Tăng cường kiểm tra, thanh tra của các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 97 - 99)

+ Đội ngũ chuyên trách: là các chuyên gia biệt phái, thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

+ Đội ngũ kiêm nhiệm, chuyên gia độc lập (nếu là cán bộ, công chức hưởng tiền công và phụ trách nhiệm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH ).

-Chế độ khác: đội ngũ chuyên gia được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…theo quy định pháp luật hiện hành.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện

Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xây dựng thông tư hướng dẫn chế độ tiền lương, tiền công cho đội ngũ chuyên gia tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia.

3.3.7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra của các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

3.3.7.1. Mục tiêu

-Thanh tra theo cấp thẩm quyền để CP, các bộ, ngành quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG.

-Xác định thước đo tính khả thi của các chính sách do nhà nước ban hành, từ đó có cơ sở để phát huy, nhân rộng hoặc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

-Kiểm tra để các cơ quan quản lý có thẩm quyền phát hiện, điều chỉnh kịp thời cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KNNQG cho phù hợp với TTLĐ và nhu cầu KNN của NLĐ tại DN.

3.3.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền, trong đó đề cập tới cả trách nhiệm của cơ quan chủ quản các DN hiện nay chưa được tiến hành thường xuyên, và không phát huy được vai trò là kênh thông tin phản ánh những bất cập, vướng mắc trong khi tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển KNNQG. Do đó, để phát huy hiệu quả chức năng kiểm tra, thanh tra các cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường niên, định kỳ và đột xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền nhằm điều chỉnh những bất cập.

Đối với công tác kiểm tra, thanh tra ngoài việc tăng cường tần suất về số lượng đợt kiểm tra, còn phải đặc biệt quan tâm tới xây dựng kế hoạch, nội dung, phương thức kiểm tra, giám sát. Do đó, kế hoạch kiểm tra, giám sát phải được xây dựng sát với lộ trình triển khai các hoạt động phát triển KNN tại các đơn vị, DN; nội dung kiểm tra sát với vấn đề, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm tránh kiểm tra qua loa, đại khái, không sát vấn đề, dẫn tới tình trạng làm hình thức.

Mặt khác, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ kiểm tra. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra đảm bảo tính phục vụ, nghĩa là, kết quả của hoạt động này không chỉ là kênh thông tin cho cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành mà còn giúp cho đơn vị được kiểm tra, DN nhìn nhận thấy những yếu kém đang mắc phải và có phương hướng giải quyết vấn đề.

3.3.7.3. Điều kiện thực hiện

Chính phủ giao thêm chỉ tiêu biên chế đội ngũ thanh tra chuyên ngành ở trung ương, địa phương: Thanh tra chuyên ngành dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề): 05, Thanh tra Sở LĐTBXH: 03 người, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện: 02 người.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)