Hợp tác trong cuộc chiến tại Afghanistan

Một phần của tài liệu chính sách của mỹ đối với nga dưới thời tổng thống obama (Trang 40)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH VÀ DỰ BÁO TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRONG

1.1.3.Hợp tác trong cuộc chiến tại Afghanistan

1. Kết quả của chính sách sau nửa nhiệm kỳ của Tổng thống Obama Thành tựu

1.1.3.Hợp tác trong cuộc chiến tại Afghanistan

Tổng thống Obama đã đặt mục tiêu chiến thắng trong cuộc chiến tại Afghanistan vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Tổng thống. Thực tế đó cú những tín hiệu khởi sắc trong quan hệ Nga-Mỹ, cụ thể là trong vấn đề chống khủng bố tại Afghanistan. Tại cuộc họp thượng đỉnh Moscow giữa hai tổng thống Nga và Mỹ đầu tháng 7/2009, một tuyên bố chung đã được đưa ra với nội dung chính bao gồm việc hợp tác trong việc giữ ổn định tại Afghanistan và ngăn chặn sự lan rộng của các phần tử cực đoan [66]. Tại tuyên bố này, Nga cũng cam kết sẽ hỗ trợ về hậu cần cho Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan. Thoả thuận này được ký tháng 7/2009 và được tự động gia hạn thường niên, và những hỗ trợ hậu cần bao gồm việc cho phép vận chuyển vũ khí, thiết bị, tài sản quân sự và binh lính qua vùng lãnh thổ của Nga và hợp tác đào tạo các sĩ quan chống buôn ma túy và thuốc kích thích. Hai Tổng tổng thống Mỹ và Nga cũng dự kiến sẽ ký một thoả thuận cho phép Mỹ thiết lập cầu không vận ngang qua lãnh thổ Nga để chuyên chở tiếp liệu quân sự cho lực lượng do Mỹ chỉ huy ở Afghanistan [67].

Ngày 9/3/2011, Tổng thống Nga D. Medvedev ký thành luật một Hiệp định cho phép quân đội Mỹ quá cảnh qua lãnh thổ của Nga để vào Afghanistan. Theo đó, Nga cho phép có trung bình 10 máy bay Mỹ mang theo lực lượng

quân đội và vật tư thiết yếu mỗi ngày được phép bay qua lãnh thổ Nga tức là có thể lên tới 4500 chuyến bay một năm. Sự hợp tác này từ phía Nga được dự tính là có thể tiết kiệm được cho Mỹ khoảng 133 triệu USD hàng năm trong chi phí quá cảnh [55]. Tính tới nay, đó cú hơn 275 chuyến bay chở 35,000 nhân viên quân sự và hàng hóa giá trị đã được sử dụng sự hỗ trợ này. Đồng thời, hệ thống đường sắt của Nga cũng đã cung cấp quá cảnh cho hơn 10,000 tấn vật tư cho chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan [68].

Như vậy, có thể nói, thỏa thuận hợp tác trong cuộc chiến tại Afghanistan lại tiếp tục là một thành quả của chính sách “tỏi khởi động” của chính quyền Tổng thống Obama. Những điểm đồng về lợi ích giữa Nga và Mỹ đã được vị Tổng thống khéo léo đẩy lên trong chính sách, khiến cho Nga không thể từ chối mà phải hợp tác.

1.2. Hạn chế

Một phần của tài liệu chính sách của mỹ đối với nga dưới thời tổng thống obama (Trang 40)