1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách của mỹ đối với nga dưới thời tổng thống obama

60 992 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 344,5 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, kể từ Chiến tranh lạnh cho tới nay, một trong những vấn đềnghiêm trọng đối với an ninh Mỹ là việc thiếu các cơ chế kiểm soát việc phổbiến vũ khí hạt nhân toàn cầu và điều nà

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA 5

1 Bối cảnh thế giới và khu vực Châu Âu 5

1.1 Tình hình thế giới 5

1.1.1 Cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa 5

1.1.2 Khủng bố quốc tế, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân và các vấn đề toàn cầu 6

1.1.3 Sự suy giảm sức mạnh Mỹ và sự nổi lên của các cường quốc khác trong nền chính trị quốc tế 7

1.2 Tình hình khu vực châu Âu 9

1.2.1 Tình hình an ninh-chớnh trị-kinh tế Châu Âu 9

1.2.2 Quan hệ Nga-EU 10

2 Di sản chính sách đối với Nga của Tổng thống tiền nhiệm George W Bush 11

2.1 Chính trị - an ninh 11

2.2 Kinh tế-thương mại 12

3 Vai trò của Nga đối với Mỹ 13

3.1 Sức mạnh và vị trí quốc tế của Nga 13

3.2 Lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Nga 14

3.2.1 Trong lĩnh vực chính trị-an ninh 14

3.2.2 Trong lĩnh vực kinh tế 16

II SỰ KẾ THỪA VÀ ĐIỀU CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA 18

1 Mục tiêu của chính sách đối ngoại đối với Nga dưới thời Tổng thống Obama 18

1.1 Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ 18

1.2 Mục tiêu trong chính sách đối với Nga dưới thời Tổng thống Obama 18

2 Nội dung và ưu tiên trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama 19

2.1 Lĩnh vực chính trị an ninh 20

2.1.1 Kiểm soát vũ khí chiến lược và hạt nhân 21

Trang 2

2.1.2 Chống khủng bố quốc tế 22

2.1.3 Quan hệ Nga-NATO 24

2.1.4 Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa NMD tại Đông Âu 26

2.1.5 Vấn đề dân chủ, nhân quyền của Nga 27

2.2 Trong lĩnh vực kinh tế 30

2.2.1 Cải thiện thương mại - đầu tư vào Nga 30

2.2.2 Hỗ trợ Nga tham gia vào các cơ chế kinh tế thế giới 31

3 Biện pháp triển khai chính sách 32

III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH VÀ DỰ BÁO TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRONG THỜI GIAN TỚI 36

1 Kết quả của chính sách sau nửa nhiệm kỳ của Tổng thống Obama 36

1.1 Thành tựu 36

1.1.1 Hiệp ước START mới 36

1.1.2 Đồng thuận trong vấn đề Iran 37

1.1.3 Hợp tác trong cuộc chiến tại Afghanistan 38

1.2 Hạn chế 39

1.2.1 Tính không chắc chắn trong hợp tác chiến lược 39

1.2.2 Sự mờ nhạt trong hợp tác kinh tế 40

1.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế 41

2 Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong chính sách của Tổng thống Obama và Tổng thống George W Bush 43

2.1 Phiên bản “bỡnh cũ rượu mới” 43

2.2 Sắc thái tiếp cận khác nhau về vấn đề Đông Âu 44

3 Dự báo chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 45

KẾT LUẬN 49

Trang 3

NPT - Non-poliferation Treaty: Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

EU - European Union: Liên minh châu Âu

INF - Intermediate Range Nuclear Forces: Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầmtrung

CFE - Conventional Forces in Europe Treaty: Hiệp ước vũ khí thông thường châuÂu

NATO - North Alantic Treaty Organization: Tổ chức hiệp ước Bắc Đại TâyDương

IMF - International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế

GWOT - Global War on Terror: Cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố BIT - Bilateral Investment Treaty: Hiệp ước đầu tư song phương

CIS - Commonwealth of Independent States: Cộng đồng các quốc gia độc lậpWTO - World Trade Organization: Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau khi Liờn Xụ tan rã, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất với sức mạnhtoàn diện vượt trội, còn Nga với tiềm lực quân sự to lớn kế thừa từ Liờn Xô,sau một thời gian lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng cũng đã từngbước vươn lên, khôi phục dần vị thế cường quốc dưới thời Tổng thống Putin.Quan hệ Mỹ-Nga có một vị trí quan trọng trong cấu trúc quyền lực toàn cầu đầuthế kỷ XXI Dưới thời Tổng thống George W Bush, sau một thời kỳ nồng ấmngắn ngủi sau sự kiện 11/9/2001, quan hệ Mỹ-Nga lại lâm vào thời kỳ khókhăn, băng giá với đỉnh điểm là xung đột quân sự Nga-Grudia (8/2008)

Từ khi Tổng thống Barack Obama lên nhậm chức cho tới nay, quan hệMỹ-Nga đã được “cài đặt lại” (Reset) với những bước tiến đáng kể và có ảnhhưởng tích cực nhất định đến hòa bình và an ninh ở châu Âu nói riêng và trênthế giới nói chung Câu hỏi về nội dung của sự “cài đặt lại” đó là gỡ, có nhữngđiểm nào giống và khác so với chính sách đối với Nga của chính quyền Tổngthống George W Bush đã trở thành một trong những vấn đề nổi trội được dưluận và giới nghiên cứu quan hệ quốc tế quan tâm

Đối với Việt Nam, Mỹ và Nga là những đối tác chiến lược quan trọngđặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn lớn gia tăngđầu thế kỷ XXI khi Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ cả về kinh tế

và quân sự, “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” Nhận thức khoa học vềquan hệ Mỹ-Nga là một trong những nội dung quan trọng trong nghiên cứuchính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay

Với nhận thức như vậy, việc lựa chọn chủ đề: “Chớnh sách của Mỹ đối với Nga dưới thời Tổng thống Obama” làm đề tài luận văn tốt nghiệp đối với

sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế là phù hợp với qui định chung

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 5

Đề tài này đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý Trong sốcác ấn phẩm liên quan, đáng chú ý là:

Trong cuốn sách “Cục diện thế giới đến 2020” có bài “Quan hệ Mỹ-Nga đến 2020” 1 của tác giả Đỗ Văn Minh với những đánh giá về thực trạng hiệnnay và chiều hướng phát triển trong mười năm tới của quan hệ Mỹ-Nga

Bài nghiên cứu “Obama tiếp túc chính sách đối ngoại của Bush với Châu Âu, Iran và Nga” (“Obama continues Bush foreign policy on Europe, Iran and Russia”) 2 của Tổng biên tập trang mạng “Dự báo chiến lược” –Stratfor George Friedman, đã nêu ra các điểm kế thừa chính sách đối ngoạidưới thời Tổng thống George W Bush của Tổng thống Obama trong quan hệvới châu Âu, Iran và Nga

Trong bài nghiên cứu “Chớnh sách đối ngoại của Obama” (“Obama’s foreign policy”) 3 của Tiến sĩ Henry R Nau tại viện nghiên cứu Hoover thuộcĐại học Stanford, Mỹ, cũng đã đưa ra những cơ sở so sánh chính sách đối ngoạicủa Tổng thống Obama với Tổng thống tiền nhiệm George W Bush nhằm đánhgiá bản chất chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama

Bài nghiên cứu “Obama đang lặp lại sai lầm của Bush đối với Nga” (“Obama is making Bush’s mistake on Russia”) 4 của tác giả Jamie M McFly

và Gary Schmitt trên trang mạng Foreign Policy của Mỹ đó cú những phân tích

về một số sai lầm trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama

Ngoài ra cũn cú một vài bài nghiên cứu đánh giá ưu nhược điểm của

chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama như bài “Đỏnh giỏ “Tỏi khởi động” và những bước đi kế tiếp cho chính sách đối với Nga của Mỹ”

1 Đỗ Văn Minh (2010), “Quan hệ Nga-Mỹ đến 2020”, Cục diện thế giới đến 2020, NXB Chính trị quốc gia

2 George Friedman, “Obama Continues Bush Foreign Policy on Europe, Iran and Russia”, Stratfor, Feb 11,

Trang 6

(“Assessing the Reset and the next steps for US-Russia policy”) 5 của tác giả

Samuel Charap hoặc bài “Nhận định chính sách “Tỏi khởi động” đối với Nga của Mỹ” (“Evaluating the US-Russian “Reset”) 6

Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quan trọng cho việctriển khai đề tài của luận văn

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của khóa luận là cố gắng làm rõ sự kế thừa và điều chỉnh trong chính

sách đối với Nga của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong thời gian vừa qua,đồng thời cũng dự báo những khả năng chính có thể xảy ra trong chớnh sáchnày trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại đối với Nga của Tổngthống Mỹ Barack Obama từ khi nhậm chức ngày 20/01/2009 cho tới nay (tháng5/2011) với ưu tiên là các vấn đề cơ bản về an ninh và kinh tế

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu và định hướng nghiên cứu đã đề ra, cách tiếp cậnchính được sử dụng trong luận văn là tiếp cận hiện thực - cấu trúc trong môitrường phụ thuộc lẫn nhau nhiều mặt về an ninh toàn diện và phát triển bềnvững giữa Mỹ với Nga trong thế giới toàn cầu hóa đầu thế kỷ XXI Phươngpháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp phân tích so sánh kết hợp với phươngpháp lịch sử-logic

6 Bố cục của luận văn gồm 3 chương:

Chương I là: Một số yếu tố cơ bản tác động tới quá trình định chính sáchđối với Nga của Tổng thống Obama Chương này tập trung khai thác và làm rõ

5 Samuel Charap, Assessing the “Reset” and the Next Steps for U.S Russia Policy, Center for American Progress, April 2010

6 Eric Edelman và Bob Joseph, “Analysis: Evaluating the Us-Russian reset”, Foreign Policy Initiative

( http://www.foreignpolicyi.org/node/19243 cập nhật ngày 12/5/2011)

Trang 7

các nhân tố tác động và những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự hình thành chínhsách “tỏi khởi động” quan hệ với Nga của Tổng thống Barack Obama

Chương II là: Sự kế thừa và điều chỉnh trong chính sách đối với Nga củaTổng thống Obama Đây là chương quan trọng nhất với nội dung chính baogồm mục tiêu, ưu tiên, nội dung, và biện pháp thực hiện của chính sách đối vớiNga của Tổng thống Obama Trong đó, nội dung của chính sách trải rộng trong

cả lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế

Chương III là: Đánh giá kết quả và dự báo chính sách đối với Nga củaTổng thống Obama trong thời gian qua Chương cuối cùng của khóa luận cónội dung tập trung đánh giá những thành tựu và hạn chế của chính sách đối vớiNga của Tổng thống Obama trong thời gian qua Từ đó, đánh giá một cáchkhách quan về chính sách trên trong tương quan so sánh với chính sách củaTổng thống George W Bush cùng với việc dự báo những khả năng có thể xảy

ra trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama trong thời gian cuốicủa nhiệm kỳ

Trang 8

CHƯƠNG I MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA

1 Bối cảnh thế giới và khu vực Châu Âu

1.1 Tình hình thế giới

Từ tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực mới, có thể thấy quá trình hoạchđịnh chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và đối với Nga nói riêng chịu sựtác động mạnh mẽ của cục diện thế giới và khu vực, trong đó cú cỏc xu thế lớn

và tương quan lực lượng giữa các cường quốc

1.1.1 Cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa

Vào đầu thế kỷ XXI, đối với nước Mỹ nói riêng và các quốc gia trên thếgiới nói chung, cách mạng khoa học công nghệ với mũi nhọn là công nghệthông tin, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa có tác động quan trọng tới quá trìnhhoạch định chính sách đối ngoại Ba xu thế phát triển này, một mặt, tạo ranhững cơ hội phát triển mới cho tất cả các quốc gia, nâng cao mọi mặt của đờisống xã hội toàn cầu nhờ tiếp cận và áp dụng những thành quả của tiến bộ khoahọc và cong nghệ để xây dựng những ngành nghề mới có hàm lượng kỹ thuật

và tri thức cao và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế [1;153] Mặt khác, chúngcũng đặt ra những thách thức đối với các quốc gia trong việc bảo đảm và giữvững vị thế của quốc gia trên sân khấu chính trị thế giới

Với tiềm năng lớn về khoa học kỹ thuật, Mỹ hiện vẫn đang là quốc gia điđầu trong việc xây dựng nền kinh tế lấy công nghệ thông tin làm cơ sở hạ tầng

và chất xám là yếu tố sản xuất căn bản [2;309] Nhờ sự áp dụng và đầu tư pháttriển khoa học kỹ thuật mạnh mẽ mà ngày nay Mỹ vẫn đang là nền kinh tế đứngđầu thế giới về năng suất lao động xã hội và sức cạnh tranh Tuy nhiên, vị thếnày của Mỹ đang bị thách thức bởi sự vươn lên của các nền kinh tế mới nổi,đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh sau khủng hoảng tài chớnh-kinh tế vừaqua

Trang 9

Hiện nay Mỹ đang phải chịu sự thâm hụt ngân sách với số lượng cực lớn,

mà nguyên nhân chính là do chính phủ đã chi nhiều hơn thu, cốt để đẩy mạnhđầu tư, mở rộng thị trường [3;89] Toàn cầu hóa đang làm cho quá trình “phi tậptrung hóa quyền lực” diễn ra nhanh hơn thông qua các hình thức tập hợp lựclượng mới v.v Đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về an ninh

và phát triển cũng ngày càng gia tăng Và “khi lợi ích giữa các quốc gia đanxen vào nhau và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì tư duy về đối ngoại vàphương thức quan hệ quốc tế cũng thay đổi mạnh mẽ” [4;13]

1.1.2 Khủng bố quốc tế, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân và các vấn đề toàn cầu

Sự kiện “Ngày thứ ba đen tối” 11/09/2001 là một trong những thảm họa

an ninh đối với Mỹ có nguồn gốc từ chủ nghĩa khủng bố Các cuộc chiến tranhtại Afghanistan và Iraq đã trở thành biểu tượng cho cuộc chiến tiêu diệt chủnghĩa khủng bố do Mỹ lãnh đạo trên toàn cầu Tuy nhiên, khủng bố quốc tếngày càng dấn sâu vào con đường nguy hiểm với những thủ đoạn ngày càngtinh vi Năm 2009, thế giới chứng kiến sự bành trướng đáng lo ngại của Taliban– một nhóm khủng bố nguy hiểm tại khu vực Trung Đông Lực lượng này đã

mở rộng phạm vi kiểm soát ở Afghanistan và Pakistan, gia tăng đáng kể các vụtấn công khủng bố, gây thương vong nhiều hơn cho binh sĩ Mỹ và NATO tạiđây cũng như cho lực lượng an ninh của hai nước Nam Á này Ngay cả cho tớinay, khi Mỹ đã tiêu diệt được tờn trựm khủng bố khét tiếng Osama Bin Laden

đã lãnh đạo cuộc khủng bố vào Mỹ năm 2001 thì chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

và chủ nghĩa khủng bố với những chân rết khắp nơi của nó thì Mỹ cũng khôngthể ngăn chặn và hủy diệt toàn bộ mạng lưới khủng bố toàn cầu Chủ nghĩakhủng bố vẫn không thể bị tiêu diệt tận gốc khi thiếu sự trợ giúp và tập hợp lựclượng của các quốc gia khác bởi nó là một trong những vấn đề mang tính chấttoàn cầu Chống khủng bố đã trở thành ưu tiên của chính sách đối ngoại Mỹ và

là tiêu chí để phân định bạn thù của Mỹ trong thời điểm hiện nay [5]

Trang 10

Bên cạnh đó, kể từ Chiến tranh lạnh cho tới nay, một trong những vấn đềnghiêm trọng đối với an ninh Mỹ là việc thiếu các cơ chế kiểm soát việc phổbiến vũ khí hạt nhân toàn cầu và điều này vẫn luôn là quan tâm chiến lượctrong chính sách đối ngoại của Mỹ Kỹ thuật hạt nhân vẫn nằm trong tay những

“quốc gia bất hảo” và nước Nga vẫn là quốc gia có kho vũ khí hạt nhân đủ lớn

để tiêu diệt nước Mỹ luôn khiến an ninh của Mỹ bị đe dọa Những nỗ lực nhằmngăn chặn chương trình hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vàCộng hòa Hồi giáo Iran đã và đang gặp nhiều khó khăn khiến cho Mỹ càng rơivào thế bất lực trước việc công nghệ hạt nhân bị trôi nổi ngang nhiên trên thịtrường chợ đen Ngoài các thách thức an ninh trên, cuối thế kỷ 20 và đặc biệt làđầu thế kỷ 21, nước Mỹ phải đối phó với những thay đổi phức tạp và khó dựđoán bởi sự cộng hưởng của các vấn đề toàn cầu như môi trường, nhập cư, chủnghĩa khủng bố, sự bất ổn định của nền kinh tế toàn cầu vượt quá khả nănggiải quyết của bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào, kể cả Mỹ Tại Mỹ, năm 2005, cơnbão Katrina đánh vào vùng Gulf Coast, khiến 1,836 người thiệt mạng Việc giảiquyết cũng như ngăn chặn các vấn đề toàn cầu này chỉ có thể đạt được thôngqua cơ chế đa phương Không kể chủ nghĩa đơn phương mà những liên minhtruyền thông còn tỏ ra không thích hợp để đối phó với những thách thức anninh ngày nay Sự hợp tác trên diện rộng và với chiều sâu của tất cả các quốcgia mới là hình thức chính yếu nhất để giải quyết hoàn toàn các vấn đề toàn cầungày nay

1.1.3 Sự suy giảm sức mạnh Mỹ và sự nổi lên của các cường quốc khác trong nền chính trị quốc tế

Những biến động trên thế giới gần đây đã là dấu hiệu cảnh báo về một sựsuy giảm lớn trong sức mạnh vượt trội của Mỹ trên toàn cầu Năm 2008 thếgiới chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suythoái (1929-1933) bắt nguồn từ Mỹ [3;313] và lan rộng ra toàn cầu Cuộckhủng hoảng đã làm lung lay mạnh vai trò trung tâm tài chính của Mỹ trên thế

Trang 11

giới Hàng loạt các thể chế tài chính khổng lồ hàng đầu của Mỹ phá sản kéotheo đó là sự sụt giảm lòng tin của giới kinh doanh và đầu tư Mỹ hiện là “con

nợ lớn” với tổng nợ quốc gia tính đến tháng 10/2008 là 10.000 tỷ USD, với25% nợ nuớc ngoài như Nhật Bản 586 tỷ, Trung Quốc 400 tỷ, Anh 224 tỷ [6].Bên cạnh những khó khăn về tài chính, cũng như nhiều quốc gia công nghiệpkhác, Mỹ phải đối mặt với vấn đề an ninh năng lượng Nguồn năng lượng của

Mỹ chủ yếu nhờ nhập khẩu, do đó nhập khẩu dầu và năng lượng đã chiếm hơn

ắ tổng thâm hụt thương mại hòa hóa và dịch vụ của Mỹ tính đến năm 2008[3;314] Còn về sức mạnh quân sự của Mỹ, mặc dù Mỹ vẫn là quốc gia đầu tưnhiều cho quân sự hàng đầu trên thế giới nhưng đó cú những bằng chứng rõràng cho thấy an ninh nội địa của Mỹ vẫn chưa được đảm bảo Ngoài sự kiện11/9/2001, vụ đánh bom máy bay không thành tại Detroit vào tháng 12/2009,

và vụ tấn công bất thành ở quảng trường Times ở New York vào tháng 5/2010lại tiếp tục cho thấy những yếu kém và thất bại của hệ thống tình báo Mỹ Nhưvậy, chính sách an ninh “đỏnh đũn phủ đầu” một thời của Tổng thống GeorgeBush đõu đã làm cho người dân Mỹ cảm thấy an toàn hơn

Nước Mỹ của thế kỷ XXI còn phải đối đầu với nhiều thách thức mới từ

sự nổi lên của , đe dọa vị trí trung tâm của Mỹ trên bản đồ thế giới Năm 2009, thế giới chứng kiến 3 sự kiện "lần đầu tiên" chứng tỏ vai trò, vị thế ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi trong việc quyết định các vấn đề mang tính toàn cầu Đó là: Hội nghị cấp cao lần đầu tiên của nhóm BRIC, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được tổ chức vào tháng 6/2009 tại thành phố Ekaterinburg (Nga) với quyết định phối hợp hành động nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thúc đẩy hồi phục kinh tế Tại Hội nghị cấp cao nhóm G8 diễn ra tại L'Aquila ( í ) vào tháng 7/2009, lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển và Nga lần đầu tiên ra tuyên bố chung với 6 nước đang phát triển chủ chốt là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico, Nam Phi và Ai Cập, khẳng định nỗ lực chung nhằm đối phó với các thách thức mang tính toàn cầu

Trang 12

Tại Hội nghị cấp cao tổ chức ở Pitsbourg (Mỹ) tháng 9/2009, nhóm G20 gồm các nền kinh phát triển nhất thế giới và các nền kinh tế mới nổi lần đầu tiên được công nhận là cơ chế ra quyết định trong điều hành kinh tế toàn cầu [7].

Dễ dàng nhận thấy vai trò của Mỹ đang mờ nhạt dần trong chương trìnhhành động toàn cầu Các nước mới nổi như nhóm BRIC và EU đang có thamvọng rõ ràng là cạnh tranh với Mỹ và thay đổi cục diện thế giới Các nước nàyđều đang có những chỉ số phát triển vượt bậc cùng với sức mạnh tăng nhanhchóng khiến cho Mỹ không thể không dè chừng trong chính sách Về quân sự,

Mỹ đang phải đối mặt với việc những quốc gia khác đang ngấm ngầm đầu tưhiện đại hóa quân sự điển hình là Trung Quốc với những công nghệ quân sựhiện đại như máy bay tàng hình J-20, vũ khí bắn vệ tinh… Nga gần đây cũngđang tăng cường sức mạnh quân sự với việc thử tên lửa, sản xuất máy bay thế

hệ mới… Như vậy, sau gần một thập kỷ sống trong tư duy “người khổng lồMỹ” thì nay, nước Mỹ phải làm quen với việc thế giới đang trở nên bằng phẳnghơn và sẽ không có cơ hội cho một chủ nghĩa đơn phương nào tiếp tục pháttriển

1.2 Tình hình khu vực châu Âu

1.2.1 Tình hình an ninh-chớnh trị-kinh tế Châu Âu

Châu Âu có vị trí địa-chính trị đặc biệt quan trọng đối với Mỹ Nền tảngmối quan hệ đồng minh thân cận giữa Mỹ và châu Âu là từ Chiến tranh thế giớithứ hai và cho tới nay, việc giữ mối quan hệ đồng minh vẫn là một trong những

ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của Mỹ Mỹ nằm ở Tây bán cầu, cách xa lụcđịa Âu-Á nên để đảm bảo sự triển khai quyền lực trên toàn cầu thì Mỹ phảikhống chế được lục địa Á-Âu Nếu như không có sự hợp tác của đồng minh ởlục địa châu Âu thì sự can dự của Mỹ ở khu vực này sẽ không thể thuận lợicũng như chính sách kiềm chế ảnh hưởng của Nga tại lục địa Á-Âu cũng khó

mà hoàn thành

Trang 13

Khu vực được coi là địa bàn ảnh hưởng truyền thống này của Mỹ cũngđang ngày một độc lập hơn so với Mỹ Tham vọng của EU ngày càng lộ rõ làgây dựng thế cân bằng sức mạnh với Mỹ và giành cho mình một suất trên bàn

cờ quyền lực chính trị thế giới Sức mạnh tổng hợp về kinh tế của EU hiện nay

đã tương đương với Mỹ với các chỉ số tương đương là 12,2 tỷ và 11,8 tỷ USD)

và mỗi bên đều chiếm ẳ GDP toàn thế giới [8].Tuy nhiên hiện nay các nước EUđang phải đối phó với hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gồm: sảnxuất công nghiệp suy giảm mạnh, tình trạng suy thoái lan rộng với tốc độnhanh, tình trạng thất nghiệp gia tăng, vừa phải giúp đỡ các nền kinh tế yếu ớt

có nguy cơ bị đổ bể bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chungChâu Âu (Eurozone) bao gồm: Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha vàItalia Mức thâm hụt ngân sách trung bình trong khu vực Eurozone trong năm

2010 dự báo là 7,25% và nợ công khoảng 84% GDP còn của toàn khối hoảng7% và 80% tương ứng [9] EU cũng đang cố gắng tạo dựng vị thế bằng cácchiến lược đối ngoại rộng mở, đặc biệt là trong quan hệ với Nga và thông quađối thoại và tăng cường hợp tác nhiều mặt

1.2.2 Quan hệ Nga-EU

Là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới và nằm ngay sát sườn châu

Âu, Nga đang là một nhân tố có ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế cácnước EU Hiện nay, EU là đối tác thương mại chính, là nguồn đầu tư nướcngoài cơ bản đối với nền kinh tế Nga, còn Nga cũng là một trong ba đối tácthương mại lớn nhất của EU, sau Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là nhà cung cấpnăng lượng chính cho châu Âu [9 ].Hậu quả của chính sách bài Nga đã khiến cho

EU phải trải qua một “mựa đụng băng giỏ” do Nga cắt hoàn toàn việc cung cấpkhí đốt cho châu Âu Ngay sau đó, châu Âu đó cú chính sách mềm mỏng hơnđối với Nga Đổi lại cho sự cung cấp đầy đủ và ổn định khí đốt của Nga chochâu Âu là việc EU đã ký biên bản thông qua các cuộc đàm phán song phươngvới Nga về việc Nga gia nhập WTO Nga và EU đã kết thúc quá trình 17 năm

Trang 14

đàm phán về việc Nga gia nhập WTO đã từng bao gồm nhiều rào cản khó khăn

từ phía EU Bước tiến này đã chứng tỏ quan hệ Nga-EU đã có phần hòa dịu vàcho thấy một xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của EU

Từ sau Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU lần thứ 25 tại Rostov, Nga vàotháng 6/2010, dư luận tiếp tục chứng kiến nhiều động thái theo chiều hướngtích cực giữa Nga và EU Đặc biệt là sự kiện cuộc gặp cấp cao 3 bờn Phỏp-Đức-Nga vào ngày 19/10/2010 tại Deauville, Pháp đã dấy lên mối lo ngại về sựdịch chuyển đối tác của các đồng minh Mỹ tại Tây Âu Tuyên bố chung được 3nước nhất trí đưa ra đã đề cập tới nhiều vấn đề nhạy cảm hiện nay, trong đó tiếntrình hòa bình Trung Đông và chương trình hạt nhân của Iran Cho tới nay, đã cónhiều biến chuyển tích cực trong quan hệ Nga-EU đe dọa sự ảnh hưởng vốn cócủa Mỹ tại khu vực Châu Âu và ngăn cản mục tiêu cô lập Nga khỏi khu vựcchâu Âu Phía Mỹ cũng có những phản ứng khác nhau và chủ yếu là tỏ ra nghingại với những biểu hiện trên của khu vự này Tờ Washingtonpost của Mỹ cònđưa ra khái niệm “Trục phản chiến” để chỉ Paris – Berlin – Moscow và liên hệ

sự hình thành “Trục phản chiến” với tâm lý bài Mỹ đang dâng cao ở châu Âu.Việc Nga và EU đang thiết lập một mối quan hệ vững chắc hơn làm cho cácchính sách cô lập Nga của Mỹ sẽ trở nên vô hiệu tạo ra sự quan ngại lớn từ phía

Mỹ Như trong báo cáo “Chớnh sỏch đối ngoại của Nga” công bố năm 2009:

“một nước Nga thù địch sẽ làm phức tạp các quan hệ của Mỹ với Châu Âu, nơi

có nhiều lí do để duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga mà không phục thuộc vàoquan điểm của Mỹ” [10] Do đó, nước Mỹ trong giai đoạn mới này sẽ có nhữngđiều chỉnh nhất định trong chính sách đối với Nga, để vừa thu phục được ngườiNga vừa áp đặt ảnh hưởng trở lại vào khu vực Châu Âu

2 Di sản chính sách đối với Nga của Tổng thống tiền nhiệm George W Bush

2.1 Chính trị - an ninh

Trang 15

Chớnh sách đối với Nga của Tổng thống Obama còn được hoạch định từ

di sản quan hệ Mỹ-Nga của Tổng thống tiền nhiệm George Bush Sau sự kiện11/9, với sức mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế vượt trội, Tổng thống Bushthực hiện chính sách đơn phương cứng rắn, xử lý các vấn đề đối ngoại trên cơ

sở lợi ích quốc gia vị kỷ, nhấn mạnh vào lĩnh vực an ninh quân sự hơn [11;156]

Sự ngạo mạn trong chính sách đối ngoại toàn cầu và chính sách đối với Ngacủa Tổng thống George Bush đã khiến cho quan hệ Nga-Mỹ xấu đi chưa từngthấy từ sau Chiến tranh lạnh Tiếp theo chương trình phòng thủ tên lửa NMD vàviệc hủy bỏ Hiệp ước ABM 1972 với Nga, tháng 3/2004 Tổng thống Bush cònthúc giục NATO kết nạp các thành viên mới gồm Bulgaria, Estonia, Latvia,Lithuania, Romania, Slovakia và Slovenia vào tổ chức nhằm thu hẹp khônggian chiến lược của Nga Tháng 5/2007, chính quyền Bush bắt đầu các cuộcthảo luận chính thức với Ba Lan và Séc về việc lắp đặt hệ thống NMD và ngaysau đó Nga đã phản ứng mạnh bằng việc đe dọa sẽ rút khỏi INF và CFE TrongThông điệp Liờn bang đầu tiên trên cương vị tổng thống Liên bang Nga, ôngDmitry Medvedev cho biết: “Một hệ thống tên lửa Iskander sẽ được triển khaitại khu vực Kaliningrad, để nếu cần, sẽ được dùng làm vô hiệu hóa hệ thống láchắn phòng thủ tên lửa mà Mỹ thiết lập ở Đông Âu” [12]

2.2 Kinh tế-thương mại

Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, chỉ sau khi Nga thể hiện mong muốngiúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan sau sự kiện11/9/2001 thì chính quyền Tổng thống George W Bush mới bắt đầu có nhữngbiểu hiện hòa dịu hơn trong chính sách với Nga như việc hứa hẹn viện trợ kinh

tế, đẩy mạnh hơp tác thương mại song phương và ủng hộ việc Nga gia nhậpWTO Tổng thống George W Bush cũng đề nghị Quốc hội xem xét hủy bỏ luậtsửa đổi Jackson-Vanik, theo đó thừa nhận Nga có nền kinh tế thị trường, tạo cơhội cho thương mại giữa hai nước phát triển Đặc biệt là việc chính quyền đãtuyên bố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Nga mà cụ thể là dự án

Trang 16

đầu tư có giá trị lên tới 12 tỷ USD của tổ hợp dầu khí Exxon-Mobil của Mỹ.Tháng 11/2001, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn xóa một phần nợ cho Nga,tương đương với chi phí mà Nga dùng để thực hiện kế hoạch cắt giảm kho vũkhí hạt nhân [13 ;127] Tuy nhiên, cho tới cuối nhiệm kỳ của mình, những hứahẹn của Tổng thống George W Bush với Moscow chỉ là “lời núi giú đưa” Saucuộc xung đột Nga-Georgia, Mỹ lại tiếp tục cản trở tiến trình gia nhập WTOcủa Nga, thậm chí đòi trục xuất Nga khỏi G8 Và kể từ đó, quan hệ Nga-Mỹ lạitiếp tục rơi xuống hố sâu.

3 Vai trò của Nga đối với Mỹ

3.1 Sức mạnh và vị trí quốc tế của Nga

Với những lợi thế về diện tích lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, vị tríđịa-chính trị và vai trò Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,thành viên Câu lạc bộ các cường quốc hạt nhõn cùng các nguồn lực ngoại giao

và ảnh hưởng chính trị đáng kể được tạo lập từ thời Liờn Xụ cũ, Nga có một vịtrí quan trọng trên bàn cờ chính trị quốc tế mà Mỹ không thể bỏ qua hay xemthường Riêng về năng lượng, tớnh tới hết năm 2010, Nga hiện là quốc gia sảnxuất một lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với 10 120 000 thùng mỗi ngày [14].Kinh tế Nga trong vòng 10 năm trở lại đõy đó cú những bước phát triển vượtbậc Số liệu Cục Thống kê Liên bang Nga công bố cũng cho thấy, GDP quý 1-

2010 của Nga tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa dự đoánChính phủ Nga đưa ra trước đó [15] Phát biểu trên tờ Ria Novosti, nhà phân tíchchính trị Nga Vyacheslav Nikonov núi: “Cỏch đõy một thập kỷ, tổng sản phẩmquốc nội của chúng ta chỉ đạt 250 tỷ USD và đến nay, con số này đã là hơn1.600 tỷ USD” [16] Phó Thủ tướng thú nhất của Nga Sergei Ivanov dự báo: đếnnăm 2020, Nga sẽ trở thành một trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới [3;49].Triển vọng phát triển của nền kinh tế khổng lồ này là rất lớn và có tiềm năng.Bên cạnh đó, sau 8 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, nước Nga đó

cú những biến đổi sâu sắc về thế và lực Sự mất cân bằng giữa định hướng

Trang 17

“phương Tõy” và “phương Đụng” bắt đầu được điều chỉnh và Nga dần lấy lại

uy tín đã mất trong hai thập kỷ qua Một nước Nga mạnh mẽ và tự tin hơn đang

có vai trò quan trọng tác động đến những thay đổi tích cực trên thế giới

Trong “Học thuyết đối ngoại” được công bố vào ngày 12/7/2008, khẳng định mục tiêu chiến lược toàn cầu của Nga là bảo đảm an ninh cũng như vị thế của Nga trong câu lạc bộ các nước lớn, biến Nga thành một trung tâm quyền lực của thế giới [5;54].Để tăng cường sức cạnh tranh địa - chiến lược, Nga đang

ưu tiên cải cách quân đội (sản xuất máy bay thế hệ mới, tàu ngầm, tên lửa…) vàtăng cường hiện diện tại các nước thuộc khu vực “sõn sau” của Mỹ như

Venezuela, Syria [3;315] Phát biểu tại Bộ Quốc phòng đầu năm 2009, Tổng thống D Medvedev khẳng định: “Trong giai đoạn hiện nay, nước Nga đang được coi là một trong những nước có nền quân sự mạnh nhất, nhưng do sự pháttriển của tình hình thế giới thì vấn đề hiện đại hóa quân sự đang là điều cấp bách Chủ trương hiện đại hóa quân đội Nga được xuất phát từ những mối đe dọa tiềm tàng vây quanh Nga và chiến lược an ninh quốc gia đến năm 2020” [17]

3.2 Lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Nga

3.2.1 Trong lĩnh vực chính trị-an ninh

Trước hết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngàycàng chặt chẽ thì Nga nắm trong tay những nhân tố mang tính giải pháp đối vớimột loạt những thách thức đối ngoại của Mỹ, như vấn đề an ninh năng lượng,chống khủng bố và đặc biệt là tại vấn đề kiểm soát vũ khí và ngăn chặn nguy cơphổ biến hạt nhân Do số lượng khí thải của Nga đứng thứ 3 thế giới, nên Mỹcũng cần sự hợp tác thực chất của Nga trong việc tạo ra những đột phá mangtính giải pháp cho các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu Ngoài ra, hiện Nga làmột trong những quốc gia có nạn buôn lậu diễn ra sôi động nhất trên thế giới

Do đó, bất cứ những nỗ lực mang tính quốc tế nào về chống nạn buôn người,

Trang 18

buôn bán vũ khí, ma túy, động vật quý hiếm, hàng giả và tiền giả v.v., Mỹ đềucần có sự ủng hộ và hợp tác của Nga.

Thứ hai, mặc dù không thể so bằng với vị trí siêu cường của Mỹ nhưngNga vẫn là một nước lớn có vai trò quốc tế ngày càng được khẳng định Số vũkhí hạt nhân mà cả hai nước nắm giữ vẫn là một nguy cơ tới an ninh của nhau

và của cả thế giới Hai nước đều giữ trong tay một phần trách nhiệm phải cùngnhau triệt tiêu số vũ khí hạt nhân này không chỉ vì lợi ích an ninh chung mà cũn

vỡ sự an toàn của cả nhân loại Đồng thời, tất cả các cuộc xung đột quốc tếngày nay đều khó được giải quyết triệt để nếu Nga chống đối hoặc thiếu sự ủng

hộ của Nga Hơn nữa, Nga cũng là đối tác của Mỹ trong những nỗ lực của quốc

tế để ép buộc CHDCND Triều Tiên và Iran từ bỏ chương trình chế tạo vũ khíhạt nhân

Thứ ba, Nga có vị trí địa chính trị tiềm năng đối trong lĩnh vực an ninh.Những xung đột quốc tế tại lục địa Á-Âu khiến cho vị trí địa lợi của Nga ở vịtrí trung tâm đại lục địa là mối quan tâm chiến lược đối với Mỹ Khả năng Nga

có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tạiAfghanistan cũng là lợi ích đáng kể đối với Mỹ trong việc cải thiện quan hệ vớiNga

Thứ tư, những mối quan hệ truyền thống, cỏc kờnh ảnh hưởng và uy tíncủa Nga ở một loạt nước và khu vực trên thế giới biến Nga thành một trunggian có hiệu quả giữa Mỹ và các nước, các khu vực đó [18;52] Cụ thể là hiệnnay, một mối quan ngại mới đối với Mỹ xuất hiện là sự nổi lên mạnh mẽ củaTrung Quốc trong nền chính trị thế giới với tham vọng bành trướng và thốnglĩnh khu vực chõu Á-Thỏi Bỡnh Dương, thậm chí mở rộng ra thế giới và quan

hệ ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc và Nga Giữa Trung Quốc và Nga đãtừng có thỏa thuận lịch sử là “Tuyờn bố Nga-Trung về thế giới đa cực và thiếtlập trật tự thế giới mới” tháng 4/1997 và cho tới nay là nền tảng cho quan hệđối tác chiến lược giữa hai nước Đây là nguy cơ thực sự đối với Mỹ trong việc

Trang 19

thực hiện mục tiêu bảo vệ vị trí lãnh đạo toàn cầu khi hai nước trên đang lànhững quốc gia có tiềm lực mạnh trên thế giới Nếu chiến lược đơn phươngkiềm chế Nga của Mỹ được tiếp tục thực hiện thì nguy cơ một sự đối đầu giữamột bên là Mỹ và bên kia là Nga-Trung là hoàn toàn có thể Trong khi đó, cảNga và Mỹ đều hiểu sự phân bố lại lực lượng trên bàn cờ chính trị thế giới sẽkhiến đe dọa lợi ích của cả hai Như vậy, Mỹ thực sự cần Nga trong việc ngănchặn tham vọng nước lớn của Trung Quốc để giữ vững “khoảnh khắc đơn cựcMỹ” càng lâu càng tốt Như vậy, giữa hai nước có những lợi ích chung đặc biệtquan trọng đối với nhau mà quan hệ có tính chất “cựng thắng” là phần nhiều

3.2.2 Trong lĩnh vực kinh tế

Trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế của tất cả các quốc gia nói riêng đều đang chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xuất phát từ Mỹ Cả Mỹ và Nga đều đang phải đối phó với những hệ lụy nghiêm trọng tác động xấu tới sự phát triển kinh tế của hai nước Do đó, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của chính sách đối ngoại Mỹ là đẩy mạnh hợp tác, thúc đẩy trao đổi thương mại, nhanh chóng ổn định nền kinh tế Nga giữ tới 30% dự trữ khí đốt của thế giới và nằm án ngữ trên mạng lưới giao thông vận tải mà nhờ nó năng lượng được lưu chuyển từ vùng không gian hậu

Xô Viết tới những nơi khác trờn trờn thế giới [19] Mỹ với tư cách một quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều thứ ba trên thế giới và là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lượng còn Nga là quốc gia xuất khẩu nhiều khí đốt nhất thế giới thì những lợi ích mà Mỹ có được trong quan hệ với Nga về lĩnh vực năng lượng cũng là động lực để Mỹ tăng cường quan hệ hợp tác với Nga [20 ] Còn nữa, cả

Mỹ và Nga đều đang phải đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc – một cường quốc đang khiến cả thế giới phải chao đảo bởi tham vọng phát triển kinh tế thần

kỳ của người Trung Hoa Đồng thời, Mỹ cũng cần Nga trong việc phối hợp điều chỉnh và cải tổ IMF và cơ chế tiền tệ quốc tế hiện nay Hợp tác với Nga

Trang 20

trong lĩnh vực thương mại và kinh tế Mỹ sẽ có những cơ hội lớn cho Mỹ nhằm lấy lại vị thế cường quốc đang bị lung lay

Như vậy, có thể thấy, những lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Nga là rất lớn và đáng kể như Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns phát biểu ở Washington và Moscow vào tháng 4/2009: “cú nhiều điều hợp nhất chúng ta hơn là chia rẽ chúng ta” [20] Những lợi ích đó kết hợp lại trở thành một động lực lớn cho việc cải thiện và tăng cường sự hợp tác trong quan hệ Mỹ-Nga

Tóm tắt chương:

Đối chiếu những thách thức khó khăn hiện nay trên toàn cầu của Mỹ với vai trò quốc tế và sức ảnh hưởng toàn cầu của Nga đã cho thấy Nga có thể trờ thành đối tác chiến lược của Mỹ trong tương lai không xa Đặc biệt, hiện nay, khi Nga dù không còn là siêu cường, nhưng Nga vẫn giữ được tiềm năng của một cường quốc lớn và những khả năng không nhỏ trong những lĩnh vực có lợi ích đặc biệt đối với an ninh quốc gia của Mỹ Cũng trên cơ sở nhận thức đó,

mà Tổng thống Barack Obama và chính quyền của mỡnh đó thống nhất tái khởi động quan hệ Mỹ-Nga với những mục tiêu và biện pháp cụ thể

Trang 21

II SỰ KẾ THỪA VÀ ĐIỀU CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA

1 Mục tiêu của chính sách đối ngoại đối với Nga dưới thời Tổng thống Obama

1.1 Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ

Nét nhất quán trong chiến lược đối ngoại của Mỹ từ sau Chiến tranh thếgiới thứ hai đến nay là luôn tìm cách khẳng định và duy trì địa vị lãnh đạo thếgiới, ngăn chặn bất cứ nước nào hoặc thế lực nào nổi lên thách thức vai trò báchủ của Mỹ Đây là mục tiêu chiến lược dài hạn, và là yếu tố bất biến chi phốichiến lược an ninh của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới [21] Tổng thống Mỹ BarackObama kế nhiệm với nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải tiếp tục theo đuổi mụctiêu chiến lược đó nhằm bảo đảm lợi ích cốt lõi của nước Mỹ Trong chính sáchđối ngoại, Tổng thống Obama xác định ba mục tiêu lớn, đó là: cải thiện quan hệvới thế giới đã bị giảm sút do chính sách của chính quyền Bush, qua đó củng cốvai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới; xử lý vấn đề Iraq và Afghanistan theohướng ổn định tình hình; và đối phó với sự cạnh tranh đang tăng lên của cáccường quốc đang lớn mạnh, nhất là Trung Quốc và Nga [22] Trong đó, mục tiêuđược Tổng thống Obama đặt lên hàng đầu trong chiến lược toàn cầu là khẳngđịnh vị trí lãnh đạo và bảo đảm vị thế và sức mạnh Mỹ trên toàn thế giới Mụctiêu này được khẳng định trong Chiến lược an ninh quốc gia tháng 5/2010 củachính quyền Obama

Trong chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh của Mỹ, Nga luôn chiếmmột vị trí rất quan trọng Nếu như trong Chiến tranh lạnh, quan hệ của Mỹ vớiLiờn Xô có tính chất một mất một còn và là tâm điểm của mọi hoạt động đốingoại Mỹ thì hiện nay, chính sách đối với Nga là một trong những ưu tiên đốingoại hàng đầu của Mỹ hiện nay [23;163]

1.2 Mục tiêu trong chính sách đối với Nga dưới thời Tổng thống Obama

Trang 22

Mục tiêu của chính sách đối với Nga là một bộ phận trong tổng thể mụctiêu chính sách đối với châu Âu của Mỹ Đối với châu Âu, mục tiêu của Mỹ làduy trì hòa bình và ổn định, kiềm chế không cho bất kỳ nước nào hay nhómnước nào nổi lên thách thức bá quyền lãnh đạo của Mỹ, thiết lập trật tự mới ởchâu Âu do Mỹ lãnh đạo [24;369]

Mục tiêu chủ đạo của chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama làcải thiện mối quan hệ đã bị “đầu độc” trong một thời gian dài Cụ thể là Tổngthống đề ra mục tiêu nới lỏng những căng thẳng, thiết lập môi trường để hainước dễ dàng tiến hành thảo luận những vấn đề thuộc lợi ích chung của hainước và điều chỉnh những bất đồng trong quan hệ bấy lâu [20] Ưu tiên xõydựng các cơ chế hợp tác Mỹ-Nga không chỉ nhằm đạt được những mục tiêu đãđược đề Nga mà còn làm giảm thiểu sự va chạm giữa hai nước trong những vấn

sở “nước thắng trận đối với nước bại trận” hay là chính sách kiềm chế Nga.Trong định hướng chính sách đối với Nga, mặc dù với mục tiêu chiến lượctương tự của ông G W Bush, nhưng Tổng thống Obama đã phê phán chínhsách “diều hõu” của Tổng thống Bush đối với Nga và tuyên bố sẽ đảo chiềuchính sách trước đó bằng kế hoạch “tỏi khởi động” quan hệ Mỹ-Nga nhằm kiếntạo sự thiện cảm từ phía Nga và chuyển hóa tính chất quan hệ từ căng thẳngsang hợp tác Về mặt chính trị, quan hệ song phương được thúc đẩy thể hiện

Trang 23

qua một loạt các chuyến thăm cấp cao, nổi bật là chuyến thăm Nga của Tổngthống Obama (7/2009) và chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Nga Medvedev

(7/2010) với Tuyên bố 10 điểm là: (i) Mỹ tuyên bố ủng hộ việc kết nạp Nga vào

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) (ii) Cam kết tiếp tục phát triển quan hệ

chiến lược mới dựa trên cơ sở tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, công khai, có thể

dự báo được (iii) Nỗ lực áp dụng các biện pháp mới trong lĩnh vực phát triển

công nghệ dân dụng theo tiêu chuẩn công khai và chính sách đổi mới công nghệtrên cơ sở đối tác bình đẳng và hai bên cùng có lợi, nhằm nâng cao khả năng

cạnh tranh của quốc gia và xây dựng tiềm lực cho sự phát triển (iv) Mở rộng

hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, cũng như hợp tác trong các diễn đàn

quốc tế để tiến hành cuộc chiến chống khủng bố (v) Phối hợp hành động nhằm nâng cao tính công khai trong hoạt động quản lý nhà nước (vi) Nõng cao hiệu

quả sử dụng năng lượng và phát triển công nghệ và ngành năng lựợng sạch

(vii) Đơn giản hoỏ cỏc thủ tục liên quan tới chế độ cấp phép cho các hoạt động

đi lại, công tác và học tập của các công dân Nga và Mỹ (viii) Khẳng định cả

hai nước cú cỏc lợi ích chung trong việc ủng hộ nhân dân Kyrgystan ổn định

tình hình sau các sự kiện tháng 4/2010 (ix) Thống nhất chủ trương xây dựng Afghanistan thành một nhà nước hoà bình, ổn định, dân chủ, trung lập (x) Ký

kết hiệp định hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế [26]

Chớnh sách của chính quyền Tổng thống Obama đối với Nga được ưutiên triển khai trờn các lĩnh vực: hợp tác cùng nhau cắt giảm vũ khí chiến lược,chống khủng bố, hệ thống phòng thủ tên lửa NMD, thúc đẩy dân chủ tại Nga,cải thiện tình hình đầu tư vào Nga, hỗ trợ Nga tham gia vào các thể chế kinh tếquốc tế và thúc đẩy trao đổi thương mại song phương Chính sách này tập trungvào các hướng mũi nhọn là tăng cường sự hợp tác trong việc bảo vệ và ngănchặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân và các nguyên liệu hạt nhân cho mục đíchquân sự, đối phó với khủng bố quốc tế [27]

2.1 Lĩnh vực chính trị an ninh

Trang 24

2.1.1 Kiểm soát vũ khí chiến lược và hạt nhân

Trong tay Mỹ và Nga hiện cùng giữ tới 95% số đầu đạn hạt nhân củatoàn thế giới Sức mạnh hạt nhân và quân sự hiện tại của Nga đã và vẫn đang lànguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ trong môi trường chiến lược đầy bấttrắc đầu thế kỷ XXI Do đó, việc hợp tác với Nga trong việc kiểm soát vũ khíhạt nhân và vũ khí chiến lược luôn trở thành yêu cầu bức thiết đối với Mỹ Điềunày là một trong những thách thức đối với Tổng thống Obama bởi các Hiệp ước

về cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa hai nước sắp hết hiệu lực mà quan hệ Nga-Mỹlại đang ở vào giai đoạn tồi tệ khiến chính quyền Moscow tuyên bố không cònràng buộc bởi Hiệp ước START II nữa Lòng tin của Moscow dành choWashington giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là sau chính sách đơn phươngkiềm chế đối với Nga của Tổng thống George W Bush Báo cáo “Tổng quan vềchiến lược hạt nhõn” của Tổng thống Bush tháng 1/2002 đã thể hiện rõ quanđiểm bất tuân thủ với những hiệp ước di sản về kiểm soát vũ khí của Chiếntranh lạnh: “hóy đặt những hành động Chiến tranh lạnh liên quan tới việc lên kếhoạch cho các vũ khí chiến lược ở phía sau chúng ta” [15;136]

Khác với chủ trương trên của chính quyền Tổng thống Bush, Tổng thốngObama lại theo đuổi chính sách mềm mỏng hơn đối với Nga trong vấn đề này.Trong bối cảnh an ninh hạt nhân bị đe dọa khi hiệp ước START hết hiệu lực,Tổng thống Obama quyết tâm nối lại tiến trình thỏa thuận song phương cắtgiảm vũ khí hạt nhân và vũ khí chiến lược Chính sách của Tổng thống Obama

là thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết với Nga một Hiệp ước thay thế choSTART II sẽ hết hiệu lực vào tháng 12/2009 ( Hiệp ước START II - được kýkết vào năm 1993-chỉ cho phép Nga và Mỹ sở hữu từ 1.700 đến 2.200 đầu đạnhạt nhân) [28]

Do đó, ngay trong những cơ hội đầu tiên tiếp xúc với người đồng cấp củaNga như tại Hội nghị các quốc gia mới nổi G20 ở London vào tháng 4/2009,Tổng thống Obama đó cú những động thái thân thiện, tạo cảm tình với Tổng

Trang 25

thống Nga Medvedev Tại đây, hai tổng thống cũng đó cú cỏc cuộc hội đàm và

đi đến Tuyên bố chung về việc đàm phán cắt giảm vũ khí chiến lược vào ngày1/4/2009 [21] Đây là bước đi quan trọng nhằm đảo chiều xu thế đối đầu giữahai nước và từng bước đưa quan hệ Mỹ-Nga vào quĩ đạo ổn định chiến lược.Trong tuyên bố chung này, hai nhà lãnh đạo đã vạch ra các nội dung sẽ thảoluận và hợp tác trong thời gian tới trên hơn 20 lĩnh vực của quan hệ trong đó cóviệc chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diệnSTART, Thỏa thuận 123 và một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới – sẽ cắt giảmkho vũ khí hạt nhân của cả hai nước [29 ]

Nhằm mục tiêu thể hiện mạnh mẽ hơn mong muốn hợp tác cắt giảm vũkhí hạt nhân, Tổng thống Obama đó cú một bài phát biểu tại Prague, Séc vàongày 5/4/2009 Trong đó, Tổng thống đặc biệt nhấn mạnh đến cam kết của Mỹ

về hành động cho một thế giới không có hạt nhân và cũng tuyên bố những kếhoạch sẽ hợp tác với Nga trong hoàn thiện các cơ chế kiểm soát vũ khí nhưSTART mới, CTBT và NPT [30] Bài phát biểu đã hết sức thành công và ngaylập tức đã nhận được tiếng nói đồng thuận từ người đồng cấp Medvedev [31]

Tuy nhiên, về mặt bản chất thì chính sách Trong chiến lược an ninh quốcgia 2010 của chính quyền Obama soạn thảo đã khẳng định: “Cho tới khi nào vũkhí hạt nhân còn tổn tại, Mỹ sẽ duy trì một kho vũ khí hạt nhân an toàn, an ninh

và hiệu quả, vừa để chống lại những đối thủ tiềm tàng và vừa đảm bảo với cácđồng minh của Mỹ và các đối tác an ninh rằng họ có thể tin tưởng vào cam kết

an ninh của Mỹ” [32;23]

2.1.2 Chống khủng bố quốc tế

Sự kiên 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố đã trở thành một hướng đimới trong chính sách đối với Nga của Mỹ từ đầu thế kỷ XXI Cuộc chiến này

do Mỹ khởi xướng cũng là nhân tố quyết định đối với quan hệ Mỹ-Nga

Trong lĩnh vực hợp tác chống khủng bố, dễ dàng nhận thấy có nhiềunhững lợi ích chung trong quan hệ Mỹ-Nga và cũng có sự đồng nhất trong quan

Trang 26

điểm chính sách giữa Tổng thống George W Bush và Tổng thống Obama Vàothời điểm sau sự kiện 11/9/2001, đó cú lỳc tưởng chừng như hai nước sẽ thiếtlập được quan hệ “đối tác chiến lược” bởi thái độ tích cực hợp tác từ phía Ngatrong cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan Sau những nỗ lực ngoại giao từ chínhquyền George W Bush và thái độ hợp tác cần thiết từ phía Tổng thống NgaPutin, Mỹ đã được Nga cho phép sử dụng các căn cứ quân sự của Nga và cácsân bay tại các nước Trung Á – thuộc không gian hậu Xô Viết, đồng thời cònđồng ý chia sẻ tin tức tình báo cho Mỹ tại Afghanistan [12;207] Vào tháng4/2008 trong tuyên bố về khuôn khổ chiến lược trong quan hệ Mỹ-Nga tạiSochi, Tổng thống George W Bush và Tổng thống Nga Vladimia Putin đã camkết hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế trên phương diện song phương

và đa phương Tuy nhiên, những cam kết này có phần mờ nhạt bởi cả hai vịTổng thống đều đang ở vào những tháng cuối của nhiệm kỳ cùng với nhữngcăng thẳng gia tăng sau xung đột tại Georgia

Phải đến khi Tổng thống Obama lên nắm quyền thì cơ hội hợp tác tronghoạt động chống khủng bố mới được mở lại Tổng thống Obama vẫn coi vấn đềchống khủng bố là ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại và chính sách đối vớiNga nhưng không coi cuộc chiến này là cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của Mỹtrên toàn cầu Tổng thống Obama chủ trương “dõn sự húa” vấn đề chống khủng

bố Một động thái có tính chất biểu tượng là việc ông Obama quyết định từ bỏkhái niệm GWOT với tuyên bố rằng quốc gia nào không đi theo Mỹ tức là ủng

hộ khủng bố được Tổng thống Bush khởi xướng không những đe dọa an ninhcủa Mỹ mà còn làm xói mòn quan hệ giữa Mỹ và những đồng minh lâu nămcủa mình [25;378] Tổng thống B Obama đã tuyên bố từ bỏ thuật ngữ GWOTmặc dù vẫn coi Al Qaeda là kẻ thủ trực tiếp đe dọa an ninh của Mỹ [33] Tuyên

bố chung giữa hai vị Tổng thống bên lề Hội nghị G20 tại London, Anh vàongày 1/4/2009 đã hình thành nên một thỏa thuận hợp tác quân sự bền vững giữahai nước trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan [34 ] Trong đó, hai vị

Trang 27

Tổng thống cam kết hợp tác với Nhóm hoạt động chống khủng bố Mỹ-Nga và

Ủy ban NATO-Nga để tiêu diệt lực lượng khủng bố và ổn định lại đời sốngnhân dân ở Afghanistan Theo đú, phớa Nga cũng cam kết sẽ tạo những điềukiện hậu cần thuận lợi nhất để hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ vàliên quân

2.1.3 Quan hệ Nga-NATO

Về vấn đề mở rộng NATO và mối quan hệ NATO-Nga, khác với cựuTổng thống Bush vốn muốn tạo quan hệ gần gũi với các nước Đông Âu trướcđây để chia rẽ Nga và Châu Âu, Tổng thống Obama có cách nhìn khác Trongchiến lược an ninh của Tổng thống Bush, việc mở rộng NATO nhằm mục tiêuthu hẹp không gian chiến lược của Nga, hạn chế ảnh hưởng của Nga tại Trung

Á và trở thành công cụ nhằm thực hiện mục tiêu hợp nhất Châu Âu thành mộtliên minh dưới ảnh hưởng của Mỹ [24;105] Theo đó, Tổng thống Bush đã đềnghị tiếp tục tiến hành mở rộng NATO sang hướng Đông với việc kết nạpUkraina và Georgia tại Hội nghị cấp cao các nước đồng minh châu Âu vàotháng 4/2008 tại Bucaret [35;335] Động thái này đã gặp phải sự phản khángmạnh mẽ từ Moscow bởi phía Nga coi đây là âm mưu đe dọa an ninh biên giớicủa Mỹ

Chính quyền Obama chủ trương cải thiện quan hệ NATO-Nga như làmột nội dung của chính sách nhằm cải thiện quan hệ Nga-Mỹ [36] Tổng thốngObama đã chọn hòa hợp hơn là gây phản kháng với Nga Có những lý do chínhdẫn đến sự thay đổi cơ bản trong nội dung chính sách đối với Nga của Tổngthống Obama, cụ thể là trong mảng quan hệ Nga với NATO Thứ nhất là, theoJudy Dempsey thỡ cỏc nhân vật có ảnh hưởng gốc Âu như Zbigniew Brezinski,Henry Kissinger và Madeleine Albright đã đều nghỉ hưu, do đó trường phái lấychâu Âu làm trọng tâm để phòng ngừa Nga đã không còn chỗ đứng trong chínhgiới Mỹ nữa cũn cỏc nhân vật trong chính quyền Tổng thống Obama lớn lênsau Chiến tranh lạnh không cũn có tư duy gắn chặt với an ninh Châu Âu nữa

Trang 28

[37 ] Thứ hai là, chính quyền Obama cũng cho rằng việc kết nạp thành viên củaNATO không phục vụ lợi ích chính yếu của Mỹ trong quan hệ với Châu Âu.Trong khi những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của Mỹ đều cần sự hợp táccủa Nga Thứ ba là, kế hoạch Đông tiến NATO tới nay vẫn vấp phải sự phảnđối mạnh mẽ từ các nước thành viên chủ chốt như Pháp, Đức và Tây Ban Nha.Đồng thời hiện nay, tình hình nội bộ của Ukraina và Georgia đang rối ren vàchia rẽ nên việc kết nạp hai nước này vào NATO sẽ chưa thể tiến hành một sớmmột chiều

Bên cạnh đó, Tổng thống Obama còn chú trọng tới việc thúc đẩy hoạtđộng của Ủy ban NATO-Nga, đã có thời gian ngừng hoạt động bởi cuộc chiếntại Georgia và ảnh hưởng từ quan hệ Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống George W.Bush Tổng thống đã sử dụng Ủy ban này như một diễn đàn để thảo luận vềnhững vấn đề bất đồng giữa Nga và NATO nhằm tăng cường hợp tác trongnhững vấn đề an ninh chung [38]

Mặt khác, mặc dù chính quyền Tổng thống Obama đã nhiều lần khẳngđịnh sẽ không có chuyện NATO Đông tiến nữa nhưng trong một bài phát biểuvới các đồng minh Đông Âu, Phó Tổng thống Joe Biden đã nói: “Chỳng ta sẽkhông đồng ý với Nga về mọi thứ…Sẽ vẫn còn nhận định của chúng tôi rằngcác quốc gia có chủ quyền có quyền được lựa chọn của chính họ và lựa chọnđồng minh của họ”[39] Câu nói này được hiểu là Mỹ có quyền tham gia bất kỳmối quan hệ với một quốc gia độc lập nào mà Mỹ muốn và các quốc gia độclập cũng có quyền thiết lập bất kỳ mối quan hệ nào họ muốn Nội dung củatuyên bố này chính là cốt lõi trong cam kết của chính quyền Bush đối vớinguyên tắc mở rộng của NATO Điều này cho thấy chính quyền Tổng thốngObama cũng có ý định tiếp tục chính sách của Tổng thống Bush, đó là cho dùquan hệ với Nga có ở mức nào thì Nga cũng không có quyền đòi ưu thế trongquan hệ với các nước thuộc Liờn Xụ cũ và Mỹ sẽ mở rộng NATO tới bất cứnước nào mà Mỹ muốn [40 ].

Trang 29

2.1.4 Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa NMD tại Đông Âu

Một trong những nội dung của chiến lược an ninh bảo vệ Châu Âu của

Mỹ là Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (NMD) luôn là vấn đề nhứcnhối luôn tạo phản ứng ngay lập tức từ phía Nga Nội dung này cũng là mộttrong những trọng điểm trong chính sách đối với Nga của chính quyền Obama.Một phần là bởi phía Nga đó cú những động thái cứng rắn khi liên tiếp khẳngđịnh sẽ không chịu hợp tác với Mỹ trong tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân vàngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran nếu Mỹ không dừng lại việc triển khai

hệ thống NMD [41 ] Lý do còn lại bởi chính quyền Obama đã xem xét lại nguy

cơ an ninh thực sự từ Iran và nhận thấy kế hoạch NMD thực chất không bảođảm như người Mỹ vẫn nghĩ Công nghệ của hệ thống này chưa được kiểmnghiệm và mối đe dọa từ nước cộng hòa non trẻ chưa xứng tầm với hệ thống láchắn tên lửa như cựu Cố vấn an ninh Mỹ Z Brezinski đã mô tả là “một kếhoạch không hoạt động, chống lại một mối đe dọa không tồn tại tại các quốcgia không muốn cú nú” [37]

Dưới thời Tổng thống Bush, việc triển khai hệ thống NMD đã là ưu tiênchiến lược nhằm bảo đảm an ninh Mỹ và kiềm chế ảnh hưởng của Nga tạiĐông Âu Mục đích của việc triển khai kế hoạch NMD là tạo nên một hệ thốngphòng thủ loại bỏ được mọi khả năng uy hiếp nước Mỹ từ bên ngoài, hay là vôhiệu hóa hoàn toàn các lực lượng hạt nhân chiến lược của tất cả các nước khácngoài Mỹ Tháng 3/1999, Hạ viện Mỹ thông qua “Dự luật về hệ thống phòngthủ chống tên lửa đạn đạo” và sau đó dự luật này đã được chính quyền Bush hếtsức quan tâm Tổng thống Bush đã tuyên bố thiết lập hệ thống phòng thủ NMDtại Séc và Ba Lan như một cơ chế bảo vệ Mỹ và Châu Âu khỏi nguy cơ đe dọa

từ Iran Ngoại trưởng đầu tiên dưới thời Tổng thống George W Bush, ColinPowell đã tuyên bố: “Mục tiêu hàng đầu của Mỹ trong chính sách đối ngoạinăm 2001 là tìm mọi cách dàn xếp với các đồng minh châu Âu để triển khaisớm chương trình phòng thủ tên lửa và hủy bỏ hiệp ước ABM đã ký năm 1972

Trang 30

với Nga” [42;11] Sự việc này đã đẩy Mỹ vào thế bí đối với các vấn đề cần sựtrợ giúp của Nga như thiết lập biện pháp trừng phạt Iran hay truy quét lựclượng khủng bố tại Trung Á

Ngày 17/9/2009, Tổng thống Obama đã ra quyết định hủy bỏ kế hoạchlắp đặt các bộ phận của lá chắn phòng thủ tên lửa tại Ba Lan và Cộng hòa Séc[37] Tổng thống giải thích rằng việc xây dựng hệ thống phòng thủ chống tênlửa tầm xa của Iran là chưa cần thiết bởi Mỹ nhận định rằng Iran chưa thể cótên lửa xuyên lục địa tới Mỹ và Châu Âu trước 2015 43 Đồng thời, chính quyềnObama đã đề xuất một kế hoạch phòng thủ “mạnh hơn, thông minh hơn vànhanh nhẹn hơn” – đặt các tên lửa Aegis trên biển và phiên bản tên lửa SM3trên mặt đất có thể bắn bất kỳ tên lửa tầm trung hoặc tầm ngắn nào của Irannhằm vào Châu Âu 44 Quyết định này của Tổng thống Obama được phía Ngahoan nghênh là “quyết định mới nhất…dũng cảm, đúng đắn” [31] và tạiThượng đỉnh NATO-Nga 2010 tại Lisbon, Nga đã bước đầu ủng hộ một bộphận của kế hoạch chống tên lửa đạn đạo (ABM) mới do Mỹ đề xuất và nói sẵnsàng hợp tác [45].Bước đi này của Tổng thống Obama là một sự đột phá, mởđường cho một triển vọng hợp tác chưa từng có với Nga trong vấn đề an ninhChâu Âu và kiềm chế Iran - điều mà Tổng thống Bush trước đõy cũng đã từngmong muốn tạo dựng

2.1.5 Vấn đề dân chủ, nhân quyền của Nga

Dân chủ, nhân quyền luôn là một chủ đề nhạy cảm trong quan hệ

Nga-Mỹ kể từ khi Xô Viết sụp đổ và đặc biệt là sau cuộc cách mạng Hoa hồng ởGeorgia năm 2003 và cách mạng màu cam ở Ukraine năm 2004 Mỹ luôn đánhgiá Nga là một quốc gia thiếu dân chủ, biểu hiện ở bầu cử không công bằng, bộmáy thống trị cường quyền, truyền thông bị nhà nước kiểm soát và bạo lực đốivới người biểu tình [46 ] Mặc dù chính sách thúc đẩy dân chủ của các Tổngthống Mỹ luôn gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Nga nhưng chính sáchđối với Nga của Tổng thống Obama cũng không thể tránh động tới mảng quan

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w