c. Về nhân sự phục vụ công tác xúc tiến đầutư
3.3.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Phú Thọ
Hoạt động xúc tiến đầu tư do Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Phú Thọ trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng
Trung tâm Xúc tiến, vì vậy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng và tất cả các Sở, Ban, Ngành nói chung đều có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến và thu hút vốn đầu tư vào tỉnh.
Thứ nhất, UBND tỉnh cần hoàn thiện các quy chế, chính sách để quản lý và thực hiện việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Bản thân một môi trường đầu tư hấp dẫn chính là một công cụ xúc tiến hiệu quả nhất. Để cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh cần chú trọng nhất các vấn đề: hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; hệ thống quy hoạch đô thị, quy hoạch Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp; hoàn thiện khung pháp lý và cải cách thủ tục hành chính; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu.
(1) Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng:
Tỉnh Phú Thọ cần tranh thủ s,ự hỗ trợ của Chính phủ với các dự án đầu tư hạ tầng như đường giao thông liên tỉnh,, hệ thống cầu cảng... để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh.,
Tăng cường công tác quản lý, cả,i tạo nâng cấp các hệ thống hạ tầng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào dự án; chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu c,ông nghiệp đã được quy hoạch và phát triển thêm các cụm công nghiệp mới.
Đẩy nhanh đầu tư, xây dựng phá,t triển lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ bản như: viễn thông, điện lực, cấp nước, xử l,ý môi trường, vận tải, ngân hàng... nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
(2) Hoàn thiện khung pháp lý và cải cách các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư và xúc tiến đầu tư,
Cơ chế một cửa liên th,ông là một thành tựu lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính về hoạt động đầu t,ư. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được triệt để, vẫn còn gây trở ngại cho các nhà đầu tư. UBND tỉnh Phú Thọ cần tăng cường rà soát, cắt giảm, rút ngắn thời gian, giảm các thủ tục không cần thiết đối với từng khâu ở các cấp, các ngành nhằm giảm thời gian làm thủ tục đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tỉnh cần ban hành quy chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Sở, Ban, Ngành trong công tác quản, lý các KCN, CCN của tỉnh, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư đang triển khai thực h,iện dự án, từ đó đã tạo nên môi trường thu hút đầu tư ổn định và thu hút được sự qu,an tâm của các nhà đầu tư mới.
Tỉnh cũng cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, internet, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cao để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.
Đặc biệt, tỉnh cần hoàn thi.ện khung pháp lý, chính sách về công tác xúc tiến đầu tư. Các vấn đề về pháp luật, cơ chế chính sách luôn là căn cứ pháp lý cho mọi hoạt động XTĐT. Do vậy, việc hoàn thiện một khung pháp lý tuân theo các quy định của nhà nước và thích hợp đối với hoạt động XTĐT của tỉnh là điều cần thiết. Tiếp tục hoàn chỉnh pháp luật và chính sách về công tác xúc tiến đầu tư theo hướng tăng cường sự quản lý của cơ quan nhà nước và cơ chế phối hợp với trung ương cũng như với các địa phương khác.
(3)Đảm bảo các vấn đề về quy hoạch: Quy hoạch là một vấn đề mà nhà đầu tư rất quan tâm. UBND tỉnh cần. chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hộ.i; quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; quy hoạch, kế hoạch. sử dụng đất; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đến năm 2020...tạo nền tảng cho việc định hướng và thu hút đầu tư. Quy hoạch phải đồng bộ, rõ ràng, tránh tình trạng dự án đầu tư được cấp phép thực hiện sau đó lại bị hủy bỏ hoặc đình trệ do không nằm trong quy hoạch. Điều này gây thiệt hại về nguồn lực cho cả nhà đầu tư và tỉnh, đồng thời làm mất lòng tin của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tỉnh cần rà s.oát và điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch vùng phù hợp với xây dựng quy .hoạch chung, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn trong việc quản lý hoạt động đầu tư
(4) Đồng bộ hóa các yếu tố thị trường: thị trường tài chính ngân hàng, thị trường hàng hoá, thị trường bất độn.g sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động...cần được xây dựng đồng bộ theo một định hướng phát triển chung , đảm bảo cung cấp cho nhà đầu tư một môi trường đầu tư kinh doanh hiệu quả nhất.
(5)Chú trọng hơn các dịch vụ .hỗ trợ nhà đầu tư: Để cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh cần chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư trước và sau dự án, đảm bảo cung cấp những điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư. Trong đó, tỉnh cần chú trọng tới các nội dung: hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tuyển dụng lao động, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Đối với công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh chỉ đạo các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, .cấp thành phố và cấp huyện thực hiện “công khai, đúng, đủ và kịp thời”, đảm bảo .cân bằng lợi ích giữa các bên. Tỉnh cần xây dựng một hệ thống quy chuẩn cụ thể về khung giá đất đền bù, về chính sách hỗ trợ di dời…làm căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân nắm vững được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ các cơ quan nhà nước thi hành công vụ.
UBND tỉnh cũng cần có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ vay vốn…tạo điều kiện ưu đãi tối đa cho các dự án đầu tư nằm trong danh mục ưu tiên mời gọi, những dự án có ý nghĩa kinh tê – xã hội quan trọng như y tế, giáo dục, chế biến nông sản sạch….
Một vấn đề quan trọ.ng đối với các nhà đầu tư là khâu tuyển dụng lao động sau khi dự án hoàn thành. UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Lao động và Thương binh xã hội tăng cường hỗ trợ cho các nhà đầu tư, đảm bảo lao động cho việc vận hành của dự án.
Tóm lại, UBND tỉn.h và các Sở, Ban, Ngành cần phối hợp chặt chẽ để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Phú Thọ, xây dựng tỉnh Phú Thọ – một hình ảnh đẹp, một môi trường đầu tư lý tưởng cho mọi nhà đầu tư.
Thứ hai, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ Sở KH – ĐT và Trung tâm Xúc tiến thực hiện nhiệm vụ. Tỉnh cần có những hỗ trợ cụ thể về nhân lực, tài chính, hay khen thưởng động viên để Trung tâm Xúc tiến hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các Sở, Ban, Ngành, đặc biệt là Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa – Thông tin, Ban quản lý KCN, Ban quản lý dự án…cần cung cấp các thông tin cần thiết cũng như hỗ trợ Trung tâm Xúc tiến trong việc giải quyết các thủ tục h.ành chính cho nhà đầu tư.
Thứ ba, UBND tỉnh Phú Thọ cần tăng cường hoạt động quản lý, giám sát và đánh giá. Tỉnh cần thành lập những đoàn Thanh tra, làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các hoạt động đầu tư và XTĐT. Hoạt động thanh tra phải diễn ra công khai, minh bạch; đánh giá phải khách quan, công bằng, tránh tình trạng bao che, bưng bít cho .nhau. Khi thực hiện tốt công tác giám sát và đánh giá, UBND tỉnh sẽ chủ động nắm bắt được tình hình thực tế về tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước, về nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như thực trạng của các hoạt động đầu tư…Từ đó, tỉnh sẽ đưa ra những biện pháp điều chỉnh và xử lý thích hợp nhất. Làm tốt hoạt động t.hanh tra, giám sát nghĩa là tỉnh đã thực hiện tốt vai
trò quản lý của mình, điều này sẽ tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh; đồng thời sẽ giúp các cơ quan chức năng, trong đó có Trung tâm Xúc tiến tự giác và chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ.