Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp miền đông” (Trang 26 - 28)

1.3.2.1. Các nhân tố khách quan

Thứ nhất là yếu tố về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm thì sức mua của thị trường sẽ giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN, doanh thu ít hơn, lợi nhuận thuyên giảm, và như vậy là sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng. Ngược lại, nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì doanh thu và lợi nhuận của DN sẽ tăng, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ.

Thứ hai là yếu tố rủi ro. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các DN ra sức cạnh trạnh với nhau, và rủi ro mà DN gặp phải chính là những biến đổi khó lường của nền kinh tế. Ngoài ra, những rủi ro bất thường như hỏa hoạn, lũ lụt… cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba là tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Cách mạng khoa học công nghệ làm giảm giá trị tài sản, vật tư…Vì vậy, nếu DN không bặt kịp với sự phát triển của công nghệ để điều chỉnh giá trị sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh và làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Ngoài ra, các chính sách vĩ mô của Nhà nước với những sự điều chỉnh về chế độ, chính sách, pháp luật, thuế…theo từng thời kỳ phát triển của đất nước có tác động rất lớn đến hoạt động SXKD của DN. Trong quá trình hoạt động, bất cứ một DN nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Nhà nước để có những biện phát tăng cường hiệu quả sử dụng VLĐ.

1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan, thì các nhân tố thuộc về chính bản thân DN có thể kể đến sau đây cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ:

Nhân tố đầu tiên chính là việc xác định nhu cầu VLĐ. Bởi vì, xác định nhu cầu VLĐ không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD. Mà việc thừa hay thiếu vốn thì đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của DN. Nếu thừa vốn có thể gây ra tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa, vốn chậm luân chuyển, từ đó làm phát sinh các chi phí không cần thiết, làm tăng giá thành sản phẩm; đồng thời không khuyến khích DN khai thác các khả năng tiềm tàng để cải tiến hoạt động SXKD của mình. Ngược lại, thiếu vốn sẽ không đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, có khi phải ngừng sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, và làm ngưng trệ các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.

Tiếp theo là yếu tố liên quan đến việc lựa chọn phương án đầu tư. Nếu DN đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá thành hạ thì sản phẩm của DN sẽ nhanh chóng được tiêu thụ, tăng vòng quay VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, và ngược lại.

Nhân tố tiếp theo là trình độ quản lý. Trong trường hợp trình độ quản lý của DN yếu kém sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hậu quả của nó là làm lãng phí VLĐ, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Một yếu tố thuộc về chủ quan nữa là là kết quả SXKD của DN. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh VLĐ sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả.

 Trên cơ sở xác định các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến hiệu quả sử

dụng VLĐ trên đây, DN cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố để có biện pháp hữu hiệu trong công tác tổ chức và sử dụng VLĐ, mục đích là làm sao cho hiệu quả của VLĐ mang lại cao nhất.

1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Nếu như VLĐ là điều kiện không thể thiếu đối với bất kỳ một DN nào để tiến hành SXKD thì lợi nhuận lại quyết định sự tồn tại và phát triển của DN. Rõ ràng hai yếu tố này có mối quan hệ nhân quả với nhau, bởi, khi đã có trong tay đồng vốn thì vấn đề đặt ra là phải sử dụng nó như thế nào để sinh lời, hay nói cách khác, chính lợi ích kinh doanh đã thúc đẩy doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng có hiệu quả đồng vốn, tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô hoạt động.

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của DN. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ cho phép các nhà quản lý tài chính trong DN có cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của đơn vị mình, nhờ đó đề ra các biện pháp, chính sách, quyết định đúng đắn, phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Nói tóm lại, công việc của các nhà quản trị là cải thiện tình trạng sử dụng vốn thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu về hiệu quả VLĐ, và, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ chính là việc nâng cao lợi nhuận.

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp miền đông” (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w