2. Nội dung và ưu tiên trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama
2.1.5. Vấn đề dân chủ, nhân quyền của Nga
Dân chủ, nhân quyền luôn là một chủ đề nhạy cảm trong quan hệ Nga- Mỹ kể từ khi Xô Viết sụp đổ và đặc biệt là sau cuộc cách mạng Hoa hồng ở Georgia năm 2003 và cách mạng màu cam ở Ukraine năm 2004. Mỹ luôn đánh giá Nga là một quốc gia thiếu dân chủ, biểu hiện ở bầu cử không công bằng, bộ máy thống trị cường quyền, truyền thông bị nhà nước kiểm soát và bạo lực đối với người biểu tình [46]. Mặc dù chính sách thúc đẩy dân chủ của các Tổng thống Mỹ luôn gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Nga nhưng chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama cũng không thể tránh động tới mảng quan
hệ này. Như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ W. Christophe nói: nếu nền dân chủ Nga bị sụp đổ, Mỹ có thể phải đương đầu với một tương lai mất an ninh cùng với khả năng tái đe dọa hạt nhân, mất thị trường mới và gây trở ngại cho tham vọng mở rộng dân chủ Mỹ ra toàn thế giới [12;132]. Cụ thể là chớnh sách của Tổng thống Obama đối với Nga trong vấn đề dân chủ, nhân quyền cần được chú trọng bởi các lý do sau đây: Thứ nhất là vì chính sách dân chủ nhân quyền mà chính quyền George W. Bush đã áp dụng với Nga chưa mang lại hiệu quả trông thấy, thậm chí còn phản tác dụng gây tâm lý bài Mỹ ở Nga. Thứ hai là vì từ “dõn chủ” được sử dụng tại Nga với tính chất tiêu cực và mang phần nhiều phản cảm đã tác động tới cái nhìn của Nga với phương Tây. Thứ ba, chính phủ Nga luôn phản ứng mãnh mẽ bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ vào những vấn đề chính trị nội bộ của Nga và đó cũng sẽ là một sự bất lợi cho tình hình chính trị hiện nay của Mỹ và chính quyền Obama.
Cụ thể là,thay vì tập trung mở rộng tiến trình dân chủ hóa tại CIS nhằm thu hẹp vùng ảnh hưởng của Nga như cựu Tổng thống George W. Bush đã từng làm, Tổng thống Obama xác định trong chính sách đối với Nga cần phải đưa các giá trị dân chủ và nhân quyền Mỹ vào trong nhận thức của chính người Nga [47]. Ví dụ như trong cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina năm 2009, khác với sự phản đối Tổng thống George W. Bush đã từng thể hiện năm 2004, Tổng thống Obama đã khôn khéo đứng ngoài cuộc mặc dù ứng cử viên dẫn đầu Viktor Yanukovich rõ ràng đã được Nga hậu thuẫn. Trong hoạt động thúc đẩy dân chủ tại chính nước Nga, trước đó, chính quyền Tổng thống Bush đã tập trung gây dựng mạng lưới các tổ chức phi chính phủ ủng hộ dân chủ trên đất Nga nhưng Kremlin đã kiên quyết phản đối khiến chiến lược này của Mỹ bị thất bại, như trong vụ Peace Corps. Với chiến lược khôn ngoan, Tổng thống Obama thể hiện một cách rộng rãi quan điểm là dù Mỹ đại diện cho một loạt các giá trị phổ biến và lý tưởng của loài người như ý tưởng dân chủ, tự do bày tỏ chính kiến, tự do tôn giáo, tự do báo chí và xã hội dân sự… song “cỏc nước khỏc cú nền văn hóa
khác, mục tiêu khác, lịch sử khỏc”, do đó những gì nước Mỹ cần làm để thúc đẩy những giá trị và lý tưởng là bằng cách “nờu gương” [48]. Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống cũng chủ trương tập trung tìm cách đối phó với thực tế chính trị tại Moscow hơn là “rao giảng khái niệm dân chủ” cho các nhà lãnh đạo Nga. Như tại Strasburg tháng 4-2009 ụng đó phát biểu tại thượng đỉnh NATO với sự trọng tâm vào Nga: "Chúng tôi không phải lúc nào cũng đúng..., nhiều người cũng có những tư tưởng có giá trị... Và để có thể cùng nhau làm việc được tất cả cỏc bờn, bao gồm cả chúng tôi, cần phải đi đến thỏa hiệp" [49].Thực tế là Tổng thống Obama đang ủng hộ và thúc đẩy Tổng thống Nga Medvedev cải thiện tiến trình dân chủ và minh bạch hóa chính quyền tại Nga nhờ vào mối quan hệ cá nhân với Tổng thống. Chiến lược này gần đây đã bắt đầu có tác dụng với việc ngày 1/4/2011, Tổng thống Medvedev đã ký sắc lệnh cách chức thêm một loạt quan chức cao cấp thuộc Bộ Nội vụ và ngày 2/4/2011, ông Medvedev đã chỉ thị cho các phó thủ tướng và bộ trưởng thuộc Chính phủ Nga phải rời khỏi chức vụ kiêm nhiệm trong hội đồng quản trị của 17 công ty cổ phần và tập đoàn nhà nước [50].
Tuy nhiên, Tổng thống cũng bị giới tinh hoa chính trị trong nước chỉ trích vỡ đó chưa nỗ lực mở rộng dân chủ của Mỹ [51]. Đồng thời, có những diễn biến cho thấy chính sách của Tổng thống Obama vẫn mang bản chất của chính sách áp đặt dân chủ kiểu Mỹ và có sự kế tục từ Tổng thống Bush. Trong một diễn biến mới đây, theo tài liệu WikiLeaks công bố một đoạn trích dẫn trong buổi nói chuyện không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp Pháp, Bộ trưởng Gates tuyên bố “dõn chủ ở Nga đã biến mất và chính phủ Nga là trùm tài phiệt lãnh đạo cơ quan an ninh”. Thông tin này bị lọt ra đã khiến Thủ tướng Nga Putin tức giận và đổ cho Mỹ mới không có nền dân chủ [52]. Như vậy, trong vấn đề thúc đẩy dân chủ tại Nga của chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama đó cú những điểm giống và khác với chính sách của người tiền nhiệm Bush, cho thấy tính kế thừa và thay
đổi trong chiến lược phát huy dân chủ Mỹ đối với thế giới nói chung và Nga nói riêng.