Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Xúc tiến đầu tư tại Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 83)

c. Về nhân sự phục vụ công tác xúc tiến đầutư

3.2.5.Một số giải pháp khác

Thứ nhất, xã hội hóa hoạt động xúc tiến đầu tư

Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, để đáp ứ,ng các yêu cầu cho hoạt động xúc tiến đầu tư là vấn đề không đơn giản. Vì vậy,, việc huy động các nguồn lực, các mối quan hệ là hết sức quan trọng. Mối quan hệ và nguồn lực có thể là từ các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, từ các doanh nghiệp đã hoạt động thành công, từ, các công ty tư vấn đầu tư…Nếu biết tận dụng và khai thác tốt các mối quan hệ ,này thì việc xúc tiến đầu tư sẽ tận dụng được các nguồn tài chính, chất xám, các quan hệ thân thuộc đa dạng, nhiều chiều, nhiều cấp độ để tạo nguồn lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

Việc xã hội hóa hoạt động XTĐT cũng giúp mở rộng chủ thể tham gia vào XTĐT. Chủ thể thực ,hiện XTĐT chủ yếu là của Trun,g tâm Xúc tiến, các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Điều này đã hạn ,chế tầm ảnh hưởng của

hoạt động xúc tiến. Vì vậy, Trung tâm với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động XTĐT của tỉnh cần có kế hoạch mở rộng đến các thành phần trong xã hội. Giới tri thức, hàn lâm, tư vấn cần có cơ hội tiếp xúc thông tin nhiều hơn để giúp doanh nghiệp, địa phương, cùng Trung tâm Xúc tiến phân tích mọi khía cạnh của quá trình XTĐT, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Mọi cá nhân, tổ chức đều nên được kêu gọi và khuyến khích đóng góp ý kiến để hoàn thiệ,n nội dung XTĐT và hỗ trợ cơ quan xúc tiến làm nhiệm vụ. ,

Thứ hai, điều chỉnh c,ơ cấu tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư. Cơ cấu tổ chức hoạt động XTĐT cần phải đ,ược điều chỉnh theo hướng tăng cường vai trò của cơ quan đầu mối là Trung tâm Xúc tiến của tỉnh. Các đơn vị chức năng khác có nhiệm vụ hỗ trợ Trung tâm thực hiện nhiệm vụ. Điều này vừa giúp tránh được hiện tượng chồng chéo và trùng lắp trong các hoạt động xúc tiến, vừa đảm bảo thuận tiện cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, tranh thủ sự lãnh đạo để tháo gỡ vướng mắc trong xúc tiến đầu tư. Đối với các dự án có quy mô lớn, có tính chất đặc biệt, cán bộ xúc tiến đầu tư chỉ là người tham mưu, cung cấp, thông tin để lãnh đạo tỉnh đưa ra các chính sách, các quyết định... Khâu thủ tục thườ,ng nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc mà việc tháo gỡ, giải quyết vượt quá thẩm quyền của cán bộ xúc tiến đầu tư. Vì vậy, người làm công tác xúc tiến đầu tư cần phải tranh thủ sự lãnh đạo, ủng hộ của các cấp, các ngành để giúp nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách nhanh chóng nhất, tránh gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

Thứ tư, tăng cường công tác giám sát và đánh giá các hoạt động và các kết quả của hoạt động xúc tiến đầu tư

Để hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao hiệu quả của hoạt động XTĐT, Trung tâm Xúc tiến cần thiết lập ,một hệ thống theo dõi và đánh giá hoạt động. Trung tâm cần thường xuyên theo ,dõi và đánh giá hiệu quả của mình để từ đó điều chỉnh hoạt động và rút ra bài học kinh nghiệm trong mọi hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Xúc tiến đầu tư tại Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 83)