Nội dung quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 29 - 124)

kỹ năng nghề quốc gia

1.4.1. Quản lý trách nhiệm doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Từ những khái niệm quản lý như đề cập phần trên, tác giả đưa ra khái niệm về quản lý trách nhiệm DN đối với phát triển KNN quốc gia như sau:

Quản lý trách nhiệm DN đối với phát triển KNN quốc gia là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực phát triển KNN quốc gia nhằm làm cho hệ thống kỹ năng nghề vận hành, phát triển theo chủ trương của Đảng,

pháp luật nhà nước, thực hiện yêu cầu xã hội, thị trường lao động, đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quản lý trách nhiệm DN đối với phát triển KNN quốc gia, bao gồm: - Xây dựng cơ chế, pháp luật, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược; - Tổ chức thực hiện;

- Chỉ đạo, điều hành; - Kiểm tra, thanh tra.

Quản lý trách nhiệm của DN đối với phát triển KNN quốc gia trong luận văn là nội dung quản lý nhà nước mang tính chất vĩ mô.

1.4.2. Nội dung quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia năng nghề quốc gia

1.4.2.1. Xây dựng cơ chế, pháp luật trong lĩnh vực kỹ năng nghề a) Xây dựng cơ chế

Chính phủ cơ quan quản lý cao nhất về dạy nghề, bao gồm quản lý KNN. Để quản lý lĩnh vực này CP xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh các chủ thể, quy định thẩm quyền, trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ của CSDN và DN.

Cơ chế được hiểu là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau hoặc cách thức theo đó một quá trình thực hiện. Theo tác giả thì cơ chế quản lý sự tham gia của DN đối với phát triển KNN chính là việc Nhà nước hoạch định, ban hành chính sách, pháp luật về lĩnh vực KNN; tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển KNN, theo đó các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ thực hiện. Nhà nước thông qua các chế định pháp lý và công cụ hữu hiệu kiểm tra, giám sát điều chỉnh các chủ thể nhằm đảm bảo mục tiêu cơ bản cung cấp nguồn nhân lực có KNN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, DN đóng vai trò là một chủ thể có các quyền và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt động đó. Và cơ chế quản lý sự tham gia của DN đối với phát triển KNN là cách thức theo đó DN thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động phát triển KNN và các nghĩa vụ tài chính liên quan.

Hơn nữa, cơ chế quản lý sự tham gia của DN không chỉ là ý chí Nhà nước trong các quy định pháp luật tác động tới DN mà còn là sự phản ánh trở lại trong việc DN thực thi chính sách, pháp luật trong phát triển KNN. DN có quyền nói lên tiếng nói của mình thông qua việc góp ý xây dựng văn bản pháp luật, đây là kênh thông tin để các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế -xã hội, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong việc tổ chức chỉ đạo, điều hành.

b) Xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực kỹ năng nghề

Để thực hiện các cơ chế đó, nhà nước dùng công cụ pháp lý của mình đó là hệ thống văn bản pháp luật về dạy nghề để quy định những việc DN được làm trong lĩnh vực KNNQG. Chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật phải được ghi nhận quyền và nghĩa vụ cụ thể, cùng với các chế tài xử lý, tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện hành về dạy nghề thì DN chưa thấy được ghi nhận cụ thể với vai trò chủ thể có các quyền và nghĩa vụ.

Pháp luật hiện hành mới chỉ đề cập DN ở mức độ tham gia vào hoạt động phát triển KNN, như vậy, DN chưa phải là chủ thể đầy đủ của hoạt động này. Do đó, với quy định pháp luật như trên tác giả cho rằng cơ chế quản lý sự tham gia của DN đối với phát triển KNN là “cơ chế mở”.

Hiện nay, việc xây dựng và công nhận các bộ TCKNN được giao cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương. Theo đó, các bộ, ngành xây dựng bộ TCKNN dựa trên quy định về quy trình xây dựng TCKNN do Bộ LĐTBXH ban hành và thỏa thuận đồng ý trước khi ban hành. Với cơ chế xây dựng TCKNN như vậy, cho thấy nhà nước đã giao cho các cơ quan quản lý liên quan trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình tham gia các hoạt động xây dựng, công nhận TCKNN và có thể nói đây chính là “kênh” quản lý

sự tham gia của các chủ thể, trong đó có DN vào hoạt động phát triển KNN. Các DN và các HHNN có quyền chủ trì, xây dựng TCKNN cũng như việc tham gia vào các hoạt động đó.

c) Xây dựng các chính sách liên quan đến lĩnh vực kỹ năng nghề

Bên cạnh việc xây dựng cơ chế, pháp luật, nhà nước phải huy động sự tham gia đông đảo, mạnh mẽ của DN bằng các chính sách khuyến khích DN, đó là các hỗ trợ về thuế, đất đai, lãi suất tín dụng…Để quản lý sự tham gia của DN đối với lĩnh vực KNN, nhà nước cũng cần thiết phải xây dựng tiêu chí đánh giá sự tham gia của DN trong lĩnh vực này. Tiêu chí đánh giá sự tham gia của DN là cơ sở để nhà nước đánh giá được hiệu quả của các chính sách, chương trình, đề án đang tổ chức triển khai và là căn cứ để xếp hạng hay tôn vinh DN nhằm tạo động lực và thu hút sự tham gia của họ.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện xây dựng công cụ đánh giá kỹ năng nghề và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động

a) Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề

Xây dựng TCKNN được triển khai trên cơ sở kế hoạch hàng năm. Kế hoạch phát triển TCKNN được Bộ LĐTBXH xây dựng căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược, quy hoạch phát triển TCKNN dài hạn. Theo đó, hàng năm Bộ LĐTBXH và các Bộ, ngành liên quan thống nhất xây dựng, ban hành danh mục tên nghề và kinh phí triển khai.

Căn cứ danh mục tên nghề và kinh phí được giao các Bộ, đơn vị chủ trì lập kế hoạch xây dựng chi tiết TCKNN của nghề và tổ chức thực hiện các quy trình xây dựng của Bộ LĐTBXH ban hành. Dự toán kinh phí xây dựng TCKNN của các đơn vị chủ trì được lập dựa trên nội dung chi, mức chi được quy định trong văn bản liên bộ hướng dẫn.

Các cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCKNN phối hợp với Bộ LĐTBXH thỏa thuận trước khi ban hành. Thỏa thuận ban hành để kiểm tra, rà soát việc tuân thủ quy trình biên soạn, nội dung bộ TCKNN của các nghề đã đáp ứng cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

b) Xây dựng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Đề thi ĐGKNN quốc gia do TCDN (Bộ LĐTBXH) tổ chức xây dựng , trên cơ sở lựa chọn cơ quan, đơn vị có đủ năng lực thực hiện để giao chủ trì xây dựng. Cách thức tổ chức và kinh phí chi trả được TCDN giao cho các đơn vị thông qua hợp đồng giao công việc. Căn cứ hợp đồng các đơn vị thực hiện theo các điều khoản ký kết.

Việc thẩm định đề thi ĐGKNN quốc gia được hội đồng thẩm định của nghề thực hiện. Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia am hiểu sâu về nghề xây dựng, các chuyên gia nghiên cứu, cho ý kiến về nội dung câu hỏi đánh giá. Trên cơ sở ý kiến hội đồng thẩm định của nghề các đơn vị biên soạn đề thi ĐGKNN chỉnh lý, hoàn thiện và báo cáo TCDN và TCDN quản lý, bao gồm việc lưu giữ, điều chỉnh khi thấy cần thiết. Để thiết lập hệ thống dữ liệu ngân hàng đề thi ĐGKNN quốc gia phải xây dựng CHTN&ĐTTH của các nghề và TCDN tổ chức xây dựng thông qua các hợp đồng biên soạn với các đơn vị, tổ chức có năng lực.

Theo tác giả để thực hiện biên soạn CHTN&ĐTTH của các nghề phải thực hiện đầy đủ các nội dung như sau:

- Xây dựng tiêu chuẩn ra đề phù hợp với thực trạng đào tạo tại các cơ sở đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại các DN cũng như nội dung phân tích trong TCKNN.

- Phân tích hiện trạng sử dụng thiết bị và nội dung công việc tại DN liên quan đến nghề xây dựng.

- Lựa chọn đội ngũ chuyên gia biên soạn có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực, nghề xây dựng, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại DN.

- Xây dựng CHTN&ĐTTH với các nội dung cần thiết cho việc thực hiện công việc tại các công trình công nghiệp, thực tiễn sản xuất tại DN.

Như vậy, yếu tố quyết định đảm bảo ngân hàng đề thi ĐGKNN quốc gia sử dụng trong các kỳ ĐGKNN là chất lượng CHTN&ĐTTH. Do đó, trách nhiệm của DN sẽ quyết định tới chất lượng của các công cụ đánh giá như trên.

c) Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Tổng cục Dạy nghề là cơ quan quản lý về đánh giá, cấp chứng chỉ KNN cho NLĐ đạt các bậc KNN của nghề được đánh giá.

CCKNNQG là cơ sở để DN bố trí, sắp xếp vị trí công việc và trả tiền lương, tiền công phù hợp với trình độ KNN của NLĐ. ĐGKNN được triển khai trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong chiến lược, quy hoạch dài hạn của CP.

Để ĐGKNN, phải xây dựng đội ngũ đánh giá viên. Đánh giá viên là chuyên gia trong nghề được cấp thẻ đánh giá viên để trực tiếp thực hiện việc đánh giá KNN của NLĐ tham dự kỳ ĐGKNN ở một hoặc một số bậc KNN tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện thực tế của mỗi nghề.

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (CCKNNQG) để chứng nhận trình độ KNN đạt được và đảm bảo rằng trình độ KNN được công nhận phải được chấp nhận và sử dụng tại mọi DN, ngành nghề và các cơ sở giáo dục đào tạo. Chứng chỉ KNNQG có hiệu lực trong phạm vi cả nước đối với từng lĩnh vực ngành, nghề cụ thể. CCKNN khác với chứng chỉ nội bộ ở phạm vi lãnh thổ, chứng chỉ nội bộ chỉ có giá trị hiệu lực trong nội bộ DN, HHNN, còn CCKNN, có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia.

Hệ thống CCKNN được thiết kế theo thứ tự bậc KNN từ thấp đến cao. Mỗi CCKNN tương ứng với từng cấp bậc KNN xác định nhằm công nhận KNN của NLĐ đạt kết quả tại các kỳ ĐGKNN.

d) Tổ chức hội thi tay nghề các cấp, khu vực ASEAN và thế giới

Góc độ quản lý nhà nước công tác tổ chức TTN được chia làm 4 cấp: TTN cấp cơ sở, TTN cấp quốc gia, TTN ASEAN, TTN thế giới, tương ứng với mỗi cấp sẽ do từng cơ quan tổ chức thực hiện: TTN cấp cơ sở do các Bộ, ngành, địa phương tổ chức; TTN cấp quốc gia do Bộ LĐTBXH chủ trì tổ chức 02 năm/ lần; TTN ASEAN do các nước thành viên tổ chức, TTN thế giới do tổ chức Kỹ năng nghề thế giới tổ chức.

Bộ LĐTBXH là cơ quan quản lý nhà nước về TTN với nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật; TCDN là cơ quan tham mưu cho Bộ LĐTBXH về

công tác TTN; Sở LĐTBXH cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước TTN ở địa phương, đồng thời là cơ quan tổ chức TTN cấp cơ sở.

Về góc độ tổ chức thực hiện: các cơ quan, tổ chức liên quan công tác TTN thực hiện chính sách, pháp luật về TTN. Nhìn nhận ở góc độ này tác giả cho rằng yêu cầu quản lý trách nhiệm của DN đối với công tác này là vấn đề quan trọng, và có ý nghĩa thiết thực:

-DN tham gia hỗ trợ thiết bị TTN. Đây cũng là cơ hội để các DN quảng bá máy móc, công nghệ tiên tiến, hơn nữa là cơ hội để các thí sinh là lực lượng lao động trong tương lai của các DN có điều kiện tiếp cận máy móc, công nghệ mới.

- DN trực tiếp có cơ hội tuyển dụng được nguồn NLĐ chất lượng, đảm bảo phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh của mình, đồng thời NLĐ có cơ hội tìm được việc làm phù hợp.

- DN sẽ chia sẻ được gánh nặng về ngân sách cho nhà nước, đồng thời có cơ hội quảng bá hình ảnh của DN.

1.4.2.3. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Trong quá trình thi hành chính sách, pháp luật về phát triển KNNQG, các cơ quan có thẩm quyền cụ thể hóa quy định trên bằng các kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển KNN thuộc lĩnh vực quản lý.

Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các chính sánh, pháp luật về phát triển KNNQG, và chính các thiết chế pháp lý, bộ máy từ trung ương đến địa phương là công cụ để Chính phủ thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hành đối với lĩnh vực KNNQG.

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hành thông qua hệ thống văn bản pháp lý được ban hành và hệ thống cơ quan thuộc, trực thuộc.

Theo tác giả để thực hiện hiệu quả chức năng chỉ đạo, điều hành các hoạt động phát triển KNNQG, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực

KNNQG; củng cố bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương; tăng cường đội ngũ cán bộ, chuyên gia và ưu tiên bố trí nguồn ngân sách cho phù hợp.

1.4.2.4. Kiểm tra các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Kiểm tra, giám sát trong quản lý nói chung hay kiểm tra trong quản lý giáo dục nói riêng là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn. Như vậy, kiểm tra phải được thực hiện bằng cách có quá trình tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn để nắm bắt được chính xác, kịp thời tình hình.

Thực hiện chức năng quản lý về trách nhiệm của DN trong các hoạt động phát triển KNN thông qua kiểm tra, giám sát thì TCDN tiến hành các đợt kiểm tra để đánh giá mức độ, hiệu quả của cơ chế, văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đang được triển khai, đó đồng thời là nhiệm vụ của các bộ, ngành chủ quản được CP giao chủ trì xây dựng công cụ ĐGKNN cho NLĐ. Kết quả kiểm tra là kênh thông tin quan trọng, kịp thời để cơ quan quản lý các cấp điều chỉnh các cơ chế, văn bản pháp lý hiện hành về phát triển KNNQG.

1.4.3. Phối hợp trách nhiệm giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong phát triển kỹ năng nghề

1.4.5.1. Chính phủ

Chính phủ quản lý DN thông qua công cụ pháp luật. Ở khía cạnh này thì DN là chủ thể chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, các công cụ quản lý của Chính phủ gồm: thuế, phí, lệ phí, hải quan, đất đai,….Mặt khác, Chính phủ giao cho các Bộ, ngành quản lý DN theo ngành, lĩnh vực phụ trách. Trong lĩnh vực dạy nghề, ĐGKNN, Chính phủ giao Bộ LĐTBXH là cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, HHNN liên quan.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về dạy nghề thì trách nhiệm của DN đối với phát triển KNN được xác định theo lĩnh vực đăng ký và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, đặt trong mối quan hệ trách nhiệm giữa Nhà

nước và DN đối với phát triển KNN thì Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật để DN thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đối với hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 29 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)