Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai cho cán bộ và nhân dân

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn từ 2005 – 2011 (Trang 77 - 84)

Hằng ngày VPĐKQSDĐ có rất nhiều lượt người dân đang làm thủ tục cấp GCNQSDĐ do bức xúc hoặc có nhu cầu lên để thắc mắc về các vấn đề liên quan đến thủ tục. Một phần cũng vì lý do người dân chưa nắm hết các quy định. Việc người dân thiều hiểu biết các chính sách pháp luật của Nhà nước làm mất nhiều thời gian làm việc của cán bộ khi giải thích cho dân, ảnh hưởng đến kết quả cấp GCNQSDĐ. Bởi vậy:

- Những quy định của cơ quan quản lý đất đai cần rõ ràng, cụ thể và công khai để người dân hiểu rõ hơn.Vai trò trung gian của cán bộ địa chính và cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại trung tâm giao dịch “một cửa” rất quan trọng trong việc giải đáp thắc mắc cho người dân. Thông qua các tổ chức đoàn thể, hệ thống thông tin đại chúng,…để tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai, các chính sách của Nhà nước. Từ đó giúp người dân vừa hiểu biết và chấp hành đúng pháp luật, vừa có thể giám sát việc làm của cơ quan Nhà nước và cán bộ các cấp.

- Cán bộ chuyên viên của ngành cần thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nhất là cán bộ trẻ nhằm giúp cán bộ địa chính nhanh chóng kịp thời cập nhật các chủ trương, chính sách của Nhà nước và những quy định mới của UBND tỉnh và huyện.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường và VPĐKQSDĐ huyện Hữu Lũng với đề tài: “Tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Hữu Lũng từ năm 2005 đến nay” dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thu Hương, tôi có rút ra một số kết luận sau:

Trong những năm qua công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo 13 nội dung của huyện ngày càng chặt chẽ và đi vào nề nếp. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện khá hợp lý. Biến động đất đai có chiều hướng tăng diện tích đất nông nghiệp, giảm đất chưa sử dụng; Đây là sự biến động hợp lý của huyện.

- Tình hình đăng ký đất đai đạt kết quả khá, tỷ lệ ĐKĐĐ đối với đất ở nông thôn đạt 88,22%, đất ở đô thị là 96,45%

+ Với đất nông nghiệp tỷ lệ đăng ký đạt 91,82%, các xã sau đo đạc BĐĐC tiến hành cấp đổi GCNQSDĐ đạt tỷ lệ 100%.

+ Với đất lâm nghiệp tỷ lệ đăng ký đạt 83,67%

Đối với các tổ chức, kết quả kê khai diện tích đất đai và báo cáo UBND cấp tỉnh đạt 91,72% số tổ chức sử dụng đất.

- Tình hình cấp GCNQSDĐ:

Từ khi VPĐKQSDĐ được thành lập và công tác cấp GCNQSDĐ thông qua cơ chế một cửa đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhờ sự quan tâm của UBND tỉnh, UBND huyện trong những năm qua, công tác cấp GCNQSDĐ đã đạt được những kết quả khá cao, tuy nhiên chưa đạt mục tiêu đã đề ra, tiến độ cấp giấy còn chậm, số lượng hồ sơ tồn đọng còn nhiều, nhất là ở các đơn vị thiếu sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, hoạt động còn thụ động, không có kế hoạch hàng tháng, chất lượng xét duyệt chưa cao,…

Đối với đất ở: đất ở nông thôn tỷ lệ cấp giấy đạt 69,44%; đất ở đô thị đạt 37%.

Đối với đất nông nghiệp: tỷ lệ cấp giấy đạt 65,85%. Đối với lâm nghiệp: tỷ lệ cấp giấy đạt 52,54%.

Toàn huyện có 318 tổ chức sử dụng đất, tuy nhiên chưa cấp được hết, số giấy đã cấp cho tổ chức là 431 giấy với diện tích là 18 505,54 ha.

- Tình hình lập HSĐC:

Hệ thống HSĐC chồng chéo, không thống nhất, không phát huy hết được vai trò của nó trong quản lý nhà nước về đất đai. Tuy vậy đã đạt được những kết quả nhất định.

Đối với bản đồ có 18/26 xã có BĐĐC được đo với tỷ lệ 1/2000 trừ thị trấn đo với tỷ lệ 1/1000 với tổng cộng 1725 tờ BĐĐC chính quy. Còn lại 8/26 xã sử dụng bản đồ được lập theo quyết định 299.

Sổ địa chính: toàn huyện có 186 Sổ địa chính; Sổ cấp GCNQSDĐ: toàn huyện có 76 sổ; Sổ mục kê: toàn huyện có 93 sổ;

- Đối với công tác cấp đổi GCNQSDĐ sau đo đạc BĐĐC tiến độ thực hiện còn chậm, số lượng hồ sơ sai sót còn nhiều và người dân chưa thấy rõ được ý nghĩa của công tác cấp đổi.

5.2. Kiến nghị

Qua quá trình triển khai công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thiết lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hữu Lũng trong những năm qua, em có một số đề nghị sau:

- Đề nghị UBND huyện Hữu Lũng, Phòng Tài nguyên và Môi trường ban hành những Quyết định cụ thể phù hợp với điều kiện bản đồ, sổ sách, hiện trạng đất đai của huyện để công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC được triển khai nhanh chóng với phương châm "mọi thửa đất đã sử dụng ổn định, hợp lệ đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". Áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để nhanh chóng hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong mọi trường hợp phải được duyệt, cấp cho đúng đối tượng, đúng thủ tục theo mẫu quy định.

- UBND huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường có chủ trương, kế hoạch, đầu tư kinh phí để đẩy nhanh công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC, đảm bảo tiến độ và phù hợp với kế hoạch đề ra.

- Phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động đất đai, thanh tra xử lý vi phạm, đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ và thực hiện chế độ báo cáo kiểm tra định kỳ ở các cấp.

- Đề nghị tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ địa chính ở các xã, và cần trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật từ huyện tới cơ sở để phục vụ tốt hơn cho công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính.

- Đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn nhanh chóng xem xét các chỉ tiêu biên chế do UBND huyện trình.

- Các địa phương cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để người dân nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông qua tuyên truyền làm cho mọi người dân nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện quyền sử dụng đất theo luật định, tích cực hưởng ứng và chấp hành đầy đủ mọi thủ tục trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hoàng Anh Đức (2006), Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai.

2. Hoàng Anh Đức (2006), Bài giảng Quản lý hành chính Nhà nước về đất đai.

3. Luật Đất đai (2003), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 4.Đỗ Thị Đức Hạnh (2010), Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai.

5. Báo cáo tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong huyện Hữu Lũng của phòng Tài nguyên và Môi trường – Năm 2010 và 2011.

6. Báo cáo tổng kết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng giai đoạn 2006- 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015.

7. Nghị đinh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai.

8. Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

9. Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

10. Thông tư số 29/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 11. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ.

12. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/06/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

13. Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

14. Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường.

15. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

16. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

17. Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/05/2011 quy định sửa đổi bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai.

18. UBND Tỉnh Lạng Sơn – Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 21/03/2008 về việc quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn.

19. UBND Tỉnh Lạng Sơn – Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008, quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn.

20. UBND tỉnh Lạng Sơn Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010, quy định về thời gian thực hiện các bước công việc trong thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 21. Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Lạng

Sơn về việc ban hành quy định thời gian thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

22. UBND huyện Hữu Lũng – Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2010.

23. UBND huyện Hữu Lũng – Số liệu thống kê đất đai trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2011.

24. Quyết định 3704/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 của UBND huyện Hữu Lũng V/v ban hành quy định về thủ tục , trình tự thực hiện cơ chế một cửa đối với lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện Hữu Lũng.

25. Báo cáo tốt nghiệp khóa 50, 51 chuyên ngành Quản lý đất đai trường ĐHNN – Hà Nội.

26. Trang web: http://www.google.com.vn

27. Trang web: http://www.gdla.gov.vn– Bộ Tài nguyên và Môi trường – Tổng Cục quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn từ 2005 – 2011 (Trang 77 - 84)