III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH VÀ DỰ BÁO TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGA CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRONG
2. Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong chính sách của Tổng thống Obama và Tổng thống George W Bush
Obama và Tổng thống George W. Bush
2.1. Phiên bản “bỡnh cũ rượu mới”
Với khẩu hiệu “thay đổi” khi tuyên bố tranh cử và tuyên bố “cài đặt lại” quan hệ với Nga, Tổng thống Obama đã làm được một số điều “cú thể” trong chặng đầu của nhiệm kỳ Nhà trắng. Tuy nhiên, sau một nửa chặng đường, người ta lại nhìn thấy những dấu vết của Tổng thống George W. Bush trên con đường của Tổng thống Obama đang đi và thậm chí học giả James Joyner còn cho rằng nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama cũng chỉ như “nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Bush” [76]. Trong một bài báo trên trang mạng Foreign Policy, tác giả Jamie M. Fly và Gary Schmitt đã cho rằng Tổng thống Obama đang mắc lại những sai lầm mà Tổng thống George W. Bush đã mắc phải trong việc cởi mở hơn đối với Nga [77]. Hai học giả trên cũng chứng minh rằng chính sách tập trung đẩy mạnh quan hệ cá nhân với người đồng cấp tại Nga của Tổng thống Obama không có gì mới với dẫn chứng về khoảng thời gian Tổng thống George W. Bush mới nhậm chức. Tháng 7/2001, Tổng thống George W. Bush gặp Tổng thống Nga Putin lần đầu tiên và sau đó, Tổng thống đó cú phỏt biểu nổi tiếng: “Tụi đã nhìn vào mắt người đàn ông đú. Tụi có thể nhìn thấu được tầm hồn ông ấy” và sau đó hai vị Tổng thống đó cú một loạt các thỏa thuận hợp tác chiến lược [21;10]. Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp gỡ không dưới 27 lần trong suốt 2 nhiệm kỳ tổng thống
của họ, trong khi Tổng thống trước đó là Bill Clinton và Boris Yeltsin cũng chỉ có 18 cuộc hội đàm. Tổng thống George W. Bush đã liên tiếp nhắc lại và công khai khen ngợi người đồng nhiệm Nga Putin. Trong giai đoạn “tỡnh cảm” đó, hai vị Tổng thống đã dường như thể hiện sự nhất trí chung về giá trị dân chủ và tư duy cầm quyền. Tuy nhiên, sự đồng thuận đó chỉ là bề ngoài, còn thực chất thì “khoảng cỏch giỏ trị” giữa Nga và Mỹ đã ngày càng bị nới rộng ra. Các cuộc tiếp xúc chỉ đơn giản là mang màu sắc phô trương khi mỗi cuộc gặp chỉ kéo dài trong hơn 1 giờ đồng hồ và không có nhiều thỏa thuận được đưa ra. Kết quả là đến cuối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush thì quan hệ Nga-Mỹ đã bị xấu đi trầm trọng.
Cụ thể là, hiệp ước START mới có nội dung của nó không khác gì mấy so với SORT đã từng được Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Nga Putin thoả thuận năm 2002. Trong chuyến thăm Georgia của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton vừa qua, bà Hilary đã buộc tội Nga “tiếp tục chiếm hữu” lãnh thổ của Georgia và phát biểu rằng Mỹ “cú thể vừa đi dạo vừa nhai kẹo cao su cùng một lỳc” [72]. Phát biểu này của bà Ngoại trưởng của Tổng thống Obama đã gợi nhớ tới tuyên bố của cựu Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống George W. Bush - Condoleozza Rice rằng Mỹ sẽ hợp tác với Nga ở những chỗ có thể và phản đối ở những chỗ cần thiết.
2.2. Sắc thái tiếp cận khác nhau về vấn đề Đông Âu
Một trong những sự khác biệt trong chính sách của Tổng thống Obama với Nga nói riêng và với Châu Âu nói chung so với người tiền nhiệm là khi ông tuyên bố từ bỏ kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa NMD với Ba Lan và Séc ngày 17/9/2010. Còn các đồng minh của NATO là Georgia và Ukraina, trơcs mắt cũng khó có cơ hội trở thành thành viên của NATO bởi chính quyền Tổng thống Obama dường như đã không thể mạo hiểm quan hệ với Nga để giỳp cỏc nước này vào NATO. Ông George W. Bush là vị Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa sau Chiến tranh lạnh nên chính sách đối ngoại của ông vẫn
bị chi phối nhiều bởi tư duy Chiến tranh lạnh. Tổng thống George W. Bush nhấn mạnh và tập trung vào các mối quan hệ với “Chõu Âu mới” - các nước thuộc Xô Viết cũ bởi mục đích chia rẽ Nga khỏi không gian chiến lược Đông Âu và với phần còn lại của châu Âu. Ông coi đây là một trọng điểm chính sách như một cơ chế cản trở Nga sẽ không phát huy thêm ảnh hưởng tại khu vực, gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Tổng thống trẻ Obama thuộc đảng Dân chủ có cách tiếp cận mềm mại hơn, thực tế hơn so với trường phái “Tõn Bảo thủ”, đánh giá đúng hơn vị thế của các nước Đông Âu đối với lợi ích cốt lõi của Mỹ ở khu vực trong môi trường chiến lược mới. Cú lúc các nhà lãnh đạo của các nước này đã phải lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama quan tâm hơn tới họ. Cố vấn an ninh quốc gia Ba Lan Aleksander Szczyglo gọi quyết định từ bỏ NMD là “một quyết định không sáng suốt, về lâu dài sẽ là thất bại chiến lược cho nước Mỹ”. Còn các vị cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa và cựu Tổng thống Cộng hòa Tiệp Khắc Vaclav Havel đã viết thư cho Tổng thống Mỹ Obama, kêu gọi không nên nhượng bộ Nga - từ bỏ chương trình xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa và cảnh báo sẽ ảnh hưởng tới an ninh khu vực [37].