Biện pháp về cơ chế, chính sách, pháp luật là tiền đề, cơ sở pháp lý để các biện pháp còn lại căn cứ triển khai các hoạt động cụ thể. Luật do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động, cơ chế phối hợp hoạt động của các chủ thể và các chế định pháp lý liên quan của lĩnh vực KNNN. Các quy định pháp lý của đạo luật này bao phủ được cơ bản các hoạt động của các chủ thể thì sẽ tạo ra tính hiệu quả thực tế (tính khả thi). Bên cạnh đó là việc tạo ra cơ chế, chính sách phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động KNNQG được triển khai thuận tiện, dễ dàng.
Biện pháp về tổ chức thực hiện, căn cứ vào cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai hoạt động và đánh giá kết quả. Việc báo cáo, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện sẽ phản ánh tính khả thi, hiệu quả và vướng mắc của các giải pháp về cơ chế, chính sách, pháp luật.
Nếu biện pháp cơ chế, chính sách, pháp luật có các giải pháp phù hợp sẽ tạo động lực thúc đẩy các biện pháp về tổ chức thực hiện và ngược lại sẽ cản trở, không có hiệu quả. Đồng thời là căn cứ xác thực để các cơ quan xây dựng chính sách đánh giá tính hiệu quả và chỉnh sửa kịp thời các văn bản pháp lý liên quan, cũng như đơn vị thực hiện tiến hành điều chỉnh kế hoạch nhằm giúp các bên nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và công tác tổ chức thực hiện.
Sơ đồ 3.4. Mối quan hệ biện chứng của các biện pháp
Biện pháp 2 Biện pháp 7 Biện pháp 6 Biện pháp 5 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 1
Sơ đồ 3.4. biểu thị mối quan hệ giữa các biện pháp, mỗi một biện pháp thể hiện vị trí trong mối quan hệ chung để thực hiện mục tiêu phát triển KNNQG, và mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối thể hiện vai trò riêng để thúc đẩy DN thực hiện trách nhiệm và biện pháp về cơ chế, chính sách (biện pháp số 1) có tính cốt lõi. Đó là biện pháp có vai trò tiền đề, cơ sở để các biện pháp còn lại thực hiện triển khai các hoạt động cụ thể, hơn nữa các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra động lực thúc đẩy tính khả thi của chính sách và tính hiệu quả của các hoạt động thực tế.