Công tác kiểm tra

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 73 - 124)

Kiểm tra là công cụ thiết yếu để cơ quan quản lý nhà nước. Tiến hành, kiểm tra việc thực hiện văn bản pháp luật, kế hoạch phát triển KNNQG và kết quả tổ chức thực hiện, thông qua đó các cơ quan, đơn vị kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Những quy định pháp lý về kiểm tra, thanh tra đã được thiết lập, bước đầu tạo hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý triển khai công tác thanh tra, kiểm tra.

Năm 2013, TCDN mới bắt đầu thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát về việc xây dựng TCKNN của 17 nghề tại 17 Ban chủ nhiệm xây dựng TCKNN.

Kết quả kiểm tra việc xây dựng TCKNN của một số nghề tại các Ban chủ nhiệm xây dựng TCKNN của CSDN thuộc các Tổng công ty thuận lợi hơn nhiều so với các Ban chủ nhiệm của các CSDN khác về các nội dung sau:

- Các Ban chủ nhiệm thuộc các CSDN thuộc các Tổng công ty huy động được số lượng lớn các chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm thuộc Tổng công ty tham gia xây dựng TCKNN. Còn ở các CSDN khác thì đại diện DN tham gia Ban chủ nhiệm rất hạn chế.

- Các Ban chủ nhiệm thuộc các CSDN thuộc các Tổng công ty thuận lợi về công tác khảo sát quy trình sản xuất, kinh doanh, bởi các đơn vị này đều thuộc Tổng công ty, vì vậy, sự chỉ đạo của đơn vị cấp trên được thực hiện thống nhất. Còn các CSDN khác rất khó tiếp cận quy trình sản xuất, kinh doanh của DN mà họ chọn khảo sát.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế việc xây dựng TCKNN tại các Ban chủ nhiệm, các đoàn kiểm tra đã tổng hợp thực trạng và các kiến nghị của các đơn vị làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển KNN, điều chỉnh quy trình xây dựng công cụ ĐGKNN quốc gia ngày càng khả thi, thu hút được lực lượng lớn DN tham gia. Tuy nhiên, một mặt do thực tế các hoạt động mới bắt đầu triển khai, chưa đi vào khuôn khổ, nên việc kiểm tra các hoạt động phát triển KNNQG vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn và cơ chế phối hợp liên ngành chưa được hiệu quả.

Tiểu kết Chƣơng 2

Tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng quản lý, thực trạng sự tham gia của DN đối với các hoạt động phát triển KNNQG tại Vinacomin và một số DN; số liệu tổng hợp của các Bộ LĐTBXH, (Tổng cục dạy nghề), Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) và các bộ, ngành liên quan. Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả đã tổng hợp, phân tích dữ liệu và đánh giá theo các nội dung: cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến dạy

nghề. Tác giả đi sâu phân tích đánh giá các hoạt động liên quan đến phát triển KNNQG như: xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, câu hỏi trắc nghiệm và đề thi thực hành, đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và công tác tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Từ đó tác giả đưa ra các nhận định về những hạn chế, tồn tại để làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hữu hiệu đối với sự tham gia của DN vào lĩnh vực này.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

3.1. Định hƣớng

3.1.1. Định hướng tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển dạy nghề triển dạy nghề

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 định hướng phát triển nhân lực trên cơ sở: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”. [14, tr.9]

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đề ra nhiệm vu đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển và sử dụng nhân lực theo hướng : “Xây dựng những quy chế, cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực (đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của doanh nghiệp …). Thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nhân lực quốc gia”. [ 28, tr.5]

Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020 khẳng định trách nhiệm cụ thể của DN như sau :

“- Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kỹ năng nghề của người lao động trong doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ……đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề …).

- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực,

năng lực khác …) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi …) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với "sản phẩm" đào tạo của cơ sở dạy nghề.

Luật dạy nghề tại các Điều 55, 56, 57 cũng đã quy định một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của DN đối với phát triển KNNQG.

Như vậy các văn bản pháp luật và quan điểm phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề đều khẳng định trách nhiệm tham gia của DN đến các hoạt động dạy nghề và phát triển kỹ năng nghề.

3.1.2. Định hướng quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia triển kỹ năng nghề quốc gia

Từ những định hướng nhằm tăng cường sự tham gia của DN vào lĩnh vực dạy nghề, CP và các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể để tổ chức chỉ đạo, điều hành lĩnh vực này, đó là:

-Theo Quyết định số 630 của TTgCP về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020: “Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Giai đoạn 2011 - 2015 đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho khoảng 2 triệu người và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6 triệu người”.[17, tr.3].

-Tại khoản 7, Mục III: doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề: xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề…”.[17, tr.7]

3.1.3. Định hướng đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập lập

Theo Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị nêu rõ: Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã

hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công [1]; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (25/4/2006) của CP chỉ rõ: nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp chuyển sang hoạt động theo loại hình DN. Các đơn vị sự nghiệp chuyển đổi được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản nhà nước đã đầu tư theo quy định [13]; Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/8/2012 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về đề án: “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình cung cấp dịch vụ sự nghiệp công” nhiệm vụ chỉ rõ: “c, II) Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học, bệnh viện và một số cơ sở dạy nghề từ sau năm 2015...) theo hướng: được Nhà nước giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp” [15].

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của Nhà nước

Lĩnh vực dạy nghề nói chung, lĩnh vực KNNQG nói riêng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách lớn được đề cập trong các nghị quyết các kỳ đại hội Đảng, đó là cơ sở để các cấp, ngành thể chế hóa thành các chính sách cụ thể. Trong lĩnh vực KNN, việc triển khai các hoạt động theo chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch một mặt đảm bảo đem lại hiệu quả, mặt khác phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, nghị quyết của Đảng, đây được coi là yêu cầu tất yếu trong thể chế chính trị Đảng cầm quyền của chúng ta.

Việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển KNN đặt ra nhiều thời cơ về học hỏi, áp dụng những kinh nghiệm, mô hình tiên tiến. Nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức, trong đó nổi lên vấn đề các thế lực nước ngoại, núp danh hợp tác quốc tế để mua chuộc, chống đối chúng ta. Do đó, vấn đề

xây dựng, thực thi chính sách nói chung, KNNQG nói riêng luôn yêu cầu phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng.

3.2.2. Đảm bảo tính thống nhất

Doanh nghiệp là chủ thể của hệ thống dạy nghề nói chung, lĩnh vực kỹ năng nghề nói riêng. Với tư cách chủ thể của hệ thống kỹ năng nghề quốc gia, pháp luật sẽ có các quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của DN và các quyền và nghĩa vụ đó quy định trách nhiệm của DN đối với lĩnh vực này.

DN thực hiện trách nhiệm phát triển KNNQG là thực hiện một phần trách nhiệm trong tổng thể trách nhiệm chung mà các chủ thể khác thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu mà chiến lược phát triển dạy nghề đặt ra.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển KNNQG theo Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 người thì đòi hỏi các biện pháp đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu đặt ra.

Mặt khác, tính thống nhất đảm bảo các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, biện pháp này là tiền đề cho các biện pháp khác; biện pháp này là động lực thúc đẩy biện pháp kia đem đến hiệu quả trên thực tế.

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Bên cạnh tính thống nhất, các biện pháp đảm bảo tính đồng bộ, có nghĩa các biện pháp được xây dựng và tổ chức thực hiện theo cơ chế, luật pháp đã quy định hoặc theo quy trình liên kết chặt chẽ.

Cơ chế, chính sách, pháp luật là nền tảng luật định để xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức thực hiện, nội dung này đi kèm với các nhóm giải pháp về sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực KNNQG, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng DN tham gia vào các hoạt động phát triển KNNQG. Hơn nữa, các giải pháp tổ chức thực hiện là cơ sở phản ánh tính đúng đắn, hiệu quả của nhóm biện pháp chính sách, pháp luật để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Mặt khác, vệc tổ chức thực hiện giải pháp có thể tuần tự từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp.

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai tránh áp dụng theo nguyên tắc cứng nhắc, áp dụng linh hoạt, chủ động trong tổ chức thực hiện các biện pháp.

3.2.4. Đảm bảotính thực tiễn

Tính thực tiễn xác định tất yếu các biện pháp được rút ra từ những kết quả đã triển khai. Từ những tồn tại, hạn chế và xác định nguyên nhân, để đưa ra những biện pháp. Mặt khác tính thực tiễn của các biện pháp phải được chứng minh bằng các cách thức như thí điểm và nhân rộng mô hình.

3.2.5. Đảm bảo tính bền vững

Tính bền vững của các biện pháp quản lý sự tham gia của DN không chỉ phục vụ lợi ích của nhà nước, DN mà phải đảm bảo lợi ích cộng đồng xã hội, hay nói phạm vi nhỏ hơn chính là lợi ích của người lao động.

Phát triển KNNQG nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc cho người lao động. Mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN, nhưng mặt khác đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc tại DN cũng như con cái của họ.

Người lao động ngoài việc được trả lương tương xứng, họ còn phải được hưởng các khoản phúc lợi xã hội đầy đủ. Đó chính là động lực để họ phấn đấu nâng cao trình độ KNN, và năng suất lao động tại nơi làm việc. Đây chính là yếu tố quan trọng thể hiện tính bền vững của các biện pháp.

3.2.6. Đảm bảo tính khả thi

Có nhiều biện pháp được giới thiệu ý tưởng mới mẻ, cao siêu nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không đem lại hiệu quả như mong đợi, ngược lại có những biện pháp với ý tưởng không mới mẻ, tưởng chừng cũ kỹ lại cho chúng ta hiệu quả ngoài sức tưởng tượng, vì vậy, mấu chốt ở đây là tính khả thi của các biện pháp trước và sau khi áp dụng vào cuộc sống.

Tính khả thi của các biện pháp quản lý sự tham gia của DN đối với lĩnh vực KNNQG được xác định thông qua nội dung:

- Phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội ở thời điểm hiện tại và đón đầu được những yếu tố phát sinh của tương lại;

- Phản ánh đúng thực tại khách quan;

- Các biện pháp chỉ rõ điểm yếu, điểm mạnh khi tổ chức thực hiện; - Các biện pháp được cộng đồng DN ủng hộ và tham gia thực hiện; - Đạt mục tiêu phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, mặt đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN.

Tính khả thi có ý nghĩa quan trọng đối với tính sống còn của các biện pháp. Tính khả thi của các biện pháp quản lý sự tham gia của DN đối với lĩnh vực KNNQG thể hiện ở số lượng DN tham gia cũng như kết quả đạt được sau khi có được sự tham gia của DN. Do đó, để đảm bảo tính khả thi thì đồng nghĩa với việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, thực tiễn.

3.3. Đề xuất một số biện pháp

3.3.1. Xác lập cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong phát triển kỹ năng nghề quốc gia nghề quốc gia

3.3.1.1. Mục tiêu

Để xác lập, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các chủ thể, yêu cầu phải xác định địa vị pháp lý của các chủ thể. Do vậy, ghi nhận vị trí, trách nhiệm của DN trong lĩnh vực kỹ năng nghề là cơ sở pháp lý nhằm khẳng định địa vị pháp lý của DN trong các hoạt động phát triển KNN một cách chính thống, từ đó thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng DN.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thiết lập cơ chế phối hợp thì Nhà nước cần thiết ban hành văn bản quy định các nội dung pháp lý về quyền, trách nhiệm của các chủ thể tham gia, trong đó:

a) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

- Quốc hội sửa đổi, bổ sung chương Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia lĩnh vực KNN.

- Chính phủ: ban hành các văn bản hướng dẫn luật và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển kỹ năng nghề quốc gia (Trang 73 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)