triển kỹ năng nghề quốc gia
2.2.4.1. Tình hình chung doanh nghiệp: theo số liệu khảo sát năm 2009 của Tổng cục Thống kê, DN được phân chia theo các ngành: da giầy, hóa chất, cao su và nhựa, điện, xây dựng, giao thông đường song, viễn thông, bảo hiểm. Tỷ trọng vốn đầu tư phân chia theo ngành.[18, trang 27](Xem Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp theo ngành năm 2009
Ngành Doanh nghiệp Tỉ trọng (%) Nhà nước Ngoài nhà nước Nước ngoài Nhà nước Ngoài nhà nước Nước ngoài Da giầy 32 2.697 47 1,0 82,3 16,7 Hóa chất 31 1.216 268 0,9 80,3 17,7 Cao su và nhựa 22 2.080 447 1, 81,6 17, Điện 80 1.919 3,1 9,8 0,2 Xây dựng 388 24.022 129 19,4 97,9 0,
Giao thông đường
sông 3 869 3 3,9 9,8 0,3
Viễn thông 30 776 10 3,7 9,1 1,2
Bảo hiểm 16 43 20 20,3 4,4 2,3
Tổng 634 33.622 1.429 6,7 8,4 9,9
(Nguồn Tổng cục Thông kê)
Bên cạnh số lượng đông đảo các loại hình DN đang hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có một bộ phận nhỏ DN mang đặc điểm mô hình DNXH đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Hiện nay, có khoảng 300 DN theo mô hình DNXH; theo ước tính số lượng các tổ chức có tiềm năng để trở thành DNXH ở Việt Nam hiện lên tới 2.600 tổ chức các loại [18, tr. 31]. Chưa thống kê các cơ sở ngoài công lập phi lợi nhuận, các DN nhà nước cung cấp dịch vụ công ích, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước khuyến khích chuyển đổi hoạt động sang mô hình DN để nâng cao hiệu quả, đều có thể áp dụng mô hình DNXH.
Với số lượng đông đảo DN đang hoạt động, đã góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung, được thể hiện trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực dạy nghề, phát triển KNN.
2.2.4.2. Hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
Trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến dạy nghề, KNN, đều có sự tham vấn từ phía các DN, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và các HHNN.
Hiện nay, Bộ LĐTBXH đang được giao xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ nhất của 2014. Nhằm lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, BLĐTBXH đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quy mô lớn với sự tham gia góp ý của các chuyên gia đầu ngành, đóng góp ý kiến của các chủ thể chịu sự điều chỉnh trực tiếp của luật, đặc biệt là sự tham gia góp ý của cộng đồng DN thông qua website của Chính phủ và của BLĐTBXH. Rất nhiều ý kiến phản hồi của DN góp ý sâu và thiết thực cho các chế định pháp luật cụ thể liên quan đến hoạt động phát triển KNN,
Đã có một số DN quan tâm và góp ý kiến cho nhà nước trong việc hoạch định chính sách dạy nghề nói chung và chính sách phát triển KNN, điều đó phản ánh được tác động của các văn bản pháp luật đối với hoạt động phát triển KNN của DN. Tuy nhiên còn đông đảo DN chưa tự giác tham gia, do vậy Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện các quy định của văn bản pháp luật để huy động, khuyến khích cho DN tham gia vào các hoạt động phát triển KNN.
2.2.4.3. Hoạt động xây dựng TCKNN a)Kết quả
Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và được bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm thực hiện kế hoạch xây dựng TCKNN các nghề thuộc lĩnh vực ngành phụ trách. Theo kết quả tổng hợp số liệu của TCDN từ 2008 đến 2012 đã xây dựng TCKNN cho 148 nghề, trong đó ban hành TCKNN cho 122 nghề. [21, tr.26]
Quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành TCKNN (Xem Sơ đồ 2.3) được minh họa như sau:
Sơ đồ 2.3. Quy trình xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Ngoài các hoạt động trên, vai trò của DN còn thể hiện thông qua việc phối hợp với các đơn vị chủ trì xây dựng TCKNN ở giai đoạn khảo sát quy trình sản xuất, kinh doanh. DN có thể là đơn vị được giao chủ trì xây dựng TCKNN và cử chuyên gia tham gia các bước của quy trình trên. Kết quả xây dựng TCKNN từ 2008 đến 2011 như sau: (xem Bảng 2.2)
1.Thành lập Ban chủ nhiệm
2. Phân tích nghề
3. Phân tích công việc
4. Xây dựng danh mục các công việc
5. Biên soạn
6. Thẩm định
Bảng 2.2. Tình hình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề từ năm 2008 đến năm 2012 Năm Bộ 2008 2009 2010 2011 Tổng Bộ Xây dựng 10 10 - 01 23 Bộ Công Thương 8 44 3 - 6 Bộ NN&PTNT - 13 - - 13
Bộ Giao thông vận tải - 33 - - 34
Tổng 18 100 3 1 122
(Nguồn Tổng cục Dạy nghề)
Theo số liệu của TCDN, các đơn vị được giao chủ trì xây dựng TCKNN đã khảo sát quy trình và công nghệ sản xuất, kinh doanh của 1.000 DN, trung bình mỗi nghề khảo sát từ 3-5 DN trong phạm vi cả nước. Đối tượng khảo sát bao gồm: chủ DN, quản lý cấp cao (nhân sự, điều hành), giám sát viên, tổ/nhóm/đội trưởng, NLĐ trực tiếp tại các vị trí làm việc trong các DN. Để khảo sát quy trình sản xuất, kinh doanh của DN, BCN xây dựng TCKNN của nghề được giao thiết kế mẫu phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát.
Khảo sát thực hiện xây dựng TCKNN tại các đơn vị được thiết kế theo mẫu. [Phụ lục 7] Khảo sát quy trình sản xuất, kinh doanh tại DN có vai trò quan trọng đối với phân tích nghề và xây dựng phiếu phân tích công việc. Vì vậy, trách nhiệm của DN đối với xây dựng TCKNN bao gồm sự phối hợp, tạo điều kiện để các ban chủ nhiệm của các nghề tiến hành khảo sát tại DN.
Dự án “Nâng cao năng lực xây dựng Hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ KNN Việt Nam” do Hàn Quốc tài trợ thực hiện đánh giá thí điểm xây dựng TCKNN với sự tham gia của các DN cho 3 nghề tại 3 trường :
- Nghề công nghệ ô tô: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật- công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghề điện công nghiệp: Trường Cao đẳng nghề Điện-Cơ khí Hà Nội. Báo cáo cuối kỳ của Dự án đã đưa ra số liệu về thành phần, số lượng chuyên gia của các DN tham gia biên soạn và thẩm định TCKNN như sau:(Xem Bảng 2.3 và Bảng 2.4)
Bảng 2.3. Tổng hợp thành phần và số lượng chuyên gia tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Nghề Tổng số chuyên gia (ngƣời) Chuyên gia đến từ cơ quan nhà nƣớc (ngƣời/%) Chuyên gia đến từ CSDN (ngƣời/%) Chuyên gia đến từ DN (ngƣời/%) Chuyên gia nƣớc ngoài Hàn 18 4 (22,2) 11(61,1) (27,8) 02 Ô tô 10 - 4 (40) 2 (20) 04 Điện công nghiệp 16 - 11 (68,7) (31,3) -
Bảng 2.4. Tổng hợp thành phần và số lượng chuyên gia tham gia thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Nghề Tổng số chuyên gia (ngƣời) Chuyên gia đến từ cơ quan nhà nƣớc(ngƣời/%) Chuyên gia đến từ cơ CSDN (ngƣời/%) Chuyên gia đến từ DN (ngƣời/%) Ô tô 9 2 (22,1) 4 (44,) 3 (33,3) Điện công nghiệp 7 2 (28,) 2 (28,) 3 (33,0)
(Nguồn: Dự án nâng cao năng lực xây dựng hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ KNN Việt Nam, Báo cáo tổng kết cuối kỳ)
Từ số bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ đội ngũ chuyên gia từ DN chiếm gần 50% so với tỉ lệ đội ngũ chuyên gia đến từ CSDN và cơ quan hữu quan.
Cán bộ kỹ thuật của DN chưa được huy động tham gia phát triển TCKNN vì nhiều lý do khác nhau (chẳng hạn kinh phí trợ cấp cho chuyên gia thấp...).
b)Đánh giá
- Mặt được
+ Quy trình xây dựng TCKNN quy định trình tự các bước thực hiện trong quá trình biên soạn, tạo khuôn khổ pháp lý để các cơ quan, đơn vị có căn cứ lập kế hoạch triển khai đảm bảo chất lượng các TCKNN. Đối với hoạt động xây dựng TCKNN đã xác định trách nhiệm tham gia của DN với tư cách là một chủ thể không thể thiếu được trong quy trình.
+ DN đã khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong quy trình xây dựng TCKNN, nói lên được yêu cầu về KNN của NLĐ.
+ Sự tham gia của DN đã đóng góp vào việc hiện thực hóa các danh mục vị trí công việc của các bộ TCKNN, đáp ứng nhu cầu kỹ năng vào các vị trí việc làm tại DN.
Bảng 2.5. Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về vai trò của DN đối với hoạt động xây dựng TCKNN
Chuyên gia/ ngƣời Mức độ
Không cần
thiết Cần thiết Rất cần thiết
Cán bộ quản lý của TCDN (10 người) 0 0 10/10 (100%)
Chuyên gia tham gia biên soạn, thẩm định TCKNN (40 người) 02/40 (5%) 1/40 (2,5%) 37/40 (92,5%)
(Nguồn: Khảo sát ý kiến chuyên gia)
Qua số liệu tổng hợp đánh giá ý kiến các chuyên gia tại Bảng 2.5 về vai trò của DN đối với hoạt động xây dựng TCKNN có có thể nhận thấy sự đồng thuận rất cao về tính cần thiết và vai trò không thể thiếu của DN trong việc thực hiện trách nhiệm tham gia vào các hoạt động phát triển TCKNN, đặc biệt ở các bước phân tích công việc và xây dựng danh mục công việc của nghề.
- Hạn chế, tồn tại
+ Sau 05 năm triển khai xây dựng TCKNN theo Quyết định 09 cho thấy sự tham gia của DN hạn chế. Mặt khác, một số quy định tính khả thi chưa cao, chưa gắn kết được các chủ thể trong việc thực hiện quy trình xây dựng;
+ Văn bản pháp luật về dạy nghề chưa quy định cụ thể trách nhiệm của DN từ khâu khảo sát, lập kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện. Hoạt động khảo sát nhu cầu kỹ năng, kiến thức thực tế tại vị trí làm việc trong DN để xây dựng TCKNN chưa được coi trọng, thực hiện chưa kỹ càng, như: Danh mục công việc chưa đủ hoặc có những công việc không cần thiết, các bộ TCKNN chưa phản ánh đầy đủ, chính xác các vị trí việc làm của nghề trong thực tế sản xuất, kinh doanh Mặt khác, các đơn vị tổ chức khảo sát chưa tiếp cận được quy trình sản xuất, kinh doanh của DN, bởi đa phần DN không muốn bên ngoài vào tìm hiểu DN.
+ Đơn vị xây dựng TCKNN quốc gia chủ yếu là CSDN trong khi trách nhiệm của DN còn mờ nhạt và bị động.
+ Thiếu đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp để xây dựng TCKNN, đặc biệt chuyên gia đại diện DN.
2.2.4.4. Hoạt động xây dựng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
Ngân hàng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng trên cơ sở dữ liệu ngân hàng CHTN&ĐTTH. Các cơ quan, đơn vị thực hiện ký kết hợp đồng công việc để tiến hành công tác biên soạn CHTN&ĐTTH (chủ yếu là các CSDN). Đến nay, công tác xây dựng CHTN&ĐTTH vẫn đang được TCDN, các bộ, ngành liên quan tập trung triển khai hàng năm, trong đó công tác lập khảo sát, lựa chọn ngành, nghề xây dựng được quan tâm đặc biệt để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh của DN và TTLĐ.
a)Kết quả
Từ năm 2011 đến nay, kế hoạch xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia được ưu tiên triển khai đối với những nghề trọng điểm quốc gia [6] đã ban hành bộ TCKNN. Theo đó 40 nghề trọng điểm quốc gia thuộc các lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đã được xây dựng ngân hàng CHTN&ĐTTH [Phụ lục 5]. Theo quy định hiện hành DN là chủ thể có thể chủ trì hoặc tham gia xây dựng ngân hàng CHTN&ĐTTH. Theo đó DN có trách nhiệm cử các chuyên gia công nghệ, kỹ thuật tham gia vào việc biên soạn, thẩm định; phối hợp với các chủ thể khác tổ chức đánh giá thử nghiệm CHTN&ĐTTH. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có DN nào được lựa chọn xây dựng CHTN&ĐTTH, và đa phần CSDN được giao biên soạn. Nguyên nhân rút ra có thể là do TCDN chưa lựa chọn hoặc có thể lựa chọn nhưng các DN từ chối bởi nhiều lý do.
Trong 3 năm (2011 đến 2013) đã có 105 chuyên gia đến từ 50 DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được mời tham gia HĐTĐ đối với CHTN&ĐTTH và tổ chức thí điểm đánh giá tại các DN có NLĐ đang làm việc theo danh mục nghề phù hợp. Các DN đã tạo điều kiện để chuyên gia dự án khảo sát đưa ra kết quả làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đề thi ĐGKNN quốc gia.
Chuyên gia khuyến nghị các cơ quan tổ chức xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia nên tiến hành bước khảo sát nhu cầu kỹ năng của DN làm cơ sở ra tiêu chuẩn xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia và mời các chuyên gia tại DN cùng tham gia xây dựng.
Bên cạnh đó, bước lựa chọn tiêu chuẩn ra đề đánh giá dựa trên TCKNN tập trung vào phần có nhu cầu cao trong thực tế công nghiệp, có thể áp dụng rộng rãi sau này, lấy phương thức tiến hành và trình tự tiến hành ở ngành nghề tương ứng làm cơ bản.
Tiêu chuẩn đề thi được xây dựng trên cơ sở các nội dung: bộ TCKNN của nghề/chương trình ĐTN, chương trình dạy học, trang thiết bị của CSDN/năng lực thực hành NLĐ tại DN/ tình hình DN ở từng ngành, nghề (máy móc, trang thiết bị…) ….
Tiêu chuẩn ra đề thi của Việt Nam dựa trên bộ TCKNN ban hành, bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề; Tập trung vào phần có nhu cầu
cao trong thực tế công nghiệp, có thể áp dụng rộng rãi sau này, lấy phương thức tiến hành và trình tự tiến hành ở ngành nghề tương ứng làm cơ bản.
Do đó, có thể khẳng định rằng công tác khảo sát công việc thực tế tại DN là yêu cầu bắt buộc đề đưa ra tiêu chuẩn xây dựng đề thi ĐGKNN quốc gia. (Xem Bảng 2.6)
Bảng 2.6. Thông tin doanh nghiệp, ngành khảo sát xây dựng tiêu chuẩn đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia [21, trang 247]
Tên DN Ngành chủ lực Nghề liên quan Địa điểm
LE Group Sản xuất phụ tùng
xe máy
Điện công
nghiệp, Hàn Hà Nội
Sanco Lắp xe bus của
Huyndai Công nghệ ô tô
Tp Hồ Chí Minh Tran Comeco Công nghệ ô tô Công nghệ ô tô Tp Hồ Chí
Minh Saigon Shippingyards Sản xuất tàu thủy Hàn Tp Hồ Chí
Minh Mechanic and Contruction Gia công sản phẩm kim loại Hàn Tp Hồ Chí Minh
(Nguồn: Dự án nâng cao năng lực xây dựng hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam, Báo cáo tổng kết cuối kỳ)
- Mặt được
+ Sự tham gia của đội ngũ chuyên gia đến từ các DN, đặc biệt là những chuyên gia tham gia xây dựng TCKNN góp phần đảm bảo chất lượng các đề thi ĐGKNN quốc gia và phản ánh yêu cầu đối với những KNN mà DN cần.
+ Một số ít DN đã phối hợp, tạo điều kiện để các đơn vị xây dựng CHTN&ĐTTH thực hiện công tác khảo sát tại đơn vị mình;
- Hạn chế, tồn tại
+ Các bộ TCKNN là căn cứ để các đơn vị xây dựng CHTN&ĐTTH, tuy nhiên, các bộ TCKNN hiện hành chưa phản ánh đầy đủ hoạt động nghề
nghiệp của NLĐ tại một vị trí việc làm cụ thể của nghề, dẫn tới nội dung CHTN&ĐTTH sẽ thiếu hụt các câu hỏi liên quan đến vị trí việc làm của nghề.
+ Với góc độ quản lý nhà nước về lĩnh vực KNN: bên cạnh tồn tại từ cơ chế, chính sách dẫn tới DN chưa thực hiện được trách nhiệm của mình, hơn nữa cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa tin tưởng giao trách nhiệm cho DN, và tiếng nói từ phía DN chưa mạnh mẽ, hoặc nhận thức của DN chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động này.
2.2.4.5. Hoạt động tổ chức đánh giá thí điểm kỹ năng nghề quốc gia a)Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
Tính đến tháng 6/2013, đã có 16 đơn vị được cấp giấy chứng nhận hoạt động TTĐGKNN để thực hiện đánh giá kỹ năng cho 23 nghề; trong đó có 05 trung tâm của DN (chiếm 32%): Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm (Vinacomin), Trường CĐ Nghề LILAMAII (Tổng công ty Lắp máy và xây dựng ). Với tỉ lệ 05/16 trung tâm cấp giấy chứng nhận ĐGKNN cho NLĐ như