Phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 78 - 81)

của Nhà nước

Lĩnh vực dạy nghề nói chung, lĩnh vực KNNQG nói riêng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách lớn được đề cập trong các nghị quyết các kỳ đại hội Đảng, đó là cơ sở để các cấp, ngành thể chế hóa thành các chính sách cụ thể. Trong lĩnh vực KNN, việc triển khai các hoạt động theo chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch một mặt đảm bảo đem lại hiệu quả, mặt khác phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, nghị quyết của Đảng, đây được coi là yêu cầu tất yếu trong thể chế chính trị Đảng cầm quyền của chúng ta.

Việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển KNN đặt ra nhiều thời cơ về học hỏi, áp dụng những kinh nghiệm, mô hình tiên tiến. Nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức, trong đó nổi lên vấn đề các thế lực nước ngoại, núp danh hợp tác quốc tế để mua chuộc, chống đối chúng ta. Do đó, vấn đề

xây dựng, thực thi chính sách nói chung, KNNQG nói riêng luôn yêu cầu phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng.

3.2.2. Đảm bảo tính thống nhất

Doanh nghiệp là chủ thể của hệ thống dạy nghề nói chung, lĩnh vực kỹ năng nghề nói riêng. Với tư cách chủ thể của hệ thống kỹ năng nghề quốc gia, pháp luật sẽ có các quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của DN và các quyền và nghĩa vụ đó quy định trách nhiệm của DN đối với lĩnh vực này.

DN thực hiện trách nhiệm phát triển KNNQG là thực hiện một phần trách nhiệm trong tổng thể trách nhiệm chung mà các chủ thể khác thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu mà chiến lược phát triển dạy nghề đặt ra.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển KNNQG theo Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 người thì đòi hỏi các biện pháp đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu đặt ra.

Mặt khác, tính thống nhất đảm bảo các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, biện pháp này là tiền đề cho các biện pháp khác; biện pháp này là động lực thúc đẩy biện pháp kia đem đến hiệu quả trên thực tế.

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Bên cạnh tính thống nhất, các biện pháp đảm bảo tính đồng bộ, có nghĩa các biện pháp được xây dựng và tổ chức thực hiện theo cơ chế, luật pháp đã quy định hoặc theo quy trình liên kết chặt chẽ.

Cơ chế, chính sách, pháp luật là nền tảng luật định để xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức thực hiện, nội dung này đi kèm với các nhóm giải pháp về sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực KNNQG, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng DN tham gia vào các hoạt động phát triển KNNQG. Hơn nữa, các giải pháp tổ chức thực hiện là cơ sở phản ánh tính đúng đắn, hiệu quả của nhóm biện pháp chính sách, pháp luật để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Mặt khác, vệc tổ chức thực hiện giải pháp có thể tuần tự từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp.

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai tránh áp dụng theo nguyên tắc cứng nhắc, áp dụng linh hoạt, chủ động trong tổ chức thực hiện các biện pháp.

3.2.4. Đảm bảotính thực tiễn

Tính thực tiễn xác định tất yếu các biện pháp được rút ra từ những kết quả đã triển khai. Từ những tồn tại, hạn chế và xác định nguyên nhân, để đưa ra những biện pháp. Mặt khác tính thực tiễn của các biện pháp phải được chứng minh bằng các cách thức như thí điểm và nhân rộng mô hình.

3.2.5. Đảm bảo tính bền vững

Tính bền vững của các biện pháp quản lý sự tham gia của DN không chỉ phục vụ lợi ích của nhà nước, DN mà phải đảm bảo lợi ích cộng đồng xã hội, hay nói phạm vi nhỏ hơn chính là lợi ích của người lao động.

Phát triển KNNQG nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc cho người lao động. Mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN, nhưng mặt khác đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc tại DN cũng như con cái của họ.

Người lao động ngoài việc được trả lương tương xứng, họ còn phải được hưởng các khoản phúc lợi xã hội đầy đủ. Đó chính là động lực để họ phấn đấu nâng cao trình độ KNN, và năng suất lao động tại nơi làm việc. Đây chính là yếu tố quan trọng thể hiện tính bền vững của các biện pháp.

3.2.6. Đảm bảo tính khả thi

Có nhiều biện pháp được giới thiệu ý tưởng mới mẻ, cao siêu nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không đem lại hiệu quả như mong đợi, ngược lại có những biện pháp với ý tưởng không mới mẻ, tưởng chừng cũ kỹ lại cho chúng ta hiệu quả ngoài sức tưởng tượng, vì vậy, mấu chốt ở đây là tính khả thi của các biện pháp trước và sau khi áp dụng vào cuộc sống.

Tính khả thi của các biện pháp quản lý sự tham gia của DN đối với lĩnh vực KNNQG được xác định thông qua nội dung:

- Phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội ở thời điểm hiện tại và đón đầu được những yếu tố phát sinh của tương lại;

- Phản ánh đúng thực tại khách quan;

- Các biện pháp chỉ rõ điểm yếu, điểm mạnh khi tổ chức thực hiện; - Các biện pháp được cộng đồng DN ủng hộ và tham gia thực hiện; - Đạt mục tiêu phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, mặt đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN.

Tính khả thi có ý nghĩa quan trọng đối với tính sống còn của các biện pháp. Tính khả thi của các biện pháp quản lý sự tham gia của DN đối với lĩnh vực KNNQG thể hiện ở số lượng DN tham gia cũng như kết quả đạt được sau khi có được sự tham gia của DN. Do đó, để đảm bảo tính khả thi thì đồng nghĩa với việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, thực tiễn.

3.3. Đề xuất một số biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)