1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp miền đông”

88 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 270,11 KB

Nội dung

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hạn chế về năng lực quản trị tài chính, đặc biệt là việc hoạch định nguồn tài trợ và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Chính sự cần thiết đó mà tầm quan trọng của vốn lưu động được ví như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể doanh nghiệp. Và, hiệu qủa sử dụng vốn lưu động là điều kiện tiên quyết khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, khi tham gia vào nền kinh tế mở cửa hội nhập, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tự trang trải, các doanh nghiệp phải tự đối mặt với những sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vì thế vấn đề quản trị và sử dụng vốn lưu động càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.

Trang 1

Học tập, nghiên cứu và vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống – đó –chắc chắn là mục tiêu quan trọng của nhà trường, mong muốn sâu sắc của gia đình và

là cái đích vươn tới trên con đường học vấn của mỗi người Công việc hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp là thí nghiệm bước đầu về sự kết hợp như thế giữa lý luận và thựctiễn trong môi trường đại học, là tổng hợp những nỗ lực của cá nhân và sự giúp đỡ củatập thể Vì vậy, thành quả có được là luận văn cử nhân kinh tế sau đây không thể thiếunhững sự biết ơn chân thành nhất

Trước hết, tôi xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, cảm ơn cácthầy cô giáo giảng dạy trong khoa Kế toán – Tài chính với những kiến thức bổ ích vàkinh nghiệm quý báu áp dụng cho đề tài và hơn hết đã làm giàu vốn hành trang tri thứccho chúng tôi trên bước đường sự nghiệp

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo ThS Đinh Thị Thắm – người trực tiếphướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp với những lời góp ý nhiệttình

Cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh tổng hợp MiềnĐông đã tạo cơ hội cho tôi được thực tập tại đơn vị; cảm ơn các anh, chị nhân viên kếtoán đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như thu thập tài liệu phục

vụ đề tài nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bởi, họ là những người đã, đang và sẽ miệt màicùng tôi đi đến cuối những con đường dài…………

Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên

MỤC LỤC

Trang 2

I.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1

I.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

I.4 Phương pháp nghiên cứu 2

I.5 Kết cấu của khóa luận 3

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 5

1.1 Vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động 5

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động 5

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động 5

1.1.2.1 Đặc điểm của vốn lưu động 5

1.1.2.2 Vai trò của vốn lưu động 6

1.1.3 Phân loại vốn lưu động 6

1.2 Quản trị vốn lưu động 8

1.2.1 Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động 8

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động 9

1.2.2.1 Quản trị vốn bằng tiền 9

1.2.2.2 Quản trị hàng tồn kho 12

1.2.2.3 Quản trị khoản phải thu 16

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 20

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động 20

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 21

1.3.2.1 Các nhân tố khách quan 21

1.3.2.2 Các nhân tố chủ quan 21

1.3.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 22

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

1.3.4.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 23

1.3.4.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động 24

1.3.4.3 Mức đảm nhiệm vốn lưu động 24

1.3.4.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 25

Trang 3

VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH TỔNG HỢP MIỀN

ĐÔNG 26

2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần kinh doanh tổng hợp Miền Đông 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26

2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Công ty 26

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 27

2.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 27 2.1.2.1 Tình hình lao động 28

2.1.2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 29

2.1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 31

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 34

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 34

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý công ty 35

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 39

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 39

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phần hành kế toán 39

2.1.4.3 Chế độ kế toán áp dụng 40

2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông 43

2.2.1 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh 43

2.2.1.1 Tình hình tài trợ vốn của công ty qua 3 năm 43

2.2.1.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh 45

2.2.2 Thành phần và kết cấu vốn lưu động tại Công ty 48

2.2.2.1 Cơ cấu vốn lưu động trong tổng nguồn vốn kinh doanh 48

2.2.2.2 Cơ cấu của các khoản mục trong tổng vốn lưu động 49

2.2.2.3 Kết cấu vốn lưu động trong từng khâu sản xuất kinh doanh 50

2.2.3 Quản trị vốn lưu động tại Công ty 52

2.2.3.1 Quản trị vốn bằng tiền 52

2.2.3.2 Quản trị hàng tồn kho 55

2.2.3.3 Quản trị các khoản phải thu 61

2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 64

2.2.4.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 65

2.2.4.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động 66

Trang 4

2.2.4.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 66

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH TỔNG HỢP MIỀN ĐÔNG 68

3.1 Đánh giá tổng hợp thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 68

3.1.1 Ưu điểm 68 3.1.2 Hạn chế 68

3.2 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 70

Phần III: KẾT LUẬN 77

Trang 5

KDNS Kinh doanh nông sản

Trang 6

Bảng 2.2: Tình hình tài sản nguồn vốn năm 2009, 2010, 2011

Bảng 2.3: So sánh kết quả kinh doanh năm 2010 giữa thực tế và kế hoạch

Bảng 2.4: So sánh kết quả kinh doanh năm 2010 với năm 2009

Bảng 2.5: So sánh kết quả kinh doanh năm 2011 với năm 2010

Bảng 2.6: Tình hình tài trợ vốn qua 3 năm 2009, 2010, 2011

Bảng 2.7: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh năm 2009, 2010, 2011Bảng 2.8: Cơ cấu VLĐ trong tổng NVKD qua 3 năm 2009, 2010, 2011

Bảng 2.9: Cơ cấu các khoản mục trong tổng VLĐ qua 3 năm 2009, 2010, 2011Bảng 2.10: Kết cấu VLĐ trong từng khâu sản xuất kinh doanh 2009, 2010, 2011Bảng 2.11: Khả năng thanh toán của công ty CPKD TH Miền Đông

Bảng 2.12: Kết cấu HTK trong tổng HTK của công ty CPKD TH Miền ĐôngBảng 2.13: Hiệu quả quản trị HTK của công ty CPKD TH Miền Đông

Bảng 2.14: Cơ cấu các KPT trong tổng KPT của công ty CPKD TH Miền ĐôngBảng 2.15: Cán cân thanh toán năm 2009, 2010, 2011

Bảng 2.16: Hiệu quả quản trị KPT của công ty CPKD TH Miền Đông

Bảng 2.17: Hiệu quả sử dụng VLĐ công ty CPKD TH Miền Đông

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Trang 7

Đồ thị 1.2: Tổng chi phí tồn kho

Sơ đồ 1.1: Quy trình đánh giá uy tín khách hàng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPKD TH Miền Đông

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CPKD TH Miền Đông

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính

Trang 8

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Học lý thuyết chuyên ngành cốt yếu là để vận dụng một cách có khoa học và sángtạo vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại tri thức như ngày nay Quản trịtài chính là một trong những đòi hỏi như thế về sự kết hợp biện chứng giữa lý luận vàthực nghiệm Trong đó, quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn

đề rất đáng quan tâm

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ là hạn chế về năng lực quản trị tài chính, đặc biệt là việc hoạch định nguồn tàitrợ và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản.Chính sự cần thiết đó mà tầm quan trọng của vốn lưu động được ví như dòng máu tuầnhoàn trong cơ thể doanh nghiệp Và, hiệu qủa sử dụng vốn lưu động là điều kiện tiênquyết khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Ngày nay, khi tham gia vào nền kinh tế mở cửa hội nhập, mọi nhu cầu về vốn lưuđộng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tự trang trải, các doanhnghiệp phải tự đối mặt với những sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệtcủa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vì thế vấn đề quản trị và sử dụng vốn lưuđộng càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực

Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông với đặc điểm ngành nghề kinhdoanh là mua bán và chế biến các sản phẩm nông sản, sản xuất kinh doanh chủ yếu làlao động thủ công thay vì ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại, bởi vậy, vốn lưuđộng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn Do đó, công tác quản trị vốnlưu động cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động thực tế tại công ty xứng đáng chomột sự chú tâm đặc biệt Ngoài ra, qua tìm hiểu, được biết một vài năm trở lại đây,hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm sút

Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động; với mong muốn mổ

xẻ một trong số những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh củacông ty trên cơ sở vấn đề quản trị và sử dụng vốn lưu động; như một tiếng nói kháchquan dưới góc nhìn của một sinh viên chuyên ngành kế toán để tìm ra những hạn chếtrong hoạt động, cùng đề ra phương hướng giải quyết, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề

Trang 9

tài: “Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông”

Lưu ý: Đầu năm 2012, tức là tại thời điểm tôi thực tập tại đơn vị, Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh tổng hợp Miền Đông Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi xin phép được lấy tên là Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông để phù hợp và thống nhất với khoảng thời gian nghiên cứu và toàn bộ tài liệu thu thập được Hơn nữa, được biết, do vừa mới chuyển đổi, nên về cơ bản các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có sự thay đổi đáng kể, trong khi đó, cơ cấu tổ chức và nhân sự lại có những thay đổi và chưa ổn định.

I.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

- Hệ thống lại một phần kiến thức khoa học liên quan đến vấn đề quản trị và hiệuquả sử dụng vốn lưu động

- Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạiCông ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông

- Đóng góp một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động và nângcao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông

I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là Công tác quản trị vốn lưu động và

sử dụng vốn lưu động, do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể là các chính sách, thủ tục,quy trình quản trị vốn lưu động và các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả quản trị và sửdụng vốn lưu động

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông

+ Thời gian thu thập tài liệu và viết báo cáo: Từ 1/2/2012 đến 5/5/2012

+ Thời gian nghiên cứu: Năm tài chính 2009, 2010 và 2011

I.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Quan sát, phỏng vấn để thu thập số liệu thứ cấpthông qua Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 và các văn bản, quy định liên quancủa công ty

Trang 10

- Phương pháp xử lý số liệu:

+ Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để đưa ra

những nhận xét, đánh giá về công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động trên cơ sởtính toán số liệu trong khoảng thời gian từ quá khứ đến nay, cụ thể là từ năm 2009đến 2011

+ Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp này được sử dụng để đưa

ra những nhận xét, đánh giá về công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động trên cơ

sở xem xét mối quan hệ qua lại với công tác quản trị nói chung của doanh nghiệp

và những tác động của môi trường kinh doanh, trong trạng thái động

+ Phương pháp phân tích theo chiều ngang: Phương pháp này được sử dụng

để so sánh tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu trênBáo cáo tài chính giữa các năm, hoặc giữa năm báo cáo với kế hoạch

+ Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Phương pháp này là việc sử dụng

các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng Báo cáo tài chính vàgiữa các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Phân tích theo chiều dọc thể hiện sựbiến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống Báocáo tài chính tại doanh nghiệp

I.5 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận có kết cấu gồm 3 phần lớn:

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề quản trị và sử dụng vốn lưu động

Các nội dung lý luận khoa học về khái niệm vốn lưu động, quản trị vốn lưu động

và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được trình bày trong chương này

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông

Trang 11

Chương này đưa ra những nét tổng quan về tình hình hoạt động của công ty, sau đó

đi vào tìm hiểu công tác quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động biểuhiện bằng quy định, chính sách, số liệu thực tế tại công ty

Chương 3: Đánh giá tổng hợp và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông

Phần 3: Kết luận

Nội dung của phần này là tổng kết lại các ý chính đã trình bày trong đề tài, kết quảđạt được và một số công việc chưa hoàn thành

Trang 12

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ VÀ SỬ

DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1.1 Vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các DN còn cần phải

có đối tượng lao động và sức lao động Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sảnxuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, mà bộ phận chủ yếu của đối tượnglao động sẽ thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm, bộ phậnkhác sẽ mất đi trong quá trình sản xuất Đối tượng lao động chỉ có thể tham gia mộtchu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải có loại đối tượng lao động khác

Đối tượng lao động trong DN được biểu hiện thành hai bộ phận, đó là những vật tư

dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, và một bộ phận khác là nhữngvật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang) Hình thái hiện vật của hai bộ

phận này gọi là tài sản lưu động

Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp trong quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động

sản xuất

Mặt khác, DN sau khi sản xuất xong, có thể chuyển bán ngay cho đơn vị mua, hoặclàm một số công việc như đóng gói, tích lũy thành lô hàng, thanh toán với kháchhàng…dẫn đến việc hình thành nên một số khoản vật tư và tiền tệ (bao gồm thànhphẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, khoản phải thu khách hàng…) Những khoản vật tư và

tiền tệ này phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu động trong lưu thông

Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất nên DN nào cũng có một số vốn thỏa

đáng để mua sắm các tài sản lưu động Vậy, vốn lưu động của DN là số tiền ứng trước

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động

1.1.2.1 Đặc điểm của vốn lưu động

VLĐ của DN không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dựtrữ, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại

Trang 13

theo chu kỳ được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ Qua mỗi giai đoạncủa chu kỳ kinh doanh, VLĐ lại thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng trở vềhình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu kỳ sản xuất, VLĐ hoàn thành một vòng chu chuyển.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngaytrong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi DN tiêu thụ sản phẩm thu bằng tiền bánhàng

1.1.2.2 Vai trò của vốn lưu động

Vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là một bộ phận của SXKD Nó đónggóp một vai trò rất to lớn trong sự tăng trưởng và phát triển của DN Cụ thể:

VLĐ là điều kiện tiên quyết để DN đi vào hoạt động Bởi vì, để tiến hành sản xuất,ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…DN phải ứng trước một số vốn đểhình thành TSLĐ như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa…phục vụ quá trìnhsản xuất

VLĐ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của DN được tiến hành thường xuyên, liêntục Trong cùng một lúc VLĐ được phân bổ trên khắp các giai đoạn và tồn tại dướinhững hình thái khác nhau của chu trình luân chuyển, dẫn đến DN phải có đủ vốn đầu

tư vào các hình thái khác nhau đó Nếu thiếu VLĐ ở một trong ba khâu dự trữ - sảnxuất – lưu thông thì đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD, làm giảm doanhthu và lợi nhuận của DN

VLĐ là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do đặc điểmchuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Trong khi đó, giá thành là một công cụquan trọng của DN để kiểm soát hoạt động SXKD Thế nên, việc quản lý VLĐ giúp

DN có thể xem xét tác động và hiệu quả việc thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuậtđến sản xuất, phát hiện và tìm ra những tồn tại, yếu kém để tìm cách loại trừ

Bên cạnh đó, VLĐ còn là công cụ đánh giá quá trình vận động của vật tư VLĐnhiều hay ít, luân chuyển nhanh hay chậm tương ứng phản ánh vật tư hàng hóa nằmtrên các khâu nhiều hay ít, sử dụng tiết kiệm hay lãng phí Vì vậy, thông qua tình hìnhluân chuyển VLĐ có thể nắm bắt kịp thời việc mua sắm vật tư dự trữ, sản xuất và tiêuthụ sản phẩm của DN

1.1.3 Phân loại vốn lưu động

Trang 14

Đê nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ, cần thiết phải tiếnhành phân loại VLĐ của DN theo các tiêu thức khác nhau Thông thường có nhữngcách phân loại sau:

Thứ nhất, căn cứ vào vai trò của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ được chia thành 3 loại:

- VLĐ trong khâu dự trữ: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, nguyênvật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ

- VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

- VLĐ trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm; vốn bằng tiền(kể cả vàng, bạc, đá quý); các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn,cho vay ngắn hạn…); các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốntrong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…)

 Việc phân loại VLĐ theo tiêu thức này là hữu ích cho việc xem xét tình hìnhphân bổ của VLĐ trong từng khâu của quá trình chu chuyển VLĐ Từ đó, nhà quản trị

sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng tốc độluân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Thứ hai, căn cứ vào hình thái biểu hiện, VLĐ được chia thành 4 loại:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiềnđang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn

- Hàng tồn kho: bao gồm hàng mua đang đi đường, nguyên nhiên vật liệu, công cụdụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng hóa, hàng gửibán…

- Các khoản phải thu: bao gồm khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, thuếGTGT được khấu trừ, phải thu khác

- Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, các khoản cầm

Trang 15

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của DN DN có đầy đủcác quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt Tùy theo loại hình

DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thểriêng: số VLĐ được ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước(đối với các DN nhà nước); số vốn do các thành viên (đối với loại hình DN công ty)hoặc do chủ DNTN bỏ ra; số VLĐ tăng thêm từ lợi nhuận bổ sung; số vốn góp từ liêndoanh liên kết; số VLĐ huy động được qua phát hành cổ phiếu

- Nợ phải trả: bao gồm một bộ phận từ nguồn vốn đi vay của các ngân hàng thươngmại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn thông qua phát hành trái phiếu Một bộ phậnnữa là nguồn vốn trong thanh toán phát sinh từ các khoản nợ khách hàng, DN kháctrong quá trình thanh toán

 Việc phân loại này cho thấy kết cấu các nguồn hình thành nên VLĐ của DN Từ

đó, DN có thể chủ động đưa ra các biện pháp huy động, quản lý và sử dụng VLĐ thực

sự hiệu quả

1.2 Quản trị vốn lưu động

1.2.1 Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động

Thời gian dành cho quản trị vốn lưu động

Các cuộc khảo sát cho thấy, phần lớn thời gian của người Giám đốc tài chính làdành cho công việc điều hành hằng ngày trong nội bộ DN Đó chính là việc quản trịvốn lưu động Vì quá nhiều thời gian dành cho các quyết định liên quan đến vốn lưuđộng thiết tưởng một sự phân tích thấu đáo điều này sẽ rất cần thiết

Tài sản lưu động thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một DN Vì

nó chiếm một phần đầu tư khá lớn nên tài sản lưu động xứng đáng cho một sự chú tâmđặc biệt của nhà quản trị tài chính

Mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản lưu động

Có sự tương quan rất mật thiết và trực tiếp giữa sự gia tăng doanh thu và nhu cầutài trợ tài sản lưu động Ví dụ, nếu thời gian thu tiền bình quân của DN là 40 ngày và

số bán chịu mỗi ngày là 1.000 đ, DN phải đầu tư 40.000 đ vào các khoản phải thu Nếubán chịu mỗi ngày là 2.000 đ, thì phải đầu tư vào các khoản phải thu là 80.000 đ Sựgia tăng doanh thu còn làm phát sinh ngay nhu cầu gia tăng tồn kho và cả tiền mặt

Trang 16

Tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quản trị VLĐ là quan trọng đối với các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ Một

DN có thể giảm đầu tư vào tài sản cố định bằng cách thuê mướn nhà xưởng và thiết bị,nhưng lại không có cách nào tránh khỏi đầu tư vào tiền mặt, các khoản phải thu và tồnkho Ngoài ra, đối với một DN vừa và nhỏ khó với đến thị trường vốn dài hạn, họ phảitrông cậy nhiều vào sự mua chịu và vay ngắn hạn từ ngân hàng Cả hai yếu tố đó đềuảnh hưởng tới VLĐ vì nó làm tăng tài sản lưu động

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động

1.2.2.1 Quản trị vốn bằng tiền

Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của DN Vì thế, nhàquản lý cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanhtoán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chínhtrong nội bộ DN hoặc của bên thứ ba

Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tàikhoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, bùđắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũngnhư dài hạn

Vì sao phải có một mức dự trữ tiền mặt hợp lý?

Các DN hay các cá nhân có ba động lực chính để dự trữ tiền mặt là: nhu cầu chohoạt động SXKD, dự phòng những bất trắc có thể xảy ra và đầu cơ vào các cơ hội sinhlời cao

Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) ở 1mức hợp lý là điều tất yếu của các DN DN giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽdẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sửdụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngânhàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của DN) Hơn nữa, sức mua của đồngtiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát

Nếu DN dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín vớinhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan DN sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu

Trang 17

đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linhhoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.

Các điểm lợi đặc biệt

Ngoài các động lực trên, quản trị lành mạnh vốn lưu động đòi hỏi duy trì một mức

dự trữ tiền mặt khá rộng rãi vì các lý do đặc biệt sau đây:

- Thứ nhất, doanh nghiệp phải có dự trữ tiền mặt vừa đủ để chiết khấu trênhàng mua trả trước kỳ hạn

- Thứ hai, vì các tỷ số về khả năng thanh toán là tỷ số căn bản trong lĩnh vực tíndụng

- Thứ ba, có tiền mặt rộng rãi, doanh nghiệp có thể lợi dụng ngay các cơ hộikinh doanh tốt

Kiểm soát tiền mặt

Hoạt động của một DN cho thấy luôn có những luồng tiền vào và ra liên tục.Luồng tiền vào cho thấy những khoản thu từ bán hàng hóa hay những khoản thu khác.Luồng tiền ra cho thấy những khoản tiền mà DN phải trả do mua vật tư hàng hóa, chitrả lương, chi mua sắm tài sản, thuê mướn, nộp thuế và các khoản chi khác Đồng thờinhững khoản thu chi đó thường không thống nhất về thời gian và giá trị, vì vậy luôntạo ra tình trạng dư thừa hay thiếu hụt tiền mặt tại những thời điểm nhất định trongmột kỳ hoạt động của DN

Để đáp ứng nhu cầu kiểm soát tiền, ngân sách tiền mặt được xem là một công cụhữu hiệu và quan trọng nhất của nhà quản trị tài chính, bởi vì, ngân sách tiền mặt đòihỏi chẳng những phải xác định nhu cầu vốn tổng quát cần được tài trợ mà còn cho biếttrị giá nhu cầu vốn cần cho mỗi tháng

Ngân sách tiền mặt là sự phối hợp có kế hoạch tài nguyên của DN, căn cứ trên các

dự toán cho tương lai Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của

Trang 18

Ảnh hưởng của hai yếu tố trên cần được tách rời ra để có thể thẩm định thành quảhoạt động Điều cơ bản của ngân sách tiền mặt là phải tính đến sự thay đổi của một sốchi phí Do đó, DN có thể đưa ra nhiều mức độ chỉ tiêu tương ứng với khối lượng sảnphẩm tiêu thụ cao – vừa – thấp Nhà quản trị có trách nhiệm xác định mức độ nàothích hợp và áp dụng cho thời kỳ hoạch định

Chính sách nào để giảm thiểu rủi ro và những thất thoát trong hoạt động?

Số lượng tiền mặt tại quỹ chỉ nên được giới hạn ở mức thấp để đáp ứng những nhucầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tàikhoản ngân hàng, bởi vì thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểurủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan

Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: danh sách cácmẫu bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản giaonhận ) Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trên cơ sở quy môcủa từng doanh nghiệp Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộphận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi và chínhxác

Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ Có

kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, sổquỹ với số liệu kế toán Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư giữa sổsách kế toán của doanh nghiệp và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lýcác khoản chênh lệch nếu có

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Công thức 1: Khả năng TT hiện hành =

TSNH NNH

Công thức 2: Khả năng TT nhanh =

TSNH−HTK NNH

Công thức 3: Khả năng TT tức thời =

T ∧TĐT NNH

Ý nghĩa: Các chỉ tiêu trên nói lên mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầuthanh toán Khả năng thanh toán bao gồm các tài sản mà DN có khả năng thanh toán

Trang 19

theo giá thực tại thời điểm nghiên cứu Các tài sản đó có thể được sắp xếp theo trình tựtốc độ vòng quay của vốn lớn dần như:

+ TSNH = T&TĐT + KPT + HTK + ĐTNH là các tài sản có khả năng thu hồi vốntrong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh được sử dụng trong công thức 1 Côngthức này cho biết, 1 đồng NNH được đảm bảo chi trả bằng bao nhiêu đồng TSNH

+ TSNH – HTK = T&TĐT + KPT + ĐTNH, sau khi loại trừ HTK ra khỏi côngthức tính thứ 2 thì những khoản mục còn lại đều dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt,công thức này cho biết khả năng thanh toán nhanh của DN là cao hay thấp

+ T&TĐT là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất, nó đảm bảo cho khả năngchi trả tức thời nợ ngắn hạn được sử dụng trong công thức 3

1.2.2.2 Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng của VLĐ, là những bước đệm cần thiếtcho quá trình hoạt động bình thường của DN

Tác động hai mặt của tồn kho

Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho chính là việc giúp cho DN chủ độngtrong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

+ Tồn kho nguyên liệu tạo ra sự chủ động trong sản xuất và năng động trong việcmua nguyên liệu dự trữ

+ Tồn kho sản phẩm dở dang làm cho quá trình sản xuất được linh hoạt và liên tục,giai đoạn sản xuất sau không phải chờ đợi giai đoạn sản xuất trước

+ Tồn kho thành phẩm giúp chủ động trong hoạch định sản xuất, tiếp thị và tiêu thụsản phẩm nhằm khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường

Tác động tiêu cực của việc duy trì tồn kho lại là việc làm phát sinh các chi phí liênquan đến tồn kho như: chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn kẹt đầu tưvào tồn kho Quản trị tồn kho cần lưu ý xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn củaviệc duy trì tồn kho

Mô hình quyết định lượng đặt hàng kinh tế (EOQ)

Lượng đặt hàng kinh tế là một phạm trù quan trọng trong việc quản lý và mua sắmvật tư hàng hóa cho SXKD Nó là lượng đặt hàng mà tại đó chi phí tồn kho thấp nhất

Trang 20

Mô hình này quyết định lượng đặt hàng tối ưu cho một loại tồn kho nào đó dựa trên cơ

sở ước lượng mức sử dụng, chi phí đặt hàng và chi phí duy trì tồn kho:

+ Mức sử dụng là số lượng đơn vị cần dùng trong một thời kỳ nhất định

+ Chi phí đặt hàng (O) là chi phí phát sinh liên quan đến việc đặt hàng như chi phíthủ tục giấy tờ, kiểm nhận hàng hóa Chi phí này cố định bất chấp quy mô đặt hàngnhiều hay ít và chi phí đặt hàng cho một thời kỳ bằng chi phí mỗi lần đặt hàng nhânvới số lần đặt hàng

+ Chi phí duy trì tồn kho đơn vị (C) là chi phí phát sinh do lưu kho, bảo quản vàchi phí cơ hội để duy trì tồn kho Giả sử chi phí duy trì tồn kho đơn vị cố định trongmột thời kỳ thì tổng chi phí duy trì tồn kho trong kỳ bằng chi phí tồn kho đơn vị nhânvới số lượng tồn kho bình quân kỳ đó

Ngoài ra, giả định rằng nhu cầu tồn kho (S) là chắc chắn và tất cả các đơn đặt hàngđều có thể đáp ứng ngay lập tức, do đó, không cần duy trì mức tồn kho an toàn Lúcnày, lượng tồn kho bình quân là Q/2, trong đó Q là số lượng đặt hàng cố định trong kỳhoạch định Tình hình tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ và bình quân trong kỳ được diễn tả quahình vẽ bên dưới

Đồ thị 1.1: Tình hình tồn kho theo thời gian

Hình vẽ cho thấy: Số lượng tồn kho Q tồn tại trong khoảng thời gian nào đó, sau đótồn kho sẽ giảm do được đưa vào sử dụng, cho nên số lượng tồn kho là hàm bậc thang,nếu mức độ sử dụng tồn kho thường xuyên hơn thì có thể xấp xỉ về gần với đườngthẳng Khi số lượng tồn kho xuống đến mức 0 thì số lượng đặt hàng mới sẽ đến và sốlượng tồn kho sẽ tăng trở lại mức Q Dễ thấy rằng, mức tồn kho bình quân là Q/2

Số lượng TK (đơn vị)

Q/2

Q

Thời gian

Trang 21

Chi phí duy trì tồn kho bình quân bằng chi phí duy trì tồn kho đơn vị nhân với sốlượng tồn kho bình quân, tức là C(Q/2) Tổng số đơn đặt hàng bằng số lượng tồn khocần dùng (S) chia cho số lượng đặt hàng (Q), nghĩa là: chi phí đặt hàng bằng O(S/Q).Tổng chi phí tồn kho (TC) bằng chi phí duy trì tồn kho cộng với chi phí đặt hàng:

TC = C(Q/2) + O(S/Q)

Vậy, nếu Q càng lớn thì chi phí duy trì tồn kho càng lớn và chi phí đặt hàng càngnhỏ Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định số lượng đặt hàng tối ưu mà tại đó tổngchi phí nhỏ nhất

Đồ thị 1.2: Tổng chi phí tồn kho

Vậy, số lượng đặt hàng tối ưu là:

EOQ=2 xOxS C Phương thức EOQ được đặt trên các giả thuyết sau đây:

- Hàng tồn kho được sử dụng đều đặn

- Thời gian giao hàng cố định

Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng tồn kho khó đều đặn đối với đa số DN.Mức cầu có thể tăng bất thường vì một lý do nào đó và như thế sẽ làm thiếu hụtnguyên liệu hay sản phẩm dự trữ gây nên đình trệ sản xuất hoặc mất mối tiêu thụ sảnphẩm Thời hạn giao hàng cũng thay đổi tùy theo thời tiết, tình hình sản xuất có thểxảy ra và mức cầu đối với ngành sản xuất của nhà máy cung cấp Vì các lý do đó, DNthường thêm một khoản dự trữ an toàn vào tồn kho và mức tồn kho trung bình trênbảng cân đối kế toán sẽ là:

Trang 22

Mức dự trữ an toàn cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến mức đặt hàng, vì mức đặthàng cao thì mức dự trữ an toàn thấp và ngược lại

Xác định điểm đặt hàng

Trong phần trên, giả định rằng hàng có thể đặt và nhận ngay lập tức mà không cómột sự chậm trễ nào, tuy nhiên, trong thực tế, thường có một khoảng thời gian giữathời điểm đặt hàng và thời điểm nhận hàng Đây là khoảng thời gian cần thiết để nhàcung cấp chuẩn bị sản xuất và giao hàng DN vẫn phải tiếp tục sản xuất trong thời giannày, nên cần lưu ý đặt hàng sớm hơn Điểm đặt hàng trong trường hợp có dự trữ antoàn là:

Điểm đặt hàng (OP) = (Thời gian chờ hàng đặt x Số lượng sử dụng trong ngày) +

Dự trữ an toàn

Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Công thức 1: Vòng quay HTK =

GVHB HTK BQ

Chú thích: GVHB là giá vốn hàng bán trong kỳ

HTKBQ là hàng tồn kho bình quân trong kỳ

( HTKBQ = HTK ĐK+2HTK CK )

Trang 23

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích HTK quay được bao nhiêu vòng.

Số vòng quay càng lớn càng chứng tỏ vốn đầu tư HTK vận động không ngừng, đây lànhân tố góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Công thức 2: Kỳ dự trữ HTK =

N SVQ HTK

Chú thích: N là số ngày quy định trong kỳ (1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90ngày, 1 tháng là 30 ngày)

SVQ HTK là số vòng quay hàng tồn kho

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 vòng quay của HTK mất bao nhiêu ngày trong kỳphân tích Thời gian 1 vòng quay HTK càng thấp thì HTK vận động càng nhanh, vốnđầu tư cho HTK càng được sử dụng hiệu quả

 Như vậy, 2 chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển HTK nêu trên là thể hiện hiệu quả công

tác quản trị của những người làm quản lý vật tư tài sản Điều cần thiết là phải tăng tốc độ luân chuyển HTK, tức là rút ngắn thời gian HTK nằm trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông của quá trình SXKD Tăng tốc độ luân chuyển HTK cũng là góp phần giúp DN giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho DN thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh Công việc của người quản lý

là làm đẹp các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả việc sử dụng HTK cho DN bằng chính những biện pháp sát thực, hợp lý, dựa trên thực tiễn hoạt động sản xuất và kết quả đánh giá các kỳ trước tại đơn vị.

1.2.2.3 Quản trị khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch

vụ Nhiều SME không đầu tư đầy đủ nguồn lực cũng như chính sách trong việc theodõi và thực hiện việc thu nợ, mặc dù khoản này chiếm phần không nhỏ trong tổngVLĐ Quản trị khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Đểkiểm soát được rủi ro và gia tăng lợi nhuận, nhà quản lý SME nên đưa ra một giảipháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quytrình thu nợ

Chính sách

Trang 24

Khoản phải thu của công ty phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố về tìnhhình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu củacông ty Trong đó, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu.Người quản lý tài chính có thể thay đổi chính sách bán chịu để kiểm soát khoản phảithu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Hạ thấp tiêu chuẩn bánchịu có thể kích thích được nhu cầu, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận; nhưng,một khoản phải thu bao giờ cũng hình thành một khoản chi phí đi kèm, vậy nên ngườiquản lý tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này Chính sách bán chịu bao gồmcác vấn đề như: tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu và rủi ro bán chịu:

Tiêu chuẩn bán chịu

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng

để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ (tư cách, vốn, khả năng trả

nợ, điều kiện kinh doanh, tài sản đảm bảo) Mỗi công ty đều thiết lập tiêu chuẩn bánchịu của mình chính thức hoặc không chính thức Về mặt lý thuyết, công ty nên hạthấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra dogia tăng doanh thu từ việc áp dụng chính sách bán chịu vượt quá mức chi phí phát sinh

do bán chịu

Điều khoản bán chịu

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian và tỷ lệ chiết khấu ápdụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép Ví dụ: điều khoản bánchịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toántrong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng khônglấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày pháthành hóa đơn

Thay đổi điều khoản bán chịu là thay đổi thời hạn bán chịu và điều khoản chiếtkhấu Thay đổi thời hạn bán chịu phải trên cơ sở tính toán được sự bù đắp giữa doanhthu mang lại với chi phí tăng thêm, để mang lại lợi nhuận Còn, thay đổi điều khoảnchiết khấu liên quan đến thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu Thời hạn chiết khấu làkhoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời hạn đó thì sẽđược nhận tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giábán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu Thay đổi tỷ lệ

Trang 25

chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu Tăng tỷ lệ chiếtkhấu sẽ kích thích người mua trả tiền sớm hơn, dẫn đến, giảm kỳ thu tiền bình quân,làm giảm chi phí đầu tư khoản phải thu; tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với sự sụtgiảm về doanh thu bán hàng Bởi vậy, phải tính toán sao cho hợp lý việc giảm chi phíđầu tư khoản phải thu phải bù đắp được thiệt hại do giảm lợi nhuận.

Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu

Chính sách bán chịu không chỉ ảnh hưởng đến tăng hoặc giảm khoản phải thu màcòn tác động đến khả năng thu hồi nợ Liệu rằng sự gia tăng về doanh thu có đủ để bùđắp tổn thất do nợ không thể thu hồi, vì thế, công ty cần chú ý đến việc phân tích uytín khách hàng trước khi quyết định bán chịu Tức là :Quy định về điều kiện kháchhàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giácho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán,

cơ sở vật chất của từng khách hàng thông qua quy trình đánh giá sau đây:

Sơ đồ 1.1: Quy trính đánh giá uy tín khách hàng

Con người

DN nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chiatheo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ Nhữngnhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phụckhách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sửdụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ

Quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau trong nội bộ DN, từtổng giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng, đến nhân viên bán hàng

Nguồn thông tin

Quyết định bán chịu

Từ chối bán chịu

Có uy tín?

Có Không

Trang 26

Thưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được chỉ tiêu đề ra để động viên,khuyến khích nhân viên làm việc

Công cụ

DN nên đầu tư phần mềm kế toán có phần hành (module) hỗ trợ quản lý công nợ.Những phần mềm ứng dụng này có thể ra được các báo cáo tổng hợp cũng như báocáo công nợ chi tiết đến khách hàng theo các tiêu chí quản trị, giúp tiết kiệm thời gian,nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên thu nợ

Quy trình

Trước khi ký hợp đồng cho khách nợ, nhân viên bán hàng nên trực tiếp đến thămtrụ sở công ty khách hàng để trao đổi, thu thập thông tin, tiến hành đánh giá xemkhách hàng có điều kiện được nợ không Sau đó đề xuất hạn mức tín dụng cho kháchhàng

Khi ký hợp đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắnrằng khách hàng không có lịch sử về nợ xấu, nợ khó đòi đã bị đóng hợp đồng Mẫuhợp đồng nên có đầy đủ các điều khoản về hạn mức nợ, thời hạn thanh toán

Sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp nên gửi invoice (bản liệt kê), hóa đơn chokhách đúng kỳ hạn bằng chuyển phát nhanh, thư đảm bảo để chắc chắn rằng kháchhàng nhận được giấy tờ trong thời gian ngắn nhất; liên lạc với khách hàng để giảiquyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình

Gửi thư nhắc nợ lần 1, 2, 3 với các mốc thời gian cụ thể cho khách hàng có tuổi nợcao hơn thời gian cho phép; hẹn gặp và đến thăm khách hàng nếu thấy trao đổi quađiện thoại không hiệu quả Nếu khó thu hồi nợ, có thể nhờ công ty chuyên thu nợhoặc bán nợ

Mỗi DN có những đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tài sản, VLĐ và

khoản mục nợ phải thu nhiều hay ít Nhà quản lý của từng DN nên lựa chọn những phương thức phù hợp nhất cho DN của mình dựa trên phương châm "lợi ích và chi phí", nhiều khi phải đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận

Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả quản trị khoản phải thu:

Công thức 1: Vòng quay KPT =

TTHBC KPT BQ

Trang 27

Chú thích: TTHBC là tổng tiền hàng bán chịu

(TTHBC = Tổng doanh thu thực tế trong kỳ - Tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thungay từ hoạt động bán hàng trong kỳ, trong công thức này có thể dùng Doanh thuthuần thay cho tổng tiền hàng bán chịu)

KPTBQ là khoản phải thu bình quân

Công thức 2: Kỳ thu tiền BQ =

N SVQ KPT

Chú thích: N là số ngày quy định trong kỳ (1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90 ngày,

1 tháng là 30 ngày)

SVQ KPT là số vòng quay khoản phải thu

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này càng ngắn thì tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, DN ít bịchiếm dụng vốn, và ngược lại

 Nói chung, việc phân tích 2 chỉ tiêu về tình hình luân chuyển các khoản phải thu

nên được các nhà quản trị trong doanh nghiệp xem xét dựa trên cơ sở so sánh giữa thực tế với kế hoạch hoặc so sánh với thời gian bán hàng quy định trong hợp đồng kinh tế cho khách hàng mua chịu để thấy được công tác thu hồi công nợ của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp thu hồi nợ nhằm ổn định tài chính.

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng cácyếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục tiêu xác định do

Trang 28

con người đặt ra Vậy, hiệu quả sử dụng VLĐ có thể hiểu là một phạm trù kinh tế đánh

giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của DN để đạt kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.3.2.1 Các nhân tố khách quan

Thứ nhất là yếu tố về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nếu nền kinh tế tăng

trưởng chậm thì sức mua của thị trường sẽ giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụsản phẩm của DN, doanh thu ít hơn, lợi nhuận thuyên giảm, và như vậy là sẽ làm giảmhiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng Ngược lại, nếu nền kinh tế tăngtrưởng nhanh thì doanh thu và lợi nhuận của DN sẽ tăng, từ đó làm tăng hiệu quả sửdụng VLĐ

Thứ hai là yếu tố rủi ro Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần,

các DN ra sức cạnh trạnh với nhau, và rủi ro mà DN gặp phải chính là những biến đổikhó lường của nền kinh tế Ngoài ra, những rủi ro bất thường như hỏa hoạn, lũ lụt…cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

Thứ ba là tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ Cách mạng khoa học

công nghệ làm giảm giá trị tài sản, vật tư…Vì vậy, nếu DN không bặt kịp với sự pháttriển của công nghệ để điều chỉnh giá trị sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tínhcạnh tranh và làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ

Ngoài ra, các chính sách vĩ mô của Nhà nước với những sự điều chỉnh về chế độ,chính sách, pháp luật, thuế…theo từng thời kỳ phát triển của đất nước có tác động rấtlớn đến hoạt động SXKD của DN Trong quá trình hoạt động, bất cứ một DN nào cũngquan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Nhà nước để có những biện phát tăngcường hiệu quả sử dụng VLĐ

1.3.2.2 Các nhân tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan, thì các nhân tố thuộc về chính bản thân DN cóthể kể đến sau đây cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ:

Nhân tố đầu tiên chính là việc xác định nhu cầu VLĐ Bởi vì, xác định nhu cầu

VLĐ không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD Mà việcthừa hay thiếu vốn thì đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của DN Nếu thừa vốn

Trang 29

có thể gây ra tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa, vốn chậm luân chuyển, từ đó làm phátsinh các chi phí không cần thiết, làm tăng giá thành sản phẩm; đồng thời khôngkhuyến khích DN khai thác các khả năng tiềm tàng để cải tiến hoạt động SXKD củamình Ngược lại, thiếu vốn sẽ không đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liêntục, có khi phải ngừng sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, và làm ngưng trệcác hợp đồng đã ký kết với khách hàng.

Tiếp theo là yếu tố liên quan đến việc lựa chọn phương án đầu tư Nếu DN đầu tư

sản xuất ra những sản phẩm lao vụ, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng, giá thành hạ thì sản phẩm của DN sẽ nhanh chóng được tiêu thụ,tăng vòng quay VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, và ngược lại

Nhân tố tiếp theo là trình độ quản lý Trong trường hợp trình độ quản lý của DN

yếu kém sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dựtrữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hậu quả của nó là làm lãng phí VLĐ, giảm hiệuquả sử dụng vốn

Một yếu tố thuộc về chủ quan nữa là là kết quả SXKD của DN Doanh thu và lợi

nhuận cao hay thấp phản ánh VLĐ sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả

 Trên cơ sở xác định các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến hiệu quả sử

dụng VLĐ trên đây, DN cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố để có biện pháp hữu hiệu trong công tác tổ chức và sử dụng VLĐ, mục đích là làm sao cho hiệu quả của VLĐ mang lại cao nhất.

1.3.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Nếu như VLĐ là điều kiện không thể thiếu đối với bất kỳ một DN nào để tiến hànhSXKD thì lợi nhuận lại quyết định sự tồn tại và phát triển của DN Rõ ràng hai yếu tốnày có mối quan hệ nhân quả với nhau, bởi, khi đã có trong tay đồng vốn thì vấn đềđặt ra là phải sử dụng nó như thế nào để sinh lời, hay nói cách khác, chính lợi ích kinhdoanh đã thúc đẩy doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng có hiệu quả đồng vốn, tăng tíchlũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô hoạt động

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chấtlượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của DN Thông qua chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ cho phép các nhà quản lý tài chính trong DN cócái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của đơn vị mình,

Trang 30

nhờ đó đề ra các biện pháp, chính sách, quyết định đúng đắn, phù hợp để nâng caohiệu quả sử dụng VLĐ.

Nói tóm lại, công việc của các nhà quản trị là cải thiện tình trạng sử dụng vốn thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu về hiệu quả VLĐ, và, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ chính là việc nâng cao lợi nhuận.

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.3.4.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng 2 chỉ tiêu là: Số lần luân chuyển VLĐ(hay số vòng quay VLĐ) và kỳ luân chuyển VLĐ Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳluân chuyển VLĐ càng được rút ngắn, dẫn đến hiệu suất sử dụng VLĐ của doanhnghiệp càng cao và ngược lại

Số lần luân chuyển VLĐ

M VLĐ BQ

Chú thích: L là số lần luân chuyển của VLĐ trong kỳ

M là tổng mức luân chuyển vốn (hay doanh thu thuần) trong kỳ

VLĐBQ là vốn lưu động bình quân trong kỳ, được tính như sau:

Vq 1, Vq2 , Vq3, Vq4 : Vốn lưu động bình quân các quý 1,2,3,4

Vđq1: Vốn lưu động đầu quý 1

Vcq1; Vcq2; Vcq3; Vcq4: Vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4

Ý nghĩa: Số lần luân chuyển VLĐ cho biết, trong 1 kỳ (thường là 1 năm) VLĐquay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trên mối quan

hệ so sánh giữa kết quả sản xuất với số VLĐ bình quân bỏ ra trong kỳ Chỉ tiêu nàycàng cao càng tốt

Trang 31

Kỳ luân chuyển VLĐ

Công thức: K=

N L

Hay:

K=

VLĐ BQ x 360 M

Chú thích: K là kỳ luân chuyển vốn lưu động

VLĐBQ là vốn lưu động bình quân trong kỳ

M là tổng mức luân chuyển vốn (hay doanh thu thuần) trong kỳ

N là số ngày trong kỳ (360 ngày/năm, 90 ngày/quý, 30 ngày/tháng)

Ý nghĩa: Kỳ luân chuyển VLĐ cho biết, VLĐ quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày.Ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay VLĐ thì thời gian luân chuyển VLĐ càng ngắncàng chứng tỏ DN sử dụng vốn linh hoạt, tiết kiệm, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ

1.3.4.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động

K1, K0 là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo

L1 , L0 là số vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyển vốn Do đó, DN có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn mà không cầntăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ

1.3.4.3 Mức đảm nhiệm vốn lưu động

Trang 32

Công thức: Mức đảm nhiệm VLĐ =

VLĐ BQ DTT Chú thích: VLĐBQ là vốn lưu động bình quân trong kỳ

DTT là doanh thu thuần trong kỳ

Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh mức VLĐ cần thiết sử dụng để tạo ra một đồngdoanh thu thuần Mức đảm nhiệm VLĐ càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao,

số VLĐ tiết kiệm được càng lớn

1.3.4.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

TLN VLĐ BQ

Chú thích: TLN: Tổng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế TNDN

VLĐBQ là vốn lưu động bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ cho biết một đồng VLĐ có thể tạo ra được baonhiều đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

Trang 33

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH

DOANH TỔNG HỢP MIỀN ĐÔNG

2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần kinh doanh tổng hợp Miền Đông

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông là doanh nghiệp thành viên(công ty con) của Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai

Tên tiếng anh: EASTERN GENERAL TRADE JOINT STOCK COMPANYTên viết tắt: COTTDONA

Tên giao dịch: COTTDONA

Đăng ký kinh doanh số: 4703000297 ngày 30/12/2005

Mã số thuế: 3600322043

Trụ sở: Đường số 9, khu công nghiệp Biên Hòa I – TP Biên Hoà, Đồng Nai

Tiền thân là Công ty Bông Đồng Nai, được hình thành theo quyết định165/QĐ/UBND tỉnh Đồng Nai, ký ngày 09/02/1991 với chức năng làm dịch vụ kỹthuật cung ứng vật tư và thu mua sơ chế bông vải cung cấp cho ngành dệt Công tyBông Đồng Nai là một đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập,

có tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo đúng thể thức quy định

Tiếp đó, công ty Cổ phần Bông vải & Kinh doanh tổng hợp Miền Đông hình thànhtrên cơ sở hợp nhất giữa Công Ty Bông Đồng Nai với Chi nhánh Bông Việt Nam tạiĐồng Nai và được bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2006 với nhiệm vụ chính là tổchức sản xuất bông trên địa bàn Miền Đông và miền Tây Nam Bộ

Từ Đại hội cổ đông lần thứ 5/2010, công ty đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦNKINH DOANH TỔNG HỢP MIỀN ĐÔNG và được Sở kế hoạch - đầu tư tỉnh ĐồngNai phê duyệt vào ngày 13/09/2010

Từ một DN nhà nước, công ty CPKD TH Miền Đông chính thức chuyển sang hoạtđộng dưới hình thức công ty cổ phần vào năm 2005, và sau 2 lần tăng vốn bằng cách

Trang 34

phát hành cổ phiếu thành công, vốn điều lệ của công ty đã tăng từ mức 15 tỷ lên 87 tỷđồng năm 2010 Từ đó đến nay, cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty CNTP Đồng Nai

và sự hợp tác chặt chẽ với ba đối tác chiến lược là: Công ty CP Bông Việt Nam, Công

ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Đồng Nai và Công ty Việt Pháp sản xuất thức ăn giasúc( Proconco) trên các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, chế biến, vốn, kinh nghiệm kinhdoanh và thị trường tiêu thụ, những năm gần đây, công ty đã có những bước phát triểnmới trong hoạt động SXKD

- Mua bán, chế biến nông lâm sản

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bãi và kinh doanh cảng sông

- Mua bán lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm, hàng tiêu dùng, chấtđốt, gas, than đá, dầu lửa, văn phòng phẩm, kim khí điện máy Kinh doanh dịch vụ ănuống ; dụng cụ và dịch vụ thể dục thể thao Đầu tư khu vui chơi giải trí (địa điểm phảiphù hợp với qui định sử dụng đất) Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa Dịch vụ khoahọc kỹ thuật nông nghiệp Sản xuất sản phẩm nhựa, sản phẩm từ cao su, hạt nhựanguyên liệu Mua bán hạt nhựa nguyên liệu, sản phẩm nhựa, nhựa phế liệu Sản xuấtmua bán ván gỗ nhân tạo okal và các sản phẩm gỗ Sản xuất, gia công, chế tạo, sửachữa, mua bán và tư vấn thiết kế chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị sản xuấtcông nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng đường bộ vàđường thủy

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp Xâydựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng

2.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm

2009, 2010, 2011

Trang 35

về số lượng và tương đối ổn định, an tâm công tác:

Bảng 2.1: Tình hình lao động và thu nhập bình quân năm 2009, 2010, 2011

Chênh lệch 2010/2009

Chênh lệch 2011/2010

(Nguồn từ Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông)

Liên quan đến vấn đề quản trị vốn lưu động, bảng số liệu trên đây về tổng số laođộng được phân loại theo tiêu thức trình độ lao động, bởi vì, đây là một trong nhữngbiểu hiện về trình độ quản lý Lao động có trình độ Trung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng lao động, cho thấy trình độ lao động của Công ty còn thấp Một số nhậnđịnh chung rút ra từ bảng số liệu 2.3 như sau:

- Tổng số lượng lao động có sự sụt giảm qua từng năm, cụ thể, năm 2010 đã

giảm mất 4 lao động, tương ứng giảm 3,85% so với năm 2009; năm 2011 so với năm

2010 tiếp tục giảm 4 người, tương ứng 4%

- Lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ khiêm tốn và có tăng lên ở các

năm 2010 và 2011 Nếu như năm 2009, chỉ có 1 người có trình độ trên đại học thì năm2010: con số này là 2, và đến năm 2011 tăng lên thành 3 người

Trang 36

- Lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp có số lượng chiếm phần

lớn trong tổng số lao động đều có sự sụt giảm nhất định qua các năm, điều này phù

hợp với chính sách của công ty về tổ chức nhân sự, đáp ứng yêu cầu SXKD hiện gặp

nhiều khó khăn

- Năm 2011, việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất sản phẩm ở 2 phân xưởng chủ

yếu là Nhựa và Ván Okal khiến cho số lao động phổ thông tăng so với năm 2010 và

2009 Năm 2010, con số lao động ở trình độ này là 21, tức là đã giảm bớt 1 người so

với năm 2009, tương ứng giảm 4,55% Năm 2011, so với năm 2010 đã tăng 6 người,

Chịu sự tác động về đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty (chủ yếu là kinh

doanh thương mại các sản phẩm nông sản) nên Tài sản ngắn hạn trong cơ cấu Tổng tài

sản luôn chiếm tỷ trọng lớn qua 3 năm nghiên cứu Năm 2010, TSNH tăng 50.689 trđ

tức tăng 74,98% so với năm 2009, lên mức 118.288 trđ Đây là kết quả của việc phát

huy những thuận lợi có được về vốn trong năm này, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt

động mua bán và sản xuất sản phẩm, tăng lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, dẫn đến

tăng TSNH Năm 2011, vẫn duy trì các chính sách đẩy nhanh tiêu thụ, tuy nhiên, do

những biến động phức tạp của thị trường và hạn chế của công tác quản lý, hoạt động

Trang 37

sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; năm này, TSNH giảm 25.469 trđ hay giảm 21,53%

so với năm 2010

Ngành chủ lực của công ty là kinh doanh thương mại, từ năm 2009 tuy đa dạng cáchoạt động sinh lời bằng việc quan tâm phát triển thêm một số sản phẩm tự sản xuất làNhựa và ván Okal,… nhưng máy móc tại các phân xưởng này chưa được đầu tư muamới hiện đại, lao động chủ yếu vẫn là thủ công Do đó, TSDH qua cả 3 năm đều chiếm

tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản Năm 2010, TSDH đã giảm đi một lượng 1.782 trđtương ứng 6,23% so với năm 2009 Các hoạt động đầu tư trang thiết bị, máy móc chưađược quan tâm đúng mức, năm 2011, TSDH tiếp tục giảm so với năm 2010 một lượng3.401 trđ tương ứng 12,68%

- Về tình hình nguồn vốn

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, năm 2009, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn so vớivốn chủ sở hữu Ngược lại, năm 2010, cơ cấu này có sự thay đổi, vốn chủ sở hữuchiếm tỷ trọng 52,17%; trong khi đó nợ phải trả chiếm 47,83% Năm 2011, vốn chủ sởhữu giảm xuống, nợ phải trả tăng lên, kết quả là nguồn vốn hoạt động của Công ty chủyếu vẫn là nợ phải trả Nói chung, năm 2009 và 2011, khả năng tự chủ về tài chínhthấp, riêng năm 2010, cán cân tài chính cơ bản đã an toàn Trên đây là những nhận xétchung nhất nhằm đưa ra cái nhìn ban đầu khá tổng quan về tình hình nguồn vốn, việcphân tích cụ thể về nguồn tài trợ vốn sẽ được đi sâu đánh giá về thực trạng quản trị và

sử dụng vốn trong phần sau

Trang 38

2.1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tình

hình kinh tế trong nước biến động đã tác động bất lợi đến các hoạt động kinh doanhcủa công ty về kho bến, nông sản và các dịch vụ khác Thêm vào đó, 2009 cũng là nămcông ty chuyển sang hướng kinh doanh đa ngành thay vì chỉ chú trọng sản xuất bôngnhư những năm trước, vì thế, việc thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu nhân công có taynghề cao…là những khó khăn không thể tránh khỏi Kết quả là trong năm này, công tykinh doanh thua lỗ với mức lợi nhuận trước thuế là -16.501 tr đồng

Đến năm 2010, rút kinh nghiệm hoạt động từ năm 2009, cùng với đó là sự đoàn kết

nhất trí làm việc của các thành viên HĐQT và CBCNV, hoạt động SXKD của công ty

đã dần đi vào ổn định, tạm thời vượt qua được thời điểm khó khăn Đồng thời, trongnăm này, công ty được sự hỗ trợ tích cực từ phía Tổng công ty CNTP Đồng Nai trongviệc hỗ trợ vốn đảm bảo cho mọi hoạt động tài chính diễn ra thuận lợi Vậy nên, hoạtđộng SXKD của công ty trong năm 2010 đạt kết quả khả quan:

Bảng 2.3: So sánh kết quả kinh doanh năm 2010 giữa thực tế và kế hoạch

Trang 39

- Giá vốn hàng bán là 145.345 trđ, nghĩa là đã tăng 21.537 trđ tương ứng 17,4% sovới năm 2009, đương nhiên số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thì chi phí về giá vốn bánhàng tăng lên tương ứng, và tốc độ tăng về giá vốn chậm hơn tốc độ tăng từ doanh thu

đã mang lại lợi nhuận cho Công ty trong năm 2010 này

- Lợi nhuận trước thuế lãi 5.086 trđ vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra 0,01%, đồng thờităng so với năm 2009 là 21.587 trđ tương đương 130,82%

Năm 2011, sự biến động phức tạp của thị trường trong điều kiện công tác dự báo

rủi ro trong kinh doanh của công ty chưa hoạt động tốt, cộng với khó khăn do dâychuyền máy móc sản xuất của một số phân xưởng như xưởng nhựa, xưởng Okal hỏnghóc nhiều đã khiến cho kết quả SXKD trong năm không đạt chỉ tiêu đề ra Cụ thể làdoanh thu năm 2011 đạt đến 409.755 trđ nhưng vẫn không bù đắp được các chi phí bỏ

ra, trong năm này, giá thành sản xuất đẩy lên cao chưa thể cạnh trạnh với các sản phẩmtrên thị trường, công ty chịu lỗ hơn 26 tỷ đồng

Bảng 2.5: So sánh kết quả kinh doanh năm 2011 với năm 2010

(Nguồn từ Báo cáo KQ hoạt động kinh doanh Công ty Kinh doanh tổng hợp Miền Đông)

- Tổng doanh thu năm 2011 đạt 409.755 trđ, tăng 242.194 trđ, tương ứng tăng

144,54% so với năm 2010

- Giá vốn hàng bán ở mức 391.019 trđ, tăng 245.674 trđ tương đương 169,03%

so với năm trước Rõ ràng tốc độ tăng về giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng vềdoanh thu, chứng tỏ giá thành sản xuất trong năm này còn cao, đây là nguyên nhânkhiến lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng

- Lợi nhuận sau thuế lỗ 26.230 trđ, tức đã giảm 31.316 trđ tương ứng giảm đến

615,73% so với năm 2010

Các sản phẩm và dịch vụ hiện có của công ty:

Trang 40

Sản phẩm: Bông xơ, hạt bông, mỳ lát, bắp hạt, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, hạt nhựatái chế, ván OKAL.

Dịch vụ: Bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bãi, kinh doanh cảng sông

Ngày đăng: 13/01/2015, 07:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w