Khái quát chung về Công ty Cổ phần kinh doanh tổng hợp Miền Đông

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp miền đông” (Trang 32 - 37)

DOANH TỔNG HỢP MIỀN ĐÔNG

2.1.Khái quát chung về Công ty Cổ phần kinh doanh tổng hợp Miền Đông

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông là doanh nghiệp thành viên (công ty con) của Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.

Tên tiếng anh: EASTERN GENERAL TRADE JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: COTTDONA

Tên giao dịch: COTTDONA

Đăng ký kinh doanh số: 4703000297 ngày 30/12/2005 Mã số thuế: 3600322043

Trụ sở: Đường số 9, khu công nghiệp Biên Hòa I – TP Biên Hoà, Đồng Nai

Tiền thân là Công ty Bông Đồng Nai, được hình thành theo quyết định 165/QĐ/UBND tỉnh Đồng Nai, ký ngày 09/02/1991 với chức năng làm dịch vụ kỹ thuật cung ứng vật tư và thu mua sơ chế bông vải cung cấp cho ngành dệt. Công ty Bông Đồng Nai là một đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo đúng thể thức quy định.

Tiếp đó, công ty Cổ phần Bông vải & Kinh doanh tổng hợp Miền Đông hình thành trên cơ sở hợp nhất giữa Công Ty Bông Đồng Nai với Chi nhánh Bông Việt Nam tại Đồng Nai và được bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2006 với nhiệm vụ chính là tổ chức sản xuất bông trên địa bàn Miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Từ Đại hội cổ đông lần thứ 5/2010, công ty đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH TỔNG HỢP MIỀN ĐÔNG và được Sở kế hoạch - đầu tư tỉnh Đồng Nai phê duyệt vào ngày 13/09/2010.

Từ một DN nhà nước, công ty CPKD TH Miền Đông chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần vào năm 2005, và sau 2 lần tăng vốn bằng cách

phát hành cổ phiếu thành công, vốn điều lệ của công ty đã tăng từ mức 15 tỷ lên 87 tỷ đồng năm 2010. Từ đó đến nay, cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty CNTP Đồng Nai và sự hợp tác chặt chẽ với ba đối tác chiến lược là: Công ty CP Bông Việt Nam, Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Đồng Nai và Công ty Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc( Proconco) trên các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, chế biến, vốn, kinh nghiệm kinh doanh và thị trường tiêu thụ, những năm gần đây, công ty đã có những bước phát triển mới trong hoạt động SXKD.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Công ty có chức năng và nhiệm vụ hoạt động theo giấy phép thành lập DN đã đăng ký như sau:

- Sản xuất kinh doanh dịch vụ Bông vải, gia công chế biến nguyên liệu dệt, thu mua gia công chế biến bông, dầu bông và dầu thực vật.

- Sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, hoa phong lan, nấm, cây cảnh và vật tư, thiết bị nông nghiệp.

- Mua bán, chế biến nông lâm sản.

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bãi và kinh doanh cảng sông.

- Mua bán lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm, hàng tiêu dùng, chất đốt, gas, than đá, dầu lửa, văn phòng phẩm, kim khí điện máy. Kinh doanh dịch vụ ăn uống ; dụng cụ và dịch vụ thể dục thể thao. Đầu tư khu vui chơi giải trí (địa điểm phải phù hợp với qui định sử dụng đất). Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa. Dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Sản xuất sản phẩm nhựa, sản phẩm từ cao su, hạt nhựa nguyên liệu. Mua bán hạt nhựa nguyên liệu, sản phẩm nhựa, nhựa phế liệu. Sản xuất mua bán ván gỗ nhân tạo okal và các sản phẩm gỗ. Sản xuất, gia công, chế tạo, sửa chữa, mua bán và tư vấn thiết kế chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị sản xuất công nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thủy.

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng.

2.1.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011

2.1.2.1. Tình hình lao động

Trong 3 năm qua, tình hình lao động đã có những thay đổi đáng kể. Năm 2009, công ty gặp khó khăn, kết quả là số cán bộ nghỉ việc và chuyển công tác đến 26% tổng số nhân viên. Đứng trước tình hình đó, tổ chức nhân sự của công ty đã sắp xếp lại lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu mới thông qua việc chú trọng cho công tác tuyển dụng để thay thế và bổ sung vào các phòng ban, bộ phận đang hoạt động; đồng thời, cải tiến phương thức trả lương theo khoán việc, khoán sản phẩm đến từng cá nhân, nâng dần thu nhập bình quân cho người lao động. Đến nay, tình hình lao động đã giảm bớt về số lượng và tương đối ổn định, an tâm công tác:

Bảng 2.1: Tình hình lao động và thu nhập bình quân năm 2009, 2010, 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động (người) 104 100 100 100 96 100 (4) (3,85) (4) 4 1. Trên đại học 1 0,96 2 2 3 3,13 1 100 1 50 2. Đại học, cao đẳng 36 34,62 35 35 27 28,12 (1) (2,78) (8) (22,86) 3. Trung cấp 45 43,27 42 42 39 40,63 (3) (6,67) (3) (7,14) 4. Lao động phổ thông 22 21,15 21 21 27 28,12 (1) (4,55) 6 28,57 Bình quân thu nhập tháng (trđ) 3,45 3,5 3,9 0,05 1,45 0,4 11,43

(Nguồn từ Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông)

Liên quan đến vấn đề quản trị vốn lưu động, bảng số liệu trên đây về tổng số lao động được phân loại theo tiêu thức trình độ lao động, bởi vì, đây là một trong những biểu hiện về trình độ quản lý. Lao động có trình độ Trung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lao động, cho thấy trình độ lao động của Công ty còn thấp. Một số nhận định chung rút ra từ bảng số liệu 2.3 như sau:

- Tổng số lượng lao động có sự sụt giảm qua từng năm, cụ thể, năm 2010 đã giảm mất 4 lao động, tương ứng giảm 3,85% so với năm 2009; năm 2011 so với năm 2010 tiếp tục giảm 4 người, tương ứng 4%.

- Lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ khiêm tốn và có tăng lên ở các năm 2010 và 2011. Nếu như năm 2009, chỉ có 1 người có trình độ trên đại học thì năm 2010: con số này là 2, và đến năm 2011 tăng lên thành 3 người.

- Lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp có số lượng chiếm phần lớn trong tổng số lao động đều có sự sụt giảm nhất định qua các năm, điều này phù hợp với chính sách của công ty về tổ chức nhân sự, đáp ứng yêu cầu SXKD hiện gặp nhiều khó khăn.

- Năm 2011, việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất sản phẩm ở 2 phân xưởng chủ yếu là Nhựa và Ván Okal khiến cho số lao động phổ thông tăng so với năm 2010 và 2009. Năm 2010, con số lao động ở trình độ này là 21, tức là đã giảm bớt 1 người so với năm 2009, tương ứng giảm 4,55%. Năm 2011, so với năm 2010 đã tăng 6 người, tương ứng tăng 28,57%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn

Bảng 2.2: Tình hình tài sản nguồn vốn năm 2009, 2010, 2011

(Đvt: trđ)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010

ST % ST % ST % ST % ST % A. TTS 96.198 100 145.104 100 116.236 100 48.906 50,84 (28.868) (19,89) 1. TSNH 67.599 70,27 118.288 81,52 92.819 79,85 50.689 74,98 (25.469) (21,53) 2. TSDH 28.599 29,73 26.817 18,48 23.416 20,1 5 (1.782) (6,23) (3.401) (12,68) B. TNV 96.198 100 145.10 4 100 116.236 100 48.906 50,84 (28.868) (19,89) 1. VCSH 17.185 17,86 75.697 52,17 45.681 39,3 58.512 340,48 (30.016) 39,65 2. NPT 79.013 82,14 69.407 47,83 70.555 60,7 (9.606) (12,16) 1.148 1,65

(Nguồn từ Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông)

- Về tình hình tài sản:

Chịu sự tác động về đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty (chủ yếu là kinh doanh thương mại các sản phẩm nông sản) nên Tài sản ngắn hạn trong cơ cấu Tổng tài sản luôn chiếm tỷ trọng lớn qua 3 năm nghiên cứu. Năm 2010, TSNH tăng 50.689 trđ tức tăng 74,98% so với năm 2009, lên mức 118.288 trđ. Đây là kết quả của việc phát huy những thuận lợi có được về vốn trong năm này, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động mua bán và sản xuất sản phẩm, tăng lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, dẫn đến tăng TSNH. Năm 2011, vẫn duy trì các chính sách đẩy nhanh tiêu thụ, tuy nhiên, do những biến động phức tạp của thị trường và hạn chế của công tác quản lý, hoạt động

sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; năm này, TSNH giảm 25.469 trđ hay giảm 21,53% so với năm 2010.

Ngành chủ lực của công ty là kinh doanh thương mại, từ năm 2009 tuy đa dạng các hoạt động sinh lời bằng việc quan tâm phát triển thêm một số sản phẩm tự sản xuất là Nhựa và ván Okal,… nhưng máy móc tại các phân xưởng này chưa được đầu tư mua mới hiện đại, lao động chủ yếu vẫn là thủ công. Do đó, TSDH qua cả 3 năm đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2010, TSDH đã giảm đi một lượng 1.782 trđ tương ứng 6,23% so với năm 2009. Các hoạt động đầu tư trang thiết bị, máy móc chưa được quan tâm đúng mức, năm 2011, TSDH tiếp tục giảm so với năm 2010 một lượng 3.401 trđ tương ứng 12,68%

- Về tình hình nguồn vốn

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, năm 2009, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu. Ngược lại, năm 2010, cơ cấu này có sự thay đổi, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 52,17%; trong khi đó nợ phải trả chiếm 47,83%. Năm 2011, vốn chủ sở hữu giảm xuống, nợ phải trả tăng lên, kết quả là nguồn vốn hoạt động của Công ty chủ yếu vẫn là nợ phải trả. Nói chung, năm 2009 và 2011, khả năng tự chủ về tài chính thấp, riêng năm 2010, cán cân tài chính cơ bản đã an toàn. Trên đây là những nhận xét chung nhất nhằm đưa ra cái nhìn ban đầu khá tổng quan về tình hình nguồn vốn, việc phân tích cụ thể về nguồn tài trợ vốn sẽ được đi sâu đánh giá về thực trạng quản trị và sử dụng vốn trong phần sau.

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp miền đông” (Trang 32 - 37)