III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH VÀ DỰ BÁO TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRONG
1. Kết quả của chính sách sau nửa nhiệm kỳ của Tổng thống Obama Thành tựu
1.1.1. Hiệp ước START mớ
Sau những nỗ lực ngoại giao của chính quyền Tổng thống Barack Obama, một hiệp ước mới thay thế Hiệp ước START hết hạn đã được ký kết. Ngày 8/4/2010, hai vị Tổng thống đã đặt bút ký kết Hiệp ước START mới tại Prague, Séc. Hiệp ước sau đó đã được Nghị viện hai nước phê chuẩn đã mang lại hiệu lực toàn vẹn cho Hiệp ước dấu mốc này. Hiệp ước START mới quy định sau 7 năm kể từ ngày bắt đầu chính thức có hiệu lực số phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ, gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng, sẽ giảm xuống còn một nửa so với Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 (START-1), từ 1.600 xuống còn 700. Trong khi đó, số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30% so với Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Mỏt-xcơ-va đầu năm 2002, từ 2.200 xuống còn 1.550. Số bệ phóng tên lửa (đã triển khai và chưa triển khai) của mỗi bên không vượt quá 800 đơn vị [63]. Đây là thỏa thuận kiểm soát vũ khí lớn nhất và toàn diện nhất giữa hai nước kể từ 1991.
START mới ra đời trước hết phải kể đến nỗ lực của Tổng thống Obama trong việc thực hiện cam kết về một thế giới không có vũ khí hạt nhân, mà ụng đó đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử trước đó. Đây là một phần thưởng lớn giành cho Tổng thống và chính sách “tỏi khởi động” của ông trong quan hệ với Nga sau những năm cuối “thất thố” của Tổng thống George W. Bush. Như Tổng thống Obama đã phát biểu sau khi Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiệp ước: “ Chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ của chúng ta với Nga, nước có vai
trò rất quan trọng trong việc đạt được tiến bộ nhiều vấn đề” [64].Đồng thời, với tư cách là hai quốc gia chủ chốt tại Hội nghị về không phổ biến vũ khí và Hội nghị an ninh hạt nhân, Mỹ sẽ có được sự ủng hộ và hợp tác nhiều hơn từ phía Nga. Hiệp ước START không chỉ góp phần thắt chặt lại quan hệ hai nước, xây dựng lại lòng tin và đảm bảo sự cân bằng hạt nhân chiến lược giữa Nga và Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Hiệp ước này còn trở thành sự kiện mở màn cho một chương trình nghị sự rộng hơn về kiểm soát vũ khí giữa hai nước nói riêng và một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ Nga-Mỹ nói chung.