.4.1. Mục tiêu

-Công cụ quản lý của Nhà nước, đồng thời là cách thức quản lý của Nhà nước nhằm quy định rõ ràng trách nhiệm của DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

-Đảm bảo an toàn lao động cho NLĐ;

-Đảm bảo vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường lao động.

3.3.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện:

Theo quy định tại khoản 3 Điều A thì Bộ LĐTBXH hội xây dựng thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành luật về chế định ban hành danh mục ngành nghề bắt buộc sử dụng lao động đạt chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Trên cơ sở danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” đã ban hành [4], [11], Bộ LĐTBXH tiến hành khảo sát để chọn các ngành, nghề có yếu tố độc hại, nguy hiểm và đòi hỏi kỹ thuật caolập danh mục ngành nghề bắt buộc sử dụng lao động có chứng chỉ KNN. Kết cấu bao gồm: tên ngành, nghề; mã ngành nghề; cấp bậc trình độ KNN; trách nhiệm của các cơ quan và DN trong tổ chức thực hiện (xử lý vi phạm pháp luật). Tiến hành xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và tổng hợp, hoàn thiện, ban hành thông tư.

Để chính sách đi vào thực tiễn và tránh được tình trạng gây xáo trộn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, các DN, cần phải xây dựng danh mục ngành nghề bắt buộc và tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể, theo hướng dần mở rộng. Trước mắt, lựa chọn danh mục ngành kinh tế - kỹ thuật bắt buộc sử dụng lao động có CCKNNQG [Phụ lục 4] sau đó lựa chọn danh

mục nghề trên cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất, kinh doanh, điều kiện môi trường làm việc, an toàn lao động và tổ chức thực hiện theo lộ trình như sau:

Năm 2015-2017: Quy định danh mục ngành nghề bắt buộc: 200 nghề. Năm 2018-2020: Quy định danh mục ngành nghề bắt buộc: 400 nghề. Bộ LĐTBXH tổ chức tập huấn cho cán bộ ngành LĐTBXH tại địa phương; chỉ đạo cơ quan LĐTBXH địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về tuyển dụng lao động có CCKNNQG tại các DN hoạt động, sản xuất các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề bắt buộc sử dụng lao động có CCKNNQG và tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính.

Bộ LĐTBXH phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp lý cho cộng đồng DN.

Doanh nghiệp: có trách nhiệm thực hiện tuyển dụng lao động đạt chứng chỉ nếu đăng ký hoạt động các ngành, nghề thuộc danh mục đã được quy định tại Thông tư ban hành danh mục các ngành nghề bắt buộc sử dụng lao động có CCKNNQG. Nếu các DN không thực hiện đúng hoặc trốn tránh trách nhiệm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

3.3.4.3.Điều kiện thực hiện:

- Bố trí kinh phí để Bộ LĐTBXH thực hiện khảo sát, đánh giá và lựa chọn danh mục ngành nghề phải sử dụng NLĐ có CCKNNQG;

- Bộ LĐTBXH hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thông tư hướng dẫn;

- Bổ sung hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng lao động có CCKNNQG trong các ngành nghề bắt buộc tại Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.

- Bộ LĐTBXH các bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát các DN trong việc thực hiện trách nhiệm sử dụng lao động đạt CCKNNQG. Thanh tra dạy nghề thuộc TCDN là cơ quan thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền.

-Tăng cường đội ngũ thanh tra chuyên ngành ở Trung ương: 05 người (Thanh tra Tổng cục Dạy nghề); Sở LĐTBXH cấp tỉnh: 03 người; Phòng LĐTBXH cấp huyện: 01 người.

Bố trí ngân sách cho Bộ LĐTBXH thực hiện khảo sát, lập danh mục ngành nghề có bắt buộc sử dụng lao động có CCKNNQG.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)