Tổchức thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 67 - 73)

2.3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề

Hiện nay, hệ thống TCKNN được phân loại theo ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, giao thông vận tải, truyền thông-thông tin, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch. Với việc phân thành các lĩnh vực như trên giúp cho Bộ LĐTBXH, các Bộ, ngành liên quan thống nhất kế hoạch xây dựng TCKNN theo từng giai đoạn ngắn hạn trung hạn và dài hạn. Đó cũng là cơ sở để các Bộ, ngành được phân công chủ trì biên soạn TCKNN.

Các bộ TCKNN được phát triển bởi ban chủ nhiệm, gồm 9-15 thành viên, thời gian xây dựng mỗi bộ TCKNN thường khoảng 3-6 tháng và được thẩm định bởi hội đồng thẩm định (HĐTĐ), gồm 7-9 chuyên gia.

Trách nhiệm của Bộ LĐTBXH: Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng và ban hành TCKNN quốc gia;Thống nhất kế hoạch, phân công cho các Bộ chủ trì tổ chức xây dựng TCKNN cho từng nghề và thoả thuận bằng văn bản để các Bộ ban hành TCKNN cho các nghề sau khi thẩm định đạt yêu cầu; Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức xây dựng và ban hành TCKNN của các Bộ; Thống nhất quản lý các TCKNN do các Bộ ban hành.

Trách nhiệm của các Bộ, ngành chủ trì: Lập kế hoạch về việc tổ chức xây dựng và ban hành TCKNNcho các nghề thuộc phạm vi quản lý/Báo cáo định kỳ và báo cáo theo yêu cầu của Bộ LĐTBXH về tình hình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành TCKNNcủa các nghề được giao/Quản lý lưu giữ các hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc xây dựng TCKNN của các nghề được giao để đề xuất cập nhật, sửa đổi, bổ sung các TCKNN đã quyết định ban hành cho phù hợp với những đổi thay của hoạt động sản xuất, kinh doanh và với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

Từ quy định trách nhiệm trên cho thấy đã có sự phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý công tác xây dựng TCKNN. Bộ LĐTBXH là cơ quan lập kế hoạch xây dựng TCKNN sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành, đồng thời, là thỏa thuận ban hành TCKNN.

Thỏa thuận ban hành là việc kiểm tra sự tuân thủ nguyên tắc, quy trình xây dựng TCKNN và rà soát mức độ yêu cầu kỹ năng từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh của nghề đó tại các DN.

Các bộ TCKNN chuyển giao từ nước ngoài được Bộ LĐTBXH, Bộ ngành liên quan phối hợp, xem xét công nhận trên cơ sở nguyên tắc, quy trình xây dựng TCKNN của Việt Nam, đồng thời công nhận chứng chỉ KNN và đánh giá mang tính quốc gia.

Thực tế các bộ Tiêu chuẩn Du lịch Việt Nam (VTOS) đang đặt ra vấn đề công nhận cấp quốc gia. Trong khuôn khổ HRDT do EU tài trợ đã chuyển giao 13 tiêu chuẩn kỹ năng nghề của 08 danh mục nghề, trên cơ sở Tiêu chuẩn Du lịch Việt Nam (VTOS), Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch đã tổ chức đánh giá cho NLĐ theo tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, hiện nay các Tiêu chuẩn Du lịch Việt Nam (VTOS) vẫn chưa tương thích với các quy định hiện hành Việt Nam nên việc công nhận là chứng chỉ KNNQG vẫn đang chờ cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục công nhận. Bộ LĐTBXH là cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện xây dựng TCKNN của các Bộ, ngành chủ trì.

Các Bộ, ngành chủ quản là cơ quan quản lý tổ chức xây dựng TCKNN quốc gia, nhiệm vụ cụ thể là:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, HHNN có liên quan tổ chức xây dựng và ban hành TCKNN cho các nghề theo kế hoạch đã thống nhất với Bộ LĐTBXH.

-Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức xây dựng và thẩm định TCKNN của các nghề được giao.

Thực tế hiện nay, các Bộ, ngành chủ quản giao cho các DN thuộc, trực thuộc tổ chức xây dựng TCKNN và thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức xây dựng; thẩm định TCKNN trước khi chuyển Bộ LĐTBXH thỏa thuận ban hành.

Như vậy, thông qua các bước lập kế hoạch, thẩm định, thỏa thuận, công nhận TCKNN, các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện quản lý sự tham gia của DN trong phát triển TCKNN.

Tuy nhiên, với cơ chế quản lý như hiện nay vẫn còn tồn tại một số tồn tại, hạn chế:

-Kế hoạch xây dựng TCKNN quốc gia chưa sát với nhu cầu thực tế của thị trường lao động, vẫn mang nặng tính quan liêu, hành chính.

-Quy trình xây dựng TCKNN chưa thu hút được đông đảo DN tham gia, bởi đây là quy trình 1 chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước, CSDN và DN. Các DN chỉ thực hiện trách nhiệm khi được giao chủ trì hoặc tham gia vào các bước biên soạn, thẩm định. Do đó, DN khó có điều kiện nói lên tiếng nói của họ đối với hoạt động xây dựng TCKNN, cũng như chưa có cơ chế rõ ràng cho DN thực hiện trách nhiệm của mình.

-Quy trình như hiện nay cho thấy DN vẫn đứng ngoài hoạt động đáng nhẽ ra họ phải là chủ thể tham gia chính ngay từ việc lập kế hoạch xây dựng TCKNN, biên soạn, thậm chí là quyền đồng sở hữu TCKNN.

-Cơ chế quản lý sự tham gia của DN vẫn còn vướng mắc do quy định của pháp luật chưa cụ thể, chưa xác định rõ tư cách chủ thể của DN trong việc phát triển TCKNN.

-Công tác lập kế hoạch phát triển TCKNN chưa có sự tham gia từ phía DN, chưa có sự khảo sát nhu cầu của DN, vì vậy mang tính chủ quan, áp đặt.

-Việc kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, chưa thực hiện thường xuyên dẫn tới chất lượng các bộ TCKNN chưa đảm bảo sát với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của DN cũng như thay đổi công nghệ trong sản xuất.

2.3.2.2. Xây dựng đề thi đánh giá kỹ năng nghề

TCDN là cơ quan tổ chức xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia, trên cơ sở lựa chọn và giao các cơ quan, tổ chức đáp ứng điều kiện chủ trì. Đến nay, chưa có DN nào được lựa chọn chủ trì xây dựng, tuy nhiên, sự tham gia của DN được thực hiện thông qua đội ngũ chuyên gia đại diện được TCDN mời.

Để xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia, Ban chủ nhiệm của từng nghề thành lập Tổ chuyên gia có số lượng tối thiểu 5 thành viên trở lên, thời gian trong khoảng 3-6 tháng, Thẩm định đề thi ĐGKNN quốc gia do hội đồng thẩm định gồm 5-7 chuyên gia, được lựa chọn là những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm. Thành phần hội đồng thẩm định quy định bắt buộc phải đảm bảo thành viên là đại diện cho DN tham gia.

Trong thời gian tới, với yêu cầu ĐGKNN phù hợp với nhu cầu nhân lực của các DN thì hoạt động xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia cần thiết phải tăng cường sự tham gia của DN, vì vậy, TCDN cần tăng cường giao cho DN, các HHNN chủ trì xây dựng đề thi ĐGKNN cũng như mời đông đảo đội ngũ chuyên gia của DN tham gia biên soạn, thẩm định. Cùng với đó là tăng cường quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNN bằng việc nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy trình xây dựng đề thi ĐGKNN với các chế định tăng cường sự tham gia của DN vào hoạt động này.

Kiểm tra, giám sát đơn vị chủ trì tiến hành các bước khảo sát quy trình sản xuất, kinh doanh của DN để đề thi ĐGKNN quốc gia phù hợp với yêu cầu kiến thức, kỹ năng của quy trình sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, cơ chế xây dựng đề thi nhiều tồn tại cần tháo gỡ, cụ thể:

- Việc lập kế hoạch phát triển đề thi ĐGKNN quốc gia, gồm các khâu: lập kế hoạch xây dựng; xóa bỏ hoặc chỉnh sửa. Việc lập kế hoạch xây dựng đề thi còn mang nặng tính quan liêu, nguyên nhân chính là do các cơ quan quản lý chưa tiến hành khảo sát nhu cầu TTLĐ và nhu cầu nhân lực của các khối ngành công nghiệp, dẫn tới đề thi ĐGKNN sau khi được xây dựng không được đưa vào sử dụng đánh giá ngay, không phù hợp với thực tế (quy trình sản xuất tiên tiến, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại), và chưa có kế hoạch cũng như thực hiện việc chỉnh sửa đề thi.

Bước thi thử để kiểm tra chất lượng câu hỏi đánh giá đỏi hỏi các đối tượng dự thi đảm bảo điều kiện về trình độ đào tạo, thời gian làm việc tại DN. Tuy nhiên, để huy động được các đối tượng này tham gia thi thử là rất khó khăn, bởi họ là những lao động đang chịu sự quản lý của DN. Vì vậy, nếu đơn vị chủ trì xây dựng là các CSDN thì việc sẽ khó khăn trong việc huy động đối tượng là NLĐ tại các DN.

Do đó, Nhà nước cần phải sửa đổi quy trình tổ chức thi thử cho phù hợp với thực tiễn xây dựng NHCHĐGKNN hiện nay, khắc phục tình trạng lựa chọn không đúng đối tượng thi thử, để đề thi ĐGKNN đảm bảo chất lượng,

tránh lãng phí ngân sách quốc gia cơ quan có thẩm quyền cần phải thuê DN thực hiện công tác này.

2.3.2.3. Tổ chức kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Có thể nói chỉ trong khoảng thời gian không dài kể từ khi Luật dạy nghề có hiệu lực, các văn bản pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời góp phần tích cực cho tổ chức triển khai đánh giá thí điểm KNNQG. Tuy chất lượng của các văn bản chưa đạt yêu cầu, do đây là lần đầu tiên triển khai thực hiện hoạt động đánh giá thí điểm KNN nên có nhiều vấn đề còn hạn chế cả về lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tế.

Nhìn chung kết quả xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật về ĐGKNN thực sự là thành công rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh thực tế mới bắt đầu thiết lập hệ thống đánh giá kỹ năng ở Việt Nam. Bên cạnh cũng còn tồn tại, hạn chế trong tổ chức ĐGKNNQG:

- Luật Dạy nghề không có quy định bắt buộc các DN phải tham gia vào hoạt động tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNN cho NLĐ, vì thế sự gắn kết và tham gia của các CSDN, các DN vào hoạt động ĐGKNN còn rất hạn chế.

Đội ngũ chuyên gia tham gia Ban giám khảo, Tổ giám sát kỳ ĐGKNN quốc gia đang trong quá trình hình thành. Để có được đội ngũ chuyên gia này cần phải tiến hành lựa chọn, tập huấn cho các chuyên gia về quy trình, phương pháp, kỹ năng tham gia biên soạn đề thi, cách thức chấm điểm, đánh giá kỹ năng cho NLĐ, đảm bảo đội ngũ chuyên gia thực hiện nhiệm vụ khách quan, công bằng, công bằng và minh bạch trong ĐGKNN quốc gia cho NLĐ.

- Chưa có chính sách về tiền lương, mức lương tương xứng đối với NLĐ có chứng chỉ KNNQG và quy định danh mục ngành nghề phải sử dụng lao động có chứng chỉ KNNQG

- Các HHNN vì nhiều lý do khác nhau nên trong thời gian qua chưa tích cực tham gia công việc này.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)