ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn: HÓA HỌC; Khối A Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H 2 NC n H 2n COOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N 2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO 2 , H 2 O. Cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 3,33. B. 3,41. C. 3,71. D. 4,13. Câu 2: Hỗn hợp T gồm 2 chất hữu cơ X và Y (chỉ chứa C, H , O) đều chứa 53,33% oxi về khối lượng. Khối lượng phân tử của Y gấp 1,5 lần khối lượng phân tử X. Biết đốt cháy 0,02 mol T thì cần 0,05mol oxi. Nếu cho 0,02 mol T tác dụng vừa đủ với NaOH thì thu được bao nhiêu gam muối, (biết khối lượng muối tạo từ Y gấp 1,647 lần khối lượng muối từ X)? A. 2,7. B. 3,6. C. 4,5. D. 1,8. Câu 3: Cho phản ứng sau thực hiện ở 302º C: 2HI (k) H 2(k) + I 2(k) . Khi tăng áp suất lên 2 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. Tăng 2 lần. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng ? A. Cr 2 O 3 , Al 2 O 3 , ZnO đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng. B. NaCl, NaOH, CH 3 COONa đều là chất điện ly. C. SiO 2 , CO 2 , NO 2 đều là oxit axit. D. Al(OH) 3 , Sn(OH) 2 , Pb(OH) 2 , đều là chất lưỡng tính. Câu 5 Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), poli etilen, tơ capron, caosu buna-S, tơ nilon-6,6. Số polime được điều từ phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là A. 7. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 6: Phát biểu đúng là A. Tro thực vật là loại phân lân. B. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali dựa vào % khối lượng của kali. C. Amophot là một loại phân phức hợp, gồm (NH 4 ) 2 HPO 4 và NH 4 H 2 PO 4 . D. Công thức của phân ure là (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 7: Có các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ nước brom dư vào dung dịch axit fomic. (2) Nhỏ axit clohidric vào dung dịch sắt (II) nitrat. (3) Cho ure vào dung dịch bari hiđroxit. (4) Cho kali penmanganat vào axit clohidric đặc. (5) Cho tinh thể Natri clorua vào axit sunfuaric đặc đun nóng (250º C). Số thí nghiệm sinh ra khí là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 8: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần độ âm điện từ trái sang phải là: A. K, Mg, Si, N. B. K, Mg, N, Si. C. Mg, K, Si, N. D. N, Si, Mg, K. Câu 9: Hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ A no, mạch hở, hai lần axit và một axit B không no (có một nối đôi), mạch hở, đơn chức. Số nguyên tử cacbon trong chất này gấp đôi chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp X được 4,704 lít khí CO 2 (đktc). Nếu trung hòa hết 5,08 gam X cần 350 ml dung dịch NaOH 0,2M được hỗn hợp muối Y. Phần trăm khối lượng của A, B lần lượt là: A. 40,94% và 59,06% . B. 55,00% và 45,00%. C. 37,5% và 62,5%. D. 57,48% và 42,52%. Câu 10: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe x O y trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 1 mol NaOH, sau phản ứng thoát ra 6,72 lít khí H 2 (ở đktc). Chất rắn X tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thì thu được 26,88 lít H 2 (đktc). Giá trị m là A. . 96,6. B. 73,4. C. 57,0. D. 91,2. Câu 11: Có các thí nghiệm sau: (a) Sục khí H 2 S vào dung dịch chứa KMnO 4 và dung dịch H 2 SO 4 loãng. (b) Cho bột Ag vào bình chứa khí O 3 . (c) Cho bột Si vào dung dịch NaOH. (d) Đốt mẩu Mg trên đèn cồn rồi cho vào bình chứa khí CO 2 . (e) Nhỏ dung dịch HCl đậm đặc vào nước giaven. (f) Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Na 2 S 2 O 3 . (g) Cho bột Fe 2 O 3 vào dung dịch HI dư. Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp s là 7. X không thể là nguyên tố nào dưới đây ? A. K (Z = 19). B. Fe (Z = 26). C. Cu (Z = 29). D. Cr (Z = 24). Câu 13: Hỗn hợp A gồm 0,13 mol C 2 H 2 và 0,18 mol H 2 . Cho A qua Ni nung nóng, phản ứng không hoàn toàn và thu được hỗn hợp khí B. Cho B qua 200 ml dung dịch Br 2 1M,sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thấy có hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C 2 H 6 và 0,02 mol H 2 thoát ra. Nồng độ dung dịch brom lúc sau là: A. 0,250. B. 0,375. C. 0,750. D. 0,500. Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH 2 =CH-CH=CH 2 + HBr X (sản phẩm chính) (CH 3 ) 2 CH-CHBr-CH 3 + KOH Y (sản phẩm chính) Tên gọi của X, Y lần lượt là A. 1-Brombut-2-en, 2-metylbut-2-en. B. 3-Brombut-1-en, 2-metylbut-2-en. C. 1-Brombut-2-en, 3-metylbut-1-en. D. 3-brombut-1-en, 3-metylbut-1-en. Câu 15: Nung nóng hỗn hợp X chứa 15,8 gam KMnO 4 và 24,5 gam KClO 3 một thời gian được 36,3 gam hỗn hợp Y gồm 6 chất. cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư đun nóng, lượng khí clo sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch NaOH 5M đun nóng được dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn Z là A. 12,0 gam. B. 79,8 gam. C. 91,8 gam. D. 111,0 gam. Câu 16: Cho dãy các chất và ion sau: C, Si, Cl 2 , F 2 , Cr 3+ , Zn, NO 2 , SO 2 . Số chất và ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 17: Phát biểu không đúng là : A. Valin là aminoaxit có 5 nguyên tử cacbon trong phân tử. B.Keratin là protein hình sợi, không tan trong nước. C. Có thể tạo được tối đa 4 đipeptit mạch hở từ H 2 N-CH 2 -CH 2 -COOH và H 2 N-CH 2 -COOH. D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric với pentozo . Câu 18: Dung dịch X có chứa m gam chất tan gồm Na 2 CO 3 và NaHCO 3 . Nhỏ từ từ 0,3 mol HCl đến hết vào dung dịch X thì sau phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra 0,1 mol khí CO 2 . Nhỏ nước vôi trong đến dư vào dung dịch Y thì được 40 gam kết tủa. Giá trị m là A. 46,4. B. 38,0. C. 39,1. D. 48,6. Câu 19: Lấy m gam K cho tác dụng với 500ml dung dịch HNO 3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp N (đktc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào M dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,224 lít khí Y. Biết rằng quá trình khử HNO 3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. Giá trị m là A. 7,80 gam. B. 6,63 gam. C. 12,48 gam. D. 3,12 gam. Câu 20: Cho các chất sau: Na 2 CO 3 , Na 3 PO 4 , NaOH, HCl. Số chất làm mềm được nước cứng vĩnh cửu là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 21: Cho 0,15 mol một aminoaxit X mạch hở phản ứng vừa đủ 150 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y, dung dịchY tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch được 29,625 gam chất rắn. % Khối lượng nguyên tử nito có trong X là A. 18,67%. B. 15,73% C. 11,96%. D. 9,52%. Câu 22: Có các phát biểu sau: (1) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol. (2) Triolein là chất béo lỏng ở điều kiện thường, có công thức là C 3 H 5 (COOC 17 H 33 ) 3 . (3) Dầu thực vật và dầu hỏa giống nhau là đềuchứa C, H, O và đều không tan trong nước. (4) Axit béo là các axit no, mạch hở, đơn chức, có mạch cacbon không phân nhánh có số cacbon chẵn. (5) Isoamyl axetat là este no, đơn chức, mạch hở có hương vị mùi chuối chín. (6) Phản ứng thủy phân este no, đơn chức , mạch hở trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 23: Đun nóng 6,0 gam CH 3 COOH với 6,0 gam C 2 H 5 OH (có H 2 SO 4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là A. 4,4 gam. B. 8,8 gam. C. 5,2 gam D. 6,0 gam. Câu 24: Cho 100ml dung dịch NaOH 0,01M vào 100ml dung dịch HCl 0,03 M, thu được dung dịch X có giá trị pH bằng A. 1. B. 2. C. 13. D. 12. Câu 26: Cho m gam chất rắn X gồm Mg và Fe phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1,5M và CuCl 2 1,25M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. % Khối lượng Mg có trong X là A. 70%. B. 30%. C. 60%. D. 40%. Câu 27: Có các phát biểu sau (1) Stiren, etilen, toluen đều làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường. (2) Naphtalen, phenol, anilin tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen. (3) Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về cấu tạo hóa học. (4) Các phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng xác định. (5) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa cacbon và hidro. (6) Glixerol, axit fomic, etanol đều tan vô hạn trong nước. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng sau: C 5 H 10 O → C 5 H 10 Br 2 O → C 5 H 9 Br 3 → C 5 H 12 O 3 C 8 H 12 O 6 . Biết C 5 H 10 O là ancol bậc 3, mạch hở. X là A. Axit fomic. B. Ancol popylic. C. Axit propionic. D. Ancol metyic. Câu 29: Hòa tan hết m gam Fe 3 O 4 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X. Nhỏ AgNO 3 tới dư vào dung dịch X, thì thu được 0,056 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 , ở đktc) và 13,185 gam kết tủa. Giá trị m là A. 3,48. B. 4,64. C. 5,80. D. 2,32. Câu 30: Hòa tan 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu vào H 2 SO 4 loãng dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí (ở đktc). % Khối lượng Cu có trong X là A. 70%. B. 50%. C. 20%. D. 30%. Câu 31: Cho 6,5 gam Zn vào 100ml dung dịch gồm AgNO 3 0,4M và Cu(NO 3 ) 2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 10,72. B. 6,24. C. 7,52. D. 9,44. Câu 32: Phát biểu không đúng về cacbohidrat là A. Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. B.Nhỏ dung dịch AgNO 3 trong NH 3 vào dung dịch glucozơ hoặc fructozơ (đun nóng) đều tạo kết tủa. C. Xenlulozơ trinitrat là một loại tơ nhân tạo. D. Trong phân tử amilozơ chỉ chứa 1 loại liên kết α-1,4-glicozit. Câu 25: X và Y là hai chất lỏng được chiết tách như hình vẽ bên. X và Y có thể là A. Phenol và etanol. B. Etanol và phenol. C. Benzen và nước. D. Nước và Benzen. Câu 33: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. CH 3 COOH, HCOOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. B. HCOOH, CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. C. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 CHO. D. CH 3 CHO, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 COOH. Câu 34: Có các phát biểu sau về phenol (C 6 H 5 OH). (1) Phenol được sử dụng để điều chế TNT và chất diệt nấm mốc. (2) Phenol tan ít trong etanol, nhưng tan nhiều trong nước nóng. (3) Nhỏ dung dịch axit clohiđric vào dung dịch natri phenonat thấy xuất hiện vẩn đục. (4) Nguyên tử hiđro trên vòng benzen của phenol dễ thế hơn nguyên tử hiđro của benzen. (5) Ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm hidroxyl thể hiện qua phản ứng thế brom. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 35: Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2) .Trong đó bình 1 đựng dung dịch (1) là NaOH có thể tích 38 ml và nồng độ 0,5M. Trong đó bình 2 chứa dung dịch gồm 2 muối Cu(NO 3 ) 2 và NaCl tổng khối lượng chất tan 258,2 gam. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân cho đến khi bình (2) vừa có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Lấy dung dịch sau phản ứng : - Ở bình (1): định lượng xác định thấy nồng độ NaOH sau điện phân là 0,95M. - Ở bình (2) đem phản ứng với lượng dư bột Fe. Sau phản ứng khối lượng bột Fe bị tan ra là m gam, và thoát ra một khí duy nhất là NO có thể tích x (lít) được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m và x lần lượt là: A. 11,2 và 4,48. B. 11,2 gam và 6,72. C. 16,8 và 4,48. D. 7,47 gam và 2,99. Câu 36: Nhỏ 0,45 mol Ba(OH) 2 vào dung dịch có chứa a mol H 2 SO 4 và 2a mol ZnSO 4 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 74,85 gam kết tủa. Giá trị a là A. 0,20. B. 0,05. C. 0,30. D. 0,10. Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm hai este mạch hở là đồng phân của nhau. Lấy 0,2 mol X cho phản ứng hoàn toàn với 0,3 mol NaOH, rồi cô cạn thu được phần hơi có chứa 8,5 gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng kế tiếp nhau và chất rắn Z. Nung Z trong oxi dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 22 gam CO 2 và 7,2 gam H 2 O và một lượng Na 2 CO 3 . Công thức cấu tạo của 2 este là A. C 2 H 5 COOC 3 H 7 và C 3 H 7 COOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOC 2 H 5 và C 3 H 7 COOCH 3 . C. C 2 H 3 COOC 2 H 4 và C 3 H 5 COOCH 3 . D. C 3 H 5 COOC 2 H 5 và C 4 H 7 COOCH 3 . Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng, sau phản ứng thu được 15,68 lít khí CO 2 (đktc) và 19,8 gam H 2 O. Nếu tách nước hoàn toàn m gam 3 ancol trên thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete? A. 9,8. B. 17,0. C. 15,2. D. 13,4. Câu 39: Dãy gồm các kim loại có mạng tinh thể lập phương tâm khối là A. Ca, Ba, Mg. B. Na, Rb, Ba. C. Ca, Na, K. D. Li, Na, Mg. Câu 40: Hỗn hợp X gồm anđehit đơn chức Y và anđehit đơn chức Z (biết Z có không quá 4 liên kết π trong phân tử). Cho 0,18 mol hỗn hợp X nặng 7,4 gam tác dụng hoàn toàn với AgNO 3 dư trong dung dịch NH 3 thu được 77,92 gam kết tủa. % Khối lượng của Z trong X là A. 56,76%. B. 43,24%. C. 60,81%. D. 39,19%. II.PHẦN RIỀNG [10 câu] A.Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho các oxit sau: BaO, Al 2 O 3 , ZnO, MgO, Fe 2 O 3 , CuO. Có bao nhiêu oxit có thể bị khử bởi CO (đun nóng) ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm anđehit axetic, anđehit acrylic, anđehit oxalic tác dụng với lượng dư AgNO 3 trong NH 3 thu được 69,12 gam Ag. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được 0,66 mol CO 2 và 0,49 mol H 2 O. Giá trị m là A. 14,02. B. 19,42. C. 13,62. D. 17,22. Câu 43: Phát biểu không đúng là: A. Trong các axit, chỉ axit fomic tham gia phản ứng tráng Ag. B. Axit acrylic, axit oleic đều làm mất màu nước brom. C. Lực axit tăng dần theo thứ tự Cl 2 CHCOOH, ClCH 2 COOH, CH 3 COOH. D. Trong công nghiệp điều chế axit axetic từ ancol metylic. Câu 44: Cho 6,4 gam CH 3 OH bằng O 2 (xúc tác) thu được 10,4 gam hỗn hợp X gồm anđehit , axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H 2 (đktc). Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 108,0. B. 32,4. C. 43,2. D. 21,6. Câu 45: Đem nung hỗn hợp A chứa x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian thu được 63,2 gam hỗn hợp B Hòa tan hết B bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng dư thì thu được 0,3 mol SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). giá trị của x là A. 0,5. B. 0,6. C. 0,7. D. 0,4. Câu 46: Đốt cháy 1 mol hỗn hợp X gồm amin no, hai chức mạch hở Y và hidrocacbon Z thu được 2 mol hỗn hợp khí gồm N 2 và CO 2 , và 2,5 mol H 2 O (biết số mol của Z nhỏ hơn số mol Y). Z là A. CH 4 . B. C 2 H 2 . C. C 3 H 4 . D. C 2 H 4 . Câu 47: Phát biểu không đúng là A. Nước đá khô có công thức là CO 2 , được sử dụng để ướp lạnh thực phẩm. B. NO 3 - , CO 3 2- , SO 4 2- đều là các anion gây ô nhiễm môi trường nước. C. CO 2 , CFC đều là những khí chiếm vai trò lớn gây ra hiệu ứng nhà kính. D. Phèn chua có công thức là K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O dùng để thuộc da, làm trong nước, cầm màu. Câu 48: Hỗn hợp khí X gồm O 2 và O 3 có tỉ khối so với H 2 là 19. Hỗn hợp Y gồm propan, propen và propin, tỉ khối Y so với H 2 là 21,5. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y cần tối thiểu a mol X. Giá trị a là A. 0,5. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,4. Câu 49: Cho phương trình phản ứng sau: Al + HNO 3 Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + N 2 + H 2 O Biết tỉ khối của hỗn hợp X gồm N 2 O và N 2 so với H 2 là 17,2. Sau khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản thì hệ số của phân tử HNO 3 là A. 168. B. 142. C. 152. D. 88. Câu 50: Có các phát biểu sau: (1) Zn có thể khử được Cr 3+ trong H + thành Cr 2+ . (2) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na 2 Cr 2 O 7 thì dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu cam. (3) P, S, C tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO 3 . (4) Oxi hóa Cr 3+ bằng Br 2 trong môi trường kiềm sẽ thu được Cr 2 O 7 2- . (5) Nhỏ dung dịch BaCl 2 vào dung dịch Na 2 CrO 4 cho kết tủa màu vàng . Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH 3 COOH và 2 mol C 2 H 5 OH có H 2 SO 4 đặc xúc tác ở t o C (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC 2 H 5 và 0,4 mol CH 3 COOC 2 H 5 . Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 0,8 mol HCOOH, 2 mol CH 3 COOH và a mol C 2 H 5 OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,3 mol HCOOC 2 H 5 . Số mol este CH 3 COOC 2 H 5 thu được là A. 1,92. B. 1,29. C. 8/19. D. 997/1000. Câu 52: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic X và Y (chỉ chứa chức axit, M X < M Y ). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M thu được 0,2 mol CO2. Đem 0,1 mol M tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,032 lít CO2 (ở đktc). Biết M không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của Y trong M là A. 66,67%. B. 40%. C. 20%. D. 85,71%. Câu 53: Hỗn hợp M gồm axit axetic và anđehit X. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,13 mol O 2 , sinh ra 0,1 mol CO 2 và 0,1 mol H 2 O. Cho toàn bộ lượng M vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,04 mol Ag. Công thức của X là A C 3 H 7 CHO. B. HCHO. C. CH 3 CHO. D. C 2 H 5 CHO. Câu 54: Có bao nhiêu hidrocacbon ở thể khí cho phản ứng với AgNO 3 trong NH 3 ? A 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 55: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl ; 0,05 mol NaNO 3 và 0,1 mol KNO 3 . Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa m gam muối, 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, tỉ khối của Y so với H 2 là 12,2. Giá trị m là A 61,375. B. 64,050. C. 57,975. D. 49,775. Câu 56: Có các thuốc thử sau: Dung dịch KMnO 4 , dung dịch Br 2 / CCl 4 , dung dịch H 2 S, dung dịch Ba(OH) 2 . Trong các dung dịch trên, có bao nhiêu dung dịch có thể dùng để phân biệt được CO 2 và SO 2 ? A 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 57: Ancol 2 chức X có công thức là C n H 2n+2 O 2 . Biết X có 5 cấu tạo thỏa mãn tính chất hòa tan được Cu(OH) 2 cho dung dịch xanh lam. Giá trị n là A 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 58: Phát biểu nào dưới đây đúng A (CH 3 ) 2 NH tác dụng với dung dịch HNO 2 ở nhiệt độ thường sinh ra khí N 2 . B Muối đinatri glutamat được sử dụng làm gia vị thức ăn (mì chính). C Phenylamoni clorua tan ít trong nước. D C 7 H 9 N (chứa vòng benzen) có 4 đồng phân amin bậc 1. Câu 59: Có các phát biểu sau 1 Sục NH 3 tới dư vào dung dịch CuSO 4 thu được kết tủa xanh. 2 CuSO 4 khan được sử dụng để phát hiện dấu vế của nước có trong chất lỏng. 3 Cho CrO 3 tác dụng với H 2 O luôn thu được hỗn hợp axit. 4 Trong các hợp chất, crom có các mức oxi hóa từ +1 đến +6, nhưng phổ biến là +2, + 3, + 6. 5 Nguyên tắc luyện gang thành thép là khử các nguyên tố C, Si, P có trong gang. 6 Pb không tan trong HCl loãng và H 2 SO 4 loãng. Số phát biểu đúng là A 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 60: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO 3 ) 2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể), thấy thoát ra V lit khí ở anot (ở đktc). Giá trị V là A 1,68. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. HẾT . CH 3 COOC 2 H 5 thu được là A. 1 ,92 . B. 1, 29. C. 8/ 19 . D. 99 7 /10 00. Câu 52: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic X và Y (chỉ chứa chức axit, M X < M Y ). Đốt cháy hoàn toàn 0 ,1 mol M thu được 0,2. AgNO 3 trong NH 3 thu được 69, 12 gam Ag. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được 0,66 mol CO 2 và 0, 49 mol H 2 O. Giá trị m là A. 14 ,02. B. 19 , 42. C. 13 ,62. D. 17 ,22. Câu 43:. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn Z là A. 12 ,0 gam. B. 79, 8 gam. C. 91 ,8 gam. D. 11 1,0 gam. Câu 16 : Cho dãy các chất và ion sau: C, Si, Cl 2 , F 2 , Cr 3+ ,