Nhiệm vụ cơ bản nhất trong công tác xúc tiến đầu tư của Trung tâm là thu hút vốn đầu tư, mời gọi các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, qua đó thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chuyển giao công nghệ... Thông qua các hoạt động xúc tiến, Trung tâm đã giới thiệu đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế một hình ảnh tốt đẹp về môi trường đầu tư và đạt nhiều thành công trong việc thu hút đầu tư:
Sơ đồ dưới đây tóm tắt kết quả của quá trình xúc tiến và thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2009 – 2012
Sơ đồ 2.2: Kết quả của quá trình xúc tiến và thu hút đầu tư tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2012
Nguồn: TTXT
Tuy tỉ lệ chấp thuận đầu tư không cao, trong giai đoạn 2009 – 2012, tỉ lệ chỉ đạt trung bình 5% so với tổng số đầu mối liên hệ được tạo ra nhưng đây cũng là những kết quả ban đầu quan trọng, khẳng định vai trò và sự cần thiết của hoạt động xúc tiến đầu tư.
Bảng 2.12: Kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển vào tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2009 – 2012
STT Dự án đầu tư Số dự án
đầu tư
Khối lượng vốn đầu tư đăng ký (Tỷ đồng)
1 Dự án FDI 32 2.469,400
2 Dự án ODA 06 410,031
3 Dự án đầu tư trong nước 22 7.300,000
Tổng số 60 10.179,431
Nguồn: Sở KH – ĐT tỉnh Phú Thọ
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2012 có nhiều biến động và dchịu ảnh hưởng trực tiếp của những biến động kinh tế trong nước và quốc tế.
Bảng 2.13: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2009 2010 2011 2012
Số dự án đầu tư Dự án 11 07 06 08
Vốn đầu tư đăng kí Triệu USD 54,34 19,75 22,30 27,08
Quy mô vốn trung bình Triệu USD/dự án 4,94 2,85 3,72 3,39
Nguồn: Sở KH – ĐT tỉnh Phú Thọ
Qua bảng số liệu trên ta thấy: số lượng cũng như quy mô vốn đăng ký của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn thấp và có nhiều biến động qua các năm. Năm 2d009, quy mô vốn trung bình trên một dự án đầu tư là 4,94 triệu đô la/dự án. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, 2011, 2012, quy mô vốn có phần giảm sút do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng và những biến động kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp đang tập trung nguồn lực khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước mình nên chưa có nhiều nhu cầu đầu tư tại các nước khác.
Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Phú Thọ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ tdrọng không cao (chỉ chiếm từ 5% đến 10%) nhưng đây là một nguồn vốn rất qduan trọng. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định, song các doanh nghiệp FDI đã cung cấp, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp; tăng thu cho ngân sách và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu chung của tỉnh. Với vai trò nổi bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệ, dcác doanh nghiệp FDI đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mớdi và chuyển giao công nghệ trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệpd công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng năng suất lao
động, sử dụng có hiệu quả ngduồn nhân lực, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Theo thống kdê, tính đến hết tháng 12 năm 2012, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngdoài đã giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hơn 34.400 lao độdng tại chỗ; góp phần phát triển dịch vụ và tăng mức tiêu dùng xã hội. Các doandh nghiệp FDI còn mang đến một phương thức đầu tư, sản xuất kinh doanh mới, đcó tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh và khơi dậy cádc nguồn lực đầu tư. Thông qua sự liên kết, công nghệ và năng lực quản lý kinh ddoanh từ doanh nghiệp FDI sẽ được chuyển giao sang các doanh nghiệp trên dđịa bàn tỉnh. Mặt khác, sự có mặt của doanh nghiệp FDI cũng tạo ra động lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm thích ứng với nền kinh tếd thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân mỗi doanh nghiệp.
Tình hình thu hút các dự án đầu tư sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Phú Thọ thì các dự án sử dụng nguồn vốn ODA là vô cùng cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì vây, trong thời gian qua, Trung tâm xúc tiến cũng tích cực trong việc mời gói các dự án ODA cho tỉnh. Tính từ ngày 1/1/2009 đến 31/12/2012, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được 06 dự án ODA với tổng mức đầu tư là 410,031 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 306,414 tỷ đồng, vốn đối ứng 103,617 tỷ đồng. Bình quân hàng năm giải ngân đầu tư từ 350 – 400 tỷ đồng (trung dbình đạt 40% đến 45%). Các dự án ODA được thu hút tập trung ở các lĩnh vực dđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cấp nước, thuỷ lợi... và các chương trình kinh tế – xã hội như: y tế giáo dục và xoá đói giảm nghèo. Các dự án ODA có vai trò tích cực đối với sự phát triển của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt đối với các huyện miền núi khó khăn. Hiện nay, đối tác tài trợ ODA tập trung chủ yếu ở các nguồn vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Hàn Quốc, Chính phủ các nước Úc, Anh, Đức, Nauy, Thụy Điển...
Bảng 2.14: Danh mục các dự án ODA thu hút vào tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2009 – 2012
STT Tên dự án đầu tư Nhà tài trợ Tổng vốn đầu tư
(Tỷ đồng)
Vốn ODA
(Tỷ đồng)
1 Dự án kết nối nông dân
nghèo với thị trường WB 52,740 44,740
2
Dự án xây dựng đường giao thông nông thôn liên thôn, liên xã huyện Đoan Hùng
JICA 95,165 55,150
3
Dự án cấp thoát nước và Vệ sinh môi trường thị xã Phú Thọ
Chính phủ Úc 44,731 28,916
4 Dự án hỗ trợ y tế vùng
Trung du miền núi phía Bắc WB 75,487 70,040 5 Dự án trường mầm non Cẩm
Khê ADB 21,903 17,068
6 Dự án xây dựng cầu Việt Trì
– sông Lô JICA 120,005 90,500
Nguồn: Sở KH – ĐT tỉnh Phú Thọ
Tình hình thu hút các dự án đầu tư trong nước
Trung tâm Xúc tiến cũng rất quan tâm đến các đối tác đầu tư trong nước. Trung tâm tập trung chủ yếu vào các nhà đầu tư đến từ các tỉnh thành phố lớn, kinh tế – xã hội phát triển như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh... Trong 4 năm vừa qua (2009 – 2012), Trung tâm Xúc tiến đã làm đầu mối, giúp tỉnh Phú Thọ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 22 dự án của tỉnh ngoài với tổng vốn đầu tư là 7.300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã có nhiều dự án đầu tư có quy mô vốn lớn thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng KCN, CCN, khu đô thị, khu du lịch đô thị cao cấp, sinh thái, nước khoáng và chế biến sâu quặng, công nghiệp, cơ khí, điện tử, vv… đã có nhiều nhà đầu tư đến trao đổi hoặc ký biên bản ghi nhớ, thoả thuận đầu tư.
nhiệm vụ của một cơ quan XTĐT và thu hút đầu tư vào tỉnh 60 dự án đầu tư gồm: 32 dự án FDI, 06 dự án ODA và 22 dự án trong nước. Trong đó, Trung tâm đã xúc tiến thành công và thỏa thuận kí kết được một số dự án có quy mô vốn lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Cùng với những tiến bộ trong hoạt động xúc tiến và thu hút vốn đầu tư phát triển, trong giai đoạn 2009 – 2012 khối lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm cũng đạt được những mức tăng trưởng khả quan.
Bảng 2.15: Khối lượng thực hiện vốn đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2012.
(Phân theo nguồn vốn)
Đơn vị: Triệu đồng,% Năm 2009 2010 2011 2012 Giá trị VĐT(triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị VĐT (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị VĐT (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị VĐT (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng VĐT thực hiện 6.659.740 100 10.728.465 100 11.132.410 100 12.336.092 100 Vốn Nhà nước 3.442.915 51,70 5.366.381 50,02 5.463.116 49,07 6.282.583 50,93 Vốn ngoài Nhà nước 2.581.506 38,76 4.655.264 43,39 4.773.429 42,88 5.403.280 43,80 VĐT trực tiếp nước ngoài 635.319 9,54 706.820 6,59 895.865 8,05 650.229 5,27 Nguồn: Sở KH – ĐT tỉnh Phú Thọ
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2009 – 2012, khối lượng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng qua các năm. Năm 2009, khối lượng vốn đầu tư thực hiện của tỉnh là 6.659.740 triệu đồng, nhưng đến năm 2012, con số này đạt 12.336.092triệu đồng. Sự tăng trưởng này cho thấy những chuyển biến tích cực trong việc thu hút cũng như sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Xét theo nguồn vốn đầu, khối lượng vốn đầu tư thực hiện chủ yếu thuộc nguồn vốn Nhà nước (chiếm khoảng 50%). Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm chưa đến 10% trong tổng vốn đầu tư thực hiện. Giai đoạn 2009 – 2012, tỉnh chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách và thực hiện công cuộc đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh và thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội của địa phương.
Như vậy, tình hình thu hút vốn đầu tư trong thời gian qua cho thấy tỉnh Phú Thọ đang ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hoạt động XTĐT và thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ nói chung và Trung tâm Xúc tiến nói riêng cần có những chính sách xúc tiến đầu tư hợp lí hơn nữa để Phú Thọ tiếp tục phát huy hết những tiềm năng của tỉnh và đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.