Cơ cấu của các khoản mục trong tổng vốn lưu động

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp miền đông” (Trang 56 - 57)

- Tính toán, thanh toán các khoản về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất và CBCNV toàn công ty.

b. Hình thức kế toán áp dụng

2.2.2.2. Cơ cấu của các khoản mục trong tổng vốn lưu động

Bảng 2.9: Cơ cấu các khoản mục trong tổng VLĐ qua 3 năm 2009, 2010, 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ (%) Số tiền (trđ (%) 1.T&TĐT 2.278 3,37 1.198 1,01 1.933 2,08 -1.08 (47,41) 735 61,35 2.KPT 25.869 38,27 49.791 42,09 71.606 77,1 5 23.922 92,47 21.815 43,81 3.HTK 35.63 52,71 65.721 55,56 18.257 19,6 7 30.091 84,45 -47.464 (72,22) 4.VLĐ khác 3.822 5,65 1.578 1,34 1.023 1,1 -2.244 (58,71) -555 (35,17) Tổng VLĐ 67.599 100 118.29 100 92.819 100 50.689 74,98 -25.47 (21,53)

(Nguồn từ Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh tổng hợp Miền Đông)

Vốn lưu động được phân loại theo hình thái biểu hiện, và mỗi hình thái biểu hiện chiếm bao nhiêu % trong tổng VLĐ được trình bày trên bảng số liệu 2.7 phía trên.

Năm 2009, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với 52,71%, tiếp đến là khoản phải thu với 38,27%, các khoản mục về Tiền và VLĐ khác chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Năm 2010, tỷ trọng các khoản mục trong tổng VLĐ hầu như vẫn giữ thứ tự như năm 2009 là HTK 55,56%, KPT 42,09%, VLĐ khác 1,34% và Tiền 1,01%. Trong năm, Tiền – tương đương tiền giảm 1.080 trđ tương ứng giảm 47,41%, đồng thời các khoản VLĐ khác cũng giảm một lượng 2.244 trđ tương ứng 58,71% so với năm 2009. Bên cạnh đó, các khoản mục HTK và khoản phải thu nhận được sự đầu tư thích đáng khi tăng lượng HTK thêm 30.091 trđ tương ứng 84,45% và tăng khoản phải thu lên một lượng 23.922 trđ tương ứng 92,47% so với năm 2009.

Sang năm 2011, cơ cấu các thành phần tạo nên VLĐ đã thay đổi. Năm này, khoản mục phải thu chiếm đến 77,15%, thay thế vị trí dẫn đầu về tỷ trọng so với tổng VLĐ của khoản mục HTK như các năm trước. So với năm 2010, khoản phải thu tăng 21.815 trđ tương ứng tăng 43,81%; ngược lại HTK năm 2011 giảm tới 47.464 trđ tương ứng giảm 72,22% và giữ lại ở mức 19,67%. Các khoản mục còn lại là Tiền - tương đương tiền và VLĐ cũng có những chuyển biến nhất định. Thực tế, Tiền – tương đương tiền tăng 735 trđ tương ứng tăng 61,35%, VLĐ khác giảm 555 trđ tương đương 35,17% so với năm 2010.

Nói chung, cơ cấu VLĐ được tính toán theo tiêu thức được trình bày ở trên về cơ bản đã cho thấy mức độ đầu tư vào từng hình thái biểu hiện VLĐ của công ty. So sánh với tỷ trọng của các khoản mục khác trong tổng VLĐ của công ty thì có vẻ như Tiền – tương đương tiền chưa nhận được sự quan tâm chú trọng của người làm quản trị tài chính, trong khi khoản mục này có vai trò rất lớn trong công tác dự phòng và tăng cường khả năng thanh toán. Vẫn biết, công ty đang nỗ lực hoạt động trong điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhưng việc chú tâm vào tăng sản xuất, tăng lượng hàng tiêu thụ để tăng doanh thu mà không thiết lập một chính sách bảo đảm một mức dự trữ tiền mặt hợp lý là rất mạo hiểm.

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp miền đông” (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w