Ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 95 - 97)

động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

3.3.5.1. Mục tiêu:

-Hỗ trợ DN thực hiện trách nhiệm đối với lĩnh vực phát triển KNNQG. -Thu hút đông đảo cộng đồng DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG;

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

-Ban hành chính sách ưu đãi thuế sử dụng đất đối với DN được cấp phép TTĐGKNNQG. Các địa phương khi quy hoạch sử dụng đất ưu tiên dành quỹ đất cho các DN hoạt động phát triển KNNQG; các DN được miễn, giảm thuế sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng.

-Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho DN sử dụng tỉ lệ lao động đạt CCKNNQG từ 60% trở lên; miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho tổ chức ĐGKNN quốc gia.

-Các DN được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam (ưu đãi về lãi suất, thời gian và hình thức trả nợ…) để xây dựng, cải tạo và nâng cấp hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết của TTĐGKNNQG.

-Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách cho DN tự tổ chức ĐGKNN cho NLĐ đang làm việc.

Chính phủ quy định nội dung các chính sách trong Nghị định hướng dẫn luật về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Giao Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về các chính sách, ưu đãi trên, cụ thể:

+ Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ LĐTBXH xây dựng chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất cho các DN được cấp phép trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

+ Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng chính sách về vay vốn ưu đãi.

+ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ LĐTBXH xây dựng chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ LĐTBXH xây dựng chính sách về miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…phục vụ công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện:

-Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích DN tham gia các hoạt động phát triển KNNQG.

-Bố trí ngân sách hàng năm cho công tác xây dựng văn bản hướng dẫn luật;

3.3.6. Chính sách đối với chuyên gia, đánh giá viên tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng nghề quốc gia

3.3.6.1. Mục tiêu

-Góp phần cải thiện đời sống vật chất cho đội ngũ chuyên gia, đánh giá viên để họ yên tâm nghiên cứu, cống hiến trí tuệ cho công tác phát triển KNNQG; giữ chân các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm công tác lâu năm trong các ngành công nghiệp; và đang làm việc theo chế độ chuyên trách.

-Thu hút đội ngũ chuyên gia, đội ngũ đánh giá viên có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm công tác lâu năm trong các ngành công nghiệp, cụ thể về nghề tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNN cho NLĐ;

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Bồi dưỡng, tập huấn: hàng năm Bộ LĐTBXH chủ trì, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ chuyên gia tham gia biên soạn, thẩm định các bộ

công cụ ĐGKNN quốc gia và đội ngũ đánh giá viên tham gia đánh giá, cấp CCKNNQG và củng cố đội ngũ hiện;

+ Nội dung tập huấn là các hướng dẫn quy trình, thủ tục xây dựng các công cụ ĐGKNN quốc gia và quy trình tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.

-Chế độ thù lao: Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ tiền lương, tiền công cho đội ngũ chuyên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)