2. Nội dung và ưu tiên trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama
2.2.1. Cải thiện thương mạ i đầu tư vào Nga
Bên cạnh các chính sách nền tảng trong lĩnh vực chính trị-an ninh đối với Nga, các nội dung liên quan tới kinh tế cũng nằm trong kế hoạch của chính quyền Tổng thống Obama. Mặc dù chớnh sách đầu tư vào Nga đã được Tổng thống Bush áp dụng vào quan hệ Nga-Mỹ nhưng mức độ hợp tác vẫn ở quy mô rất nhỏ. Từ “liệu pháp sốc” tới tu chớnh ỏn Jackson-Vanik và giai đoạn đối đầu sau cuộc chiến Nga-Georgia đã là những rào cản lớn cho sự phát triển trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Một trong những mục tiêu nội dung của chính sách đối với Nga hiện nay là thúc đẩy hoạt động thương mại song phương và đầu tư của Mỹ vào Nga được dựa trên những cơ sở sau: Thứ nhất là, Mỹ hiện chỉ chiếm khoảng 4% trao đổi thương mại và FDI của Nga – con số đó chỉ là rất ít so với tiềm năng kinh tế của hai nước và chưa đủ so với mong muốn của Mỹ. Nhận thức được vấn đề đó, Tổng thống Obama đã xác định chủ trương đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế vào Nga. Đây là cơ hội lớn cho các công ty của Mỹ thâm nhập vào một nền kinh tế trị giá 1231 tỷ USD này [53]. Thứ hai là, đầu tư được đẩy mạnh cũng sẽ tăng cường quan hệ song phương và thắt chặt mối liên hệ giữa hai nước. Quan hệ thương mại được tăng cường cũng là cơ chế đối trọng hiệu quả nhất để hạn chế căng thẳng và đối đầu xảy ra như trong cuộc chiến tại Georgia vừa qua. Thứ ba là cả Mỹ và Nga đều đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong ba thập kỷ trở lại đõy nờn khi yêu cầu hợp tác kinh tế để phát triển là tối quan trọng thì cánh cửa đầu tư vào Nga chắc chắn sẽ mở rộng đối với Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Obama dự định để cải thiện cơ cấu nền để tăng cường đầu tư, thương mại với Nga, sẽ ký kết với Nga Hiệp ước BIT và tác động tới chính quyền Medvedev để Hiệp ước được thông qua. Theo đó, vào tháng 7/2009, một Cao ủy tổng thống song phương đã được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh và trong đó cú Nhúm hoạt động về phát triển kinh doanh và quan hệ kinh tế với đội ngũ là các nhà kinh tế và học giả hàng đầu của Mỹ và Nga , đã bắt đầu làm việc tại Washington vào tháng 2/2010 [54]. Nhóm có nhiệm vụ đề ra chương trình hành động chung, các kế hoạch phát triển và báo cáo quan hệ kinh tế giữa Nga và Mỹ [55]. Những chương trình hành động cụ thể sẽ được hai vị tổng thống nghiên cứu và cho triển khai trong thời gian tới.
Ngoài ra, một vấn đề rào cản trong quan hệ kinh tế giữa hai nước đó là đạo luật Jackson-Vanik. Đạo luật này được đưa ra năm 1974, thực hiện cấm đối với Liờn Xụ trước kia và Nga hiện tại không được nhận tình trạng thương mại bình thường vĩnh viễn trừ phi nước này cho phép người Do Thái nhập cư tự do. Trong những năm 1990, Nga đã nới lỏng luật nhập cư và cho phép hàng ngàn người Do Thái đến định cư. Chính quyền George W. Bush cũng đã tuyên bố sẽ gỡ bỏ đạo luật này đối với Nga và đệ trình lên Quốc Hội năm 2002. Tuy nhiên, đạo luật đã không qua được quy trình bầu cử tại Quốc hội và đã làm thất vọng chính quyền Moscow [27]. Đến nay, Tổng thống Obama cũng có nhiệm vụ hoàn thành việc gỡ bỏ đạo luật đối với Nga như một biểu tượng cho việc thoát khỏi tư duy Chiến tranh lạnh của quan hệ hai nước, mở cửa cho Nga hội nhập vào nền kinh tế thế giới – tổ chức thương mại quốc tế WTO. Đồng thời động thái này cũng sẽ tăng cường niềm tin của Moscow đối với Washington và thúc đẩy thương mại giữa hai nước phát triển bình thường.