2. Nội dung và ưu tiên trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama
2.1.4. Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa NMD tại Đông Âu
Một trong những nội dung của chiến lược an ninh bảo vệ Châu Âu của Mỹ là Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (NMD) luôn là vấn đề nhức nhối luôn tạo phản ứng ngay lập tức từ phía Nga. Nội dung này cũng là một trong những trọng điểm trong chính sách đối với Nga của chính quyền Obama. Một phần là bởi phía Nga đó cú những động thái cứng rắn khi liên tiếp khẳng định sẽ không chịu hợp tác với Mỹ trong tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân và ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran nếu Mỹ không dừng lại việc triển khai hệ thống NMD [41] . Lý do còn lại bởi chính quyền Obama đã xem xét lại nguy cơ an ninh thực sự từ Iran và nhận thấy kế hoạch NMD thực chất không bảo đảm như người Mỹ vẫn nghĩ. Công nghệ của hệ thống này chưa được kiểm nghiệm và mối đe dọa từ nước cộng hòa non trẻ chưa xứng tầm với hệ thống lá chắn tên lửa như cựu Cố vấn an ninh Mỹ Z. Brezinski đã mô tả là “một kế hoạch không hoạt động, chống lại một mối đe dọa không tồn tại tại các quốc gia không muốn cú nú” [37].
Dưới thời Tổng thống Bush, việc triển khai hệ thống NMD đã là ưu tiên chiến lược nhằm bảo đảm an ninh Mỹ và kiềm chế ảnh hưởng của Nga tại Đông Âu. Mục đích của việc triển khai kế hoạch NMD là tạo nên một hệ thống phòng thủ loại bỏ được mọi khả năng uy hiếp nước Mỹ từ bên ngoài, hay là vô hiệu hóa hoàn toàn các lực lượng hạt nhân chiến lược của tất cả các nước khác ngoài Mỹ. Tháng 3/1999, Hạ viện Mỹ thông qua “Dự luật về hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo” và sau đó dự luật này đã được chính quyền Bush hết sức quan tâm. Tổng thống Bush đã tuyên bố thiết lập hệ thống phòng thủ NMD tại Séc và Ba Lan như một cơ chế bảo vệ Mỹ và Châu Âu khỏi nguy cơ đe dọa từ Iran. Ngoại trưởng đầu tiên dưới thời Tổng thống George W. Bush, Colin Powell đã tuyên bố: “Mục tiêu hàng đầu của Mỹ trong chính sách đối ngoại năm 2001 là tìm mọi cách dàn xếp với các đồng minh châu Âu để triển khai sớm chương trình phòng thủ tên lửa và hủy bỏ hiệp ước ABM đã ký năm 1972
với Nga” [42;11]. Sự việc này đã đẩy Mỹ vào thế bí đối với các vấn đề cần sự trợ giúp của Nga như thiết lập biện pháp trừng phạt Iran hay truy quét lực lượng khủng bố tại Trung Á.
Ngày 17/9/2009, Tổng thống Obama đã ra quyết định hủy bỏ kế hoạch lắp đặt các bộ phận của lá chắn phòng thủ tên lửa tại Ba Lan và Cộng hòa Séc [37]. Tổng thống giải thích rằng việc xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa tầm xa của Iran là chưa cần thiết bởi Mỹ nhận định rằng Iran chưa thể có tên lửa xuyên lục địa tới Mỹ và Châu Âu trước 2015 43. Đồng thời, chính quyền Obama đã đề xuất một kế hoạch phòng thủ “mạnh hơn, thông minh hơn và nhanh nhẹn hơn” – đặt các tên lửa Aegis trên biển và phiên bản tên lửa SM3 trên mặt đất có thể bắn bất kỳ tên lửa tầm trung hoặc tầm ngắn nào của Iran nhằm vào Châu Âu 44. Quyết định này của Tổng thống Obama được phía Nga hoan nghênh là “quyết định mới nhất…dũng cảm, đúng đắn” [31] và tại Thượng đỉnh NATO-Nga 2010 tại Lisbon, Nga đã bước đầu ủng hộ một bộ phận của kế hoạch chống tên lửa đạn đạo (ABM) mới do Mỹ đề xuất và nói sẵn sàng hợp tác [45].Bước đi này của Tổng thống Obama là một sự đột phá, mở đường cho một triển vọng hợp tác chưa từng có với Nga trong vấn đề an ninh Châu Âu và kiềm chế Iran - điều mà Tổng thống Bush trước đõy cũng đã từng mong muốn tạo dựng.