Quan hệ Nga-NATO

Một phần của tài liệu chính sách của mỹ đối với nga dưới thời tổng thống obama (Trang 26)

2. Nội dung và ưu tiên trong chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama

2.1.3. Quan hệ Nga-NATO

Về vấn đề mở rộng NATO và mối quan hệ NATO-Nga, khác với cựu Tổng thống Bush vốn muốn tạo quan hệ gần gũi với các nước Đông Âu trước đây để chia rẽ Nga và Châu Âu, Tổng thống Obama có cách nhìn khác. Trong chiến lược an ninh của Tổng thống Bush, việc mở rộng NATO nhằm mục tiêu thu hẹp không gian chiến lược của Nga, hạn chế ảnh hưởng của Nga tại Trung Á và trở thành công cụ nhằm thực hiện mục tiêu hợp nhất Châu Âu thành một liên minh dưới ảnh hưởng của Mỹ [24;105]. Theo đó, Tổng thống Bush đã đề nghị tiếp tục tiến hành mở rộng NATO sang hướng Đông với việc kết nạp Ukraina và Georgia tại Hội nghị cấp cao các nước đồng minh châu Âu vào tháng 4/2008 tại Bucaret [35;335]. Động thái này đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ Moscow bởi phía Nga coi đây là âm mưu đe dọa an ninh biên giới của Mỹ.

Chính quyền Obama chủ trương cải thiện quan hệ NATO-Nga như là một nội dung của chính sách nhằm cải thiện quan hệ Nga-Mỹ [36]. Tổng thống Obama đã chọn hòa hợp hơn là gây phản kháng với Nga. Có những lý do chính dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong nội dung chính sách đối với Nga của Tổng thống Obama, cụ thể là trong mảng quan hệ Nga với NATO. Thứ nhất là, theo Judy Dempsey thỡ cỏc nhân vật có ảnh hưởng gốc Âu như Zbigniew Brezinski, Henry Kissinger và Madeleine Albright đã đều nghỉ hưu, do đó trường phái lấy châu Âu làm trọng tâm để phòng ngừa Nga đã không còn chỗ đứng trong chính giới Mỹ nữa cũn cỏc nhân vật trong chính quyền Tổng thống Obama lớn lên sau Chiến tranh lạnh không cũn có tư duy gắn chặt với an ninh Châu Âu nữa

[37]. Thứ hai là, chính quyền Obama cũng cho rằng việc kết nạp thành viên của NATO không phục vụ lợi ích chính yếu của Mỹ trong quan hệ với Châu Âu. Trong khi những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của Mỹ đều cần sự hợp tác của Nga. Thứ ba là, kế hoạch Đông tiến NATO tới nay vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước thành viên chủ chốt như Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Đồng thời hiện nay, tình hình nội bộ của Ukraina và Georgia đang rối ren và chia rẽ nên việc kết nạp hai nước này vào NATO sẽ chưa thể tiến hành một sớm một chiều.

Bên cạnh đó, Tổng thống Obama còn chú trọng tới việc thúc đẩy hoạt động của Ủy ban NATO-Nga, đã có thời gian ngừng hoạt động bởi cuộc chiến tại Georgia và ảnh hưởng từ quan hệ Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống George W. Bush. Tổng thống đã sử dụng Ủy ban này như một diễn đàn để thảo luận về những vấn đề bất đồng giữa Nga và NATO nhằm tăng cường hợp tác trong những vấn đề an ninh chung [38].

Mặt khác, mặc dù chính quyền Tổng thống Obama đã nhiều lần khẳng định sẽ không có chuyện NATO Đông tiến nữa nhưng trong một bài phát biểu với các đồng minh Đông Âu, Phó Tổng thống Joe Biden đã nói: “Chỳng ta sẽ không đồng ý với Nga về mọi thứ…Sẽ vẫn còn nhận định của chúng tôi rằng các quốc gia có chủ quyền có quyền được lựa chọn của chính họ và lựa chọn đồng minh của họ”[39]. Câu nói này được hiểu là Mỹ có quyền tham gia bất kỳ mối quan hệ với một quốc gia độc lập nào mà Mỹ muốn và các quốc gia độc lập cũng có quyền thiết lập bất kỳ mối quan hệ nào họ muốn. Nội dung của tuyên bố này chính là cốt lõi trong cam kết của chính quyền Bush đối với nguyên tắc mở rộng của NATO. Điều này cho thấy chính quyền Tổng thống Obama cũng có ý định tiếp tục chính sách của Tổng thống Bush, đó là cho dù quan hệ với Nga có ở mức nào thì Nga cũng không có quyền đòi ưu thế trong quan hệ với các nước thuộc Liờn Xụ cũ và Mỹ sẽ mở rộng NATO tới bất cứ nước nào mà Mỹ muốn [40].

Một phần của tài liệu chính sách của mỹ đối với nga dưới thời tổng thống obama (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w